1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Trung Quốc: mặt trái của những vĩ đại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chunjunxo, 29/03/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3292 người đang online, trong đó có 46 thành viên. 03:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10008 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2

    Những công trình vĩ đại
    Dù thương, dù ghét Trung Quốc, ai ai cũng phải công nhận Trung Quốc có những công trình siêu việt phát xuất từ những bộ óc sáng tạo thông minh tuyệt vời và tinh thần làm việc kỹ luật của người Trung Quốc . Không kể đến những công trình kiến trúc từ 20 thế kỷ qua là chứng tích của một nền văn minh rực rỡ mà những di tích lịch sử của nhân loại đã được UNESCO công nhận, đa số đều nằm trong lãnh thỗ Trung Quốc, trong bài viết nầy, chúng tôi chỉ đề cập đến những công trình vĩ đại thực hiện trong 30 năm qua, biến đổi Trung Quốc từ một quốc gia chậm tiến sang một quốc gia kỹ nghệ.
    Trước tiên, cửa ngõ đến Trung Quốc là phi trường Bắc Kinh. Trung Quốc đã phô trương cho thế giới thấy sự vĩ đại của mình qua phi trường Bắc Kinh đã khánh thành nhân Thế Vận Hội 2008 với một nhà ga mới gọi là nhà ga số 3. Rộng gấp 2 lần tòa Bạch Ốc, lớn hơn cả nhà ga của phi trường Heathrow ở Luân Đôn được xem là lớn nhất trước đó, nhà ga của phi trường Bắc Kinh rộng 98 mẫu, được trang bị và kiến trúc tân kỳ, hiện đại, được xem là nhà ga lớn nhất thế giới hiện nay và được xếp hạng là phi trường thứ tư trong 10 phi trường lớn nhất thế giới (theo bảng xếp hạng của ACI năm 2009, phi trường số 1 thế giới là Hartsfield Jackson Atlanta tiếp nhận 59 triệu hành khách, thứ nhì là London Heathow: 44 triệu, thứ ba là O’Hare Chicago : 43,5 triệu, thứ tư là Beijing Int.Airport : 43 triệu; thứ 10 là HongKong Int. Airport : 30 triệu). Như vậy, chỉ riêng Trung Quốc đã có 2 phi trường trong top 10.
    [​IMG]
    Một trong những quày nhặt hàng hóa ở nhà ga số 3 phi trường Bắc Kinh

    Lối đi rộng thênh thang, mái nhà cao vút mang những hình vảy của con rồng, tường và mái nhà làm bằng thép và kiếng mang hai màu vàng và đỏ là hai màu cổ truyền hoàng tộc, bãi đậu xe 2 tầng có thể tiếp nhận đến 7 000 xe đủ loại và hành khách di chuyển với 243 thang cuốn và thang máy. Hệ thống chuyển vận hàng hóa bằng đường rail tối tân nhất thế giới dài 2 km, có thể phân loại và di chuyển 20 000 valises trong 1 giờ với vận tốc 10m /giây, nghĩa là chỉ mất 5 phút để đưa hàng hóa lên phi cơ hay đến tay hành khách khi phi cơ đáp xuống.

    Trung Quốc cũng tự hào một kỳ công vĩ đại khác là vừa khánh thành một năm trước đó (tháng 6/2007) cầu Hàng Châu là chiếc cầu xuyên đại dương dài nhất thế giới ( 36 km) nối liền Thượng Hải với Ninh Ba (thuộc tỉnh Triết Giang). Kiến trúc chiếc cầu nầy vượt qua các kỹ lục về kỹ thuật xây cầu : chân cầu đóng sâu xuống nước đến 80m, dây cáp treo dài nhất (577 m), 2 ngọn tháp trên cầu cao nhất (300 m, tương đương với 100 tầng nhà). Năm 2006, Trung Quốc cũng khánh thành cầu Đông Hải cũng là một trong những cầu xuyên đại dương dài nhất thế giới (30,5 km) nối liền Thượng Hải với Yangshan. Ngày 15 tháng 12 vừa qua, Trung Quốc lại bắt đầu dự án xây một cây cầu xuyên đại dương khác, lần nầy dài 50 km nối liền Quảng Đông với Ma Cao và Hong Kong với ngân sách là 11 tỷ mỹ kim.
    Trung Quốc luôn muốn có tên mình trong Guinness : năm 2005, khánh thành đường hỏa xa Qinghai- Lhassa (Tây Tạng) dài 1400km xuyên qua đèo Tangula ở cao độ 5000 thước, một kỹ lục thế giới và một ngày sau lễ giáng sinh năm 2009, chiếc xe lửa tốc hành với vận tốc nhanh nhất thế giới (394 km/giờ) nối liền Vũ Hán-Quảng Đông dài 1 086 km trước đây phải mất 11 giờ nay rút lại chỉ còn có 3 giờ.

    Về phương diện thương mại, Trung Quốc tự hào là Trung Quốc có đến 4 trung tâm thương mại trong số 10 trung tâm lớn nhất thế giới (theo bảng sắp hạng của Forbes 2007)
    1- South China Mall (Quảng Đông) khánh thành 2005, rộng 600 000 m2, 1500 cửa hàng
    2- Golden Resources Shopping Mall (Beijing), khánh thành năm 2004, rộng 560 000 m2
    8- Beijing Mall khánh thành năm 2005
    9- Zhengja Plaza (Quảng Đông) khánh thành năm 2005



    Nói đến Trung Quốc là phải nói đến chuyện xẻ núi lấp sông và trong các công trình vĩ đại nầy phải kể đến hai kỳ công mà Trung Quốc tự hào là xây đập thủy điện Tam Hiệp (Trois-Gorges) và là thành lập đặc khu kinh tế Thẩm Quyến (Shenzhen).

    Sau vụ nổi loạn Thiên An Môn 1989, đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn chứng tỏ sức mạnh của mình nên quyết định xây đập nước Tam Hiệp sẽ là trung tâm thủy điện lớn nhất thế giới.
    Bắt đầu thiết kế từ năm 1994, khởi công từ 1997, hoàn tất năm 2009, đập thủy điện Tam Hiệp là tượng trưng cho sức kiến tạo vĩ đại của con người Trung Quốc: tường béton của hồ chứa nước cao 185m, dài 2 309 m, hệ thống đê giữ nước dài 600 km, dự trử 4 tỷ m3 nước và cung cấp 11% điện lực cho Trung Quốc, có thể đưa điện lực đến Thượng Hải cách xa 2 000 km.

    Để hoàn tất đập nước phải dùng 27 triệu m3 béton, và việc xây dựng con đê ngăn nước phá kỷ lục thế giới trong công trình thủy điện, bởi lẽ những chân béton được chôn sâu dưới nước 60m và công tác được thực hiện dưới một lưu lượng khổng lồ của sông Dương Tử là 11 600m3 mỗi phút.
    [​IMG]

    Đập Thủy Điện Tam Hiệp thực sự là một đại công trình thủy điện nhưng lại là một đại họa cho Trung Quốc.
    Trước tiên, đó là một quyết định chính trị của Lý Bằng (Li Peng), người đã ra lệnh đàn áp Thiên An Môn, muốn dùng dự án nầy để phục hồi uy tín, nhưng dù bị Quốc Hội chống đối (đa số vắng mặt lúc biểu quyết), Lý Bằng vẫn kiên quyết thực hiện. Dự án còn là biểu tượng cho chế độ gia đình trị trong giới lãnh đạo trung ương: vợ của Lý Bằng là Zhu Lin và con là Li Xiao Peng điều khiển đại công ty quốc doanh điện lực China Huanang, con gái là Li Xiao Sing là giám đốc Công Ty China Power, một đại công ty điện lực khác. Sở dĩ Lý Bằng lộng hành bởi lẽ chủ tịch đảng Giang Trạch Dân (Jiang Zemin), trước đó làm giàu trong chức vụ thị trưởng Thượng Hải, nay đưa cả gia đình Jiang độc quyền trong kỹ nghệ télécoms.

    Về phương diện môi trường, dự án đã tiêu diệt nhiều thủy sản hiếm và hồ chứa nước là một đống rác lộ thiên khổng lồ. Đất phù sa bị giữ lại ở thượng lưu (mỗi năm 500 triệu tấn) bám vào lòng sông và bờ sông khiến mực nước dâng cao gây lũ lụt ở vùng thượng lưu (điều nghịch lý là mục đích của đập là giảm bớt lũ lụt ở một vùng, nhưng lại gây ra lũ lụt ở một vùng khác), ngược lại đất đai ở hạ lưu chóng cằn cỗi phải dùng nhiều phân bón (phosphore và azote nhiều gấp 20 lần) nông nghiệp kém hiệu năng, nước bị ô nhiểm.
    Hồ nước khổng lồ tạo sức ép cho đất đai xung quanh, nhà cửa bị hư hỏng, và ngay cho các đê và hồ chứa nước cũng đã bắt đầu có vết nứt. Chi phí cho dự án là 30 tỷ mỹ kim nhưng theo China Global Times ngày 30/9/09 thì chi phí thực sự là 73 tỷ chưa kể 25 tỷ mà chính phủ phải dự trù để sửa chửa liên tục và đền bồi cho 1,5 triệu người tại 12 thành phố trong vùng xây đập phải bị dời nhà.
    Đập Tam Hiệp gây bất mãn cho người dân trong vùng vì số người bị dời nhà kể như mất nhà, mất đất canh tác, mất xí nghiệp, mất các di tích lịch sử, bởi lẽ số tiền đền bồi thiệt hại chẳng thấm vào đâu. Một trong hàng số hàng triệu dân sơ tán được báo Global Times ngày 30/09/09 kể :
    Fu Chenquian là chủ nhân một ngôi nhà kiên cố nền đúc béton bị phá hủy được đền bù 6 000 yuan (700 mỹ kim) và được cấp một mãnh đất bùn cho một gia đình 11 người. Ông phải đi vay nợ thêm để cất một ngôi nhà thô sơ không có cửa sổ với giá 50 000 yuan.
    Người dân phải sơ tán vì đập Tam Hiệp, họ sống lang thang khắp nước. Trên hàng mươi cây số dọc theo xa lộ từ Hàng Châu đến Thượng Hải, những ngôi nhà nhỏ như chiếc hộp bằng ciment bỏ hoang từ khi mới cất vì những người được đền bồi thiệt hại không đủ tiền để mua và nếu đến ở cũng không biết sinh sống bằng nghề gì trên một vùng đất xa lạ.
    Đập Tam Hiệp thực sự vĩ đại, nhưng những hậu quả về xã hội, kinh tế và môi trường cũng vĩ đại.


    Nói đến chánh sách mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình thì phải nói đến câu nói bất hủ của ông : Mèo đen hay mèo trắng, miễn là nó bắt được chuột và sáng kiến táo bạo của ông là kêu gọi tư bản đến đầu tư tại các đặc khu kinh tế.
    Để thu hút đầu tư và kỹ thuật của tư bản Tây Phương, Đặng Tiểu Bình thành lập những đặc khu kinh tế và mời Tây Phương đến kinh doanh, mở các công ty hỗn hợp (Joint Venture) theo đó giới kinh doanh ngoại quốc đầu tư tại các đặc khu được đặc quyền là miễn thuế lợi tức hoàn toàn trong hai năm đầu và 50% trong 3 năm sau.

    Đặc khu đầu tiên được ra đời ở Thẩm Quyến (Shenzhen) vốn là một làng đánh cá nghèo có 30 000 dân thuộc huyện Bảo An, tỉnh Quảng Đông.
    Chỉ sau 20 năm, Thẩm Quyến trở nên một đại trung tâm kỹ nghệ qui tụ 150 đại công ty trên thế giới trong danh sách 500 đại công ty do tạp chí Forbes xếp hạng, với hơn 6 triệu dân, với những trung tâm nghiên cứu, đại học tối tân, với một lợi tức đồng niên của người dân xấp xỉ với Thượng Hải, cao nhất của Trung quốc (5500 mỹ kim trong khi An Huy, cách đó vài trăm cây số chỉ có 700 mỹ kim).
    Trên thế giới, chưa có một quốc gia nào xây dựng và phát triển những thành phố kỹ nghệ với một vận tốc kinh khủng mà vào cuối thập niên 1990, chính quyền Thẩm Quyến đã có khẩu hiệu: Mỗi ngày một cao ốc, 3 ngày một đại lộ (ý nói cứu xét dự án).

    Thẩm Quyến là biểu tượng cho sức mạnh kỹ nghệ của Trung Quốc do đó Bộ Du Lịch của Trung Quốc đã quảng cáo cho du khách là : Nếu bạn muốn xem nền văn minh Vạn Lý Trường Thành cách đây 2000 năm thì đến Trường An (Tây An), nền văn minh một ngàn năm thì đến Bắc Kinh, nền văn minh 100 năm thì đến Thượng Hải và nền văn minh của thế kỷ 21 thì đến Thẩm Quyến.
    Sau Thẩm Quyến, những đặc khu khác như Chu Hải (ZhuHai) gần Macao, Sán Đầu (Shantou), đảo Hải Nam và sau đó 14 khu kỹ nghệ lần lược được mở ra tại nhiều thành phố dọc theo bờ biển và vùng đồng bằng sông Châu Giang (Rivière des Perles) .

    Nhưng phía sau bước nhảy vọt vĩ đại kinh tế, chuyện gì đã xảy ra và đang xảy ra ?
    Trước tiên, chuyện làm ăn giũa tư bản trắng và tư bản đỏ là một liên minh bốc lột sức lao động của người dân Trung Quốc, bần cùng hóa nông dân và công nhân, đào sâu hố chia cách giàu nghèo. Sự đô thị hóa (xây cất cao ốc, hạ tầng cơ sở) và thiết lập cơ sở kỹ nghệ ở vùng ven biên nông thôn đã khiến người trung lưu, nông dân, phải bán nhà, rồi trở nên không nhà vì giá nhà, giá đất tăng lên vượt quá mức lợi tức. Hỗn loạn xã hội là điều tất nhiên, người biểu tình, nổi loạn, nhất là ở thôn quê, chống lại bọn cường hào ác bá là đảng viên, lợi dụng quyền lực để đuổi nhà, chiếm đất (với lý do đất đai là của chánh phủ, người dân chỉ có quyền khai thác mà thôi), thông đồng với tư bản mới để trục lợi. Từ khi có chánh sách mở cửa kinh tế năm 1979, Trung Quốc mất mỗi năm 1 triệu mẫu đất canh tác vì nhu cầu kỹ nghệ hóa, 200 triệu nông dân phải bỏ nông thôn lên các thành phố sống vất vưởng tạo thành một giai cấp bần cùng không nhà, không hộ khẩu gọi là dân di cư. Tại các thành phố, cứ mỗi sáng sớm, số người nầy tụ tập ở các ngã đường chờ người đến mướn, làm đủ các nghề nặng nhọc (phần lớn làm phu trong kỹ nghệ xây cất, phụ nữ làm tạp dịch cho nhà giàu). Họ bị giới chủ nhân bóc lột một cách vô nhân đạo, làm việc không giờ giấc có khi một ngày chỉ được trả 10 yuan (hơn 1 mỹ kim), đau ốm, bị thương vì tai nạn lao động không được săn sóc.
    Những người may mắn có một công việc làm thường xuyên trong các công ty hỗn hợp như Wal-Mart, Nike, General Electric... số phận cũng không khá gì hơn. Một trường hợp trong muôn một được Antony Bianco kể là tại công ty Chun Si Entreprise Handbag Factory ở Thẩm Quyến : 1000 nhân công bị nhốt trong một tòa nhà chật chội,nóng bức, làm việc 12 giờ chỉ có 60 phút để ăn, được trả 22 mỹ kim mỗi tháng nhưng phải hoàn lại cho công ty 15 mỹ kim tiền ăn và ở. Một nhân công đã kể : Muốn đi nhà vệ sinh phải xin phép người cai, và mỗi khâu 70 người chỉ có 2 người đi nhà vệ sinh cùng lúc và không quá 5 phút và khoảng cách đến nhà vệ sinh rất xa chỉ vừa đủ thời gian để chạy. Vắng mặt lâu hơn thì bị khiển trách và có thể bị sa thải . (Antony Bianco. The bully of Bentonville, p.189).
    Một trường hợp khác cũng tại đặc khu kinh tế được kể trên China Labor Watch ngày 21, tháng 12 năm 2005 : Nhân công làm đồ chơi tại một xưởng ở Quảng Đông phải đạt được quota là sơn 8900 mãnh trong một ngày làm việc 12 gi mới được lảnh 3,45 mỹ kim. Nếu không đạt được, công ty chỉ trả có 1,25$/ngày. Dĩ nhiên sự cách biệt lương bỗng như thế khiến nhân công làm việc trối chết, đó là chánh sách khai thác nhân lực tàn bạo của thời nô lệ.


    xem tiếp:


    http://vn.360plus.yahoo.com/thanhduy8

  2. Hanhck2010

    Hanhck2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    pác này maket cho tau du,
  3. ipmppd

    ipmppd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Dầu phế thải lọt vào bữa ăn của người Trung Quốc
    Theo một nghiên cứu mới đây tại Trung Quốc, cứ 10 bữa ăn của người dân nước này thì có 1 bữa sử dụng dầu cũ. Chúng chứa chất độc hại có thể gây ung thư được gọi là "aflatoxin".
    Theo China Daily, ngay sau khi có thông tin cho rằng 1/10 số bữa ăn của người dân được nấu bằng dầu bẩn, Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Trung Quốc đã có thông báo khẩn với các nhà hàng khuyến cáo về việc sử dụng dầu ăn cũ.
    Theo thông báo này, những người kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị xử lý nếu họ sử dụng dầu ăn bẩn hoặc không có nguồn gốc rõ ràng. Nghiêm trọng hơn họ có thể bị tước giấy phép.
    [​IMG] Một cơ sở chế biến dầu bẩn tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily. Ông He Dongping, chuyên gia về khoa học thực phẩm thuộc Đại học bách khoa Wuhan cho biết, trong 22,5 triệu tấn dầu ăn người dân Trung Quốc tiêu thụ hàng năm thì có khoảng từ 2 đến 3 triệu tấn là dầu ăn đã qua sử dụng.
    Những dầu ăn này thường là dầu ăn thải loại từ các nhà bếp đã được tinh chế. Chúng chứa chất độc hại có thể gây ung thư được gọi là "aflatoxin".
    Đây là kết quả của một nghiên cứu mà ông đang tiến hành cùng với 9 sinh viên của mình nhằm tìm ra một cách hiệu quả để phát hiện việc sử dụng dầu ăn lại trong sản xuất thực phẩm. Cho đến nay, chưa có cách nào để phát hiện.
    Theo nghiên cứu của He, việc kinh doanh dầu ăn bất hợp pháp này mang lại lợi nhuận rất lớn.
    "Chi phí để làm ra một tấn dầu bẩn chỉ khoảng 300 tệ (khoảng 800.000 đồng). Một thùng dầu ăn như thế này có thể lãi khoảng 70-80 tệ. Như vậy, dù chỉ bán bằng một nửa giá dầu ăn bình thường, bạn vẫn có thể kiếm được khoảng 10.000 tệ một tháng", ông He cho biết.
    Phương Trang
  4. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
  5. nghialac

    nghialac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Đã được thích:
    158
    Có những cái thật vỹ đại, chỉ Trung Hoa tộc mới làm được!


    Những thùng dầu ăn nâu bóng hóa ra được tinh chế lại từ nước cống, nước rác. Ước tính "công nghệ" đáng sợ này đã mang lại 1/10 số lượng dầu ăn cho Trung Quốc, chủ yếu được các nhà hàng hoặc người bán rong sử dụng.
    > Dầu phế thải lọt vào bữa ăn của người Trung Quốc
    [​IMG]Những người đi vớt chuyên nghiệp sẽ mang xô chậu tới gần cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn thức ăn thừa, mang về chế biến.
    Ảnh: ChinaSmack.[​IMG]Trong những cái thùng, bể cáu bẩn thế này, nước thải được đun nóng để dầu nhẹ lẫn thức ăn thừa nổi lên, lọc ra chắt riêng lấy lớp chất nhầy bẩn. Ảnh: ChinaSmack.[​IMG]
    [​IMG]Dầu lọc thu được tiếp tục qua chắt lọc lần nữa, và đổ vào thùng dự trữ, chuẩn bị xuất xưởng. Bề ngoài của chúng lúc này đã khá bắt mắt. Hàng triệu tấn dầu bẩn như vậy đã quay trở lại bàn ăn của người Trung Quốc. Ảnh: ChinaSmack.[​IMG]Cơ quan chức năng kiểm tra dầu ăn bẩn được làm tại một cơ sở thủ công. Vụ việc đang gây xôn xao dư luận nước này. Loại dầu này không chỉ bẩn, mà còn chứa vô số chất độc hại và các chất có khả năng gây ung thư. Ảnh: CFP
  6. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    CỤ LẦM TO, CỰC KỲ LẦM TO....CỤ VÀO CÁI LINK NÀY MÀ EM, EM PR HAY EM RỦA NÓ: http://vn.360plus.yahoo.com/thanhduy8
  7. moussaoui

    moussaoui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Cụ chun nay chuyển sang nghề săn tin lúc nào ko biết?
  8. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    trạng: Vui vẻ Cạch mặt bọn này ra thôi !

    Đăng ngày: 07:25 08-04-2009 Thư mục: Tổng hợp



    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Nhà em không định viết bài này nhưng nghĩ thấy tụi nó ác ôn, tàn bạo quá nên chia sẻ với mọi người, mong rằng từ nay những ai có ý định mua hàng của tụi này về dùng thì hãy né thật xa (hay người ta thường gọi là tẩy chay).[/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]
    Nó không đụng gì tới em cả, nó cũng không gay mất mát, hay thiệt hại gì nhà em nhưng nghĩ mà thấy ức, mà thấy tức thay cho những người nông dân, những tiểu thương ngày đêm cày quần quật ngoài đồng.

    Kể từ nay em cũng tảy chay tụi nó việc đầu tiên hôm nay em làm là vứt cái điện thoại của tụi nó đi thay bằng một cái khác[​IMG][​IMG]

    Các bác biết bọn nào không???
    Chuyện là thế này. từ trước tới nay ông bà ta vẫn thường nói THÂM NHƯ TẦU nay nhìn thấy, nghe thấy mới cảm nhận đc rằng ông bà ta nói không sai tẹo nào.
    Không nói đến chuyện đất đai, lãnh thổ vì nó liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều người. nói đúng hơn là liên quan tới chính trị[​IMG]anh em ta chơi kinh tế thì hãy nói tới chuyện kinh tế thôi[​IMG] ngay trong năm nay em chứng kiến một số vụ sau mà xin hầu chuyện các bác.

    Thứ nhất: cách đây ít tháng tụi nó nhập lạc (đậu phụng)và mủ cao su ngay đầu vụ tụi nó nhập giá khá cao và rất vô tư khiến cánh lái buôn hồ hởi đi thu mua lạc tại khắp mọi miền đất nước. người dân thấy vậy cũng chuyển đổi nhiều loại cây chồng qua chồng lạc để bán cho tụi nó nhưng khi một vài chuyến hàng xuất khẩu êm đẹp và từng đoàn xe nuối đuôi nhau tiến lên phía trước thì tụi nó bắt đầu làm nũng, ép giá, không nhập [​IMG]khiến giá XK giảm thạm hại, hàng ứ đọng, hỏng.

    Thứ hai: là tiếp sau lạc đến sắn (miền nam gọi là củ mì)

    Thứ 3: là hiện nay, ngay lúc này là vụ dưa[​IMG] bà con đua nhau trồng dưa, mọi miền trồng dưa. những ngày đầu tụi nó cho nhập thả cửa, nhập giá cao, nhập vô tư, nhưng khi nó biết dân ta đến kì thu hoạch nhiều và thấy hàng đoàn xe nối đuôi nhau mang dưa lên cửa khẩu để xuất thì nó lại cấm nhập, nếu có nhập thì nhập cực ít, lại ép giá thảm hại khiến bà con lao đao, dưa làm ra rẻ hơn khoai lang mà cũng không bán được, dưa đổ đầy đường, dưa ứ đầy cửa khẩu. mà các bác biết rồi đó dân ta thật thà nên đâu có dùng thuốc bảo quản nên dưa chỉ để ít ngày là vứt hết.

    Lại nói đến thuốc bảo quản em hầu chuyện các KỤ tiếp để từ nay mọi người mỗi khi dùng hàng thực phẩm, hoa quả của tụi nó thì nên xem xét (lưu ý là mọi thông tin chỉ là nhìn thấy chứu không có bất kể một đơn vị hay cơ quan nào kiểm nghiệm và công bố)

    Thứ tư: nói về thực phẩm mà điển hình là con gà.
    Thông thường sức chịu đựng của một con gà khi bị nhồi nhét, thiếu không khí và vận chuyện trên xe accs bác biết nó chịu đc bao nhiêu thời gian thì chết không? đấy là nói về gà ta có sức chịu đựng tốt hơn, đc nuôi tốt hơn[​IMG] vậy tại sao gà của tụi nó thời gian sinh trưởng bằng 1/3 gà mình nuôi vậy mà khi nhồi nhét, không được ăn uống mà nó vận chuyện hàng ngàn cây số, hàng tuần không bị chết. tại sao lại vậy? mấy tên buôn gà nó nói chuyện với nhà em rằng gà nó cho ăn và uống thuốc gì đó [​IMG] đầu tiên em bảo không tin sau nó nói là không tin thế tại sao gà nó không cho ăn, không cho uống, nhồi nhét như thế mà đi hàng ngàn cây số tới đường biên. sau đó lại quăng quật qua bao nhiêu lượt mới tới đất ta, rồi đến quân ta quăng quật bao nhiêu thời gian, qua bao ngả, qua bao cửa ải mới đến người tiêu dùng mà vẫn sống? Nó còn bảo nếu nói thế còn không tin thì thử đi mua một con gà của nó về mổ ra coi xem nội tạng còn gì không? có khác thường không? lòng mề có thành hình thù không?[​IMG]Bác nào không tin cũng thử làm coi rồi sẽ thấy.

    Thứ 5, là vụ hoa quả của tụi nó.
    Em chỉ nói thế này cho các bác nhanh hiểu. dân đánh cá trên này họ nói rằng muốn đánh cá nhanh nhất là mua một lọ thuốc bảo quản hoa, quả của bọn tầu khựa 200ml về thả xuống sông đảm bảo ít nhất tầm 3 đến 5km sông cá nổi chết hết[​IMG] mà cá đánh bằng loại thuốc này chỉ để chút thời gian là nội tạng phân huỷ hết[​IMG]
    Túm lại loại thuốc này cực độc mà hoa và quả của tụi nó bắt buộc phải phun thuốc này.

    Đọc qua các bác biết là bọn nào rồi đó vì thế cớ sao ta không chơi hàng ta hay của nơi khác mà cứ phải chơi đồ của nó?

    Còn rất nhiều món mà mức độ tởm hết biết. nếu các KỤ nhìn và thấy thì em đảm bảo 100% không bao giờ các bác đủ bản lĩnh đưa vào mồm[​IMG] hay mua về [​IMG] ( nhưng hàng ngày dân ta vẫn tiêu thụ không biết bao nhiêu)[​IMG]
    các món này em sẽ hầu chuyện các KỤ sau[​IMG]
    [/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Bài của Sulang - (diễn đàn chứng khoán sanotc.com). Tác giả bài viết này từng là dân buôn hàng biên giới cửa khẩu Tân Thanh, nhà ở Lạng Sơn.[/FONT]

    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]*********************************[/FONT]
    [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif] Chính quyền TQ mấy thập kỷ nay rõ ràng họ ko muốn cho Việt Nam ta giầu mạnh.
    Họ chỉ muốn ta là chư hầu của họ ( như Bắc Triều Tiên chẳng hạn ), họ muốn ta chỉ là “ phên dậu “ của họ.
    Các nước lớn khi muốn những nước nhỏ ( như VN ta ) lệ thuộc nhiều vào họ thì kế đầu tiên ( bao giờ cũng ) là “ LY GIÁN – GÂY CHIA RẼ NỘI BỘ “ . Người bạn lớn Phương Bắc cũng ko ngoại lệ .
    Khi Chính phủ ta có những động thái ko như mong muốn của họ là họ “ dằn mặt “ ngay .
    Vừa qua, Trung ương Đảng đang phát động Phong trào tìm hiểu về biển đảo Việt Nam, sắp có cuộc gặp với TNS John McCain để tăng cường hợp tác Việt – Mỹ là xảy ra chuyên ngay, như vụ xuất khẩu trái cây – dưa hấu chẳng hạn ( bác Sulang vừa nêu ở bài viết trên – em rất đồng tình với bác về quan điểm này ).
    Tóm lại , Việt Nam ta phải làm sao tạo sự đồng thuận lớn trong toàn xã hội, kết hợp chính sách ngoại giao khôn khéo thì mới mong giàu mạnh bên Người bạn lớn phương bắc này được. Tổ tiên chúng ta trước kia, vì điếu kiện giao thương lúc đó, đâu có nước lớn nào giúp đâu mà vẫn bảo vệ được Tổ quốc ?!
    Cá nhân tôi rất ngưỡng mộ Nền văn minh Trung Hoa nhưng ko vì thế mà mất cảnh giác với Người bạn nhiều tham vọng này .


    [/FONT]
  9. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Bản thân em cũng vậy , không kì thị hay ghét bỏ người Hoa...em có nhìu bạn gốc Hoa chơi rất thân , các bạn cũng rất tốt ... em chỉ muốn nói đến chính quyền TQ. Nói chung chuyện Ta vs chuyện Tàu mấy ngàn năm nay ai cũng biết, chuyện lớn ăn hiếp bé là chuyện thường chẳng lạ gì rồi... ông bà xưa bảo "ngàn năm giặc Tàu, trăm năm giặc Tây" , giặc Tây chỉ là kẻ thù trước mắt, chúng hiện đại nhưng không thâm hiểm , còn giặc phương Bắc mới là kẻ thù lâu dài muôn đời của ta về mọi mặt , mọi phương diện...
    Thật ra, nếu TQ muốn thống lĩnh thế giới này thì cũng chẳng phải chuyện khó , họ đã tính đường lâu dài cho tương lai từ ngàn xưa ....nhìn nơi đâu , đất nước nào cũng thấy người TQ, họ sinh sôi phát triển và cũng rất giỏi trong các lĩnh vực,luôn giữ vững truyền thống và tự hào về dân tộc mình... nên việc vượt mặt , áp đảo dân bản địa thì không phải khó ...mới đây chính phủ TQ cũng mới cho 200.000 hộ gia đình sang Lào để giảm bớt gánh nặng dân số cho TQ , ngoài ra cũng để mưu tính chuyện tương lai...Lào chẳng dám hó hé gì mặc dù trong tâm chắc cũng biết mưu đồ của người bạn lớn...
    Dù vậy , giận nhất vẫn là chuyện đầu độc dân ta bằng thực phẩm, chèn ép ta về kinh tế... vì biết dân ta khổ,lại thật thà, nông dân của ta thì nghèo, không có cái ăn nên bất cứ giá nào dù là cái chết người dân nghèo cũng chịu trả cho chúng để kiếm tiền, mua cái ăn... ngoài miệng thì bảo là anh em, nhưng chơi như vậy thì ác quá...
    Tóm lại phải nêu cao tinh thần cảnh giác, VN có quá nhiều kẻ thù, đặc biệt là những người "bạn" lớn đầy tham vọng ...chính phủ mình phải chỉ đường cho dân đi đúng hướng, phát triển mạnh mẽ thì mới tránh khỏi họa mất nước về sau


    chunjunxo08:24 08-04-2009

    Bản thân em cũng chẳng kỳ thị hay ghét bỏ gì người Hoa, em co những người bạn là người Hoa, họ rất tốt, sống vui vẻ, hòa đồng với mọi người, thế nhưng cái cách mà những người lãnh đạo Trung Quốc đang "răn đe" VN thì không thể chấp nhận được ! Nói ra thì dông dài, cả ngày không hết, rồi đụng chạm chính trị nữa ! Nhưng, mấy ngàn năm nay vẫn thế, tư tưởng thống trị nước Nam của chúng vẫn không thay đổi !
  10. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này