>>>>>>>>>>>>>>>> 10 Lý do để out khỏi thị trường chờ VNI ở mốc 480

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi langbavibo, 11/05/2010.

7105 người đang online, trong đó có 1077 thành viên. 16:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8270 lượt đọc và 84 bài trả lời
  1. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.265
    1. BB quyết tâm chấn chỉnh lại tâm lý nhà đầu tư bằng cách đánh VNI xuống 470

    Những nhà tạo lập thị trường hiện tại cực kỳ cay cú với các nhà đầu tư nhỏ lẻ bầy đàn, khi định hướng mua BLs và cùng đẩy thị trường lên để đem lại lợi ích cho mọi thành viên tham gia thị trường bị phá sản (dẫn đến kế hoạch mở rộng quy mô và tăng vốn của các tập đoàn, của ngân hàng...triển khai rất khổ sở), NAV của các quỹ, tự doanh của các công ty chứng khoán, tài khoản của Tây lông... tất cả đều âm ỉ sự thê thảm hoặc đứng im lìm khi mà thị trường thế giới và VNI tăng trưởng mạnh mẽ từ đầu năm tới giờ...

    Tất cả chỉ bởi làn sóng và phong trào cực kỳ sáng tạo là đánh vào thị trường ngách, hiểm, ít ngờ nhất và đã giành thắng lớn của của các nhóm đầu tư nhỏ lẻ hoặc các nhóm đầu tư cá nhân tự phát với vốn và đòn bẩy lớn vào PNs trong suốt quý vừa qua

    Nếu đẩy thị trường lên từ mốc này, hiện rất khó khăn bởi các yếu tố:
    - Lượng tiền mới: có vào không, và nếu vào cũng không vào BLs.
    - Đẩy lên ai được hưởng lợi, nếu BLs tăng thì đương nhiên PNs lại càng tăng bạo.
    - Có cùng đoàn kết để đẩy không, khi mà đa phần các công ty chứng khoán vừa và nhỏ chỉ khuyến khích đánh PNs mà nhường việc đẩy BLs cho các công ty cực lớn.


    Vậy chỉ có cách duy nhất là reset lại tâm lý cho toàn bộ các nhà đầu tư trên thị trường bằng cách đánh cho PNs rớt thật thảm, bằng cách xả ồ ạt BLs ra sau đó cover lại với giá rẻ hơn 10%-15%...

    Và khi con sóng lần sau bắt đầu....ai dám vào PNs nữa không ???....

    Lúc đó mọi dòng tiền bắt buộc phải vào BLs, mọi thành phần tham gia thị trường đều hưởng lợi...

    Anh HƯNG sẽ lại đăng đàn và cổ vũ sự trưởng thành của mọi nhà đầu tư...
  2. TheSim

    TheSim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Có lý, nên sắp đặt ổn định lại những gì là truyền thống. Voted.
  3. vcriver

    vcriver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2009
    Đã được thích:
    0
  4. Neu_boy

    Neu_boy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Đã được thích:
    164

    Sai ở chỗ, những mã PNs đã tăng quá, bị giảm quá, sau này thị trường hồi phục nó sẽ phi lên đầu tiên và tăng mạnh nhất.
  5. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.265
    2. Tình hình thế giới hết sức bất lợi và DJ bước vào chu kỳ điều chỉnh

    Câu nói "sell in may and go away" chắc vẫn không có ngoại lệ trong mùa hè 2010...
    Việc tổng thống Mỹ phải bỏ cả lễ diễu binh trên hồng trường và call trực tiếp cho các nhà lãnh đạo EU cho gói giải cứu Hy lạp cũng đủ diễn tả cơn bạo bệnh đến mức độ nào...

    Việc không tìm ra bất cứ một lỗi giao dịch nào trong phiên giảm -1000 điểm của DJ và quốc hội Mỹ gây sức ép cực kỳ lớn lên NYSE và NASDAD để huỷ các giao dịch với biên độ lớn hơn 60% trong 30 phút hoảng loạn cũng đủ nói lên tính bạo liệt và khủng lồ của các cú đớp của đàn cá mập châu Mỹ và Do thái trong hành trình đánh xuống ác liệt đồng E...

    Và câu chuyện giải cứu đã kết thúc chưa ? không hề, khi mà cơ chế hội đồng liên minh ì chệ và quan liêu của EU....

    Liệu người dân yêu lao động của Pháp và Đức có nghiến răng bỏ tiền túi mình ra trả nợ cho đám dân lười biếng thích hưởng thụ của Hy lạp chăng ?

    Kỳ bầu cử tới chính phủ mới của Đức liệu có thực hiện cam kết trời ơi này không ?

    Liệu Tây ban nha sẽ lấy Hy lạp ra làm tiền lệ để cũng đòi cứu nữa ư ?

    Khác với Mỹ và châu Á, nơi mà các nền kinh tế có năng suất rất cao và chính phủ hành xử một cách thuần tư bản, họ dám in tiền và chấp nhận trả nợ trong tương lai bằng chính sách thắt bụng và năng suất lao động gia tăng...., đám dân EU Bắc âu được các chính phủ trung tả chiều chuộng hơn 50 năm nay, lười lao động, không chấp nhận nhập cư (có dân nhập cư thì năng suất lao động mới cải thiện được), đủ các loại hàng rào để bảo hộ cho nền sản xuất ì chệ, giá thành sản phẩm cao ngất...biểu tình ăn vạ liên miên....các đảng tranh cử quanh đi mấy bài : bài dân nhập cư + tăng phúc lợi + giảm thuế cho dân nghèo + tăng thuế bạo liệt vào các nhà tư bản giầu có + giảm giờ làm + tăng quyền lợi cho các nghiệp đoàn....

    Chính sách thuế má khốn nạn đánh vào các nhà tư bản hàng đầu kinh khủng đến mức gần như không có một nhà tỷ phú $ nào sống ở Bắc Âu...

    Ai dám đặt lòng tin vào đám dân chây ì ấy sẽ trả nợ chúng ta trong nay mai....

    Ai dám đặt lòng tin vào các chính phủ chỉ lấy chính sách "dân tuý" làm kim chỉ nam cho việc điều hành mà quên mọi học thuyết khoa học về kinh tế..

    Ai dám mua trái phiếu của các chính phủ ấy...

    Hỡi Hy lạp, hãy bán vài hòn đảo tuyệt đẹp của các bạn cho các nhà tư bản hùng mạnh đến từ Bắc kinh, Hà nội...để lấy tiền trả nợ đi...
  6. MDE12

    MDE12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    9.000
  7. dongxumayman

    dongxumayman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn và chưa chuẩn.

    Chuẩn : Down 1 lúc là có cở sở, chia ván mới là nhu cầu cấp thiết

    Chưa chuẩn : do BCs kẹp hàng nhiều, nên chính các anh ấy (BBs, MMs) chủ động đánh PNs, rung cho rụng bớt BCs, sau đó đánh xuống 1 tí gom nốt số BCs còn lại do các NĐT quyết nắm giữ (cuối cùng ko chịu nổi nhiệt đành cutloss).

    Cuối cùng : VNI 650-700 vào Q3

    Mời các bác ném đá
  8. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.265
    Thôi, em đi coffee đây, chiều nay trời HN tuyệt đẹp...
  9. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Nouriel Roubini hoài nghi về tác dụng của gói 1 nghìn tỷ USD của EU và IMF
    [​IMG]

    Theo ông Roubini, những yêu cầu về thắt chặt tài khóa và tăng thuế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế và có thể khiến kinh tế khó khăn trong thời gian dài hơn.



    Ông Nouriel Roubini, chuyên gia kinh tế học từng dự báo chính xác về khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua và còn là chủ tịch tổ chức Roubini Global Economics LLC, trong buổi họp mới đây tại Brussels, nhận xét về gói hỗ trợ trị giá gần 1 nghìn tỷ USD ngăn khủng hoảng tài khóa Hy Lạp lan rộng: “Dù người ta đã cam kết về số tiền lớn, tất cả số tiền này sẽ chỉ được đưa ra nếu các nước thực hiện tốt điều chỉnh chính sách tài khóa và cải tổ cơ cấu. Việc họ có thực hiện được những cam kết trên trong thời gian ngắn hay không vẫn còn là câu hỏi mở.


    Chịu áp lực từ việc đồng euro giảm giá sâu và lợi tức trái phiếu chính phủ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha tăng vọt, Bộ trưởng Tài chính nhóm nước khu vực đồng tiền chung châu Âu đã nhóm họp vào cuối tuần qua tại Brussels. Từ buổi họp này, cam kết về gói giải cứu trị giá 750 tỷ euro tương đương 962 tỷ USD bằng nguồn tiền từ EU và IMF được đưa ra.
    Ngân hàng Trung ương châu Âu còn công bố mua trái phiếu chính phủ của một số nước thuộc châu Âu.


    Theo ông Roubini, dù gói giải cứu từ 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đã phần nào giúp thị trường ổn định hơn về tâm lý, những yêu cầu về thắt chặt tài khóa và thuế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế và có thể khiến kinh tế khó khăn trong thời gian dài hơn.


    Ông nói: “Trong ngắn hạn, việc tăng thuế và giảm chi tiêu sẽ đồng nghĩa với suy thoái kinh tế kèo dài hơn và áp lực giảm phát trong nội bộ khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng cao hơn.”


    Ông Roubini cho rằng Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Ireland và một số nước khác thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu thắt chặt tài khóa và khôi phục tính cạnh tranh của nền kinh tế. Khả năng hành động của chính phủ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ chịu hạn chế bởi trong châu Âu tồn tại quá nhiều thể chế chính trị phát triển theo hướng khác nhau.


    Ông Roubini chỉ ra: “Vài tháng qua, Liên minh châu Âu dường như có vẻ chậm trễ, họ không thể cùng nhau hành động. Mọi chuyện nay đã khác, họ nhận ra họ cần phải cùng nhau hành động, hợp tác các nguồn lực. Nếu không họ sẽ mạo hiểm để đồng euro và khu vực đồng euro sụp đổ.”
    Thanh Vân
    Theo Dân Trí/Bloomberg


  10. kaja68

    kaja68 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Đang mơ mơ nhìn thấy topic của cụ langbavibo tí lăn xuống đất :D

Chia sẻ trang này