Noi gương bà Triệu Thị Trinh anh hùng !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 28/12/2011.

2776 người đang online, trong đó có 25 thành viên. 04:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2226 lượt đọc và 39 bài trả lời
  1. tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi bà về việc chồng con, Bà Triệu Thị Trinh nói:
    "Tôi chỉ muốn cỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ , chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn , cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người !"
    Từ thời xa xưa dân ta đã khẳng định chủ quyền biển Đông , hà cớ gì bây giờ còn tranh cãi !
    Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kìnhbiển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>
    :-bd:-bd:-bd:-bd

  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Con cháu noi gương bà ! =D>=D>=D>=D>


    'Vươn ra biển Đông làm giàu đánh thắng'

    28/12/2011 11:05 (6 giờ trước) - Đã có 2713 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Bài viết của đại tá Nguyễn Xuân Bình - trợ lý của Đại tướng Nguyễn Quyết - về những tình cảm đặc biệt mà Đại tướng dành cho quân và dân biển đảo.


    Tag: quân khu, đại tướng, hải phòng, hồ chí minh, ninh bình, nguyễn văn cường, cát bà, trường sa, kim sơn, nguyễn xuân bình, nước *****************, cát hải, bạch long vĩ, cồn thoi, nguyễn quyết, tướng, vươn ra, đánh thắng
    Biển đảo quê hương luôn nhận được tình cảm, sự quan tâm của đồng bào. Nhưng để biển đảo ngày càng giàu hơn, mạnh hơn luôn là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Ngay sau ngày đất nước thống nhất, Đại tướng Nguyễn Quyết đã phát động phong trào “Vươn ra biển Đông làm giàu đánh thắng”. 35 năm đã trôi qua, nhưng nội dung phong trào vẫn vẹn nguyên giá trị.

    Năm 1976, Đại tướng Nguyễn Quyết khi đó là Chính ủy Quân khu 3, đã phát động một phong trào đầy tính nhân văn là vươn ra biển Đông làm giàu đánh thắng. Lời nói đi đôi với việc làm, những năm tháng sau đó, với cương vị là Chính ủy, rồi Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân khu 3, ông đã cùng quân và dân Quân khu 3 khắc phục mọi khó khăn lấn biển ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà-Nam-Ninh.

    Cả quân khu làm được 55.468ha. Riêng ở Cồn Thoi, Ninh Bình ngày nay được 1.932ha. Trong đó, con đường ra bán đảo Đình Vũ, đường xuyên đảo Cát Hải, Cát Bà, Hải Phòng đã được chuyên gia Nga của Tổng cục Chính trị là Sâychencô khẳng định những việc làm trên là thần thoại ngoài tầm nhìn chiến lược biển đảo.

    [​IMG] Đại tướng Nguyễn Quyết nói chuyện với quân và dân đảo Trường Sa tháng 5/1989.
    Suốt cuộc đời binh nghiệp, ông luôn quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của quân và dân biển đảo. Trong những dịp tết, ông thường xuyên đi chúc tết quân và dân vùng đảo Đông Bắc, Cát Bà, Cát Hải và Bạch Long Vĩ... Với trái tim nhiệt huyết kết hợp với chiến lược trước mắt và lâu dài, ông đã xây dựng các đơn vị biển đảo thành các pháo đài chiến đấu, kết hợp với nuôi trồng thủy - hải sản và kinh tế với quốc phòng, mang lại lợi nhuận và giữ vững an ninh chủ quyền.

    Năm 1986, trên cương vị là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; là người đứng đầu công tác Đảng, công tác tư tưởng chính trị trong toàn quân, với trí tuệ và tầm nhìn chiến lược, đặc biệt với kinh nghiệm thành công ở Quân khu 3, ông tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các phong trào vươn ra biển Đông làm giàu đánh thắng.

    Tháng 5/1989, Đại tướng đi thăm quân và dân trên các đảo ở Trường Sa. Là cán bộ đầy tâm huyết với biển đảo, ông thấu hiểu những khó khăn lúc bấy giờ và có những quyết sách đầy tính lịch sử. Trong những quyết sách đó, khẩu hiệu nổi tiếng: “...Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước” ra đời. Ngay trong chuyến công tác này, Đại tướng đã có nhiều quyết định thực tiễn tháo gỡ những khó khăn, thiếu thốn của quân và dân trên đảo. Chính những quyết sách kịp thời đó đã động viên khích lệ rất lớn, thúc đẩy mọi miền biển đảo Việt Nam chuyển biến sâu sắc.

    Tháng 7/2008, dù đã gần 90 tuổi, Đại tướng Nguyễn Quyết vẫn quyết tâm trở lại vùng biển Kim Sơn - Cồn Thoi để xem lại vùng đất mà ông và quân dân Quân khu 3 đã thực hiện lấn biển năm nào. Đúng như mong đợi, vùng đất được khai hoang lấn biển năm nào giờ mang lại tiềm năng và sự phát triển vượt bậc.

    Ông Nguyễn Văn Cường – Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn, Ninh Bình - xúc động cảm ơn việc làm của Đại tướng khi là Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân khu 3. Quân khu 3 đã làm tất cả vì quân và dân. Quân và dân huyện Kim Sơn, Ninh Bình mãi mãi ghi ơn sự nghiệp cao cả đó. Ông đã vận dụng sáng tạo lời dạy của Bác Hồ là chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Không phải ở Kim Sơn mà trên mọi miền đất nước, dù ở biên giới, hải đảo, thời chiến hay hòa bình, ông vẫn một mực nói và làm với đích là quân dân hạnh phúc.

    Ngày 28/4/2007, Đại tướng Nguyễn Quyết đã được ************* ***************** trao tặng Huân chương Sao Vàng và nhấn mạnh, ông đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hoàn thành trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, ông đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ông là người luôn vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối vào thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất.

    Phong trào “Vươn ra biển Đông làm giàu đánh thắng”, giữ vững chủ quyền biển đảo, xây dựng kinh tế gắn với quốc phòng an ninh, tạo sự đồng thuận trong hành trình tiến ra biển, làm chủ biển của ông đã được quân dân biển đảo tiếp tục thực hiện, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.



    Theo quocphong.baodatviet.vn



  3. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Mời các anh em @namson67 @hoatimbanglang @ptkh @TALATA @phuongxa20 @mautimhoasim @phuonglinh02 @ndl_70 @Tugan @Thai_Duong @Nuhoangtuyet @Mr.Miss @Gongrom
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  5. phuonglinh02

    phuonglinh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2010
    Đã được thích:
    1.955
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có cái thân tui
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Biển Đông không thể chia hai.[r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
    Tình Anh & Tím chẳng phai bao giờ ![r32)][r32)][r32)][r32)]
    ( Khẳng định chủ quyền kái đã :)))
    [:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p]
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Bằng lang hoa tím ới ời !!![r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Đòi ngang hàng với Mẽo à ??? =))=))=))=))
    Tàu ngầm Trung Quốc 'ồn không thể tưởng tượng'

    29/12/2011 09:23 (6 giờ trước) - Đã có 2738 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Một đánh giá và phân tích mới nhất của Mỹ về Hải quân Trung Quốc cho thấy, các tàu ngầm nội địa của nước này hoạt động "ồn" hơn họ tưởng tượng.


    Tag: hải quân, tàu ngầm, nội địa, dễ chịu, trung quốc, Đông Bắc Á, tây thái bình dương, đông nhưng không mạnh, ồn không thể tưởng tượng, ồn hơn
    (ĐVO) Tờ Wired (Mỹ) vừa đăng một bài báo của tác giả David Axe, trích dẫn lời chuyên gia Hải quân Mỹ đánh giá các tàu ngầm mới nhất của Trung Quốc.

    Dưới đây là nội dung bài viết:

    Hải quân Mỹ có những thông tin tốt lành và cả những thông tin xấu khi đánh giá các tàu ngầm đang được hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc.

    Một mặt, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang sở hữu số lượng khoảng 60 tàu ngầm cho nhiệm vụ tuần tra, sẵn sàng chiến đấu. Tín hiệu cho thấy, Trung Quốc tăng cường phát triển Hải quân và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng biển Tây Thái Bình Dương, nơi mà các tàu ngầm Mỹ ít xuất hiện.

    Mặt khác, hoạt động sôi nổi của lực lượng này cung cấp cho các Mỹ nhiều cơ hội theo dõi từ và kiểm tra độ ồn của các tàu ngầm PLAN. Khi tiến hành phân tích, Hải quân Mỹ đã hết sức ngạc nhiên khi khám phá ra rằng các tàu ngầm Trung Quốc “ồn không thể tưởng tượng được”, trái ngược hoàn toàn so với các dự đoán trước đó.

    Những tiếng ồn này được ví là sự cân bằng sức mạnh có hạn của PLAN ở Thái Bình Dương. Nói một cách khác, chất lượng của các tàu ngầm này làm cho Washington "dễ chịu" hơn khi phải đối mặt với số lượng của chúng.

    >> Tàu ngầm Nga ồn hơn tàu ngầm Trung Quốc 8 lần?

    'Đông nhưng không mạnh'

    Vào năm 2007, các tàu ngầm diesel – điện và một số ít tàu ngầm hạt nhân hiện đại khác của Trung Quốc chỉ được kết hợp tuần tra một vài tuần trong năm.

    Hai năm trước đó (năm 2005), không có một tàu ngầm nào của Bắc Kinh tuần tra dưới biển. Trong nhiều năm, phần lớn các tàu ngầm của PLAN vẫn nằm tại các căn cứ hải quân, phải nằm chờ đợi sửa chữa, khắc phục…do các vấn đề về máy móc và thiếu một đội chuyên môn huấn luyện đầy đủ.
    [​IMG] Số lượng tàu ngầm mới của Trung Quốc đang gia tăng về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả. Trong ảnh là một căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc.
    Hải quân Mỹ có thể sử dụng các sonar để theo dõi các tàu ngầm bằng âm thanh mà chúng phát ra. Một tàu ngầm sẽ dễ dàng bị phát hiện và tiêu diệt khi di chuyển.

    Tuy nhiên, trong một quãng thời gian dài, các tàu ngầm của PLAN vẫn nằm yên một chỗ. Vì vậy mà các máy bay do thám, các tàu giám sát và tàu ngầm của Hải quân Mỹ có ít cơ hội để đánh giá khả năng hoạt động dưới biển của chúng.
    Sự im ắng từ năm 2009 trở về trước khiến giới tình báo Mỹ buộc phải đánh giá tàu ngầm Trung Quốc bằng các dự đoán. Ví dụ, các tàu ngầm mới nhất của PLAN thua các tàu ngầm Nga 10 năm - và có khả năng đi sau Mỹ tới 20 năm về công nghệ dưới biển. Tuy nhiên, "trong trường hợp như vậy, các nhận định hết sức chủ quan”, một nhà phân tích giấu tên của Hải quân Mỹ nhận xét.

    Hiện nay tàu ngầm Trung Quốc được triển khai tuần tra liên tục. “Trong một hoặc hai năm qua (2009 – 2010), Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các tàu ngầm diesel thường xuyên hơn, chủ yếu ở vùng biển gần Philippines”, vị chuyên gia cho biết.

    >> Tàu ngầm Trung Quốc theo dõi Mỹ - Phillippines tập trận

    Nhờ đó, các dữ liệu quan trọng và nhiều hơn đang được Hải quân Mỹ nắm giữ. Với các thông tin dữ liệu đó, Hải quân đã tiến hành một cuộc họp đánh giá về các tàu ngầm của PLAN.

    Bất ngờ lớn

    Ngoài 12 tàu ngầm lớp Kilo mua được từ Nga, các tàu ngầm mới của Trung Quốc có thể bị phát hiện ở những thứ được biết đến như là “một vùng hội tụ sóng âm” trong một vành đai khoảng chừng 25 dặm từ một tàu ngầm dưới nước.

    Trong suốt cuộc chiến tranh lạnh, Hải quân Mỹ luôn bố trí các tàu ngầm của mình ở cách nhau 25 dặm, và tạo thành một mạng lưới tàu ngầm dày đặc để phát hiện các tàu ngầm của Liên Xô. Với việc chế tạo ra các loại tàu ngầm diesel thế hệ mới nhất và chạy rất “êm” của Nga vào những năm 1990, người Mỹ cho rằng việc bố trí các tàu ngầm như trước không khả thi nữa.

    Nhưng giờ đây họ đã khám phá ra rằng các tàu ngầm do Trung Quốc tự chế thậm chí còn “ồn hơn” cả tàu ngầm đã 20 năm tuổi của Nga. Rõ ràng chúng (các tàu ngầm Mỹ)đã lần đầu tiên phát hiện ra vùng hội tụ của các tàu ngầm Trung Quốc và thực hiện giám sát, chuyên gia phân tích tiết lộ.

    Giả sử với các thiết kế tàu ngầm hiện tại của Trung Quốc, tàu ngầm Mỹ sẽ nhanh chóng đánh bại các tàu ngầm PLAN trong bất kỳ cuộc chiến tranh tiềm năm nào trong tương lai – giúp dọn đường cho tàu sân bay Mỹ tấn công các mục tiêu trên đất liền.

    Bí mật về tiếng ồn của tàu ngầm PLAN có thể dẫn đến việc tính toán lại cán cân cân bằng sức mạnh Hải quân ở Thái Bình Dương.

    Hải quân Mỹ đã thấy yên tâm hơn vì công nghệ tàu ngầm của họ vẫn giữ khoảng cách với PLAN ngay cả sau khi Trung Quốc tăng cường số lượng tàu ngầm mới trong thời gian gần đây. Các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc trở nên thường xuyên hơn, phạm vi rộng hơn và ồn ào hơn. Chuyên gia Hải quân Mỹ kết luận.






  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nga cấm may quân phục bằng vải Trung Quốc

    29/12/2011 03:45 (23 giờ trước) - Đã có 2316 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Các quan chức Nga đang cố gắng cấm sản xuất quân phục cho quân đội bằng vải ngoại.



    Tag: quân phục, thủy tinh, trung quốc, bộ quốc, xuất quân, nga, sản xuất sản xuất, bộ phát, tơ nhân tạo, bmk-textile maksim ilin, chaikovsky textile yevgeny titov
    [​IMG] (ĐVO) Bộ Công thương cùng với Bộ Phát triển kinh tế Nga dự định hạn chế việc sử dụng vải do nước ngoài sản xuất, trong đó có vải Trung Quốc, để may quân phục, một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

    Hiện gần 50% áo va-rơi và áo khoác ngắn được may bằng vải Trung Quốc rẻ tiền, 20% trong số đó không đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của Nga.

    Giới quân sự Nga thì nói không thể kiểm soát việc mua sắm của các nhà cung cấp của họ. Theo một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng, khi thông báo mở thầu, họ có thể công bố cả các yêu cầu về chất lượng vải (thành phần, kiểu dệt, các đặc tính vật lý), nhưng không thể bảo các nhà cung cấp phải mua vải cụ thể là của ai đó vì luật liên bang số 30 không cho phép.

    Quân đội chẳng quan trọng quân phục được may bằng vải của nhà sản xuất nào mà chủ yếu là nó phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Để kiểm tra việc đó, mỗi lô quân phục đều qua khâu kiểm định và thử hỏng. Vị này cho rằng, chưa ghi nhận được các trường hợp nhập quân phục bằng vải kém chất lượng vào quân đội.

    Giám đốc thương mại của công ty BMK-Textile Maksim Ilin cho biết, một khi đã thắng thầu, chẳng có gì cản trở nhà sản xuất sản xuất một lô quân phục bằng vải Nga, các lô còn lại bằng vải Trung Quốc. Một mét dài vải Nga giá 140 rúp, vải Trung Quốc chỉ có 90. Một bộ quân phục hè may mất khoảng 4 m vải. Giả dụ đơn hàng là 50.000 bộ thì chỉ nhờ chênh lệch giá vải, nhà may đã tiết kiệm được đến 10 triệu rúp.

    Nhưng tiền nào của đấy, muốn rẻ thì phải trả giá bằng chất lượng. Vải Trung Quốc gần như làm toàn bằng Polyester - là loại vật liệu làm từ chất thải plastic như chai, đĩa, túi nhựa. Và khác với các vải chất lượng, không chứa bông hay tơ nhân tạo. Còn các loại vải Nga thì bắt buộc phải tuân thủ tiêu chuẩn GOST.

    Các nhà sản xuất chuyên nghiệp gọi vải Trung Quốc là “thủy tinh” vì mặc nó, cơ thể hoàn toàn không thở được. Quân nhân mặc quân phục này có nguy cơ bị các bệnh về da và dị ứng.

    Tuy nhiên, không một công ty nào thắng thầu may quân phục cho Bộ Quốc phòng Nga đồng ý thảo luận về xuất xứ các loại vải họ may quân phục. Chỉ có tại một liên hợp, người ta nói với điều kiện không nêu tên là, trước đây họ có mua vải Trung Quốc, còn nay không dám vì không có bảo đảm chất lượng.

    Nếu bên nghiệm thu của quân đội phát hiện vải không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nêu trong hợp đồng thì tổ hợp sẽ bị đưa vào danh sách đen và loại khỏi cuộc đua giành đơn hàng nhà nước. Chừng nào Nga chưa áp đặt lệnh hạnh chế trực tiếp sử dụng vải nhập thì các nhà sản xuất tất yếu sẽ chọn cái gì rẻ hơn.

    Giám đốc công ty Chaikovsky Textile Yevgeny Titov cho biết, các loại vải Nga trội hơn vải Trung Quốc không chỉ về thành phần hóa học mà trước hết là chất lượng dệt và xử lý hóa học. Giá thành các loại vải cùng phẩm cấp chất lượng ở Nga và ở Trung Quốc là gần như nhau, chưa tính chi phí vận chuyển, hải quan. Vì thế nếu giá vải Trung Quốc hạ hơn 2 lần, nghĩa là chất lượng sẽ bị giảm đi, không còn cách nào khác.

    Theo dự thảo nghị định chính phủ do Bộ Công thương và Bộ Phát triển kinh tế Nga saonj thảo thì các loại vải len chải sử dụng để may quân trang sẽ phải có xuất xứ Nga. Dự thảo đang được bàn thảo trong chính phủ Nga.

    Tuy nhiên, xuất xứ các loại sợi sẽ dùng để dệt vải ở Nga thì lại không được quy định, nghĩa là, sẽ không ai có thể cấm các nhà máy dệt sử dụng sợi Tàu để sản xuất vải Nga.

Chia sẻ trang này