Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

4754 người đang online, trong đó có 392 thành viên. 23:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30339 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Hầu hết các tỷ phú hàng đầu trên thế giới đều làm giàu từ chứng khóan .
    Các tỷ phú VN cũng sở hữu hàng triệu-chục triệu - trăm triệu cổ phiếu ở các công ty hàng đầu.
    Hiện nay mặt bằng giá chứng khóan còn thấp, đây là cơ hội rất lớn để làm giàu ! Hy vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp nhau kinh doanh hiệu quả trên thị trường khốc liệt này !!
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Không lo CPI !!=D>=D>=D>=D>=D>
    =======================
    Đang có dấu hiệu giảm phát?

    CPI tháng 3 đột ngột giảm, chỉ tăng 0,16% so với tháng trước. Trong khi đó, theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP quý đầu năm tăng thấp nhất trong vòng 3 năm qua.


    Đây là dấu hiệu khiến nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, thị trường có biểu hiện giảm phát. Tuy nhiên, Tổ điều hành thị trường trong nước khẳng định: Chưa vội lo, lạm phát giảm là tín hiệu để phục hồi nền kinh tế, giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho DN.


    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=58731

    Không có dấu hiệu “té nước theo mưa”
    Mặc dù trong tháng 3, giá gas tăng phi mã cộng với việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu 10%, nhưng chỉ số CPI của tháng chỉ tăng 0,16% so với tháng 2 và được nhận định là mức tăng thấp nhất trong nhiều tháng qua. Phân tích về rổ hàng hóa, đóng góp vào tốc độ tăng chậm lại của chỉ số CPI tháng 3 là giá lương thực đã giảm 1,21% so với tháng 2 do xuất khẩu (XK) gạo không thuận lợi. Giá thực phẩm giảm 1,25% do nhu cầu tiêu dùng giảm, đặc biệt tâm lý lo ngại về sử dụng hóa chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi ảnh hưởng tới tiêu dùng thịt lợn làm giá lợn hơi giảm trên 10%. Sự giảm giá của 2 mặt hàng lương thực và thực phẩm (chiếm tỉ trọng gần 40% trong rổ hàng hóa tính CPI) khiến CPI giảm sâu.
    Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, do việc chốt giá để tính CPI là ngày 15 hằng tháng nên tác động của việc tăng giá xăng dầu ngày 7.3 chỉ góp phần làm CPI tăng khoảng 0,08%. Bên cạnh đó, giá gas tăng mạnh vào ngày đầu tháng 2 và 1.3, nhưng ngay sau đó, nửa đầu tháng 3, giá gas lại giảm 2 đợt với tổng mức giảm là 20.000 đồng/bình. Mức giá giảm này vẫn quá thấp so với mức tăng, khiến nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, bao gồm chất đốt đã tăng cao nhất, tới 2,31%.
    Tuy nhiên, theo ông Quyền nhận định: Khác với những lần tăng giá trước, liên quan đến các mặt hàng thiết yếu, phản ứng của thị trường thường là tác động dây chuyền, hay còn gọi là “té nước theo mưa”. Ở lần tăng giá này, tác động tăng giá ở vòng 2 không thấy rõ rệt, thậm chí nhiều mặt hàng ăn uống tiêu dùng vẫn giữ ổn định sau hơn nửa tháng tăng giá xăng dầu, cho thấy thị trường còn chịu tác động bởi cung - cầu.
    Trong khi đó, dựa vào tổng mức tiêu dùng dân cư trong tháng 3, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, giảm phát đang có dấu hiệu từ phía cầu. Hiện sức tiêu thụ trong dân cư tăng rất thấp, chỉ bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong tháng 3, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội ước đạt 198.055 tỉ đồng, chỉ tăng 1,18% so với tháng 2. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ 3 tháng đầu năm chỉ còn tăng 5% so với cùng kỳ 2011, đây là mức tăng thấp so với mức tăng trên 10% trong vài năm trở lại đây (trừ năm 2009).
    Có hay không giảm phát?
    Hiện đang có 2 luồng ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan quản lý. Trong khi các chuyên gia đều nhận định cho rằng, dấu hiệu giảm phát sẽ là hiện thực trong nay mai thì Tổ điều hành thị trường trong nước cho rằng, vẫn cần theo dõi diễn biến thị trường thêm một thời gian nữa. Việc giảm lạm phát cũng là tín hiệu cho thấy các biện pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã phát huy tác dụng, đồng thời là tiền đề cho việc giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho DN.
    Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, Bộ Công Thương cũng cho biết, sản xuất công nghiệp đang gặp phải những khó khăn ở cả thị trường trong nước lẫn thị trường XK khiến việc tiêu thụ sản phẩm bị đình đốn. Đã có hiện tượng tồn kho lớn, trong khi nhiều DN đã tìm mọi biện pháp khuyến mãi, giảm giá bán, tăng tiêu thụ để giảm tồn kho. Nhiều mặt hàng XK chủ lực như dệt may, da giày cũng gặp khó khăn do thiếu đơn hàng tiêu thụ. Do giá cả vẫn được xem là ở mức cao so với mặt bằng thu nhập của người dân, và bởi nhiều mặt hàng như xăng dầu, gas liên tục tăng cao khiến người dân đều có tâm lý thắt chặt chi tiêu, hoặc chuyển qua sử dụng những sản phẩm ít tốn tiền hơn chính là nguyên nhân Mức tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, nhất là hàng cao cấp trên thị trường đã giảm xuống rõ rệt.
    Các thành viên Tổ điều hành thị trường dự báo, trong tháng 4, giá một số hàng hóa, nhất là cước vận tải sẽ điều chỉnh tăng do tác động tăng giá xăng dầu vòng 2. Tuy nhiên, do nhu cầu vận tải đã bão hòa, sức mua thấp nên theo quy luật các doanh nghiệp cũng chỉ điều chỉnh tăng nhẹ.
    Hiện nay đã có thông tin, một số nhà cung cấp đang kiến nghị các siêu thị tăng 3-4% giá bán; giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tăng từ 15.4; trong khi giá lương thực đang phục hồi, tác động của tỉ giá ngoại tệ đang tăng từ cuối tháng 3; nhu cầu hàng hóa, dịch vụ tăng vào cuối tháng trong dịp nghỉ lễ 30.4- 1.5... sẽ là những yếu tố tác động làm tăng CPI.
    Ngược lại, một số nhận định cho rằng, vẫn có những yếu tố làm giảm CPI, như nguồn cung lương thực, thực phẩm vẫn khá dồi dào, giá gas theo quy luật trong tháng 4 sẽ giảm sâu, một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép, ximăng, thức ăn chăn nuôi, đường kính, thuốc chữa bệnh... giá tiếp tục ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ. Vì thế trong tháng 4, chỉ số CPI cũng sẽ không tăng mạnh, ở mức ổn định và chưa diễn biến nguy cơ giảm phát.
    Hồng Quân
    lao động

  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Có tiền dư dả cứ gom dần CP vào !!! Chờ thời ....[r2)][r2)][r2)][r2)]

    Quỹ ngoại: Chờ tín hiệu chắc chắn để đổ vốn

    Việc các quỹ ngoại chực chờ đổ vốn vào thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là điều vẫn được nhắc nhiều từ đầu năm tới nay, nhưng chính xác khi nào những quỹ này giải ngân và giải ngân như thế nào vẫn là điều mà chính bản thân các quỹ cũng đang chờ đợi.


    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=58733
    Một số Cty chứng khoán (CTCK) lớn, trong đó có CTCK Sài Gòn (SSI), đều cho biết lượng khách hàng tổ chức nước ngoài đặt vấn đề mở tài khoản giao dịch đã có biến chuyển tích cực rõ rệt. Những khách hàng đã bỏ thị trường một thời gian dài đã quay lại, những khách hàng mới cũng đã xuất hiện.
    Giám đốc một trong những CTCK nói trên cho biết, có khoảng 10 khách hàng như vậy “giục” Cty mở tài khoản hoặc tái kích hoạt tài khoản cho họ từ đầu năm tới nay. Một phần lớn trong số này đến từ Mỹ hay Châu Âu chứ không chỉ là các khu vực “truyền thống” như Singapore hay Hồng Kông. Theo đó, lượng khách ở những Cty có sở trường về khách hàng tổ chức nước ngoài như SSI hay CTCK TPHCM có thể còn lớn hơn đáng kể.
    Thực tế khá nhiều quỹ nước ngoài đã suy nghĩ nghiêm túc về việc tái đổ vốn vào TTCK Việt Nam, trong số đó có những quỹ đã lên kế hoạch cụ thể. Nhưng những quỹ mạnh dạn công khai kế hoạch nhất cũng có chung một câu trả lời về việc giải ngân của mình: Đợi tín hiệu vĩ mô trở nên chắc chắn hơn.
    Tập đoàn Capital Partners của Nhật Bản, nằm trong số những tổ chức của Nhật đổ vốn đầu tư nhiều nhất vào TTCK Việt Nam cho tới nay, tiết lộ tuần trước về ý định tăng gấp đôi số vốn đầu tư vào Việt Nam – từ 300 triệu USD hiện tại lên 600 triệu USD trong năm 2012 thông qua các quỹ đầu tư trong nước. Số vốn này thậm chí có thể tăng lên 1 tỉ USD trong những năm tới. Theo ông Lê Thế Bình - Giám đốc Cty TNHH Capital Partness Việt Nam - quỹ này đang lên kế hoạch để gọi vốn đầu tư vào các DN sản xuất thuộc ngành nghề thực phẩm và đồ uống, khách sạn, bệnh viện, với số vốn đầu tư cho mỗi thương vụ có thể lên tới 2.000 tỉ đồng (khoảng 100 triệu USD).
    Nhưng những kế hoạch nói trên sẽ chỉ được thực thi “nếu điều kiện thuận lợi,” ông Bình nhấn mạnh. Cho dù lạm phát đã giảm nhiệt, tỉ giá có dấu hiệu tích cực, nhưng những trở ngại trong mắt các nhà đầu tư Nhật vẫn còn tương đối lớn.
    “Lạm phát ở Việt Nam đã cao một cách bất thường trở thành vấn đề nhức nhối trong suốt nhiều năm, và vấn đề đó mới chỉ được cải thiện từ vài tháng gần đây” - ông Bình nói.
    Trong khi đó, cũng theo ông Bình, những vấn đề căn bản như thâm hụt thương mại vẫn còn đó, khi mà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh để hoàn toàn cải thiện tình hình này.
    “Quá trình cải thiện phải dài hơn nữa, đủ để có thể thuyết phục các NĐT Nhật” - ông Bình nói.
    Một quỹ khác, Lotus - Mekong River Equity, cũng gọi vốn từ các NĐT Nhật đầu tư vào TTCKVN cũng cho biết, lượng NĐT Nhật quay lại giải ngân trong mấy tháng cũng chỉ ở mức “vừa phải” - ông Nguyễn Đức Tài, CEO của Cty quản lý quỹ Lotus Investment Management Company (LotusIMC) cho biết.
    Mặc dù Lotus là một trong những trường hợp hiếm hoi báo lãi sau cơn khốn đốn của TTCK Việt Nam năm ngoái, và cơ hội để mua các tài sản giá rẻ trên thị trường đang rất lớn, cuộc lao dốc của Việt Nam năm ngoái vẫn còn khiến NĐT Nhật lo ngại, ông Tài lý giải.
    Ông Tài chia sẻ, trên sàn niêm yết đang thiếu dần những DN tốt. Trong khi những DN mới chưa xuất hiện, room tại các DN “mạnh khỏe” như Vinamilk hay FPT lại đang cạn dần. “Chúng tôi lại cần những DN tốt chứ không phải là thị trường tăng điểm” - ông Tài nói.
    Khi mà nền kinh tế mới chỉ có dấu hiệu tích cực, và những mối quan ngại lớn của kinh tế như lạm phát, tỉ giá và sức khỏe của DN vẫn còn đó, những người trong cuộc đều đang đợi chờ một sự “đảo chiều” thực sự của nền kinh tế vào nửa cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Những người quan sát dự báo khi đó mới là thời điểm các quỹ nước ngoài thực sự “nhập cuộc” vào TTCK, đóng vai trò nguồn lực cho thị trường thay vì chủ yếu là NĐT cá nhân như hiện tại.
    “Các quỹ lập kế hoạch đổ vốn vào Việt Nam thì nhiều, nhưng quan trọng là bao giờ họ thực sự giải ngân và giải ngân bao nhiêu. Họ có thể dự kiến những kế hoạch đổ vốn khủng, nhưng quá trình giải ngân thực sự còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố” - GĐ CTCK nói trên nhận xét.
    Quang Minh
    lao động

  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

    Chuyên gia Mỹ đề cao 8 điểm của VN tham gia WTO

    Chiều 29/3, tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington (Mỹ), ông Sherman Katz, cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Tổng thống và Quốc hội, đã có bài thuyết trình trước các học giả và chuyên gia thương mại về việc Việt Nam vận dụng sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như hội nhập thương mại quốc tế để phát triển mọi mặt của đất nước, coi đây là hình mẫu thành công cho nhiều quốc gia khác.

    Với chủ đề “Các vận dụng tốt nhất việc gia nhập WTO của Việt Nam,” ông Sherman Katz nêu tám điểm tích cực mà Việt Nam đã chủ động thực hiện khi gia nhập WTO.
    Theo ông Sherman Katz, điểm đầu tiên là quyết định chiến lược của các nhà lãnh đạo Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới trong bối cảnh Việt Nam đang có những khó khăn về kinh tế của những năm 1990. Ông cho rằng Việt Nam đã thực hiện một “cuộc cách mạng” khi cùng lúc xin gia nhập WTO, gia nhập ASEAN, mở quan hệ với Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và quan hệ thương mại với nhiều nước, trong đó có đàm phán Hiệp định Thương mại song phương (BTA) với Mỹ. Ông Sherman Katz khẳng định chính sự cam kết về chính trị của các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước đã khiến Việt Nam chuẩn bị tốt cho việc gia nhập WTO.
    Điểm thứ hai là sự tự đào tạo của Việt Nam về thương mại quốc tế trong suốt quá trình hội nhập, mà điển hình là các cuộc đàm phán BTA với Mỹ và gia nhập WTO. Sự kết hợp giữa WTO và phát triển của Việt Nam là điểm tích cực thứ ba.
    Theo ông Sherman Katz, Việt Nam đã có quyết định hết sức đúng đắn là sử dụng các thỏa thuận thương mại làm nhân tố dẫn đường và xúc tác cho việc hiện đại hóa một cách có hệ thống chính sách kinh tế và pháp luật. Chuyên gia này cho biết từ năm 2001-2007, Việt Nam đã thông qua 93 văn bản luật mới dựa trên sự đồng thuận về hội nhập quốc tế, trong đó có luật doanh nghiệp, luật đầu tư... cùng với sự minh bạch ngày càng cải thiện của hệ thống luật pháp, sự độc lập của tòa án.
    Đánh giá về việc sử dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài, ông Sherman Katz cho rằng đây là điểm sáng thứ tư của Việt Nam. Ông nói: “Chính phủ Việt Nam nhận thấy sự hạn chế về nguồn lực và kiến thức sẽ khiến việc thực hiện các mục tiêu cải cách là rất khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, " ông cho biết Nhật Bản và Australia coi Việt Nam là điển hình về việc sử dụng tốt nhất nguồn vốn ODA.
    Điểm thứ năm ông Sherman Katz nhấn mạnh là việc Việt Nam đã sử dụng tốt sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế giúp cho khối tư nhân sẵn sàng tham gia sân chơi WTO, thông qua các cuộc hội thảo, tiếp cận và đào tạo. Điển hình là chương trình xây dựng năng lực về tiêu chuẩn do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) trợ giúp, hay chương trình thúc đẩy xuất khẩu do các nước Thụy Điển và Thụy Sĩ hỗ trợ. Về điểm này, luật sư Sherman Katz đã nêu ra ba bài học của Việt Nam có thể áp dụng cho các nước khác.
    Theo ông Sherman Katz, sự tham gia, đóng góp ý kiến của doanh nghiệp vào các cuộc đàm phán thương mại và cải cách luật pháp trong nước là một điểm tiến bộ của Việt Nam.
    Điểm thứ bảy là việc tăng cường vai trò của Quốc hội, trong đó Quốc hội đã có sức ép rất mạnh đến việc nâng cao năng lực xây dựng pháp luật để luật Việt Nam phù hợp với WTO, các đại biểu Quốc hội thường xuyên được cập nhật tình hình đàm phán và nội dung đàm phán.
    Cuối cùng là việc chuẩn bị cho WTO của các tỉnh, thành phố. Chính phủ đã yêu cầu các tỉnh phải có kế hoạch hành động riêng và báo cáo kết quả lên Thủ tướng. Nghiên cứu thực tế của ông Sherman Katz tại tỉnh Hải Dương đã cho thấy đây là một điểm mang lại hiệu quả rất tốt.
    Kết luận bài thuyết trình, luật sư Sherman Katz nói rằng ông rất muốn chia sẻ câu chuyện của Việt Nam với các nước sắp gia nhập hoặc mới gia nhập WTO. Ông trích lời của Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy nói rằng "trong WTO, khi mọi người nỗ lực sẽ mang lại kết quả tốt, và Việt Nam là một điển hình của điều này”./.
    vietnam+





  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Mở chủ đề chứng khoán thì bác nên để ở trang chính sẽ có nhiều người tham gia hơn .[};-
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Kệ đi ! ở đây dễ tìm hơn !!!:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Út mừng nhà mới anh @tridunghtvc mới xây ạ .

    [​IMG]
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Chúc ngày giổ Tổ Hùng Vương vui vẻ - may mắn !!![r2)][r2)][r2)]
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Giá gas sẽ giảm 40.000 đồng/bình

    Sau khi tăng mạnh vào đầu tháng 3 vừa qua, giá gas thế giới sau đó đã quay đầu giảm mạnh. Theo các công ty kinh doanh gas tại TPHCM tính đến thời điểm này, giá gas đã giảm tổng cộng khoảng 160 USD/tấn so với giá CP giao hồi đầu tháng 3.


    Cụ thể, giá gas thế giới giao tháng 4 sẽ giảm xuống còn 1.045 USD/tấn. Với mức giảm trên, tính ra giá gas bán lẻ trong nước sẽ giảm khoảng 40.000 đồng/bình 12 kg, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ còn khoảng 420.000 đồng/bình 12 kg (giá bán lẻ mới sẽ được áp dụng từ ngày 1- 4).
    Theo giới chuyên môn, sở dĩ giá gas thế giới giảm mạnh là do nhu cầu sử dụng gas tại nhiều nước đang giảm (đã hết mùa đông nên không còn nhu cầu dùng gas để làm chất đốt sưởi ấm).
    Hồi đầu tháng 3, giá gas thế giới tăng cao, kéo theo giá bán lẻ trong nước tăng mạnh lên 477.000 đồng/bình 12 kg.
    N.Hải
    Người lao động
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Chúc mừng chủ thớt @tridunghtvc =D>=D>=D>
    Một chủ đề bổ ích thiết thực !

    Tặng chủ thớt những đóa hồng tím với lời chúc sức khỏe và phát tài !

    [​IMG]


Chia sẻ trang này