Nóng trong ngày...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 30/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3589 người đang online, trong đó có 160 thành viên. 08:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31249 lượt đọc và 1031 bài trả lời
  1. hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com



    Trang :Nóng trong ngày" được mở ra trên giao lưu với mong muốn đây là nơi sẻ chia, trao đổi những vấn đề sốt dẻo mà các thành viên trên diễn đàn quan tâm.
    Rất mong được Mod và ban quản trị mạng ủng hộ!
    Hoatimbanglang./.


    [};-\:D/\:D/\:D/[};-
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biên giới Việt - Trung và sức ép công tội người đàm phán

    Tác giả: PHƯƠNG LOAN
    Bài đã được xuất bản.: 30/12/2010 08:05 GMT+7

    Gặp gỡ và Đối thoại tuần này là cuộc trò chuyện với PGS - TS Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ nhiệm UB Biên giới về cuộc đàm phán và phân giới cắm mốc Việt - Trung kéo dài 19 năm, với những đồn đoán về công tội, và bài học tạo dựng thế bình đẳng trong cuộc chơi với đối tác nước lớn.

    Một tấc đất của đất nước không để mất

    Trải qua 19 năm đàm phán, phân giới cắm mốc biên giới, năm 2010, Việt Nam và Trung Quốc chính thức có được đường biên giới hòa bình, hữu nghị, với việc các hiệp định về phân giới cắm mốc Việt-Trung chính thức có hiệu lực.

    Nỗ lực để đi đến đàm phán thành công, thế nhưng, ngay khi kết thúc đàm phán biên giới Việt - Trung, những nhà đàm phán Việt Nam lại phải đối mặt với những đồn đoán trong dư luận rằng hình như Việt Nam đã nhượng bộ cho Trung Quốc khá nhiều. Thay vì ghi công, có người đòi "hỏi tội" những người đàm phán. Là người trong cuộc, ông có thể chia sẻ điều gì?

    PGS.TS Nguyễn Hồng Thao: Vấn đề biên giới Việt-Trung đã được hai nước quan tâm đặt vấn đề giải quyết ngay từ năm 1957. Đàm phán trực tiếp qua bốn giai đoạn, 1974, 1977, 1978 và 1991-2010 khi các văn kiện biên giới chính thức có hiệu lực. Giai đoạn 1991-2010 là giai đoạn đàm phán dài nhất 19 năm liên tục. Ngày 31/12/1999 ký Hiệp định hoạch định biên giới, ngày 31/12/2008 tuyên bố hoàn thành phân giới cắm mốc, ngày 18/11/2009 ký Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về Quy chế quản lý cửa khẩu, ngày 14/7/2010 các văn kiện chính thức có hiệu lực.

    Nói thế để thấy rằng hai bên đều đã rất nỗ lực, rất thận trọng, kiên trì, phấn đấu để có kết quả công bằng, chính xác nhất.

    Một nhà ngoại giao giấu tên nhận xét, trong 14 đối tác đàm phán về biên giới với Trung Quốc, Việt Nam là đối tác "khó nhằn" nhất. Các nhà đàm phán Việt Nam đã thể hiện kĩ năng xuất sắc.

    Chúng tôi hiểu rằng biên giới là vấn đề thiêng liêng của mọi quốc gia, dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam thì vấn đề chủ quyền lãnh thổ lại càng thiêng liêng cao cả. Dân tộc ta từ nghìn xưa đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và khát khao mong muốn được sống trong hòa bình, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng.

    Sự chỉ đạo của lãnh đạo: một tấc đất của đất nước không để mất và một tấc đất của nước bạn cũng không vi phạm. Không phải với Trung Quốc, mà với cả Lào và Campuchia, chúng ta đều có lập trường nhất quán, thủy chung như vậy.

    Tôi rất tâm đắc lời dạy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Lịch sử chỉ xảy ra có một lần, nhưng viết về lịch sử thì nhiều lần, bởi nhiều người để đi đến có cái hiểu thống nhất về lịch sử. Khi đứng trước vấn đề phân chia lãnh thổ, động chạm đến quyền lợi dân tộc, rất nhiều người quan tâm, bày tỏ ý kiến, đó là điều đáng mừng khi người dân thực hiện quyền công dân của mình. Nhưng cũng không thể không tránh khỏi có những ý kiến khác nhau nhất là khi thông tin chưa đầy đủ hay xem xét vấn đề từ những góc nhìn khác nhau. Đã làm biên giới, thì không còn cách nào khác là chấp nhận khó khăn thách thức, phải dám chịu trách nhiệm, đàm phán giải quyết trên cơ sở pháp lý-chính trị, phù hợp luật pháp quốc tế.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Lịch sử chỉ xảy ra có một lần, nhưng viết về lịch sử thì nhiều lần, bởi nhiều người để đi đến có cái hiểu thống nhất về lịch sử. TS Nguyễn Hồng Thao đứng ngoài cùng, bên trái.
    Trong công tác biên giới, chúng tôi nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo, sự đồng thuận, đoàn kết cao, ủng hộ của các Bộ, ngành, địa phương, nhân dân biên giới. Phó Thủ tướng Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm ra tận mốc 44 ở Chi Ma, Thủ tướng *************** đi thị sát ở cửa sông Bắc Luân. Các lão thành cách mạng cũng quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến quý báu như đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn An, Trần Đức Lương.

    Chỉ xin nhắc lại một kỷ niệm. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 98 tuổi còn tham gia với chúng tôi, hỏi rất kỹ những địa danh mà Đại tướng đã đi qua trong những ngày chỉ đạo chiến dịch biên giới, đóng góp vào phương án cuối cùng, dặn dò chúng tôi: "Các cháu đã làm rất tốt, phải biết nắm thời cơ, phải giữ vững chủ quyền lãnh thổ nhưng cũng không làm gì tổn hại đến tình hữu nghị".

    Kết quả cuối cùng đã được đa số đồng tình ủng hộ. Làm đúng cơ sở pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế, lợi ích của nhân dân, được sự đồng tình ủng hộ của đa số dư luận trong và ngoài nước thì sao lại phải ngại. Quyết tâm của lãnh đạo hoàn thành phân giới cắm mốc vào cuối năm 2008 là một quyết định sáng suốt, để tập trung vào vấn đề trên biển.

    Thời gian sẽ cho câu trả lời chính xác nhất, sẽ có sự đánh giá khách quan nhất.

    Đã vì đất nước thì phải dấn thân

    - Còn nhớ, ngay khi hai nước kết thúc đàm phán, trên nhiều trang mạng, đã có những thông tin (không rõ cơ sở) nói rằng Việt Nam đã mất hàng ngàn cây số vuông đất cho Trung Quốc. Thậm chí, Việt Nam đã "cắt đất" cho Trung Quốc...

    Đúng là có những thông tin như vậy. Và thực tế chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho những đồn đoán ấy.

    Không có chuyện "Việt Nam mất đất", "cắt đất" như họ nói. Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.

    Là người trực tiếp đàm phán, chúng tôi biết rõ, toàn bộ khu vực tranh chấp Việt Nam - Trung Quốc có trên 200 km2, Hiệp ước hoạch định biên giới 1999 đã quy thuộc về Trung Quốc 117,2 km2, quy thuộc về Việt Nam là 114,9 km2. Như vậy các khu vực tranh chấp đã được quy thuộc một cách tương đối công bằng, có thể chấp nhận được. Quá trình Phân giới cắm mốc chỉ là đưa đường biên giới trên bản đồ Hiệp ước 1999 ra thực địa.

    Sau 1 năm phân giới cắm mốc và 6 tháng Nghị định thư về phân giới cắm mốc, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới Việt-Trung có hiệu lực (từ ngày 14/7/2010), số vụ vi phạm về biên giới đã giảm đi rất nhiều, giao lưu phát triển, công tác quản lý đi vào chiều sâu, hợp tác hiệu quả.

    Nếu có dịp lên thăm các làng bản biên giới, bạn cũng sẽ thấy bà con hết sức phấn khởi.

    Như vậy, thực tế đã chứng minh việc làm của chúng ta là đúng đắn, được người dân ủng hộ. Nếu dân không ủng hộ, thì hẳn nhiên là quyết sách có vấn đề; trường hợp ngược lại tức là hợp với lợi ích của nhân dân.

    Thủ tướng *************** đi thị sát ở cửa sông Bắc Luân. Ảnh: Hiền Anh
    Là người đàm phán, chúng tôi hiểu áp lực rất lớn. Chúng tôi cũng hiểu rằng, phải dám chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc.

    Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác Hồ đã đi tìm hình của nước, thế hệ chúng ta lãnh trách nhiệm trước lịch sử "dựng hình" của nước đánh dấu bằng các cột mốc hiện đại. Đã vì đất nước thì phải dấn thân.

    Đến lúc này, chúng tôi có quyền tự hào được báo cáo với đất nước, với Nhân dân đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Đất nước, tạo môi trường thuận lợi cho đất nước phát triển và hội nhập, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng. Không có chuyện để xảy ra sơ sẩy, mất đất, bán nước ở đây.

    - Ngay cả khi đang đàm phán, những thông tin trái chiều, không thuận đâu phải ít?

    Có những vấn đề khi đang đàm phán thì chưa thể công bố ra ngoài; lúc đó, với dư luận trong nước, cũng chỉ còn cách thuyết phục miệng, mà nếu không được thì đành để thời gian và lịch sử trả lời.

    Ví dụ, khi kí xong 1 Hiệp định, rất nhiều người sẽ nói phải công bố ngay số liệu, không công bố tức là có dấu hiệu mờ ám, mất đất. Thực tế có phải như vậy không?

    Trên thực tế, như đường biên giới với Trung Quốc có đến 1971 cột mốc, mỗi mốc 1 bộ hồ sơ riêng. Sau khi phân giới cắm mốc xong, lực lượng kĩ thuật còn phải kiểm tra, rà soát từng li từng tí, đối chiếu, khi tất cả đã chuẩn, đã khớp mới có thể ra Nghị định thư. Riêng việc in bản đồ kèm theo cũng phải hàng trăm lần. Chỉ một sai sót về mầu sắc, về độ nét to nhỏ là phải bỏ hết in lại.

    Như vậy, với những số liệu chưa được kiểm định, liệu có thể công bố được chưa? Thành quả của quá trình đàm phán nằm trong hơn 2.500 trang tài liệu, bao gồm cả bản đồ và những lời văn mô tả, chứ không đơn giản như một số người nghĩ cứ tuyên bố hoàn thành Phân giới cắm mốc là xong, là đã có đường biên giới mới.

    Đến nay, khi các văn kiện về đường biên giới mới đã được phê chuẩn và có hiệu lực theo đúng thủ tục giữa hai nước, chúng đều đã được công bố chính thức trên các mạng của Chính phủ, mọi người có thể tham khảo (www.biengioilanhtho.gov.vn - PV).

    Điều chỉnh trên cơ sở cân bằng nhưng không nhân nhượng

    Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn, trong đàm phán luôn phải có những thỏa hiệp, nhượng bộ lẫn nhau. Trong suốt 19 năm đàm phán, phân giới cắm mốc biên giới Việt - Trung ấy, việc thỏa thuận, nhân nhượng và thỏa hiệp như thế nào, thưa ông?

    Phải nói rằng, biên giới lãnh thổ là thiêng liêng và người làm công tác đàm phán không bao giờ hi sinh lợi ích thiêng liêng ấy. Đàm phán về biên giới, vì thế, chưa bao giờ là việc dễ dàng, đơn giản, thường mất nhiều năm. Như biên giới Brazil - Chile đã phải trải qua 45 năm đàm phán, hay biên giới Nga - Trung cũng mới hoàn thành năm 2007.

    Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc là phải đàm phán hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đàm phán chỉ có kết quả khi hai bên đều có thiện chí.

    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn cùng ông Nguyễn Hồng Thao và anh em trong Vụ Việt Trung chụp ảnh kỉ niệm bên cột mốc biên giới số 1116 cửa khẩu Hữu ngh. Ảnh do TS Nguyễn Hồng Thao cung cấp.
    Đàm phán giải quyết vấn đề biên giới phải trên cơ sở pháp lý - chính trị, không thể chỉ dựa vào lý trí tình cảm hay suy đoán mà phải có hồ sơ, chứng cứ pháp lý rõ ràng, đủ sức thuyết phục. Những gì thuộc về nguyên tắc thì không thể nhân nhượng. Với những khu vực cơ sở pháp lý - quản lý của cả hai bên chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa đủ sức thuyết phục, tạo thành tranh chấp thì phải kiên trì đàm phán, tìm giải pháp giải quyết công bằng hợp lý, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế và hai bên có thể chấp nhận. Thông qua đàm phán, tranh luận các bên hiểu rõ thêm lập trường của nhau, và hiểu rõ thêm cả chính mình. Điều cốt yếu là phải tìm ra những điểm chung nhất.

    Để đạt tới mục tiêu có được một đường biên giới hòa bình hữu nghị, ổn định, hợp tác, rõ ràng, đánh dấu bằng những Hiệp định, những cột mốc, thì cần có thiện chí, hợp tác với nhau. Trong đàm phán cũng có những sự điều chỉnh trên cơ sở cân bằng về diện tích và lợi ích. Điều chỉnh chứ không phải nhân nhượng.

    Nói thì dễ, nhưng làm không dễ. Trong điều kiện chịu áp lực trong và ngoài nước, trên bàn đàm phán và trên thực địa, đòi hỏi phải có bản lĩnh dám chịu trách nhiệm, nắm vững cơ sở pháp lý - kĩ thuật, hiểu biết sâu sắc thực địa, đào sâu nghiên cứu mới có thể có bước đi đúng.

    - Trong đàm phán, việc có cách hiểu, cách giải thích khác nhau là khó tránh khỏi. Có khi nào không khí đàm phán căng tới mức có nguy cơ đổ vỡ?

    Chuyện đàm phán đông cứng, căng thẳng là có, nhất là khi các bên đều kiên quyết giữ lập trường, không chịu lắng nghe. Không phải là không có những trường hợp có bên có thể hiểu quá đi do lợi ích của mình. Phải kiên trì, đấu tranh, thuyết phục đối tác.

    Lần đàm phán cuối cùng, hai bên đã tiến hành 13 vòng đàm phán chính thức cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, rất nhiều cuộc gặp hai Trưởng đoàn, 31 vòng đàm phán cấp Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc. Càng về cuối đàm phán càng khó khăn, phức tạp. Riêng năm 2008, hai bên đã tiến hành 11 vòng đàm phán cấp Chủ tịch, vòng ngắn nhất kéo dài 9 ngày, vòng dài nhất 23 ngày. Có những lần, chúng tôi đã ngồi đàm phán liên tục đến 32 tiếng đồng hồ không nghỉ. Thậm chí, có lúc, vài chục tiếng ngồi trong phòng không phải để thảo luận, mà để "cân não".

    Ngày 31/12/2008, 19g Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ, thay mặt hai đoàn Việt Nam, Trung Quốc đã ra tuyên bố chung về việc hoàn thành phân giới cắm mốc, thế nhưng, cuộc đàm phán vẫn chưa đi đến hồi kết. Hai bên đã thống nhất về văn bản đường biên giới đi qua thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân nhưng lại phát hiện ra việc thể hiện trên bản đồ đính kèm của hai bên có sự khác biệt. Chúng tôi tiếp tục thảo luận.

    Để khích lệ anh em chuyên viên chúng tôi, trưởng đoàn ta úy lạo anh em một chai Nếp Mới. Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường góp chai Mao Đài. Nhân đó trưởng đoàn ta vịnh bốn câu thơ:

    "Phân giới xong rồi nhẹ đôi vai

    Đêm nay Nếp Mới với Mao Đài

    Việt - Trung hữu nghị tình thắm mãi

    Giữ trọn niềm tin hướng tương lai".

    Chúng tôi hiểu Trưởng đoàn muốn mượn thơ để nhắn nhủ: gần đến thắng lợi không thể tránh khỏi gian nan, Mao đài và Nếp mới là tượng trưng cho sự bình đẳng giữa hai nước, cũng có nghĩa là đêm nay còn có khác biệt, còn có hai phương án, nhưng hai bên đều có thiện chí, đều mong muốn vun đắp tình hữu nghị thì nhất định phải đi đến thống nhất. Tới 2h5 phút sáng 1/1/2009, hai bên mới đặt bút kí vào biên bản và tới 4h sáng cùng ngày, những thủ tục cuối cùng mới hoàn tất, thể hiện kết quả đúng như những gì mà chúng ta dự kiến.

    Không riêng gì đàm phán, mà ngay cả khi phân giới cắm mốc cũng có lúc gặp khó. Năm 2007, tốc độ phân giới cắm mốc chậm hẳn lại do các khu vực tồn đọng đều là các khu vực nhạy cảm, có lịch sử tranh chấp lâu đời, khó giải quyết. Có tháng, có nhóm phân giới cắm mốc không cắm được cột mốc nào. ...

    Nhưng nhờ thiện chí và nỗ lực của hai bên, Việt Nam - Trung Quốc đã giải quyết hợp tình hợp lý những khu vực tranh chấp biên giới, kết thúc việc hoạch định, phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung dài 1450 km.

    Lấy dân làm gốc

    - Như ông đã nói, không có chuyện nhân nhượng trong đàm phán biên giới Việt - Trung, chỉ có những sự điều chỉnh trên cơ sở cân bằng về diện tích và lợi ích. Ông có thể làm rõ hơn ý này?

    Ví dụ, qua hàng trăm năm lịch sử, có những làng bản của Việt Nam nằm sang phía Trung Quốc, làng bản Trung Quốc nằm sang Việt Nam; nếu cứ áp dụng đúng pháp lý sẽ tạo ra sự xáo trộn đời sống của người dân. Người dân khi nhà cửa, mồ mả, ruộng vườn bị ảnh hưởng do đường biên giới pháp lý đi qua, tình cảm đầu tiên nghĩ đến là một sự xáo trộn cuộc sống của họ rồi mới nghĩ đến đó là đường biên giới quốc gia.

    Biên giới xây dựng lên cũng là nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ đời sống yên bình của người dân. Mọi quyết định đều không thể không tính đến yếu tố lấy dân làm gốc, dựa trên tình hình thực địa.

    Trên cơ sở đó, ví dụ bản Ma Lỳ Sán (xã Pà Vày Xủ, huyện Sín Mần, tỉnh Hà Giang) của Việt Nam nằm quá đường biên giới được hoạch định và Phân giới cắm mốc chính thức về phía Trung Quốc trong khi 13 nóc nhà của nhân dân Trung Quốc gần biên giới Hang Dơi (Lạng Sơn) lại nằm quá sang đường biên giới được hoạch định và Phân giới cắm mốc chính thức về phía Việt Nam, hai bên đã thống nhất điều chỉnh cho nhau trên cơ sở giữ nguyên diện tích để bảo đảm đời sống dân cư. Nhân dân hai khu vực này rất đồng tình. Đây cũng là việc thường xảy ra trong thực tiễn quốc tế khi giải quyết các vấn đề biên giới.

    Trong đàm phán cũng có những sự điều chỉnh trên cơ sở cân bằng về diện tích và lợi ích. Điều chỉnh chứ không phải nhân nhượng. Ảnh tư liệu từ trang Biengioilanhtho.gov.vn
    Đi được đến Hiệp định là thắng lợi của cả 2 bên, cho ra đời một đường biên giới ổn định. Về mặt số học cũng hết sức rõ ràng.

    Thế còn Thác Bản Giốc, và Hữu nghị quan vốn được dư luận quan tâm nhiều nhất?

    Thác Bản Giốc gồm 2 phần: phần thác phụ và phần thác chính. Theo hồ sơ lưu trữ của Việt Nam và Pháp, khi Công ước Pháp - Thanh 1887/1895 được kí kết cũng đã không giải quyết trọn vẹn vấn đề thác Bản Giốc; nhưng đã ghi rõ đường biên giới sẽ đi theo trung tuyến sông Quây Sơn.

    Theo Hiệp ước 1999, đường biên giới được xác định theo nguyên tắc trung tuyến dòng chảy chính nhưng chưa thể hiện đường biên giới chính thức (chỉ ghi nhận hai đường nét đứt thể hiện quan điểm hai bên).

    Với một thác nằm ở đường biên giới, theo luật quốc tế sẽ được 2 bên sử dụng như nhau, biên giới đi theo đường trung tuyến dòng chảy ở những nơi tàu thuyền không qua lại được hoặc theo đường trung tuyến luồng ở những nơi tàu thuyền qua lại được. Đó là nguyên tắc cũng từng được chúng ta áp dụng để giải quyết vấn đề biên giới với các bạn Lào, Campuchia.

    Giải pháp Việt Nam và Trung Quốc đã thoả thuận là đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa của mặt thác chính, theo trung tuyến dòng chảy chính trên sông Quây Sơn. Như vậy, Phần thác phụ hoàn toàn thuộc phía Việt Nam, còn phần thác chính đổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới, được phân chia theo trung tuyến dòng chảy chính.

    Hiện nay 2 nước đang đàm phán để phát triển toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thành khu vực tự do du lịch, để nhân dân 2 nước đều được ngắm cảnh đẹp, thúc đẩy giao lưu phát triển du lịch.

    Về khu vực Hữu nghị quan: Theo các tài liệu lịch sử đang được lưu giữ, Trấn Nam Quan hay còn gọi là Ải Nam Quan đều nằm bên phía Trung Quốc, đường biên giới nằm phía nam Trấn Nam Quan. Theo "Đại Nam Nhất thống chí" của Viện Khoa học xã hội Việt Nam dịch Hán Nôm, giới thiệu năm 1962, Trấn Nam Quan được xây dựng từ thời nhà Minh; sau đó, đời Nhà Thanh cho tu bổ lại. Dấu tích lịch sử quan trọng của khu vực cửa khẩu Hữu nghị còn lại là mốc 19 cũ do Pháp Thanh cắm năm 1894.

    Vừa qua Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19 cũ, đường biên giới đi qua Km số 0, mốc 19 cũ đến điểm cách điểm nối ray hiện tại 148m về phía Bắc.

    Như vậy có thể khẳng định đường biên giới tại cửa khẩu Hữu nghị vừa được phân giới cắm mốc là phù hợp với lịch sử, với Hiệp ước 1999 và thực tiễn quản lý ở khu vực này.

    - Thế còn các điểm cao biên giới dọc đường biên giới Việt - Trung thì sao, thưa ông?

    Theo Hiệp định, các khu vực hai bên quản lý quá sang nhau, sau khi có đường biên giới chính thức, sẽ trao trả cho nhau. Hiện 38 chốt quân sự ở các điểm cao dọc biên giới Việt - Trung đã được dỡ bỏ.

    Đàm phán trên tư cách bình đẳng, ngang hàng

    - Là một nước nhỏ đàm phán với một đối tác lớn như Trung Quốc, có khi nào Việt Nam bị lép vế?

    Đúng là bên cạnh một Trung Quốc lớn đang trỗi dậy mạnh mẽ, có vị thế lớn trên trường quốc tế là một khó khăn, thách thức; nhưng đó cũng là cơ hội để ta triển khai đàm phán hòa bình, trên cơ sở hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.

    Trong thời đại phát triển luật pháp như hiện nay, tất cả các nước đều bình đẳng, dù lớn hay nhỏ, số dân nhiều hay ít. Nắm vững nguyên tắc đó, tâm thế đó, ta bước vào đàm phán một cách sòng phẳng, ngang hàng với đối tác.

    Hơn nữa, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong đàm phán với các đối tác lớn rồi. Chúng ta đã từng cùng các cường quốc như Pháp, Mỹ ngồi lại, bàn về nền hòa bình cho Việt Nam. Lúc đó, có ai nghĩ ta có thể bước ra khỏi đàm phán với tư thế của người ngang hàng? Nhờ chính nghĩa, biết phát huy thế mạnh, dựa vào luật pháp quốc tế, Việt Nam đã thành công.

    TS Nguyễn Hồng Thao tại ĐH Thi đua Yêu nước năm 2010 vừa diễn ra tại Hà Nội.
    Cũng cần nói thêm, Việt Nam là quốc gia duy nhất mà đối tác Trung Quốc đồng ý áp dụng Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895, các Công ước ký trong thời thực dân-phong kiến, làm cơ sở giải quyết biên giới . Còn với 13 nước khác có chung đường biên với Trung Quốc, nước này đều yêu cầu phải đàm phán lại từ đầu, vì cho rằng những Hiệp ước kí kết dưới chế độ thực dân trước đây nhà Thanh đều bị lép vế, không bình đẳng dẫn đến bất lợi cho họ.

    Không vì thắng lợi nhỏ, trước mắt mà quên đi mục tiêu lâu dài

    - Qua thời gian dài đàm phán với Trung Quốc, ông đúc rút được điều gì trong cuộc chơi bình đẳng, công bằng với một nước lớn như vậy? Theo ông, điều gì để Việt Nam tạo dựng và giữ được thế bình đẳng, ngang hàng với đối tác lớn?

    Vừa qua tôi thấy Vietnamnet có một chuyên mục cho bạn đọc trao đổi ý kiến Việt Nam cần làm gì bên cạnh một Trung Quốc hùng mạnh đang phát triển. Có ý kiến lo lắng, có ý kiến cho rằng đó là thời cơ.

    Tôi nghĩ chúng ta cần phải xuất phát từ thực tế chúng ta là một nước láng giềng với Trung Quốc và là một nước láng giềng có vị trí tương đối đặc biệt với Trung Quốc. Hai nước có biên giới tương đối dài, gắn bó. Có cả biên giới đất liền và biên giới biển. Có mối liên hệ văn hóa sâu sắc. Gần đây cũng có ý kiến Kinh Dịch và tiếng Hán xuất phát từ tộc Bách Việt, mà một nhánh là Lạc Việt (Việt Nam). Lịch sử hai nước gắn bó chặt chẽ với nhau, không chỉ ngàn năm lịch sử mà cả trong thời kỳ hiện đại. Cách mạng hai nước cũng gắn bó và hỗ trợ cho nhau. Hai nước cùng có những trăn trở vươn lên, Trung Quốc với 4 hiện đại hóa, Việt Nam với Đổi mới và đều đã có những thành công.

    Chúng ta không thể sống tách biệt với Trung Quốc, cũng như Trung Quốc không thể sống tách biệt với Việt Nam. Tự nhiên và lịch sử đã đặt hai nước, hai dân tộc sống cùng nhau.

    Một Trung Quốc phát triển, có trách nhiệm hơn với thế giới là điều đáng mừng, là cơ hội cho Việt Nam học hỏi vươn lên. Nhiều nước trên thế giới, ở xa mong muốn hợp tác làm ăn với Trung Quốc, tại sao chúng ta ở gần hơn lại không nắm bắt cơ hội.

    Một Trung Quốc mạnh cũng là thách thức không nhỏ nếu như chúng ta không chủ động vươn lên, không cải cách hành chính, kinh tế. Phải coi vị trí láng giềng của "người khổng lồ" là động lực để phấn đấu vươn lên. Nguyễn Trãi đã từng dạy: Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau nhưng hào kiệt đời nào cũng có.

    Có lãnh đạo (hào kiệt) sáng suốt , đường lối độc lập tự chủ, dám chịu trách nhiệm, dám chịu trách nhiệm, dám sáng tạo, thu phục nhân tài, đoàn kết nhất trí trên dưới, bình tĩnh giải quyết các vấn đề nảy sinh trên cơ sở luật pháp quốc tế, có chiến lược không vì thắng lợi nhỏ, thắng lợi trước mắt mà quên đi mục tiêu lâu dài, thủy chung. làm bạn với tất cả bạn bè quốc tế. Những bài học đó của ông cha không bao giờ cũ cả.

    Bạn hãy nhìn lại lịch sử, vào những thời điểm quyết định, đứng trước những thử thách gay go nhất, trước những "đối thủ, đối tác" tiềm lực mạnh hơn nhiều, dân tộc ta vẫn đi lên, vẫn tồn tại vì chúng ta biết lấy nhu thắng cương, lấy chính nghĩa khắc sức mạnh, dĩ bất biến ứng vạn biến.

    - Từ kết quả đàm phán hiệp định và phân giới cắm mốc biên giới trên bộ, chúng ta rút ra kinh nghiệm gì cho việc đàm phán biên giới, cả trên bộ và trên biển trong thời gian tới?

    Chắc sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm. Cái chính vẫn là kiên trì nguyên tắc, tin tưởng lãnh đạo, những gì về nguyên tắc không thể nhân nhượng, đồng thuận, đoàn kết, nắm vững thời cơ, dám chịu trách nhiệm, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ pháp lý, hiểu người hiểu ta, giải quyết phù hợp luật pháp quốc tế và lòng dân, phải biết giữ bí mật và kỷ luật đàm phán đến cùng thì mới thành công. Đúng như lời Bác Hồ đã dạy ngành Ngoại giao: "Dĩ bất biến ứng vạn biến".

    Đồng thời, phải hiểu được văn hóa của nhau. Mỗi nước đều có lòng tự hào của riêng mình. Đối tác luôn tự hào về thể diện nước lớn còn chúng ta luôn tự hào về ý chí kiên cường của dân tộc không bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh.

    Công lý không bao giờ đo bằng sức mạnh

    - Đã có những thỏa thuận pháp lý, đã hoàn thành phân giới cắm mốc, nhưng việc tuân thủ pháp lý ở đường biên vẫn là một thách thức. Theo ông, chúng ta phải làm gì để đường biên giới hai nước thực sự hòa bình, hữu nghị, không có chuyện gặm nhấm từng bước theo nhiều cách khác nhau?

    Hai bên cần tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền để mọi người đều hiểu, tôn trọng và tuân thủ các văn bản pháp lý về đường biên giới đã có hiệu lực. Các lực lượng quản lý biên giới cần tăng cường hợp tác. Biên giới để phân định chủ quyền quốc gia nhưng biên giới còn có chức năng thứ hai là biên giới hợp tác, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển vì tình hữu nghị và lợi ích chung của hai dân tộc.

    TS Nguyễn Hồng Thao cùng đại biểu quốc tế người Hy Lạp đồng thời là cựu chiến binh trung úy quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Lập tại ĐH Thi đua yêu nước 2010.
    - Một trong những bí quyết thành công của đàm phán biên giới trên bộ Việt - Trung là sự chuẩn bị kĩ lưỡng về hồ sơ, tài liệu, về nghiên cứu thực địa. Trong khi đó, với vấn đề Biển Đông vốn nhiều phức tạp và cũng rất nhạy cảm, dường như việc nghiên cứu của ta có vẻ "lép vế" so với bạn. Làm thế nào để ta khắc phục được, giành thắng lợi trong "cuộc chiến không cân sức" ấy?

    Tôi không đồng ý với bạn về những từ "lép vế", "cuộc chiến không cân sức". Một nước Nicaragoa bé nhỏ kiện Mỹ ra Tòa năm 1995 và đã được Tòa án Công lý xử thắng. Công lý không bao giờ đo bằng sức mạnh cả. Chúng ta không đe dọa ai, không đánh ai, không gây hấn với ai, nhưng chúng ta bảo vệ lãnh thổ của mình, chúng ta mong muốn được sống trong hòa bình, ổn định để phát triển.

    Trong thế giới hiện đại, ở đâu cũng có đấu tranh và hợp tác. Vấn đề Biển Đông phức tạp và nhạy cảm, là một trong những vấn đề khó do lịch sử để lại.

    Để giải quyết tốt vấn đề chúng ta đã chú trọng cho công tác nghiên cứu. Vừa qua ngay ở Lý Sơn, ở Huế, người dân cũng hưởng ứng đóng góp nhiều văn bản có giá trị. Chúng ta có nhiều nghiên cứu của nhiều thế hệ...

    Có thể so sánh về số lượng các Viện nghiên cứu, các công trình nghiên cứu thì chúng ta có thể ít, nhưng chất lượng nghiên cứu ngày càng được nâng cao. Cuốn sách Việt Nam và các tranh chấp trong Biển Đông của tôi viết bằng tiếng Pháp đã được tặng giải thưởng luật biển quốc tế INDEMER năm 2000 và được Nhà xuất bản dannh tiếng Pedone xuất bản năm 2004.

    Nói như vậy không phải đề cao cá nhân, sự đóng góp của cá nhân rất nhỏ bé nhưng lập luận của mình về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về giải pháp cho vấn đề Biển Đông được giới khoa học luật quốc tế ghi nhận trong khi chưa có tác phẩm nào của học giả Trung Quốc về Biển Đông được giải thưởng cả.

    Mình có lập luận có căn cứ, có chính nghĩa, phải tự tin, dám đấu tranh mới thành công.

    Đây là cuộc đấu tranh còn lâu dài, gian khổ, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ, đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình giảng dạy, nghiên cứu, động viên các em phấn đấu, nghiên cứu. Cần đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng, sưu tầm hồ sơ pháp lý, đào tạo cán bộ pháp lý luật quốc tế, luật biển.

    Hy vọng trong thời gian không xa, chúng ta có những thẩm phán người Việt tham gia vào Tòa án quốc tế La Hay, Tòa án quốc tế Luật biển.

    Trong lĩnh vực Toán học chúng ta đã có Ngô Bảo Châu, nhưng để có những người Việt tham gia vào các tổ chức tài phán quốc tế hay trở thành lãnh đạo của các Tổ chức quốc tế phục vụ cho hòa bình và công lý quốc tế thì chúng ta còn phải phấn đấu, phải đầu tư nhiều hơn nữa. Người Myanma, người Hàn Quốc đã từng và đang giữ vị trí Tổng Thư ký Liên hợp quốc, người Thái Lan đã từng lãnh đạo WTO. Chúng ta phải phấn đấu, phải có chiến lược bài bản, không tự ti, sánh vai cùng các cường quốc năm châu trong tiến trình hội nhập và phát triển.

    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/20...n-gioi-viet-trung-va-ap-luc-ngan-nam-cong-toi

    [};-
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Liên hợp quốc treo cờ rủ tưởng niệm cố Chủ tịch Kim Jong-il

    Cờ của Liên hợp quốc đã được treo rủ vào ngày hôm qua tại trụ sở của cơ quan này ở New York và Geneva, nhằm để tang cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.

    Choi Soung-ah, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, cho biết đây là thông lệ của Liên hợp quốc, luôn treo cờ rủ nhằm tưởng niệm lãnh đạo của các quốc gia thành viên khi họ qua đời.
    Hôm thứ năm tuần trước, phiên họp lần thứ 66 của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng dành phút mặc niệm cố Chủ tịch Kim Jong-il.

    Theo các quan chức Liên hợp quốc, Cờ của Liên hợp quốc cũng được treo rủ ở các cơ quan khác của Liên hợp quốc ở nhiều nơi trên thế giới.

    Hôm qua, hàng chục ngàn người Triều Tiên đã khóc thương nhà lãnh đạo Kim Jong-il, khi linh cữu được rước tại thủ đô Bình Nhưỡng phủ dày tuyết trắng . Lễ rước kéo dài 3 tiếng đồng hồ, với người con trai út của cố lãnh đạo, Đại tướng Kim Jong-un và là người kế nhiệm cố Chủ tịch Kim Jong-il, dẫn đầu.

    Nhà lãnh đạo 69 tuổi đã từ trần sau một cơn đau tim vào ngày 17/12 vừa qua, khi đang trên một chuyến tàu đi thị sát ngoại ô Bình Nhưỡng./.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Ngẩn người trước tên 29 tuyến phố mới ở HN

    Thứ Sáu, ngày 30/12/2011, 05:30
    (Tin tuc) - Anh Hải chia sẻ: “Tên tuyến phố mới sắp đặt ở khu vực nhà tôi là phố Nhật Chiêu. Nghe cái tên, tôi cũng không hình dung ra đây là tên địa danh hay tên nhân vật lịch sử nữa”...

    UBND TP.Hà Nội đã trình HĐND thành phố hồ sơ dự kiến đặt tên cho 29 tuyến phố, tuyến đường mới. Tuy nhiên, chính người dân đang sống tại khu vực đó lại không hiểu ý nghĩa của tên đường, tên con phố đó.

    Nhiều cái tên mới và lạ

    Trong 29 tuyến đường, tuyến phố mới này có 9 đường phố được đặt tên danh nhân, 19 đường phố được đặt theo địa danh và 1 tuyến đường mang tên di tích lịch sử văn hóa. Thực tế nhìn lại trong các tên mới vừa được công bố có khá nhiều tên nghe qua còn khá xa lạ với người dân, chưa nói gì đến ý nghĩa địa danh hay công trạng của danh nhân.

    Anh Trương Thanh Hải (phường Nhật Tân, Hà Nội) chia sẻ: “Tên tuyến phố mới sắp đặt ở khu vực nhà tôi là phố Nhật Chiêu. Nghe cái tên, tôi cũng không hình dung ra đây là tên địa danh hay tên nhân vật lịch sử nữa”.

    Đoạn đường từ Khách sạn Thắng Lợi đến điểm giao cắt với đường Thanh Niên (quận Ba Đình) được đặt tên mới là phố Yên Hoa

    Quả thật, nếu không phải là những người sống lâu năm, am hiểu về lịch sử thì sẽ khó hiểu Nhật Chiêu chính là tên cổ của Nhật Tân. Do tên Nhật Chiêu kỵ húy với Vua Thành Thái (Nguyễn Phúc Chiêu) nên năm 1890 mới đổi thành Nhật Tân.

    Chị Trần Thị Thủy (Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội) hài hước: “Làng em bao đời nay sản xuất cốm đã gắn liền với cái tên làng Vòng, bây giờ cắt đường đổi tên phố thành Dịch Vọng Hậu. Giờ thương hiệu cốm Vòng chắc đổi thành cốm… Dịch Vọng Hậu. Nói thật từ bé đến giờ nói đến Dịch Vọng em còn biết chứ Dịch Vọng Tiền hay Hậu chắc phải về hỏi các cụ mới rõ”.

    Nhiều tên phố mới... đánh đố

    Quận Cầu Giấy sẽ có tuyến phố mới Dịch Vọng Hậu

    Quận Đống Đa sẽ có tuyến phố mới An Trạch, đường Đê La Thành được kéo dài

    Quận Hà Đông sẽ có tuyến phố mới Ngô Thì Sĩ

    Quận Hoàng Mai sẽ có tuyến phố mới Linh Đường

    Quận Tây Hồ sẽ có tuyến phố mới Vệ Hồ, Nhật Chiêu, Quảng Bá, Yên Hòa, Trích Sài

    Huyện Đông Anh sẽ có tuyến đường mới Vân Trì, Đản Dị, Thụy Lâm, Dục Nội

    Huyện Gia Lâm sẽ có tuyến đường mới Trung Mầu, Phù Đổng

    Huyện Từ Liêm sẽ có có tuyến đường mới Hoàng Công Chất, Phan Bá Vành, Đình Thôn, Châu Văn Liêm, Đức Diễn, Hữu Hưng, phố Nguyễn Đổng Chi, Đỗ Xuân Hợp, Trần Văn Lai, Đỗ Nhuận, Võ Quý Huân.

    Nhà nghiên cứu văn hóa Giang Quân cho biết: “Tên của những con đường được đặt theo các danh nhân để tôn vinh những đóng góp của họ cho đất nước, thể hiện sự biết ơn tiền nhân và trân trọng những giá trị lịch sử, thể hiện lòng yêu nước của cư dân trên địa bàn. Thế nhưng, không chỉ người dân đi qua con phố, ngay cả những người sống ở đó, cũng không hề có chút thông tin, kiến thức nào về cái tên này thì khác nào chúng ta đã thất bại trong việc lưu giữ lịch sử thông qua con đường”.

    Làm sao để dân hiểu?

    Trong bối cảnh hiện nay, để người dân hiểu được hết những ý nghĩa của tên đường, tên phố mới quả là một việc rất khó. Cũng đã có nhiều ý kiến kiến nghị là sẽ sử dụng loa phường, xã sở tại phát hàng ngày về lịch sử tên gọi của mỗi đoạn phố, con đường mới nằm trên địa bàn đó như vậy, vừa giảm thiểu tối đa những chi phí cho công đoạn này, vừa có thể tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân trong khu vực.

    Tiến sĩ Nguyễn Thị Dơn -Thư ký Hội đồng đổi đặt tên đường phố Hà Nội cho biết: “Thật ra, để làm công tác tuyên truyền cho tên một tuyến đường mới không khó. Theo tôi, đầu tiên, nó là trách nhiệm ngay từ cấp tuyên truyền cơ sở - loa truyền thanh phường”.

    Thế nhưng loa phường chỉ giải quyết được vấn đề “phổ cập kiến thức” cho dân địa phương, còn với khách vãng lai thì thế nào? Hơn nữa, việc tuyên truyền bằng loa phường hiện nay đang khiến nhiều người cảm thấy bị “dị ứng” bởi nó đã được xếp vào loại “ô nhiễm âm thanh”.

    Ông Văn Thái Nghĩa - một người dân ở huyện Từ Liêm cho biết:

    “Tôi thấy bảo tên phố mình ở sẽ đặt mới là Phan Bá Vành, quả thật sống gần đến gần 70 tuổi tôi cũng không biết ông ấy là ai? Giờ nếu đưa lên loa phường đọc giải thích tôi cũng không biết việc này sẽ kéo dài bao lâu, chẳng lẽ ngày nào cũng đọc ra rả, mà đâu phải cứ loa đọc là ai cũng nghe đâu? Cách này cũng không ổn”.

    Theo lịch sử, Phan Bá Vành là một thủ lĩnh nông dân, người làng Minh Giám, trấn Sơn Nam Hạ, nay thuộc huyện Đông Hưng (Thái Bình) từng phất cờ nổi dậy ở núi Voi Phục (Hải Phòng) vào tháng 7 năm Ất Dậu 1825 (năm Minh Mạng thứ 6).

    Việc chọn danh nhân ở một địa phương khác mà không được giải thích cặn kẽ cũng là một lý do khiến cho người dân khó hiểu về tên phố mình.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Sử dụng bức phướn để giới thiệu

    Để hiểu được ý nghĩa, đặc biệt là người dân ở khu vực tuyến đường, tuyến phố mới thì đã có rất nhiều sáng kiến khác nhau, ví dụ có nhiều địa phương sử dụng các bức phướn, bia đá giới thiệu tóm tắt ý nghĩa địa danh, tiểu sử danh nhân ngay tại các tuyến phố, tuyến đường mới. Ở giai đoạn bước đầu thì đây có lẽ là phương pháp hữu hiệu nhất trong công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, các phương tiện báo, đài cũng cần có các phương pháp tuyên truyền để người dân ngoài hiểu được ý nghĩa tuyến phố, tuyến đường mới còn bổ sung thêm các kiến thức về lịch sử.

    PGS - TS Nguyễn Thị Minh Thái: Nên học cách đặt tên của nước ngoài

    Nhân việc đặt tên đường, tên phố mới ở Hà Nội, chúng ta cũng cần phải rút kinh nghiệm ở trường hợp đặt tên tuyến đường Nguyễn Văn Vĩnh ở TP.Hồ Chí Minh. Khi tên đường được trương lên, người dân không chỉ sống trên tuyến đường đó mà rất nhiều người dân TP.HCM gần như không biết ông Nguyễn Văn Vĩnh là ai, có đóng góp gì trong lịch sử dân tộc? Chúng ta nên học tập cách đặt tên và tuyên truyền tên đường của nước ngoài. Biển tên đường ở các tuyến phố, tuyến đường nên có một tấm bảng ghi rõ ý nghĩa lịch sử, tiểu sử của danh nhân hoặc địa danh



    http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/ngan-nguoi-truoc-ten-29-tuyen-pho-moi-o-hn-c46a426631.html
    [};-
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Le lói hy vọng cho tàu Vinalines Queen

    Thứ Sáu, ngày 30/12/2011, 07:09

    (Tin tuc) - Vẫn còn hy vọng tìm lại tàu Vinalines Queen vì chưa phát hiện được thiết bị báo hiệu tự động của tàu bật lên trong tình huống khẩn cấp.
    Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

    Trao đổi với phóng viên chiều 29-12, ông Nguyễn Văn Công, người phát ngôn kiêm Chánh Văn phòng Bộ GTVT, cho biết Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu lãnh đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thông qua Bộ Ngoại giao đề nghị các cơ quan chức năng nước bạn hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn 23 thuyền viên trên tàu Vinalines Queen mất tích từ ngày 25-12.

    Quá nhiều giả thuyết

    Trong khi đó, theo ông Đỗ Xuân Quỳnh, Chủ tịch Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, gần 2 năm gần đây, tại khu vực biển Đông Bắc Philippines - Nam Nhật Bản có ít nhất 3 vụ đắm tàu chở quặng nickel - mặt hàng mà tàu Vinalines Queen vận chuyển. Theo một nghiên cứu của Cơ quan An toàn và Bảo hiểm hàng hải Anh (P&I), sự nguy hiểm của quặng nickel (cũng như quặng sắt) nằm ở khả năng ngậm nước lên tới 40%. Lượng quặng trong hầm chứa của tàu có thể chuyển sang dạng lỏng, gây mất ổn định hệ thống cân bằng của tàu. Khi gặp thời tiết xấu, việc mất cân bằng sẽ càng trở nên nguy hiểm.

    Điều ông Quỳnh nói càng trở nên có cơ sở hơn khi trong thông báo gửi tới gia đình 23 thuyền viên, ông Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc Công ty Vận tải biển Vinalines (đơn vị quản lý tàu Vinalines Queen), cho biết sau khi phát hiện tàu bị nghiêng chưa rõ nguyên nhân, thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện (SN 1968) đã quyết định chuyển hướng về phía vị trí an toàn gần nhất của bờ biển Philippines.

    Danh sách 23 nạn nhân của tàu Vinalines Queen do Chi nhánh Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng cung cấp. Ảnh: MAI PHƯƠNG

    Đến 6 giờ 58 phút (giờ Việt Nam) ngày 25-12 (sau 1 giờ phát hiện tàu bị nghiêng), thuyền trưởng Thiện tiếp tục cho chạy về khu vực an toàn thuộc Philippines. “Kể từ sau thời điểm trên, công ty đã không thể liên lạc được với tàu dù đã liên tục sử dụng các hình thức để liên lạc thông qua các trạm trên bờ hay các tàu đang chạy trong khu vực” - ông Hạnh cho biết.

    Một nguyên nhân khác cũng được tính tới là tàu Vinalines Queen bị cướp biển bắt giữ. Một kỹ sư công tác lâu năm trong ngành hàng hải cho biết nếu bị chìm thì nhất định tàu Vinalines Queen phải để lại dấu vết bởi nó được trang bị một thiết bị tự động báo hiệu và bật lên trong tình huống khẩn cấp. Hơn nữa, những tàu hiện đại như Vinalines Queen luôn được trang bị hệ thống phao cứu sinh kích hoạt tự động hoàn toàn và cũng sẽ bật lên khi tàu chìm.

    Huy động tất cả các phương tiện dò tìm

    Trong mấy ngày qua, sau khi tiếp nhận thông tin tàu Vinalines Queen bị mất liên lạc tại khu vực đảo Luzon - Philippines từ 7 giờ 10 phút ngày 25-12, hệ thống Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam đã bắt liên lạc, tra cứu, xác minh và liên tục cập nhật thông tin bằng tất cả các phương thức từ vô tuyến mặt đất đến vô tuyến vệ tinh, cũng như tìm kiếm danh sách các cuộc liên lạc gần nhất của tàu trong cơ sở dữ liệu hiện có.

    Song song với nỗ lực đó, hệ thống Đài TTDH Việt Nam cũng đã hỗ trợ Việt Nam MRCC và các cơ quan, lực lượng tìm kiếm cứu nạn quốc tế trong việc triển khai phát quảng bá thông tin cấp cứu bằng mọi phương thức tương ứng với tần suất và mức ưu tiên cao nhất để yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực tăng cường quan sát và trợ giúp tìm kiếm tàu Vinalines Queen cùng các thủy thủ trên tàu.

    Về nghiệp vụ thông tin vô tuyến, khi các tàu phát đi báo động cấp cứu chủ động hoặc tự động bằng bất kỳ phương thức nào (DSC, Inmarsat hay Cospas-Sarsat), hệ thống Đài TTDH Việt Nam đều thu nhận được. Vinalines Queen là một tàu chở hàng trọng tải lớn và hiện đại, được trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin chuẩn quốc tế nhưng đến nay không có bất kỳ tín hiệu báo nạn nào về hệ thống Đài TTDH. Vì vậy, chúng ta vẫn có thể tiếp tục hy vọng về sự an toàn của tàu.

    Dõi theo từng giờ

    Chị Nguyễn Thị Tâm (ngụ TP Hải Phòng), vợ thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện, tâm sự: “Anh Thiện đi chuyến này đã được hơn 8 tháng. Những ngày qua, khi hay tin anh gặp nạn, rất nhiều người thân trong gia đình, bạn bè đến động viên, hỏi thăm, tôi đều phải dặn không được nói tin dữ này với bố mẹ anh hiện đã trên 80 tuổi và hai con của chúng tôi vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ già và các con nhỏ”.

    Từ hôm nghe tin con trai là Hồ Quang Đức, 30 tuổi, thuyền phó tàu Vinalines Queen, mất tích, ông Hồ Sỹ Vinh, 57 tuổi, trú quận Lê Chân, Hải Phòng, đêm nào cũng thức trắng vì lo lắng. Mắt đỏ hoe, ông Vinh cho biết: khi Đức vừa sang Trung Quốc để lên tàu Vinalines Queen được một tuần thì anh thứ hai của Đức mất vì bị ung thư. Ông than thở nếu mất thêm đứa con nữa trong vòng chỉ 4 tháng thế này, ông không biết có sống nổi nữa không.

    Trong số 23 thuyền viên gặp nạn trên tàu Vinalines Queen, Hải Phòng có tới 12 người. Những thông tin về con tàu liên tục được người dân đất cảng và gia đình các thuyền viên cập nhật, dõi theo từng giờ. Họ vẫn hy vọng những người thân sẽ trở về bình yên./.

    http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/le-loi-hy-vong-cho-tau-vinalines-queen-c46a426654.html


    Mời các bác: @Thai_Duong @ptkh @daicanho @tridunghtvc @namson67 @Tugan @TALATA ... và tất cả các @... cùng quan tâm đến để post bài, và chia sẻ./.
    Thanks!
    [};-
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Video: Hải quân Iran "đụng" tàu sân bay Mỹ ở vịnh Ba Tư

    30/12/2011 06:15

    (VTC News) - Hãng tin RT của Nga cho hay, một máy bay chiến đấu Iran đã phát hiện tàu sân bay Mỹ gần khu vực đang diễn ra cuộc tập trận hải quân của Tehran ở vịnh Ba Tư.

    Hãng tin nhà nước IRNA dẫn lời Đô đốc Habibollah Sayyari, chỉ huy trưởng hải quân Iran cho biết, máy bay giám sát nước này đã ghi lại những hình ảnh tàu sân bay Mỹ, mà sau đó được xác định là John C. Stennis.

    Sự hiện diện của hạm đội Mỹ tại đây xảy ra sau khi Iran chính thức đe dọa sẽ khóa chặt dòng dầu lửa chảy qua eo biển Hormuz - một trong 6 luồng cung cấp dầu lớn nhất của thế giới.

    Con tàu được phát hiện ở vịnh Oman sau khi vượt qua eo biển Hormuz. Kênh truyền hình quốc gia Iran trước đó cũng đã phát đi những hình ảnh hải quân nước này đang luyện tập trên vùng biển quốc tế gần eo biển này.


    Hôm qua (29/12), hải quân Mỹ cũng đã xác nhận tàu sân bay John C. Stennis của họ với đoàn hộ tống là các tàu chiến và tên lửa đạn đạo di động đang tiến về vịnh Oman.

    Phía Tehran tuyên bố họ đã sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hạm đội 5 cũng như bất cứ tàu thuyền nào có ý đồ tấn công.

    Reuters cho hay, ngoài Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ với 20 tàu chiến và 15.000 quân nhân ở căn cứ Bahrain, còn có tàu chiến của nhiều nước khác cũng đang hoạt động tuần tra hải tặc trong khu vực này.


    http://vtc.vn/311-316005/quoc-te/video-hai-quan-iran-dung-tau-san-bay-my-o-vinh-ba-tu.htm

    [};-
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Top 10 hợp đồng máy bay quân sự lớn nhất của Nga năm 2011

    Thứ sáu 30/12/2011 08:29

    (GDVN) - Hợp đồng cung cấp các Su-30MK2 cho Việt Nam được TSAMTO bình chọn là thương vụ xuất khẩu máy bay chiến đấu lớn thứ 2 của Nga trong năm 2011

    Hôm 28/12, Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí toàn cầu (TSAMTO) Nga bình chọn 10 thương vụ hàng đầu trong việc xuất khẩu các máy bay quân sự của Nga năm 2011. Trong số đó có 7 hợp đồng đã bàn giao theo kế hoạch (các hợp đồng đã được ký kết trước đó), 1 hợp đồng đang thực hiện và 2 hợp đồng đang được thảo luận.

    Về việc xếp hạng 10 thương vụ hàng đầu trong việc xuất khẩu các máy bay quân sự của Nga năm 2011, TSAMTO cho hay, có một số chương trình lớn đang diễn ra, nhưng trong năm 2011 không được lên kế hoạch hoàn thành vào một giai đoạn cụ thể, thì sẽ không nằm trong bảng xếp hạng.

    Ví dụ, như chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với Ấn Độ, chương trình phát triển máy bay vận tải quân sự MTA, hay dự án tích hợp tên lửa BrahMos trên Su-30MKI.

    TOP-10 thương vụ hàng đầu trong việc xuất khẩu các máy bay quân sự của Nga năm 2011 cũng không bao gồm các chương trình dài hạn (đã được ký trước đó) hiện vẫn diễn ra như dự kiến, đơn cử như chương trình cấp phép sản xuất máy bay chiến đấu Su-30MKI tại Ấn Độ.

    Sau đây là 10 thương vụ hàng đầu trong việc xuất khẩu các máy bay quân sự của Nga năm 2011 theo bình chọn của Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí toàn cầu TSAMTO Nga

    1. Hợp đồng cung cấp thêm 42 chiến đấu cơ Su-30MKI nâng cấp cho Ấn Độ

    Trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trung tuần tháng 12, Ấn Độ đã ký một hợp đồng mua thêm 42 chiến đấu cơ Su-30MKI nâng cấp. Tổng giá trị của bản hợp đồng lên tới 3,7 tỷ đôla.

    Sau thời gian đàm phán liên tục từ năm 2010, phía Nga đồng ý nâng cấp các máy bay chiến đấu Su-30MKI lên biến thể mới nhất của nó được gọi là Super Khoi với các đặc tính của máy bay thế hệ thứ 5.

    Su-30MKI nâng cấp sẽ có triển vọng lắp đặt một tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos do liên doanh hợp tác kỹ thuật Nga - Ấn sản xuất.

    2. Thực hiện việc bàn giao lô tiêm kích Su-30MK2 đầu tiên cho Việt Nam

    Việt Nam đã ký với Nga các hợp đồng cung cấp 8 chiếc Su-30MK2 vào năm 2009 và 12 chiếc vào năm 2010 . Đến cuối tháng 6 năm 2011, 4 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Việt Nam, nằm trong hợp đồng ký năm 2009.

    Su-30MK2 là chiến đấu cơ đa chức năng được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển. Nó được trang bị các loại vũ khí tối tân, có độ chính xác rất cao và sức công phá lớn.

    3. Chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ 5 máy bay chiến đấu MiG-29K/KUB

    Đầu năm 2011, Tập đoàn chế tạo máy bay Nga RSK MiG đã chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ 5 tiêm kích trên hạm MiG-29K/KUB. Số MiG-29 này được bàn giao trong khuôn khổ hợp đồng bán 29 chiếc MiG-29К/KUB ký ngày tháng 3/2010 với tổng trị giá lên tới 1,5 tỷ đôla.

    Tiêm kích trên hạm MiG-29K thuộc thế hệ máy bay 4++, có khả năng thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, tấn công các mục tiêu trên mặt nước và trên đất liền.

    Vũ khí của MiG-29K gồm có tên lửa với khả năng đánh trúng các mục tiêu ngoài tầm nhìn, tên lửa chống tàu có điều khiển, bom, rocket và pháo 30mm.

    4. Thực hiện hợp đồng hiện đại hóa máy bay MiG-29 của Không quân Ấn Độ

    Hợp đồng nâng cấp máy bay MiG-29 cho không quân Ấn Độ được ký vào ngày tháng 3/2008.

    Ngày 7/10/2011, tại sân bay của Viện nghiên cứu Bay M.M. Gromov, các phi công của không quân Ấn Độ lần đầu tiên đã hoàn thành các lần thử bay đối với tiêm kích cải tiến MiG-29UPG-UB.

    Máy bay sau cải tạo, nâng cấp, không những đã tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu trên không, mà còn đã có khả năng sử dụng vũ khí chính xác, thực hiện tấn công các mục tiêu cố định và mục tiêu di động đối đất, đối biển trong mọi điều kiện thời tiết.

    5. Bàn giao cho Algeria lô đầu tiên của máy bay Yak-130

    Vào tháng 3 năm 2006, Algeria đã đặt mua 16 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 của Nga để phục vụ trong không quân của họ. Lô đầu tiên gồm 3 máy bay đã được chuyển đến Algeria ngày 29 tháng 11 từ Irkutsk trên máy bay vận tải hạng nặng An-124.

    Với việc đặt mua 16 chiếc Yak-130, Algeria là khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại máy bay huấn luyện chiến đấu này.

    Máy bay huấn luyện, chiến đấu hạng nhẹ Yak-130 là loại máy bay 2 chỗ có tốc độ dưới âm, được phát triển bởi Phòng thiết kế Yakovlev. Đây là dự án đầu tiên được đưa vào phục vụ trong Không quân Nga trong năm 2009.

    6. Bàn giao cho Algeria các máy bay Su-30MKA

    Algeria đã đặt mua 16 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKA của Nga vào năm 2010, với trị giá gần 1 tỷ đôla. Cuối tháng 11 năm nay, nước này đã nhận được lô 2 chiếc Su-30MKA đầu tiên.

    7. Bàn giao cho Uganda Su-30MK2

    Uganda đã đặt mua từ 6-8 chiếc máy bay Su-30 MK2 dành cho Không quân và những vũ khí khác của Nga với tổng trị giá 744 triệu đôla.

    Quốc gia Đông Phi này đã nhận lô máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30 đầu tiên của Nga trong năm nay. Ngày 12/7, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên đối với Su-30 dành cho Uganda đã được tiến hành.

    Uganda đặt mua các SU-30MK2 nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của Lực lượng Không quân phù hợp với chiến lược bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, các nguồn tài nguyên thiên thiên đặc bệt là mỏ dầu ở khu vực hồ Albert và không phải là mối đe dọa đối với những quốc gia láng giềng.

    8. Bàn giao cho Không quân Myanmar các máy bay chiến đấu MiG-29

    Nga đã bàn giao lô 3 chiến đấu cơ Mig-29 đầu tiên cho Myanmar trong tháng 3-2011. Việc chuyển giao các máy bay này được thực hiện theo hợp đồng trị giá khoảng 500 triệu đôla đã được hai bên ký kết từ tháng 11-2009. Theo hợp đồng nói trên, Nga có trách nhiệm chuyển giao cho phía Myanmar 10 chiến đấu cơ Mig-29B, 6 máy bay Mig-29SE và 4 – Mig-29UB.

    9. Hợp đồng cung cấp Trung Quốc máy bay quân sự vận chuyển Il-76

    Phó Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga Vyacheslav Dzirkaln cho biết, Nga đã ký hợp đồng bán cho Trung Quốc 3 máy bay vận tải quân sự Il-76. Vyacheslav Dzirkaln không tiết lộ giá trị hợp đồng, song nói rằng, các máy bay sẽ chuyển cho Trung Quốc được lấy từ biên chế Không quân Nga.

    10. Hợp đồng cung cấp cho Indonesia 6 tiêm kích Su-30MK2

    Ngày 7/12, trong ngày đầu tiên tham gia Triễn lãm vũ khí LIMA-2011 tại Malaysia, đoàn đại biểu Nga và đoàn Indonesia đã đạt được thoả thuận về việc Jakarta mua thêm 6 máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Moscow vói tổng trị giá lên tới 500 triệu đôla.
    Trịnh Tuân (Theo vpk)

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...quan-su-lon-nhat-cua-Nga-nam-2011/7635513.epi

    [};-
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mỹ bổ nhiệm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương

    Thứ sáu 30/12/2011 08:17

    Ông Locklear sẽ thay thế Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương hiện tại, Đô đốc Robert Willard, được bổ nhiệm tháng 10/2009.

    Ngày 28/12, hãng AFP dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bổ nhiệm Đô đốc Samuel Locklear, tướng bốn sao từng đóng vai trò quan trọng trong các cuộc không kích tại Libya, làm tư lệnh mới của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương.

    Nếu được Thượng viện Mỹ phê chuẩn, Đô đốc Locklear sẽ giám sát hơn 300.000 nhân viên và một phi đội, hạm đội tàu chiến trên một khu vực trải dài từ bờ biển phía Tây nước Mỹ cho tới biên giới phía Tây với Ấn Độ.


    Ông Locklear, hiện đang giám sát các lực lượng hải quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi cũng như lãnh đạo Bộ Chỉ huy Lực lượng hỗn hợp của NATO ở Naples, từng giúp định hình chiến dịch không kích của liên quân tại Libya lật đổ chế độ của cố lãnh đạo nước này Muammar Gaddafi.

    Ông Locklear sẽ thay thế Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương hiện tại, Đô đốc Robert Willard, được bổ nhiệm tháng 10/2009.

    Với tư cách là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, đồn trú tại Hawaii, vị đô đốc này dường như sẽ chú trọng tới sức mạnh kinh tế cũng như quân sự đang ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc cũng như mối đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên.
    Theo Vietnamplus


    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/My-bo-nhiem-Tu-lenh-Bo-Chi-huy-Thai-Binh-Duong/91395.gd

    [};-
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em iu quên chủ đề tình yêu à ???:-ss:-ss:-ss:-ss
    [:p][:p][:p][:p][:p]
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Việt Nam nhận thêm 4 máy bay Su-30MK2

    Cập nhật lúc :5:29 PM, 30/12/2011
    Interfax dẫn một nguồn tin trong ngành công nghiệp - quốc phòng Nga cho biết, chuyên gia nước này vừa bàn giao cho phía Việt Nam thêm 4 chiến đấu cơ Su-30MK2.
    (ĐVO) Theo nguồn tin, hôm 30/12, từ vùng Komsomolsk-on-Amur, hai chiếc máy bay vận tải An-124 của Nga đã vận chuyển bốn chiến đấu cơ Su-30MK2 sang Việt Nam.

    Đây là bốn chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 12 máy bay loại này được Nga ký với Việt Nam. Bốn chiến đấu cơ Su-30MK2 tiếp theo sẽ tiếp tục được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2012.

    Đầu năm 2009, Việt Nam đã ký kết một hợp đồng trị giá 400 triệu USD để mua 8 máy bay Su-30MK2 (không bao gồm vũ khí).

    Trong tháng 2/2010, Việt Nam tiếp tục ký một hợp đồng mua thêm 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 kèm vũ khí và phụ tùng. Tổng giá trị ở hợp đồng thứ hai vào khoảng 1 tỷ USD.

    Trong đầu năm 2011, Nga đã hoàn thành bàn giao đủ 8 máy bay Su-30MK2 trong hợp đồng đầu tiên, và bắt đầu thực hiện hợp đồng thứ hai, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2012.


    Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.

    Việt Nam tích cực mua máy bay chiến đấu và các trang thiết bị kỹ thuật hàng không của Nga từ những năm 1990.

    Năm 1995, Việt Nam đã mua của Nga lô 6 máy bay Su-27 đầu tiên (5 Su-27SK và một Su-27UBK) với giá trị 150 triệu USD. Đầu năm 1997, Việt Nam tiếp tục mua lô 6 máy bay Su-27 thứ hai (5 Su-27SK, 1 Su-27UBK). Ngoài ra, Việt Nam còn ký hợp đồng với Nga để cải tiến hai máy bay MiG-21.

    Trong giai đoạn từ năm 1996 - 1998, KnAAPO và công ty Sukhoi đã nâng cấp 32 máy bay Su-22M4 và Su-22UM3. Hiện nay, có khoảng 53 máy bay tiêm kích bom Su-22M4/UM3 hoạt động trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam.

    Trong tháng 12/2003, Rosoboronexport ký hợp đồng trị giá 120 triệu USD để cung cấp cho Việt Nam 4 chiếc Su-30MK cùng với vũ khí, các thiết bị phụ tùng thay thế và cải tiến cần thiết theo yêu cầu của Việt Nam. Đến năm 2004 Việt Nam đã nhận đủ 4 máy bay này.

    Việt Nam đang ngỏ ý muốn mua các máy bay huấn luyện/chiến đấu Yak-130 (ước tính khoảng 8 chiếc).
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này