Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t2)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 03/06/2012.

3712 người đang online, trong đó có 282 thành viên. 18:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32091 lượt đọc và 988 bài trả lời
  1. tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    EU sắp đưa ra gói giải cứu trị giá 620 tỉ USD

    (TNO) Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét thông qua quỹ giải cứu tài chính khổng lồ trị giá 620 tỉ USD vào ngày 9.7 sắp tới, theo lời một quan chức giấu tên của EU.

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=62857Liên minh châu Âu sắp đưa ra gói giải cứu tài chính mới nhằm ngăn đà lây lan của cơn khủng hoảng nợ công tại khu vực này.
    Liên minh châu Âu sắp đưa ra gói giải cứu tài chính mới nhằm ngăn đà lây lan của cơn khủng hoảng nợ công tại khu vực này - Ảnh: Reuters
    Bloomberg đưa tin quỹ giải cứu có tên gọi Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) cần được sự phê duyệt của quốc hội 17 nước thành viên thuộc eurozone.
    Trong khi 90% trị giá của quỹ này chưa được các nước trên thông qua, thì các quan chức thuộc Liên minh châu Âu sẽ phải dựa vào Quỹ bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF), vốn đang có sẵn một lượng tiền trị giá 240 tỉ euro.
    Được biết, Cơ chế bình ổn châu Âu là phần quan trọng nhất của “bức tường lửa”, có tổng trị giá 1.000 tỉ USD mà châu Âu lập ra để ngăn chặn đà lây lan của cơn khủng hoảng nợ công, vốn đang khiến thị trường tài chính trong khu vực chao đảo.
    Giới phân tích nhận định, việc ban hành ESM cho thấy khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu có đủ khả năng đưa ra thêm các gói viện trợ tài chính trong tương lai.
    Trong suốt hai tháng qua, đồng euro đã giảm 6,8% giá trị so với đồng USD , xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm trở lại đây, do nhà đầu tư lo ngại eurozone sẽ tan rã.
    Hoàng Uy
    Thanh niên

    _$(".tooltip1").qtip({ content: "This is an active list element", show: "mouseover", hide: "mouseout", style: { name: 'light', tip: true } , position: { corner: { target: 'topMiddle', tooltip: 'bottomMiddle' } } }) ​
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Khống chế “room” ngân hàng ngoại: Không còn phù hợp

    Thông báo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc nới room cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư nước ngoài. Nhiều ý kiến cho rằng, việc khống chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của ngân hàng nước ngoài hiện không còn phù hợp.


    Ông Sumit Dutta, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, việc Chính phủ xem xét tăng tỷ lệ sở hữu với ngân hàng nước ngoài không chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài thâm nhập nhanh hơn thị trường Viêt Nam, mà còn giúp Việt Nam giảm áp lực tài chính trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất hiện nay khi rót vốn vào lĩnh vực ngân hàng là, liệu họ có được nắm giữ tỷ lệ sở hữu cổ phần ở mức mà qua đó, có thể nắm được quyền điều hành các tổ chức này hay không. Bởi một khi nắm được quyền điều hành, ngân hàng nước ngoài mới có thể cải tổ lại ngân hàng đó.
    Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) vừa qua, ông Louis Taylor, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered Việt Nam cũng hoan nghênh chủ trương của NHNN trong việc cho phép ngân hàng nước ngoài tham gia quá trình tái cơ cấu ngân hàng ở Việt Nam. Song ông Louis Taylor khuyến nghị, NHNN cần nêu rõ phương thức mà các ngân hàng nước ngoài có thể tham gia, đặc biệt là giới hạn tỷ lệ cổ phần sở hữu, thời điểm được tăng tỷ lệ cổ phần. “Việc này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đầu tư vào ngân hàng Việt Nam và giúp thay đổi ngân hàng Việt Nam theo đúng mục đích của NHNN”, ông Louis Taylor khẳng định.
    Về vấn đề này, Phó thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, NHNN đang nghiên cứu, bổ sung và trình Chính phủ Dự thảo thay thế Nghị định 69/2007/NĐ-CP quy định về tổ chức nước ngoài góp vốn, mua cổ phần. Nghị định này khi ban hành sẽ tạo khuôn khổ hành lang pháp lý rõ ràng cho nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn vào các tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
    Hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang rất hồi hộp theo dõi tỷ lệ này được nới lên ở mức bao nhiêu. Tổng giám đốc một ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam cho biết, ngân hàng ông chỉ đầu tư vào ngân hàng nội nếu được mua cổ phần với tỷ lệ chi phối.
    Tuy nhiên, cũng có một số nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, tỷ lệ sở hữu cổ phần không quan trọng. NHNN có thể giữ nguyên giới hạn sở hữu cổ phần 20%, nhưng phải cho ngân hàng ngoại quyền chi phối trong điều hành.
    “Điều quan trọng nhất mà một nhà đầu tư nước ngoài mong muốn khi đầu tư vào ngân hàng Việt Nam không hẳn chỉ ở tỷ lệ sở hữu cổ phần, mà là quyền chi phối. Họ có thể chỉ sở hữu 20-30% cổ phần, nhưng phải có quyền chi phối trong điều hành ngân hàng đó. Chúng tôi đã đầu tư vào Eximbank và sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng nếu có cơ hội”, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành quản lý đầu tư, Công ty Quản lý quỹ đầu tư VinaCapital cho biết.
    Trong khi đó, các ngân hàng nội cũng không còn e ngại trong cuộc cạnh tranh với ngân hàng ngoại trên sân nhà. Ông Chu Việt Cường, cố vấn HĐQT Ngân hàng HDBank, từng là Giám đốc Ngân hàng ANZ tại Việt Nam đưa ra quan điểm: “Giai đoạn trước năm 2009, việc hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của ngân hàng nước ngoài là tốt, giúp ngân hàng trong nước vừa tận dụng được yếu tố công nghệ, quản trị, vốn của ngân hàng nước ngoài, vừa đảm bảo ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, trong điều kiện hội nhập quốc tế, tôi cho rằng, việc mở room cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam là tất yếu. Hơn nữa, các ngân hàng trong nước đã phát triển khá tốt về công nghệ, nguồn vốn, nên sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài sẽ làm gia tăng giá trị cộng hưởng”.
    Trường hợp ngân hàng ngoại thôn tính, đè bẹp ngân hàng nội đã không xảy ra như dự báo 5 năm trước, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường. Ngược lại, mối lương duyên nội - ngoại thời gian qua diễn ra khá tốt đẹp và phần lợi dường như đang nghiêng về phía ngân hàng nội. Nếu NHNN nới room cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài, chắc chắn, thời gian tới, các thương vụ mua bán, sáp nhập giữa đối tác nội và ngoại trong lĩnh vực ngân hàng sẽ bùng nổ.
    Thùy Liên
    đầu tư
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Ngành Ngân hàng chú ý MBB có Viettel chống lưng , quá khỏe ! các chỉ số đều tốt hơn các NH khác , hệ số an toàn cao, nợ xấu thấp !!![r2)][r2)][r2)]
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    [};-[};-[};-[};-[};-
    [rose][rose][rose][rose][rose][rose][rose]​
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Mừng nhà mới, đón sóng.....
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Út chúc mừng anh xây nhà mới ạ
    Chúc tất cả các anh chị trong nhà mình trading thắng lợi , hạnh phúc ạ


    [};-[r32)][};-[r32)][};-[r32)][};-[r32)][};-[r32)][};-​

Chia sẻ trang này