Tá dược vừa đủ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng..mà dùng là nghiền :)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi alanzuan, 28/04/2010.

4383 người đang online, trong đó có 525 thành viên. 22:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4225 lượt đọc và 33 bài trả lời
  1. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    Hì, đó chính là dự báo vui về sóng Dược phẩm và các thiết bị y tế đang đến gần.
    Theo phân tích của báo ĐTCK thì QII này những mã dược phẩm lên ngôi.
    AMV theo phân tích gần đây của em thì khá ổn về mặt KT, giá trị thì lại nằm trong vùng đáy.
    Hôm nay AMV có tín hiệu đảo chiều chuẩn bị Up theo xu hướng.

    Bác nào có những mã nghành dược và y tế tốt thì vào đây giúp bà con với nhé.

    Thanks and Regards
  2. VQ_stock

    VQ_stock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/03/2010
    Đã được thích:
    1
  3. luotlat

    luotlat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    0
    đang theo dõi, chưa thấy dấu hiệu nhưng em này bao giờ cũng có dư mua nhiều hơn dư bán
  4. resol

    resol Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Đã được thích:
    0
    PMC sàn HNX vô đối
  5. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    Cần bứt phá lên bằng Công nghệ sinh học

    Cần bứt phá lên bằng Công nghệ sinh học ​
    Vietsciences-Nguyễn Lân Dũng



    Từ cuối thế kỷ trước, trong Nghị quyết 18/CP Chính phủ ta đã xác định: “Cùng với các ngành công nghệ mũi nhọn khác (Công nghệ thông tin, Công nghệ tự động hóa và Công nghệ vật liệu mới) Công nghệ sinh học sẽ góp phone khai thác tối ưu các nguồn nhân lực của đất nước phục vụ cho phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và chuẩn bị những tiền đề cần thiết về mặt công nghệ cgho đất nước tiến vào thế kỷ XXI”


    Chúng ta đã bước sang thế kỷ XXI được hơn 7 năm nhưng hầu như Công nghệ sinh học (CNSH) vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều ngành, nhiều cấp hiểu chưa đúng về CNSH, nhiều người hiểu CNSH chỉ là nuôi cấy mô(!) Tuy nhiên Chương trình CNSH cấp Nhà nước đã tạo điều kiện để một số phòng thí nghiệm làm quen với các hướng CNSH hiện đại và bước đầu đã có được những nghiên cứu thăm dò có giá trị. Tuy nhiên chúng ta đang thiếu hẳn các cơ sở Công nghiệp lên men để đưa các nghiên cứu thăm dò trở thành các sản phẩm hàng hóa có giá trị thương mại (ngoại trừ các hệ thống lên men lớn sản xuất bột ngọt, bia với vốn đầu tư của nước ngoài và lợi nhuận chủ yếu cũng thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài).


    Nên hiểu CNSH (Biotechnology) thế nào cho đúng và cần làm gì để có thể bứt phá lẻn bằng CNSH? Có thể coi CNSH bắt nguồn từ các quá trình lên men truyền thống , kể từ các quá trình làm bia từ năm 6000 trước Công nguyên. Tuy nhiên khái niệm CNSH mang tính cách mạng chỉ bắt đầu từ những thập kỷ 70-80 của thế kỷ trước, khi sản phẩm của sự liên kết giữa Sinh học và Công nghệ bùng phát trên quy mô lớn. Giai đoạn đầu là CNSH cận đại với các quá trình lên men thông thường để sản xuất chất kháng sinh, vitamin, bột ngọt và các acid amin khác (lysine, methionine…), các dung môi hữu cơ (acetone, butanol…)và acid hữu cơ (lactic, acetic, citric…) và tiếp theo là CNSH hiện đại với sự áp dụng công nghệ di truyền (genetic engineering), nuôi cấy tế bào (cell culture), dung hợp (fusion), “nồi” phản ứng sinh học (bioreactor)…


    CNSH là làn sóng thứ ba (third wave) trong khoa học về Sự sống. Có thể hiểu CNSH là việc ứng dụng các cơ thể sống , các hệ thống sống, các quá trình sống vào sản xuất công nghiệp, bao gồm một số công nghệ dựa trên sự tăng cường hiểu biết về sinh học ở mức độ tế bào và mức độ phân tử. Các kỹ thuật quan trọng của CNSH hiện đại bao gồm các thao tác ADN tái tổ hợp (recombinant DNA), sản xuất Kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody), nuôi cấy mô (tissue culture), dung hợp nguyên sinh chất (protoplaste fusion), công nghệ protein (protein enggineering), enzim bất động (immobilized enzyme) , xúc tác tế bào (cell catalysis). cảm ứng (sensing) với sự hỗ trợ của các phân tử sinh học…


    Căn cứ vào tính ứng dụng người ta lại chia CNSH thành các chuyên ngành như CNSH cơ sở, CNSH nông nghiệp, CNSH môi trường, CNSH y học, CNSH thú y, CNSH dược học, CNSH biển, CNSH sinh hóa (biochemical biotechnology), CNSH thông tin (information biotechnology)…


    Khi các kỹ thuật đạt đến mức độ sản xuất công nghiệp thì được gọi là Công nghiệp sinh học (bio-industry). Hiện nay các sản phẩm công nghiệp SH được ứng dụng rộng rãi nhất bao gồm chất kháng sinh, vitamin, enzim, acid amin, polysaccarid (như dextran…), nucleotid, steroid, alkaloid, các thuốc thử chẩn đoán (diagnostic reagents), acid hữu cơ (citric,lactic, acetic, gluconic, malic,…), cao phân tử sinh học (biopolymers), thuốc trừ sâu sinh học (biopesticide), tạo giống mới, dung môi hữu cơ (etanol, axeton, butanol…), isoglucose, xirô glucose, protein đơn bào (single cell protein), interferon, hormôn, vắcxin, sản phẩm máu, kháng thể đơn dòng…


    Nguyên liệu của CNSH hiện đại thường là các vi sinh vật hay các tế bào động thực vật đã mang ADN tái tổ hợp. Vì vi sinh vật là một thế giới vô cùng phong phú mà con người còn chưa khám phá được bao nhiêu cho nên thường được coi là nguồn gen chủ yếu dùng để tái tổ hợp vào các tế bào sẽ được đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp. CN di truyền bao gồm các kỹ thuật cơ bản là tách gen (gene isolation), chọn vectơ (selection of vector)- thường dùng plasmid hay ADN virus , chọn dòng gen mong muốn (cloning of desired gene), chuyển gen đặc hiệu (specific gene transfer), biểu hiện gen mong muốn (expression of desired gene). Như vậy bước đầu tiên là chọn được gen mong muốn để tách gen. Muốn vậy phải phân lập rất nhiều vi sinh vật từ thiên nhiên, xác định vị trí phân loại và tìm loài mới. Công việc này đang được triển khai mạnh mẽ tại Viện vi sinh vật và CNSH (trực thuộc ĐHQG Hà Nội) với sự cộng tác dài hạn với các nhà khoa học Nhật Bản. Sau đó phải tìm ra các gen có giá trị cao từ nguồn vi sinh vật của Bảo tàng giống VN (VTCC) hay mua từ các Bảo tàng giống nước ngoài và tiến hành các bước tiếp theo. Muốn làm được những việc này cần có đủ đến mức tối thiểu các thiết bị sinh học phân tử. Hiện này các thiết bị này đã có được ở một số phòng thí nghiệm của Viện KH&CN Việt Nam, hai ĐH Quốc gia, Viện Di truyền NN , Viện nghiên cứu lúa Ô Môn, Viện Vệ sinh dịch tễ… Lực lượng này so với các nước khác là còn rất ít, với sự đầu tư chưa đủ tầm , cho nên có rất ít các vi sinh vật, thực vật, động vật mang gen tái tổ hợp được đưa vào sản xuất.


    Chúng ta nhớ rằng với các chủng vi khuẩn có hiệu suất sản sinh acid amin rất cao Công ty Vedan (Đài Loan) đã xây dựng Đồng Nai một nhà máy sản xuất acid glutamic (để chuyển hóa thành bột ngọt), lysine và một số sản phẩm sinh học khác với quy mô rất lớn (12 nồi lên men, mỗi nồi 700 000 lít) . Ít ai biết rằng chỉ với nguyên liệu là sắn (khoai mỳ) hay gỉ đường (và nhân lực của công nhân VN) trong mỗi lít dịch lên men Công ty này có thể thu được tới 150g bột ngọt hay 100g lysine. Giả sử đó là nhà máy do chính phủ ta đầu tư, chủng vi khuẩn do các nhà khoa học VN tạo ra thì mỗi năm chúng ta có thể thu thêm được biết bao nhiêu ngoại tệ. Tôi đã có dịp thăm nhiều cơ sở CNSH ở Đức và ở Nhật và tôi thật sự chứng kiến các nhà máy với diện tích không lớn nhưng làm ra một nguồn sản phẩm (chủ yếu là dược phẩm) với hiệu quả kinh tế quá cao. Khi đó nông nghiệp không nhất thiết phải đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm (vì nhờ CNSH phát triển khiến thừa tiền để nhập khẩu). Chúng ta ngạc nhiên khi thấy sắn (sắn tươi, sắn khô, bột sắn) ta có bao nhiêu Trung Quốc cũng sẵn sàng mua hết. Không phải họ dùng để ăn mà chính là dùng để làm nguyên liệu cho CNSH. Trong khi đó dư luận phổ biến rất không đúng trong nước lại là Trồng sắn thì phá đất, chế biến sắn thì phá môi trường. Đúng ra phải nói rõ trồng sắn không bón đủ phân bón và chế biến không đi kèm với xử lý nước thải thì mới phá đất và phá môi trường. Nếu chúng ta không tự mình xây dựng nên các nhà máy CNSH thì Việt Nam trở thành quốc gia cung cấp nguyên liệu CNSH cho các nước khác (!). Trong khí đó hàng chục , hàng trăm triệu USD sẽ vẫn phải bỏ ra hàng năm để nhập khẩu các sản phẩm CNSH từ nước ngoài.


    Chúng ta dự kiến đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Thời gian không còn bao lâu nhưng lực lượng lao động vẫn còn tới 75% ở nông thôn, 13 triệu hộ nông dân đang sở hữu trên 70 triệu thửa ruộng manh mún, nhỏ bé. Vậy thì có cách gì để công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân trong điều kiện như vậy. Theo tôi một trong các giải pháp là phải bứt phá lên bằng chính các thành tựu về CNSH


    Theo tôi cần phải triển khai ngay các biện pháp sau đây:


    Một là, nên cân nhắc lại xem có nên tiếp tục xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo với thu nhập quá thấp của nông dân trên 1ha trồng lúa? Thay vào đó là xuất khẩu các nông sản phẩm khác đã qua chế biến với hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Cần có thêm rất nhiều Công ty chế biến nông sản xuất khẩu như các Công ty VINAMIT,VINAGA…Tại sao thế giới cần mua rất nhiều Artenomysin để chống sốt rét mà cây Thanh hao hoa vàng của nông dân ta không tiếp tục được thu mua với giá cao như trước đây?


    Hai là, đầu tư đủ tầm cho các đơn vị nghiên cứu CNSH trọng điểm sao cho đủ sức nhận các đơn đặt hàng của Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề bứt thiết đáp ứng cho nhu cầu trước mắt và lâu dài . Đó là việc tạo giống cây trồng, vật nuôi vừa có năng suất cao vừa có tính đề kháng cao với bệnh tật, tạo chế phẩm sinh học trừ sâu, tạo phân bón vi sinh chất lượng cao, tạo sản phẩm sinh học bổ sung (probiotic) trong thức ăn chăn nuôi, tạo chế phẩm vi sinh xử lý rác và nước thải, tạo khả năng tự túc văcxin , kháng huyết thanh và một phần chất kháng sinh, đẩy mạnh nghiên cứu về tế bào gốc phục vụ y học, sản xuất các loại enzim tinh hoặc thô phục vụ nghiên cứu và sản xuất đưa công nghệ nuôi cấy mô xuống tận làng xã (như ở Vân Nam), tạo thực phẩm lên men chất lượng cao, tạo cồn nhiên liệu để xây dựng giao thông sạch, ……


    Ba là, mạnh dạn xây dựng các nhà máy CNSH ở các quy mô khác nhau. Để sản xuất các dược liệu có giá trị cao nhiều nước chỉ cần sử dụng các nồi lên men cỡ 50-100 lít. Nên đầu tư tập trung cho các Khu công nghiệp lấy trọng tâm là chuyển hóa bột sắn, gỉ đường thành các sản phẩm lên men có giá trị cao, nhất là các sản phẩm xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu. Cần trồng và chế biến các loại cây dược liệu mà thế giới đã xác nhận có hoạt chất chống ung thư (đã biết được trên 50 loài khác nhau). Đổi mới kỹ thuật chiết rút hoạt chất từ cây dược liệu (dùng enzim để phá thành tế bào) và sản xuất đông dược dưới dạng bào chế công nghiệp như tân dược , ưu tiên các dược phẩm có khả năng xuất khẩu.


    Bốn là, Cần chính thức cho nhập với số lượng lớn các giống cây trồng chuyển gen (bông, ngô, đậu tương, thuốc lá…) đang được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và nhiều nước khác để có năng suất cao hơn trong khi giảm được lượng sử dụng thuốc trừ sâu. Xây dựng các khu vực trồng rau sạch tập trung theo mô hình Quảng Châu (trồng trong nhà lưới trên giá thể sạch mầm bệnh -phân hữu cơ vi sinh , tưới bằng dung dịch nguyên tố đa lượng loãng) và đẩy mạnh việc xây dựng các bể khí sinh học (biogas) ở mọi vùng nông thôn nước ta.


    Năm là, cần áp dụng rộng rãi biện pháp CNSH để làm sạch các thủy vực nuôi tôm xuất khẩu. Cần xây dựng CNSH biển với khả năng nuôi trồng tảo biển theo quy mô công nghiệp để tạo nguồn thực phẩm giàu protein và khoáng vi lượng, tạo nguồn nguyên liệu sản xuất thạch (agar-agar), alginat và nhiều sản phẩm khác
  6. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    AMV GROUP là Tập đoàn Y tế hàng đầu tại Việt Nam hoạt động phân phối kinh doanh và chuyển giao công nghệ sản xuất về y tế tại Việt Nam trong các lĩnh vực Vaccin, Sinh phẩm, Dược phẩm, Hóa chất xét nghiệm và thiết bị phục vụ ngành y tế

    http://www.amv.vn/

    http://www.amvibiotech.com/viet.asp
  7. resol

    resol Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Dược liệu dược phẩm quá ngon PMC= Phải Múc...
  8. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    :-bd Dược và thiết bị Y tế, công nghệ sinh học là mũi nhọn
  9. saohacden

    saohacden Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2010
    Đã được thích:
    0
    [:p][:p][:p]amv rat can thiet trong cuoc song hang ngay ........no la thu ma moi nguoi rat can den trong cuoc song hang ngay van dien ra nhung cuoc song van rat can den no ..........gia 2xxx ...bai post cua ban rat chuan ...ko can phai nghi ngay mai mua thoi^:)^
  10. VQ_stock

    VQ_stock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Sang tuần sẽ bật - nén chặt lâu òi [r24)]

Chia sẻ trang này