Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

7319 người đang online, trong đó có 977 thành viên. 09:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 56139 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế.


    Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnh mà chúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người-chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến đi này.

    Một vài cảm thức vụn vặt bất chợt trong đời sống về cái gọi là pháp lạc chỉ đủ để chúng ta che giấu tâm trạng mộng mị của mình trước người khác, chứ không đủ độ dài để phủ kín những hiện trạng chúng ta phải thường xuyên đối mặt với chính mình.

    Dĩ nhiên, đối với những người chẳng bao giờ nghĩ đến đức Phật, họ sẽ không bằng lòng với một mô tả như thế. Họ lý luận, chẳng hạn, trước khi nhập Niết-bàn đức Phật đã dạy là hãy xem giáo pháp của Ngài như chính bản thân Ngài; và vì thế, sự kiện không có Phật cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống của Phật tử ở mọi thời.

    Một lý luận rất hợp lý, nhưng thật là ấu trĩ. Nó chỉ ra cái thực trạng sa đọa trong tinh thần đạo học quý giá của người Đông phương. Người ta không còn biết đến đạo lý là gì. Người ta không còn biết đến tri ân là gì. Người ta không còn tìm đến đạo Phật như một lối thoát cuối cùng của cuộc đời mình mà chỉ như một tên lái buôn ranh mãnh.

    Nếu không có đức Phật thì ta vẫn không bị lỗ vốn; trái lại có khi còn được lời lớn. Không một gia tài nào vĩ đại hơn gia tài đức Phật đã để lại cho loài người trên mặt đất. Với số lượng lớn như vậy, ta dễ dàng chọn lựa những mặt hàng nào ăn khách nhất, có giá nhất, để có thể nhanh chóng thu lợi về mình, đồng thời có thể cạnh tranh với những bạn hàng khác. Và từ đó bi kịch xảy ra. Hàng này mới là hàng gốc, hàng kia là hàng giả. Hàng này có giá trị nhưng đã cũ, cần phải tân trang, hoặc đánh bóng, hoặc thay bằng một nhãn hiệu mới. Hàng này có tác dụng nhanh nhất, mạnh nhất; những món hàng khác đã lỗi thời, đã mất tác dụng.

    Đã buôn bán, tất nhiên phải tìm kiếm thị trường, phải xây dựng cửa hàng, phải đào tạo nhân viên bán hàng, quảng cáo, tiếp thị. Thế là ngoài việc khai thác mặt hàng, còn phải vận dụng trí não của mình để đề ra các phương án nhanh nhất, hiệu quả nhất.

    Thị trường phải mang tính toàn cầu, cơ sở kinh doanh phải phát triển trên quy mô lớn, nhân viên phải được đào tạo có chất lượng để vừa có thể bán chạy hàng vừa có thể đè bẹp các bạn hàng cạnh tranh khác. Muốn làm được như thế phải vận dụng các thành quả của văn minh Tây phương để nâng cao hiệu suất trong mọi mặt; phải áp dụng các phương tiện và phương pháp khoa học hiện đại, phải nắm các quy tắc tâm lý học để có thể khai thác triệt để khách hàng, để có những quan hệ thật tốt với nơi có cơ sở kinh doanh

    Và điều quan trọng nhất là phải triệt tiêu các giá trị đạo đức có thể làm chướng ngại sự nghiệp làm ăn của mình như những giá trị truyền thống về tình người, tình đạo, tình bạn, nhân cách, nhân tính, v.v. Nói chung là phải tận dụng mọi thứ có thể có, nhất là những kiến thức đã học được của phương Tây, không phải là tinh hoa mà là những kiến thức rác rưởi của Tâm lý học, Phân tâm học, Tâm sinh học,... để có thể đạt được thành quả nhanh nhất và lớn nhất.

    Nếu vì không có sự thị hiện của đức Phật mà giáo pháp của Ngài có khi bị lâm vào tình trạng được mô tả như trên thì hậu quả lớn nhất phải gánh chịu chính là Phật tử, những con người ngây thơ đã phải hy sinh rất nhiều khi mơ ước một ngày nào đó có thể tiếp cận được với đạo Phật.

    Vấn đề này đặt ra một suy nghĩ cho chúng ta: Chúng ta tìm đến đạo Phật như một khách hàng hay như một người thật sự muốn được giúp đỡ trong cuộc sống có quá nhiều khổ đau? Suy nghĩ này mang tính quyết định đối với đời sống của một Phật tử.

    Thứ nhất, nếu chúng ta tìm đến đạo Phật với hy vọng khai thác được một cái gì đó để bổ sung cho đời sống chúng ta thì chúng ta đã nhầm chỗ, bởi vì đạo Phật là toàn diện đời sống chứ không phải một phần của đời sống.

    Thứ hai, nếu không nhìn thấy đời sống có quá nhiều khổ đau mà lại tìm đến đạo Phật thì chúng ta cũng đi nhầm chỗ, bởi vì đạo Phật không có tác dụng đối với những người không nhìn thấy như thế. Chúng ta hãy lắng nghe một lần nữa câu nói đầu tiên của những người quyết định đến với đức Phật lúc Ngài còn tại thế:

    Buddha? sara?a? gacchami

    (Phật, nơi trú ẩn, tôi đi đến)

    Câu nói trên đây là một sự thật trong lịch sử và văn học sử Phật giáo, cũng như trong đời sống hiện thực của bất kỳ một Phật tử nào. Sự thật này xác định ý chí và thái độ trong suốt cả cuộc đời của một Phật tử.

    Khi đức Phật Thích-ca còn tại thế, người Phật tử trú ẩn ở Ngài qua hai phương cách: Thứ nhất, họ trú ẩn trong sự che chở của một con người mà họ có thể nhận biết trong thế giới thường nghiệm. Thứ hai, họ trú ẩn trong ánh sáng giải thoát của con người đó trong thế giới siêu nghiệm.

    Khi đức Phật không còn tại thế, người Phật tử mất đi nơi trú ẩn thứ nhất và chỉ còn lại nơi trú ẩn trong thế giới siêu nghiệm; một nơi chốn rất khó tiếp cận nếu như người Phật tử không có đủ những điều kiện nào đó. Đây là lý do tôi nói ở đầu bài viết này là sự kiện chúng ta sinh ra vào thời không có Phật là bất hạnh lớn nhất cho mỗi người Phật tử chúng ta.

    Một bất hạnh, và là một sự thật. Có nghĩa, chúng ta quyết định đi đến một nơi trú ẩn không được thiết lập trong thế giới thời-không, tức là chúng ta không thể tìm thấy nơi trú ẩn đó qua các quan năng bình thường mà phải qua sự thể nhập bằng tâm linh.

    Đây là điều khó khăn đối với chúng ta. Nói cách khác, chúng ta không thể thọ nhận giá trị đích thực của nơi trú ẩn đó bằng kiến thức, nhận thức, lý luận, tư duy, v.v., mà bằng tâm thành kính, tin tưởng, cung kính, vốn rất khó mô tả trong đời sống thường nhật của chúng ta.

    Tôi lấy ví dụ, sự tìm đến đức Phật để làm nơi trú ẩn của một Phật tử chuyên niệm danh hiệu Nam-mô A-di-đà Phật là một sự kiện bất khả phân đối với suối nguồn của Phật giáo. Trong đó chúng ta có thể tìm thấy hầu như cùng lúc yếu tính của tất cả những gì khả dĩ giúp con người tiếp cận được với đạo Phật.

    Trước hết, tín đồ niệm Phật triệt tiêu mọi giá trị sai lầm của các biểu tượng; tất cả các biểu tượng đều là sản phẩm của tập khí danh ngôn củacon người. Điều này cũng có nghĩa không ai trong chúng ta có thể biết được như thật đức Phật Thích-ca.

    Vì tâm chúng ta không thể đồng với tâm của Phật; và vì sự thị hiện của đức Phật trong lịch sử là một sự kiện đã thuộc về quá khứ. Có nghĩa, sự thị hiện này đã diệt, dĩ nhiên là theo ngữ nghĩa trong thế giới thường nghiệm của chúng ta. Một pháp đã diệt là pháp không còn làm đối tượng của nhận thức.

    Cho dù trong lịch sử văn học Phật giáo, Nhất Thiết Hữu Bộ chủ trương bản thể của một pháp như thế vẫn còn tồn tại dù tác dụng đã diệt, nhưng làm thế nào chúng ta có thể nhận biết cái mà nó không còn tác dụng làm đối tượng cho sự nhận biết của chúng ta.?

    Như vậy, khi chúng ta nói về đức Phật là chúng ta nói về một biểu tượng nào đó trong tâm tưởng chúng ta. Có nghĩa rằng có bao nhiêu Phật tử thì có bấy nhiêu biểu tượng về Phật. Trong trường hợp như thế, chúng ta không được nói rằng chỉ có biểu tượng của tôi là biểu tượng gốc còn biểu tượng của anh chỉ là một sao chép.

    Chính vì thế mà tín đồ niệm Phật không mất công chọn lựa biểu tượng. Cái họ nhắm đến là lý thể chứ không phải danh tướng. "Phật, nơi trú ẩn" đối với họ không phải là danh tự mà là linh thể của toàn bộ những gì làm nên đạo Phật. Linh thể đó chính là Đời Sống Vô Lượng và Ánh Sáng Vô Lượng.

    Đời sống vô lượng không thuộc về bất cứ phạm trù nào của thế giới thường nghiệm; bởi vì đó là đời sống vượt ra ngoài dòng sinh tử nơi mà chúng ta đang tồn tại với mọi khái niệm đối đãi giữa hữu và vô, sinh và tử, nhiễm và tịnh, trói buộc và giải thoát, v.v.

    Ánh sáng vô lượng là ánh sáng chiếu suốt cả hai thế giới thường nghiệm và siêu nghiệm, tức thế giới con người có khả năng nhận thức và thế giới vượt ngoài tầm nhận thức của con người. Đó là ánh sáng của Nhất thiết trí, nền tảng của giác ngộ và là linh thể của đạo Phật.

    Như vậy con đường đi đến với Phật của một tín đồ niệm Phật A-di-đà là con đường thể nhập vào bản thể siêu nghiệm của Phật, là con đường giữa tâm và tâm chứ không phải con đường của tư và tưởng. Đây là điểm mấu chốt khiến cho biết bao nhiêu người, Phật tử cũng như không phải Phật tử, không thể nào tiếp cận được con đường các tín đồ niệm Phật đang đi.

    Từ đó xuất hiện không biết bao nhiêu câu hỏi ngớ ngẩn. Chẳng hạn, tín đồ niệm Phật giải quyết các vấn đề vô minh và phiền não như thế nào để có thể nói rằng con đường này dẫn đến giải thoát, mục tiêu cuối cùng của Phật giáo mà bất kỳ ai cũng phải công nhận?

    Nếu quan sát kỹ hành trình của các tín đồ niệm Phật, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi phát hiện rằng những cái mà chúng ta cho là rất quan trọng trong Phật học lại là những cái họ chẳng hề quan tâm.

    Cách giải quyết duy nhất của họ, nếu có, hình như là buông bỏ. Trong kinh A-di-đà Tiểu bản, họ được dạy rằng thế gian này đang tồn tại với năm tính chất: sự ô trược của thế kiếp, sự ô trược của tà kiến, sự ô trược của phiền não, sự ô trược của chúng sinh, sự ô trược của thân mạng.

    Trong Phật giáo, không có sự thay đổi hoàn cảnh của một tồn tại như thế bởi vì đó đã là quả dị thục, tức là những gì đã xảy ra do năng lực của các nghiệp thiện ác đời trước. Vì thế họ không vô minh đến độ tìm cách thay đổi những gì không còn thể thay đổi. Thế còn về sự hiện hành của các phiền não và vô minh trong hiện tại thì sao?

    Tín đồ niệm Phật hầu như không quan tâm đến cái gọi là sự hiện hành của phiền não và vô minh. Họ không bận tâm với các khái niệm. Phiền não chỉ thật sự sinh khởi khi có điều kiện. Vô minh chỉ thật sự tồn tại khi nó là động lực cho sự sinh khởi của phiền não.

    Trong hành trình của một tín đồ niệm Phật, không có điều kiện cho những loại sinh khởi như thế. Tất cả đều được hóa giải trong tiến trình xưng niệm danh hiệu Phật A-di-đà. Trong một sát-na tâm không có hai niệm cùng khởi; vì thế trong khi những người bạn đạo khác đang nỗ lực đoạn trừ hai chướng ngại đó bằng cách chú tâm vào việc nhìn thấy bản chất của chúng thì cách giải quyết của tín đồ niệm Phật là triệt tiêu ngay từ đầu bất cứ cơ hội nào, dù chỉ là một khái niệm, cho những sinh khởi như thế.

    Ở đây, giả như các nhà Du-già cho biết rằng, về mặt hiện tượng, phiền não và vô minh có thể không hiện khởi nhưng những tiềm lực của chúng vẫn nằm sẵn trong tâm, và như thế, thái độ không quan tâm đến chúng chẳng khác gì một sự chạy trốn; thì chắc chắn những tín đồ niệm Phật sẵn sàng thừa nhận điều đó.

    Nhưng sự thật là họ không chạy trốn. Những tiềm lực như thế, nếu có, không thể nào tồn tại vĩnh viễn trước sức mạnh của một dòng tâm đang dần dần thâm nhập vào vòng sáng bất khả tư nghị của một đời sống vô lượng.

    Những tiếng kêu tru tréo của loài dã can không thể lấn át tiếng rống hùng tráng của sư tử; cỏ dại không thể mọc dưới cội một cây Bồ-đề hùng vỹ; những bóng ma của vô minh và phiền não chỉ hăm dọa được những ai không có đủ niềm tin vào năng lực hộ trì của những dòng tâm đã thoát ra ngoài mọi trói buộc của thế giới thời-không.

    Ngày nào còn tìm đến đức Phật, không phải qua những nhận thức về biểu tượng mà qua niềm tin bất hoại vào khả tính tương dung tương nhiếp của tâm thức, thì ngày đó tín đồ niệm Phật vẫn an nhiên trước tác động của bất kỳ ma lực nào.

    Đây là điều chúng ta không thể nào phủ nhận khi chứng kiến đời sống thường nhật của những Phật tử như thế. Họ phó thác sinh mệnh mình cho đức Phật A-di-đà; hay nói chính xác hơn, sinh mệnh của họ với sinh mệnh của Phật A-di-đà là một.

    Trong trường hợp như thế, những khái niệm đối đãi về ta và người, tự lực và tha lực, v.v., trở thành hoàn toàn vô nghĩa đối với họ. Họ không tìm cách chạy trốn khổ đau, không tìm cách thủ đắc an lạc. Họ không bi quan vì sự trói buộc, cũng không mong cầu sự giải thoát. Mọi thứ mà một khách bộ hành phải chuẩn bị khi băng qua sa mạc đã trở thành không cần thiết đối với những lữ khách đã vào được thảo nguyên.

    Trong một dòng tâm không còn bị khuấy động bởi mọi sóng gió tự tạo của tư biện và hý luận, họ dần dần tiếp cận với cảnh giới tương ưng, cảnh giới sáng sủa của trí tuệ bất khả tư nghị với tất cả các yếu tính của một đời sống đã vượt ra ngoài những giới hạn của kinh nghiệm thường tục. Cực lạc quốc là một trong những quốc độ của Phật.

    Nó nằm ngoài tam giới, có nghĩa người Phật tử chỉ có thể thể nhập vào đó bằng một sự thay đổi toàn triệt cơ cấu thân tâm chứ không phải bằng lực tư biện của một tâm thức hữu lậu.

    Vì thế, với niềm tin vào bản nguyện của chư Phật, vào tín tâm bất khả hoại của chính mình, tín đồ niệm Phật biết mình phải làm gì trên con đường thể nhập vào cảnh giới vô lậu đó, nơi mà họ còn phải nỗ lực rất nhiều để đạt được giác ngộ dưới sự chỉ dạy của đức Phật A-di-đà trước khi trở lại cứu độ thế giới này.

    Rõ ràng là tín đồ niệm Phật đã không chịu dừng lại với những biểu tượng hạn hẹp của thế gian khi phát nguyện chọn Phật làm nơi trú ẩn. Trước một nhân cách học và tu như thế, chúng ta không thể nói được gì hết.

    Mọi lý luận, lập luận không ra khỏi những khung luận lý có sẵn của những tri nhận, cảm giác bình thường của các thủ uẩn không thể nào với tới cảnh giới của một hành giả Phật giáo như thế. Mọi lời tán dương hay phỉ báng đều trở nên vô nghĩa. Tín đồ niệm Phật A-di-đà thoát ra ngoài đấu trường của mọi tư biện.

    Trên đây là trưng dẫn về một trong rất nhiều trường hợp mà một người Phật tử có thể chọn lựa khi quyết định nhận đạo Phật làm nơi trú ẩn của cuộc đời mình.

    Khi đưa ra thí dụ này, không phải bản thân người viết muốn cổ xúy cho con đường của những người niệm Phật đang đi mà chỉ muốn nêu lên một sự thật: đang có những người anh em trong chúng ta đã đến với đức Phật như thế. Họ là những con người quá khiêm tốn.

    Trong tài sản quý giá vĩ đại của đức Từ Phụ, họ chỉ xin lấy sáu chữ. Chỉ sáu chữ nhưng cũng đủ cho họ ngẩng cao đầu trước đám người đang hăm hở xâu xé Chính pháp để nuôi sống thân mạng ô trược của mình trên trần gian đã quá đau khổ này.

    Dĩ nhiên là trong Phật giáo chúng ta có tự do để chọn lựa một thái độ nào đó cho chính mình; tất cả đều tùy thuộc vào sự nỗ lực và sự thành thật của mỗi người chúng ta.

    Trong điển tịch Bát-nhã, đức Phật nói với đệ tử của Ngài rằng Ngài là người luôn luôn biết ơn. Ngài biết ơn Bát-nhã ba-la-mật, Ngài biết ơn Nhất thiết trí. Nếu không có Bát-nhã ba-la-mật thì sẽ không có sự thành tựu của Ngài như chúng ta được biết.

    Vì thế Ngài nói Ngài sinh ra từ Bát-nhã ba-la-mật; Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của Ngài. Đó là sự biết ơn của đức Phật. Còn chúng ta thì sao? Có khi nào chúng ta xem đức Phật là nơi trú ẩn suốt cuộc đời mình mặc dù có lần chúng ta đã phát biểu như thế?

    Chúng ta trả ơn đức Phật bằng cách lắng nghe lời Ngài hay lắng nghe các tà sư? Chúng ta cầu mong những lời Phật dạy như những linh dược để chữa trị căn bệnh của chúng ta hay chúng ta đi mua những liều thuốc quảng cáo của những tên lang băm ngoài đường?

    Cũng trong điển tịch Bát-nhã nói trên, trong rất nhiều kinh đức Phật đã dạy về Ma sự. Chỉ có Ma mới tìm cách hạ thấp đức Phật xuống ngang mình; chỉ có Ma mới khuyến khích người khác coi thường Phật, chỉ có Ma mới cầu cho Phật pháp đoản mệnh, chỉ có Ma mới cố ý làm sai lạc Phật pháp, chỉ có Ma mới ca ngợi các tà thuật để nhanh chóng đạt đến "an lạc".

    Nếu một ngày nào đó có người trong chúng ta cảm thấy tuyệt vọng ngay trên con đường mình đã chọn, thì hãy nhớ rằng tất cả đều xuất phát từ chính ở nơi mình. Đạo Phật xuất hiện không phải để giúp chúng ta thỏa mãn những đòi hỏi vô minh của mình mà là để giúp chúng ta thoát khỏi sự ràng buộc của những vô minh đó.

    Trovecatbui tổng hợp theo Hoằng Pháp
    @};-
  2. meocon168

    meocon168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2008
    Đã được thích:
    4
    không có thời gian đọc hết bài của bác nhưng câu trên thì có vẻ không đúng Phật luôn ở trong tâm bác à
  3. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    @ Bác Mèo: Em nghiệm ra, thông thường Phật tử phàm tâm như chúng ta, khi làm một điều gì đó không đạt tiêu chuẩn thành công, chúng ta thường an ủi mình: "Phật dụng cái tâm, miễn mình có lòng là được rồi." Hoặc: "Quan trọng là ở cái Tâm của mình thôi.". Nhưng Em thiết nghĩ, từ "cái tâm" cho đến hành động đôi khi là một khoảng cách rất xa. Trong cuộc đời, chắc chắn không ít lần chúng ta sanh khởi tâm ý làm thiện, khởi tâm muốn xả ly, muốn bố thí, muốn trì giới.., nhưng do nhiều lý do, ta không thực hiện được, rồi ta tự bao biện cho mình một cách dễ dàng theo câu nói đầu môi này. "Phật dụng cái tâm", điều này chỉ đúng khi ta đã cố gắng hết sức mình mà không thể được như ý muốn. Còn trường hợp ta vin vào câu nói đó để tự huyễn mình, giãi đãi, thiếu tinh tấn trong việc tu sửa, giữ giới., thì quả là điều tai hại.
    Cái này Em không nói Bác . Nhưng Bác có công nhận đa số là thế ko?
    :-??
  4. cklaso1

    cklaso1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2009
    Đã được thích:
    5
    :-bd:-bd:-bd
  5. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Em lạm bàn thêm 1 chút về Tâm nhé.@};-

    -Bề ngoài ta có vẻ như là một người tốt, nhưng chính con người bên dưới chiếc mặt nạ mới cần được thanh tịnh hóa. Nếu thật sự tâm ta trong sáng, thì ta rất hữu ích cho những người ở chung quanh ta. Tuy nhiên, giả bộ tốt bên ngoài, mà bên trong xấu xa, thì không ích lợi gì cho chính ta và kẻ khác.
    -Đằng sau tấm mặt nạ là con người ta cần phải hiểu và tu sửa. Tất cả chúng ta đều mang một tên gọi là 'Tôi' nhưng thật ra ta không hiểu mình là ai. Khi ta cho ai một thứ gì, dầu là một mẫu bánh mì nhỏ, là ta đã nghĩ mình quá tốt, quá hữu ích, đến nỗi ta cứ nhớ mãi đến hành động đó một thời gian dài. Ngược lại, nếu ta làm điều gì xấu, ích kỷ, ta cố gắng quên nó ngay lập tức. Chúng ta có khuynh hướng tạo nên một hình ảnh giả tạo về con người mình để tự an ủi bản thân. Hành động tự lừa dối mình rất khó để kiểm soát -đó là lý do tại sao ta cần cái gương soi.
    -Như vậy Tâm là cái bên trong con người, người ngoài không thấy được ko cảm nhận được. Chỉ mình mình biết. Đấy là Phật trong Tâm. Còn vẻ ngoài nó chỉ là cái mặt nạ của con Người thôi
  6. trada

    trada Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ở đâu có nhân tâm thì ở đó có Phật. Những điều mình k muốn thì k làm với người khác, đó cũng là làm theo lời phật dạy!
    Kẻ giết người sẽ nhìn thấy ma. Người sống tự tại hay mơ thấy phật.
    Có thêm một người mơ thấy phật nhân gian có thêm sự thanh bình. Thank bác!
  7. eegVN2009

    eegVN2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Nhân nghĩa tự sinh duyên phúc
    Bất nhân ép sinh duyên phúc
    Duyên phúc sinh Phận mỗi người !
    ...
    Nhân nghĩa, bất nhân khởi nguồn từ tâm vô thức
    Tâm vô thức được nối tiếp từ vô lượng kiếp trước
    Như vậy Phúc Phận của chúng ta hôm nay là được bắt nguồn từ muôn ngàn kiếp trước.
    Về với tâm vô thức ( chuyển vận nhân quả ) là một kết quả có được từ con đường tu tập Phật Pháp !
    Tu tập Phật Pháp chính là con đường chuyển vận cho mỗi chúng ta !
    Thực chất tôi cũng mới tìm hiểu và nghiên cứu Phật Pháp và hiện tại vẫn chưa có được cơ duyên để tu tập. Tôi nghĩ nôm na Phật Pháp là một môn khoa học thì đúng hơn ( về sự giải thoát ), trong đó có lý thuyết ( kinh Phật ) và thực hành ( Thiền Phật ).
    Một vài suy nghĩ coi như là thư giãn ngày cuối tuần !
    @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
  8. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Đức Phật dạy chúng ta hãy xả bỏ tất cả một cách có hiểu biết. Có như vậy chúng ta mới không bị vọng niệm dẫn dắt ta lạc vào vòng lẩn quẩn của phiền não khổ đau, tâm hồn ta sẽ trong sáng thoải mái, linh động, không gợn một vết nhơ.
    Tham, sân, si sẽ không còn có cơ hội nảy mầm và phát triển trong mảnh đất tâm thức của chúng ta, từ đó cuộc sống của chúng ta mới thật sự có an lạc và thanh bình phải ko Bác.[r32)]
  9. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Dạ đúng Bác. @};-
  10. zxcvbnm_319

    zxcvbnm_319 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Dài quá bác ạ, chắc đọc em cũng ko lĩnh hội được hết.
    Nhưng em nghiệm ra rồi, chả biết Phật có được ở trong tâm của ai thật không, thiết nghĩ Phật mà nói được thì chả đứa nào dám đi lễ phật cầu xin đủ điều. Phật hay Thánh có thể chỉ thẳng vào mặt mà rằng "thằng này lưu manh, con kia trai trên gái dưới, em này lừa đảo, bác này bất lương", bác bảo cửa chùa cửa điện chắc chắn vắng toe không?
    Không dám mơ được gặp Phật nên nhìn vào chữ "Nhân - Quả", "đời cha ăn mặn - đời con khát nước" mà sống thôi.

Chia sẻ trang này