Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4927 người đang online, trong đó có 482 thành viên. 18:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122576 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Thưa ban quản trị cùng toàn thể thành viên F319 .
    Chủ đề này được mở ra nhằm tập hợp những bài viết về các điển hình thành công trong kinh tế trang trại , đóng góp sản phẩm cho xã hội , tạo công ăn việc làm đem lại cuộc sống no ấm cho nông dân , góp phần xây dựng kinh tế nước nhà .
    Đây cũng là nơi trao đổi kinh nghiệm thực tế từ những thành viên F319 đã và đang làm kinh tế trang trại trên tất cả các lĩnh vực chăn nuôi trồng trọt cũng như kinh tế rừng .
    Nhân dịp xuân về , chúc các trại chủ một năm được mùa được giá , thắng lợi to lớn trên cả mặt trận nông nghiệp đồng thời thành công trên thị trường chứng khoán !

    [​IMG]

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    quocdai307truong soi thích bài này.
    truong soi đã loan bài này
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Cá cúng ông Táo: Nuôi 5 tháng, bán 1 ngày, tiêu cả năm




    [​IMG]
    Nuôi cá đỏ bán khắp cả nước làm phương tiện cho ông Công ông Táo về chầu Trời nhưng làng Thủy Trầm lại không có truyền thống cúng ông Công ông Táo.
    “Cá ma” thành phương tiện ông Táo

    Cách đây gần 30 năm, ông Trần Văn Sáu (71 tuổi) ở thôn Thủy Trầm xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ lọc cọc một mình với chiếc xe 2 sọt tới thị trấn Trạm Trôi (Hoài Đức, Hà Nội) mua cá giống.

    “Tôi chẳng nhớ rõ ngày tháng, chỉ biết một hôm thấy anh bán cá có mấy con cá đỏ đẹp quá nên xin 4 con về cho dân làng chiêm ngưỡng” - ông Sáu kể.


    Ban đầu ông Sáu chỉ tính nuôi cá làm cảnh, rồi tự mày mò tìm cách nhân giống. Ông nhớ lại những ngày đầu: “Mang 4 con về thì chết mất 2. Cá lớn lên tôi mới biết chúng toàn là con đực. Phải đợi 1 năm sau tới kỳ xuống Trạm Trôi mua cá giống tôi mới xin được mấy con cá cái về nhân giống. Những con cá lạ mang về có màu sắc đỏ rực, vô cùng bắt mắt, chẳng biết cá thuộc loại gì nên dân làng lấy luôn màu đỏ đó gọi tên cho cá.

    Cá đỏ được ông Sáu nuôi trong ao nhà theo dòng nước kênh bơi lên thôn trên. Cả thôn trên chưa ai biết loài cá mới này nên khi nhìn thấy thì sợ lắm. Tin đồn “cá ma” mang điềm rủi xuất hiện rồi lan truyền ngày một rộng, người dân không dám ăn thịt cá, cứ bắt được là lại thả. Đến tận bây giờ, người dân thôn Thủy Trầm vẫn có thói quen không ăn thịt cá đỏ sợ phải tội.

    Đến ngày tát ao, cả gia đình ông Sáu lẫn dân làng lại được bữa hoảng hồn. Ngoài cá đỏ ra còn xuất hiện những con cá mình đỏ đốm trắng, đốm đen, hoặc màu sắc ngả vàng. “Hóa ra, cá đỏ lai với cá trắng tạo thành những con cá lạ đó. Tôi phải kỳ công phân loại, nhân giống thêm mấy lần nữa mới được loài cá đỏ thuần chủng, màu sắc đẹp như ban đầu”, ông Sáu chia sẻ.

    Khi cá đỏ được nhân giống sinh sôi ngày một nhiều, dân làng Thủy Trầm bèn mang nó đi bán cùng cá trắng nhân dịp Tết ông Công ông Táo. Cá đỏ được ưa chuộng đến nỗi giá cao gấp 5, gấp 6 lần cá trắng.

    “Có con bán được tiền nghìn. Năm 1985, số tiền ấy to lắm chứ. Từ khi có cá đỏ, cá trắng ế ẩm kéo dài”, anh Trần Văn Lợi (38 tuổi) con trai ông Sáu nói thêm. Cá ma hóa cá vàng đem lại sự giàu có sung túc cho người dân thôn Thủy Trầm từ ngày đó.

    Nuôi 5 tháng, bán 1 ngày, tiêu cả năm

    Từ rằm tháng 7 trở đi, người làng Thủy Trầm bắt đầu thả giống cá đỏ và chỉ tập trung nuôi loại cá này phục vụ Tết ông Công ông Táo.

    [​IMG]
    Công việc bận rộn nên ít người dân Thủy Trầm nhớ đến lễ ông Táo.
    “Một tạ cá ít cũng bán được 5 triệu đồng, tạ cá đẹp thì 7 triệu đồng. Tính ra lãi đến 7 - 8 lần so với vốn bỏ ra nên mọi người thi nhau đào ao nuôi cá”, anh Lợi hồ hởi.

    Thời gian nuôi cá đỏ ngắn hơn hẳn so với các loại cá khác, sắn trồng bát ngát trên đồi không lo thiếu thức ăn cho cá. Số tiền thu lợi từ cá chiếm gần nửa tổng thu nhập của cả gia đình, nên có thể nói người dân Thủy Trầm nuôi cá 5 tháng, bán 1 ngày mà tiêu cả năm. Ngay đến vợ chồng ông Sáu nay đã hơn 70 tuổi vẫn nuôi 8 ao cá, số tiền thu lại đủ cho ông bà sống dư dả, không cần dựa vào con cháu.

    Cá đỏ được nuôi chung cùng ao với cá mè, cá trắm, cá trôi để… chậm lớn vì cá đỏ nhỏ được thị trường ưa chuộng hơn cá lớn. Gần cuối năm, người dân phải hãm cá bằng cách cho ăn cầm chừng, thả mật độ dày trên cùng một diện tích nước.

    Một tuần trước ngày 23 tháng Chạp thực sự là ngày hội của thôn Thủy Trầm. Mọi người hò nhau đi tát ao thu hoạch cá. Đến 22 giờ tối, đèn điện vẫn sáng trưng khắp làng. Cá tát xong sẽ được đưa vào bể nước “ép lồ”: vừa sục oxi cho cá khỏe, thải hết thức ăn thừa, vừa làm cho cá quen với độ sóng của nước để mang đi được đường xa.

    Rồi cá đỏ làng Thủy Trầm hàng tạ, hàng tấn được đưa lên xe ô tô chở đi khắp miền… Lái buôn muốn mua cá phải đặt mối trước 2 tháng, thậm chí nửa năm.

    Làng cá đỏ nổi tiếng như vậy nhưng điều đặc biệt là người dân nơi đây lại không có truyền thống tết ông Công ông Táo. Anh Nguyễn Công Thiện (38 tuổi) phân trần: “Bận lắm, có gia đình đi đến 24 mới về thì làm sao cúng được.

    Mà dân làng này từ xưa đã không có truyền thống này rồi, chỉ một vài hộ làm thôi. Ngay đến nhà tôi, bát hương mấy năm chưa thay được bây giờ cứng lại hương còn khó cắm. Trước Tết, vợ chồng cứ tự nhủ thôi năm nay ở nhà hóa vàng nhưng rồi bận quá lại thôi”.

    Ngày ông Công ông Táo về trời sắp đến, người dân Thủy Trầm vẫn tất bật chuyển cá để có một cái Tết đầy đủ, cả năm ấm no.

    Theo Bee.net

    truong soi, huynhhuongvtnathanmr_84 thích bài này.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bí quyết “chế” trái… hồ lô của lão nông cứ đến Tết là đút túi tiền tỷ






    [​IMG]
    Cặp bưởi bình thường đắt nhất cũng chỉ vài chục ngàn đồng, thế nhưng qua tay lão nông Chẩn thì cặp bưởi lại có giá trị cả triệu đồng vì đã biến thành trái hồ lô.

    Khổ công tạo hình
    Lão nông đó là ông Võ Văn Chẩn, ông 82 tuổi, ngụ ấp Phú An, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
    Ông cho biết gia đình ông có khoảng 15 công đất vườn và tất cả đều được dùng để trồng bưởi hồ lô từ hơn 5 năm nay. Ý tưởng hình thành nên loại trái có hình dáng đặc biệt này không phải do ông sáng tạo ra, mà con trai ông “học lỏm” khi đi tham quan tại một số địa phương. Tận mắt thấy những trái bưởi “lạ” có thể mang đến nguồn thu nhập lớn khi đánh vào tâm lý thích sự mới lạ, đặc biệt của người tiêu dùng; đặc biệt phù hợp cho việc thờ cúng nên cha con ông đã bỏ nhiều công sức để cải tạo những trái bưởi Năm Roi đơn thuần thành trái bưởi hồ lô bắt mắt.
    Những năm đầu do chưa có kinh nghiệm, những trái được thử nghiệm phầm lớn là hư hỏng, những trái có hình dáng “lạ” thì có khi lại dài như… trái mướp chứ chẳng ai công nhận giống trái hồ lô.
    Không nản chí, cha con ông lão tiếp tục mày mò cải tiến qua từng năm và đã thành công sau 3 năm đầu tư thử nghiệm gần như mất trắng. Biết chuyện, nhiều thương lái đã tìm đến mua và đặt hàng với số lượng lớn, đặt giá cao hơn nhiều lần so với bưởi thông thường nên gia đình ông mạnh dạn “thừa thắng xông lên” biến khu vườn thành “vườn hồ lô”. Thấy cha con ông “kiếm ăn được”, nhiều gia đình lân cận trong ấp cũng đã học hỏi và làm theo.
    Hiện Câu lạc bộ khuyến nông ấp Phú Trí A có tất cả 26 thành viên thì có 15 hộ tạo hình bưởi hồ lô với hơn bốn ngàn cặp. 2/3 trong số đó được làm theo đơn đặt hàng của các thương lái, số còn lại sẽ được cung cấp cho các công ty hoặc tư nhân quen biết có nhu cầu hoặc trực tiếp mang ra thị trường bán trong những ngày cận Tết Nguyên đán. Những nông dân trong ấp ước tính năm nay họ sẽ đút túi khoảng 3 tỉ đồng từ những trái bưởi lạ này.
    Nói về kỹ thuật tạo hình bưởi hồ lô, ông Chẩn cho biết làm nên một trái thì người trồng cũng tốn khá nhiều công sức trong khâu chăm sóc, chọn quả để tạo hình, định hình hồ lô, chống rám nắng cho da bưởi được xanh đều… Trước tiên, người trồng phải chọn những cây bưởi mạnh khỏe, đang trong thời kỳ sung sức, giống tốt để những trái bưởi sau này phát triển ổn định. Tiếp đó chọn trên cây những trái vừa tầm với và nằm ở trên thân cây để định hình và có độ chính xác cao. Lưu ý cần dự đoán trái đó sẽ phát triển to và đều thì mới có thể chọn để tạo hình hồ lô nên trên một cây chỉ cần chọn vài trái thích hợp.
    Khâu định hình là khâu quan trọng nhất đánh dấu sự thành công hay thất bại khi làm bưởi hồ lô. Khi hoa kết trái từ 1,5 – 2 tháng, người trồng cây bắt đầu định hình cho trái bưởi bằng cách thắt vòng dây giữa trái để bưởi có hình dáng như mong muốn. Ba tuần sau khi định hình, người trồng vào khuôn hình hồ lô cho đến lúc thu hoạch. “Để bưởi được thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên đán khi thị trường có sức thu mua mạnh nhất, có giá thành cao và lại tiêu thụ được nhiều thì khâu xử lý ra hoa để định hướng việc thu hoạch trái theo dự tính cũng sẽ rất quan trọng và điều này buộc phải có kinh nghiệm mới làm được”, ông Chẩn giãi bày kinh nghiệm.
    Tỷ phú nông dân
    Đặc biệt hơn, từ hai năm nay những người trồng bưởi hồ lô tại ấp còn kỳ công tạo những chữ như Phát, Tài, Lộc… trên những trái bưởi. Nếu như năm trước, trên trái bưởi chỉ có chữ tự nhiên theo màu của da bưởi thì năm nay đã có chữ màu nổi bật, bắt mắt người nhìn. Giải thích về bí quyết khiến trái mang chữ, ông lão cho biết 3 tuần sau khi định hình trái, cùng với việc vào khuôn hình hồ lô thì người trồng trái cũng có khuôn chữ cố định cho quả bưởi. Người ta cũng phải tính toán làm sao cho đủ thời gian để đến khi thu hoạch, những chữ này sẽ hằn lên vỏ quả bưởi rõ ràng, sắc nét.
    Những nông dân của ấp “bưởi lạ” này cho biết năm nay ấp còn tung ra một món “hàng độc” khác là dưa hấu hồ lô. Đó cũng chỉ là những trái dưa thường nhưng người trồng dùng kỹ thuật đúc mẫu khuôn như trái hồ lô rồi tròng vào khi dưa còn nhỏ, lúc lớn lên và gỡ khuôn ra thì trái dưa bị ép đã phát triển giống hình trái hồ lô. Chẳng hiểu có phải vì muốn “thổi” giá trái dưa lên hay vì tự đắc với những thành quả của mình mà những lão nông trong làng đặt tên cho loại dưa này một cái tên kêu rổn rảng: “Dưa hấu hoàng kim Hồ lô”.
    Theo giới thiệu của những nông dân này, trái dưa hồ lô được trồng và chăm sóc bình thường, không dùng chất hóa học thúc ép nên nếu đem chưng trong vòng 20 ngày thì trái vẫn không xuống chất lượng. Tuy nhiên, do năm nay là năm đầu tiên trồng thử nghiệm, lại chưa biết thời tiết ra sao nên các nhà vườn chỉ dám trồng mỗi gia đình từ vài chục đến vài trăm cặp dưa để “thăm dò thị trường” và cũng là để rút kinh nghiệm. Cái giá cho mỗi cặp dưa họ đưa ra bán trong dịp Tết cũng khá “chát”: 2 triệu đồng.
    Theo những lão nông trong làng, hiện giá một cặp bưởi hồ lô có giá 300 ngàn - 1,4 triệu đồng tùy theo trọng lượng và hình dáng đẹp hay không. Tết năm nay những nhà trồng “trái dị” trong ấp đều dự định “ăn Tết to” vì “trúng mánh”. Ông Chẩn hồ hởi khoe: “Mới ngày hôm qua thương lái đã đến gom hàng một đợt, gia đình tôi bán được khoảng 50 chục cặp thu được 60 triệu”.
    Ông lão cười vui vẻ: “May mắn năm nay “mưa thuận gió hòa” nên nhà vườn trúng mùa hơn những năm trước, kiểu dáng trái cũng đẹp hơn rất nhiều. Với giá cả như hiện nay, nếu gia đình nào trồng nhiều loại bưởi này mà không bị thất thoát, hư hỏng nhiều trong quá trình tạo hình, chăm sóc thì hoàn toàn có thể làm giàu từ loại bưởi này”. Nhẩm tính riêng gia đình ông Chẩn năm nay có khoảng 200 gốc bưởi hồ lô, mỗi cây tạo được khoảng 5-10 cặp thì đã có thể đút túi bạc tỉ.
    Theo Thanh Hậu
    Pháp luật & Thời đại
    truong soinathanmr_84 thích bài này.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chi tiền triệu, săn quả Phật thủ rừng cúng Tết




    [​IMG]
    Để có được một quả Phật thủ dáng đẹp, đúng nghĩa “trăm tay Phật” mang may mắn đến nhà trong năm mới, nhiều người không ngần ngại chi tiền triệu để mua.
    Săn Phật thủ rừng

    Phật thủ vốn là loại quả thuộc họ cam, bưởi... có hương thơm, thường dùng trang trí trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Vài năm trở lại đây, trái Phật thủ còn có ý nghĩa tâm linh trong ngày đầu năm nên nhiều người thích săn loại quả này về chưng trên bàn thờ ngày lễ, Tết. Quả Phật thủ càng to, nhiều tay càng giá trị.


    Năm nào cũng vậy, cứ đến gần Tết, gia đình anh Đỗ Bá Minh (Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn "lùng" mua cho bằng được những quả Phật thủ đẹp, càng to càng tốt. Theo quan niệm của anh Minh, quả Phật thủ để trên bàn thờ vừa có giá trị tâm inh lại có thể ngâm rượu sau khi cúng xong. Chính vì thế, để có một quả Phật thủ nhiều tay, thế đẹp anh Minh thường nhờ người quen mua hộ ở miền núi tỉnh Hà Giang.


    Năm ngoái, anh Minh mua được 3 trái Phật thủ tại thị xã Hà Giang với giá 1,3 triệu đồng/quả. Khi mang về Hà Nội, thấy quả đẹp nhiều người trả anh đến 3 triệu đồng nhưng anh không bán. Năm nay, anh Minh cho biết, cũng đã đặt mua một trái Phật thủ ở trên Hà Giang với giá khoảng 1,2 triệu đồng. Quả Phật thủ này không to bằng năm ngoái nhưng vì không tìm được quả nào to hơn, đẹp hơn.


    Chị Vũ Thị Hương (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) cũng cho biết, năm nào chị cũng nhờ người mua quả Phật thủ từ miền ngược gửi xuống vì phật thủ rừng thường lựa được những quả to và đẹp hơn phật thủ trồng tại Hoài Đức. Mỗi quả Phật thủ mua từ Yên Bái, Lào Cai đã có giá 500 đến 700 nghìn đồng. Khi về đến Hà Nội, giá của những quả này có thể lên đến tiền triệu. Đặt mua quả Phật thủ rừng chủ yếu là khách quen loại quả này không có nhiều cho khách lựa chọn.

    Tăng giá nhưng không sợ ế hàng


    Hiện tại, trên thị trường hoa quả ở Hà Nội những ngày giáp Tết đi đến đâu cũng tràn ngập trái Phật thủ. Cô Hòa - bán hoa quả ở Minh Khai, Hà Nội cho biết: mỗi ngày cô bán ra thị trường gần 100 quả với giá từ 120 đến 250 nghìn đồng/quả.


    Cũng có nhiều khách hỏi loại quả đẹp, đắt tiền nhưng cô không có hàng để bán. Cả một thùng Phật thủ, may lắm chọn được 1, 2 quả có thế đẹp. Giá quả Phật thủ từ đầu tháng chạp đến 20 Tết chỉ khoảng vài chục nghìn nhưng đến giáp Tết lại đội giá khá cao.


    So với các loại hoa quả khác có thể ế, không bán được lâu nhưng đối với Phật thủ và bưởi, cô Hòa cho biết không sợ ế hàng, cô có thể bán rải rác đến 30 Tết. Năm nay, cô Hòa đặt mua khoảng 800 quả Phật thủ tại Hoài Đức, năm nào cũng bán hết vì hầu như nhà nào cũng mua từ 1 đến 2 quả về thờ cho đẹp và mang ý nghĩa nhiều hơn các loại trái cây khác như bưởi, cam, táo…


    Theo kinh nghiệm của chị Thủy, bán quả Phật thủ tại Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, quả Phật thủ vòng bên ngoài chụm vào, ở giữa xòe ra là dáng được ưa chuộng nhất. Loại quả này tròn trịa, cân đối, có hàm ý vừa được thần linh che chở, vừa nguyện xin tài, xin lộc. Cùng giống với họ bưởi nhưng Phật thủ đắt vì công chăm sóc cầu kỳ hơn các loại quả khác.

    Có giá đắt nên quả Phật thủ được chăm chút rất cẩn thận từ khâu trồng đến khi ra quầy hàng. Mỗi quả lại được bọc giấy cẩn thận để cho các đầu tay không bị bầm dập, cuống quả ở bên dưới không bị thâm. Một số nhà vườn cẩn thận còn chấm vôi vào cuống quả để tránh vi khuẩn tấn công vào quả.

    Theo P.Thúy
    GDVN
    truong soinathanmr_84 thích bài này.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Dưa “độc” thắng lớn






    [​IMG]
    Tết năm nay, nhà vườn miền Tây thắng đậm với các loại dưa "độc", nên ngay từ những ngày đầu xuân, nhiều người hồ hởi lên kế hoạch "hái vàng" vào tết năm sau.
    Ông Tư Nhựt, thành viên CLB sản xuất dưa, bưởi hồ lô ấp Phú Trí A (xã Phú Hữu, H.Châu Thành, Hậu Giang) hớn hở khoe năm nay mặt hàng dưa hồ lô hoàng kim trúng lớn. Dưa có dòng chữ nổi chúc phúc ngày tết, giá mỗi cặp bán giá sỉ tại vườn lên đến từ 1 - 3,5 triệu đồng. Vậy mà nông dân Sáu Trực - một thành viên khác của CLB - vẫn tỏ ý chưa hài lòng.
    Ông nói dưa hồ lô vẫn còn vài khiếm khuyết nên CLB đang tìm cách cải thiện. Sáu Trực cho rằng năm sau chắc chắn sẽ có nhiều người lao theo làm dưa hồ lô, khi đó dưa nào trái đẹp mới mong giành phần thắng. Ông Tư Nhựt cũng tiết lộ sẽ bắt tay vào đúc 2 khuôn mới để sang năm tung ra thị trường loại dưa... thần tài.
    Ông Trần Thanh Liêm (nhà vườn ở Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) cho biết năm nay, ông tung ra hơn 100 cặp dưa thỏi vàng với giá bán sỉ tại vườn 3,5 triệu đồng/cặp (bán lẻ giá lên đến 4,5 triệu đồng/cặp) và bán hết sạch. Trước tết, ông Liêm nghiên cứu chế dưa thường thành dưa xe hơi nhưng chậm một nhịp. 20 cặp dưa xe hơi gần thu hoạch đụng vài cơn mưa bất thường nên bao công lao mất sạch. Ông gọi dưa xe đó là đồ bỏ đi nhưng nhiều người xem xong đã trả giá 1 cặp gần chục triệu đồng bởi nó quá lạ. Rút kinh nghiệm từ mấy chiếc xe dưa bị hư, ông Liêm đang lên giấy mực tuyển lại loại dưa cho thích hợp.
    Theo Thanh Dũng
    Thanh niên
    truong soi thích bài này.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đầu năm triệt hạ… heo rừng


    [​IMG]
    Giá thịt heo rừng lên tới 400.000 đồng/kg vì quan niệm dân gian, đầu năm ăn miếng thịt heo rừng suốt năm sẽ may mắn.
    Mùng Ba Tết, từ mờ sáng, tại các chợ ở Nam Trung Bộ đều nhóm họp trở lại. Ngoài các mặt hàng thịt, cá, rau củ quả thông thường thì thịt heo rừng được bán chạy nhất, vì theo quan niệm dân gian, đầu năm ăn miếng thịt heo rừng suốt năm sẽ may mắn.
    Tại Phú Yên, giá mỗi ký thịt heo rừng sáng nay nhảy vọt lên đến 350.000 đồng đến 400.000 đồng. Một chợ nhỏ như chợ Tân Hiệp ở phường 2, TP Tuy Hoà cùng có đến trên 5 sạp thịt heo rừng, đồng nghĩa với việc vài con heo rừng đã bị triệt hạ. Có nên duy trì phong tục này khi mỗi dịp Tết đến, hàng tốp thợ săn lại vào rừng để tiêu diệt heo rừng vốn không còn nhiều ở miền Trung?!Sau đây là một số hình ảnh báo điện tử Infonet ghi lại ở chợ Tân Hiệp trong mùng 3 Tết:
    [​IMG]
    Theo quan niệm dân gian, đầu năm ăn miếng thịt heo rừng suốt năm sẽ may mắn?!

    [​IMG]
    Giá mỗi ký thịt heo rừng sáng nay nhảy vọt lên đến 350.000 đồng đến 400.000 đồng
    Theo Xuân Luật
    Infonet

    Thịt heo rừng được giá là tin vui cho các trại heo rừng .
    Tập tục ăn thịt heo rừng đầu năm để cầu may mắn không có gì xấu , vấn đề là nguồn gốc heo rừng từ đâu !
    Nên tăng cường kiểm tra và xử phạt những người săn bắn thú rừng hoang dã . Đồng thời khuyến khích những trang trại chăn nuôi có đăng ký hợp pháp .
    Nhu cầu tiêu thụ thịt heo rừng cũng như các loại thịt rừng khác chính là đầu ra , là động lực cho kinh tế trang trại phát triển ! Không nên cấm , mà nên hướng dẫn các trại nuôi cũng như nhà hàng , quán nhậu và người dân tuân thủ theo pháp luật hiện hành về những loài được phép săn bắn hay chăn nuôi bảo vệ nguồn gien .


    truong soi thích bài này.
  7. ninh_hnpc

    ninh_hnpc Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề này hay, sau 4 năm đi làm nhà nước sắp tới chuyển sang kinh tế trang trại
    nathanmr_84 thích bài này.
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chuyện ảnh: Săn châu chấu làm giàu


    [​IMG]
    Giadinh.net - Nghề “săn” châu chấu đã có ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội) gần chục năm nay. Món “đặc sản” này ngày càng có nhiều thực khách. Cũng vì thế mà giá của nó càng ngày càng tăng. Từ chỗ là một nghề phụ không hấp dẫn lắm thì nay nó đã trở thành nghề chính với nhiều người dân ở Mỹ Đức.
    Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Mỗi kilôgram châu chấu bán buôn có giá từ 25 - 30 nghìn đồng. Một người dân mất khoảng 3 - 4 giờ mỗi đêm có thể bắt được từ 7 – 10 kg. Hiện nay, chỉ riêng xã Lê Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội) cũng xuất khoảng 2 - 3 tấn châu chấu đi các thành thị mỗi ngày; chủ yếu là vào các nhà hàng sang trọng. Người dân thường tranh thủ làm châu chấu vào buổi tối. Thu nhập từ 20-30 nghìn đồng cho khoảng 2-3 tiếng đồng hồ làm việc. Đây là mức thu nhập khá ở nông thôn. Không ngờ loài côn trùng đáng ghét nay lại trở thành món khoái khẩu đặc sản của dân nhậu. Châu chấu trước hết phải qua công đoạn làm sạch. Tại thôn Đức Thụ (Lê Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội) cứ đến tối, nhiều gia đình lại mang châu chấu ra chế biến. Gia đình chị Mạnh ở thôn Đức Thụ, Lê Thanh thu nhập từ châu chấu mỗi tháng cũng được 45 - 50 triệu đồng. Việc chế biến châu chấu cũng nhẹ nhàng nên nhiều em nhỏ cũng làm thêm để có tiền mua sách vở. Mặc dù trông khá ghê nhưng không hiểu sao châu chấu vẫn bán rất chạy. Sau khi chế biến, châu chấu được đóng bao đưa vào trung tâm thành phố phục vụ các nhà hàng. Những người bắt châu chấu thường đi từ lúc cuối chiều cho đến khoảng 10h đêm mới về.
    Thiên Thổ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    Nên chăng nuôi châu chấu để cung cấp cho nhà hàng và nghề nuôi chim kiểng ?
    Thu nhập mỗi tháng 45-50 tr là quá tuyệt vời trong tình hình kinh tế hiện nay . Nếu nuôi được và quản lý cho tốt , đừng để châu chấu lọt thoát ra môi trường thì đây chính là một hướng làm ăn mới giúp nông dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng .
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi chim trĩ đỏ – một vốn nghìn lời



    Hai năm trở lại đây, phong trào nuôi chim trĩ đỏ ở Hà Nam nói chung và TP Phủ Lý nói riêng phát triển rất mạnh. Từ vài hộ chăm nuôi, đến nay toàn tỉnh đã có tới hơn hai mươi hộ gây nuôi chim trĩ. Đây là loài gia cầm có kĩ thuật chăn nuôi đơn giản, nhưng cho giá trị siêu lợi nhuận. Tuy nhiên kinh ngiệm trong chăn nuôi các loài đặc sản cho thấy, muốn giành thắng lợi lớn, phải tranh thủ đầu tư phát triển mô hình vào thời kỳ đầu, tức là khi mới có ít hộ đầu tư chăn nuôi. Và Chim trĩ đỏ hiện nay đang là thời kì khởi điểm phong trào chăn nuôi của một loài đặc sản mới.

    [​IMG]

    Anh Nguyễn Văn Thường ở Tiên Ngoại – Duy Tiên – Hà Nam là một người có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trĩ đỏ, anh đã chia sẻ kinh nghiệm với bà con nông dân của TP Phủ Lý và các địa phương trong toàn Tỉnh như sau: Năm 2008, sau khi đi tham quan mô hình chăn nuôi đặc sản ở các tỉnh bạn đã quyết định đầu tư nuôi chim trĩ đỏ theo quy mô trang trại tập trung. Từ vài chục con, đến nay gia đình anh Thường đã phát triển được trên 500 chim trĩ bố mẹ, trong đó có khoảng 300 chim mái. Bình quân mỗi ngày đàn chim trĩ của gia đình anh Thường đẻ 200 quả trứng. Với giá bán 60 nghìn đồng /quả như hiện nay, doanh thu mỗi ngày của gia đình anh là hơn 10 triệu đồng, vị chi một năm doanh thu từ nuôi chim trĩ của gia đình khoảng 3 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí chăn nuôi chim trĩ rất ít: chúng ăn ít hơn gà, và khả năng kháng bệnh rất tốt. Anh thường cho biết, ngoài bán con giống, anh loại dần những con chim đực để bán thịt thương phẩm. Hiện nay thịt chim trĩ đỏ rất được ưa chuộng. Sản phẩm ra đến đâu, các nhà hàng, khách sạn hoặc các quán chim đến thu mua hết đến đó. Giá chim thịt chim trĩ hiện nay dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg. Trong chăn nuôi chim trĩ sinh sản, tỷ lệ 3 con mái, một con trống là vừa. Những chim trĩ đực thừa, nếu nhốt riêng sẽ giữ được bộ lông rất đẹp. Lông đuôi của chúng thường dài 60 – 80 com. Con đẹp bán cho dân chơi chim cảnh lên đến vài triệu đồng/con. Hiện nay ở Hà Nam đang hình thành khu vực chăn nuôi chim trĩ đỏ tại các huyện Kim Bảng, Duy Tiên, và thành phố Phủ Lý. Tuy nhiên chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khoảng 50 con; số hộ chăn nuôi quy mô trang trại lại không nhiều, do đầu tư nguồn vốn cao.

    Một số thông tin về kĩ thuật chăn nuôi Chim trĩ đỏ

    Chim Trĩ đỏ thường đẻ từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch. Mỗi năm chúng thường đẻ làm hai đợt. Đợt một đẻ khoảng 60 – 70 trứng, sau đó nghỉ thay lông và đẻ tiếp khoảng 30 trứng. Trọng lượng trung bình mỗi con chim trưởng thành khoảng 1,5 đến 1,7 kg. Thời gian sinh trưởng của Chim trĩ đỏ từ lúc nở đến lúc trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng khoảng 8 tháng. Kĩ thuật chăn nuôi chim Trĩ đỏ rất đơn giản: Từ khâu úm con giống, chăm sóc, thời kì đẻ trứng đến cho ăn, uống cơ bản giống như gà. Tuy nhiên do chim trĩ đỏ vốn là động vật hoang giã nên khả năng kháng bệnh và chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc ngiệt rất tốt. Chim trĩ từng có tên trong sách đỏ, và là động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng, do trong thiên nhiên chim trĩ chỉ biết đẻ, mà không có bản năng ấp: Những con chim non chỉ nở thành công khi chim trĩ mẹ đẻ vào ổ một loài chim khác để nhờ ấp. Trong chuyến công tác tại vùng dân tộc, anh Trần Đình Nhơn – một cán bộ lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã mua 1 đôi chim trĩ của đông bào dân tộc về nhà nuôi nhốt làm cảnh. Khi chim đẻ anh đã lấy trứng cho gà ấp và đã thành công. Từ đó phong trào nuôi chim trĩ được duy trì và phát triển mạnh. Ngoài cho gà ấp, trứng chim trĩ có thể ấp bằng lò ấp trứng công nghiệp đạt tỷ lệ cao. Thông thường tỷ lệ ấp trứng chim tại các lò ấp trứng gà, hoặc lò ấp trứng vịt đạt khoảng 85%; tỷ lệ nuôi sống từ lúc mới nở đến lúc trưởng thành đạt khoảng trên 90%. Tuy nhiên để phòng tránh và hạn chế tới mức thấp nhât các rủi ro, người chăn nuôi cần đảm bảo tốt khâu kĩ thuật ( áp dụng như kĩ thuật nuôi gà ). Để phòng chống dịch bệnh, khi chim nở được 5 – 7 ngày tuổi nhỏ vacxin Lasota 3 giọt vào mắt, mũi và miệng. Khi chim 2 tuần tuổi dùng vaccin Gum cho uống. Khi chim ở độ tuổi 2,5 tháng, tiêm vaccin Newcastle. Quá trình chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi không để chim mổ nhau. Bản tính chúng rất hung giữ, và có nguy cơ bị cả đàn xông vào mổ nếu thấy vết thương có máu. Trong quá trình chim mổ nhau, con nào bị thương thì tách riêng biệt, khoảng 4, 5 ngày để chim lành vết thương, sau đó chuyển lại chuồng cũ. . Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, và ấm áp về mùa đông. Nền chuồng rải cát vàng để chúng ăn cát tạo can xi, và giảm công dọn chuồng. Mặc dù ít bị dịch bệnh như gia cầm khác, nhưng để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi chim trĩ, bà con nên chú ý vệ sinh chuồng trại. khoảng 2 tháng dọn chuồng một lần, sau đó rắc vôi bột xuống nền chuồng; dùng thuốc diệt côn trùng ( loại không ảnh hưởng đến người và vật nuôi) để tiêu diệt mò, mát – loài ký sinh trùng thường có ở gia cầm.
    Bà con nông dân muốn tham khảo mô hình chăn nuôi chim trĩ đỏ có thể liên hệ theo địa chỉ: anh La phường Lê Hồng Phong – TP Phủ Lý. ĐT: 0979790076. Anh La cho biết sẽ sẵn lòng cung cấp mọi thông tin về kĩ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi để cùng bà con phát triển loại giống đặc sản mới này.

    Văn Phan
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi chim trĩ đỏ - hứa hẹn nhiều cơ hội lớn

    Thứ sáu - 13/01/2012 08:53

    [​IMG]Ảnh minh họa

    Trong chuyến công tác đi Tiền Giang gần đây, tổ công tác của UBND phường Ninh Giang (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã đưa về 8 con chim trĩ đỏ với kỳ vọng đối tượng nuôi mới này sẽ giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.


    Đàn chim trĩ đỏ này (2 con trống, 6 con mái) được đưa về nuôi tại nhà một nông dân trong phường. Tuy mới nuôi hơn 1 tháng nhưng đàn chim nhanh chóng thích nghi và chóng lớn. Ông Ngô Văn Thạo, người được giao chăm sóc chim trĩ cho biết, lúc đầu, do thay đổi môi trường, vận chuyển xa nên bầy chim tỏ ra rất mệt, cổ yếu, có con xệ cánh nhưng sau khi được chăm sóc kỹ, pha tetraxilin cho uống, cho ăn đầy đủ, sau một tuần chúng đã khỏe và hoạt động tốt, hiện tốc độ lớn so với trước khoảng 40%. Ông Thạo cho rằng, thức ăn của chim trĩ dễ kiếm, gồm cám thực phẩm có sẵn, các loại rau, củ, quả, cỏ, bắp sú, rau muống… Hiện đàn chim trĩ gồm 8 con, 3 ngày sử dụng hết 1kg thức ăn.
    [​IMG]
    Chim trĩ rất giàu dinh dưỡng, được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ trung ích khí, bổ gan thận, chủ trì tỳ vị hư yếu, kém ăn... Theo ông Trần Ngọc Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân phường Ninh Giang, chim trĩ đỏ là loài có tên trong sách đỏ, gần đây được con người thuần hóa và đưa vào nuôi. Tại trại giống Tiền Giang, giá bán của chim trĩ giống là 1 triệu đồng/con. Thịt chim thương phẩm hiện có giá 700 ngàn đồng/kg; trứng 100 ngàn đồng/trứng. Thị trường cung cấp giống lại khan hiếm, chưa đủ nguồn hàng nên giá trị kinh tế của loài chim này rất cao. Trại giống Tiền Giang sẵn sàng nhận nguồn cung cấp sản phẩm từ phía người nuôi.
    Ông Trịnh Xuân Thanh - Chủ tịch UBND phường Ninh Giang cho biết, theo tài liệu, chim trĩ đỏ là đối tượng dễ nuôi, đã được thuần hóa, thị trường đang rộng mở. Vì thế, UBND phường hy vọng đối tượng nuôi mới này có thể giúp ích cho nông dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập. Nếu nuôi thành công sẽ nhân rộng ra đại trà.
    Theo các tài liệu về nuôi chim trĩ, quy trình nuôi loài chim này rất đơn giản, không khác biệt so với nuôi gà, chỉ cần lưu ý một số quy định sau: Chim trĩ đỏ từ 0 - 18 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống đạt 70 - 75%, khó nhất là giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi, thời gian này chim non mới nở nên rất yếu và dễ chết. Do đó, chuồng nuôi cần nhiệt độ cao hơn chuồng gà, khô thoáng, sạch sẽ, kiêng kỵ ẩm ướt, đề phòng dịch bệnh. Người dân có thể dùng mạt cưa, vỏ trấu khô, cát để lót chuồng. Giai đoạn từ 9 - 12 tuần tuổi, chim trĩ bắt đầu thay lông nên có thể phân biệt được trống mái (chim trống lông màu đỏ hung, có khoang trắng ở cổ, chim mái lông màu xám mốc). Giai đoạn này, chim trĩ hay cắn mổ nhau nên người dân cần cắt mỏ cho chim tương tự cắt mỏ cho gà con. Từ 16 - 18 tuần tuổi, chim mái đạt khối lượng 1 - 1,2kg, chim trống đạt 1,3 - 1,5kg, đây là lúc chim trĩ đỏ đã trưởng thành, có thể đem giết thịt hoặc xuất bán.
    Thành phần thức ăn của chim trĩ tương tự thức ăn của gà, gồm ngũ cốc và cám đậm đặc, nhưng giai đoạn 0 - 4 tuần cần tăng nhu cầu protein 23%, sau đó giảm dần, từ 10 ngày tuổi trở lên bổ sung thêm rau xanh. Nhiệt độ, ánh sáng chuồng nuôi cần cao hơn gà, lưu ý chim trĩ rất mẫn cảm với kháng sinh nên chỉ dùng liều lượng thấp so với gà cùng ngày tuổi. Người nuôi cần rào chắn chuồng cẩn thận đề phòng chim bay mất. Một ô chuồng không quá 50 con. Không nên nuôi số lượng lớn vì ảnh hưởng đến chất lượng đàn.
    Chim trĩ đỏ nuôi đến 8 tháng là bắt đầu đẻ trứng, bình quân một chim mái đẻ từ 85 - 95 trứng/năm, cá biệt đến 200 trứng/năm. Thời gian ấp trứng 24 ngày, nhiệt độ khoảng 37,8 - 380C, tỉ lệ nở đạt trên 80%. Chim trĩ đỏ thuộc nhóm động vật thông thường nhưng có nguy cơ tuyệt chủng nên được đưa vào sách đỏ. Việc gây nuôi, nhân đàn cần báo cáo cơ quan Kiểm lâm.
    Chim trĩ đẻ liên tục từ đầu mùa Xuân được 40 - 50 trứng thì nghỉ thay lông, sau đó đẻ tiếp 20 - 30 trứng đến cuối mùa Thu thì ngưng đẻ. Giá trị kinh tế của chim trĩ cao gấp nhiều lần so với nuôi gà (trứng gà 2.000 đồng/trứng, chim trĩ 100.000 đồng/trứng; gà giống 1 ngày tuổi giá 20.000 đồng/con; chim trĩ 1 tháng tuổi giá 250.000 đồng/con). Chim càng lớn, giá trị càng cao nên hứa hẹn nhiều cơ hội cho người nuôi.
    Nguồn tin: Báo Khánh Hòa

    Có ai muốn hợp tác nuôi chim trĩ đỏ với tôi không ?
    Thu nhập siêu lợi nhuận và không nhiều rủi ro như chứng khoán .

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-



Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này