1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tổng hợp tin tốt và không tốt cho TTCK VN để cho thấy tại sao nên mua vào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi songngu81, 28/05/2010.

5286 người đang online, trong đó có 524 thành viên. 20:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1316 lượt đọc và 29 bài trả lời
  1. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Tôi xin tổng hợp lại những tin TốtKhông tốt trong giai đoạn hiện nay để mọi người cùng đánh giá lại tình hình:

    Tốt:

    1. Từ 1/6, Vietnam Dream Fund sẽ đầu tư vào TTCK Việt Nam
    2. Tiền tiết kiệm chảy sang chứng khoán



    3. Xăng giảm giá 500đ/L
    4. Chỉ số CPI tháng 5 đang cho thấy dấu hiệu tích cực,
    5. Tỷ giá USD cũng có diễn biến ổn định.
    6. Giải ngân vốn FDI 5 tháng đầu năm được công bố với mức tăng 7,1% so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực này cũng tăng khá mạnh, lần lượt là 25,9% và 50,5%. Hoạt động khá tích cực của khu vực FDI đang cho thấy đà hồi phục của nền kinh tế nói chung.
    7. Đà tăng mạnh của CK thế giới
    8. VNI đã giảm quá sâu đưa giá cổ phiếu đến vùng hấp dẫn

    Không tốt:

    1. Nợ quốc gia cao
    2. Có thể tăng LSCB (???)
    ...

    ---> Tôi sẽ mua vào.

    Mời các bác bổ sung.
  2. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.115
    Từ 1/6, Vietnam Dream Fund sẽ đầu tư vào TTCK Việt Nam
    Vietnam Dream Fund có quy mô 100 triệu USD được thành lập do sự hợp tác giữa United Investment và MB Capital (Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng Quân đội).


    Từ 1/6/2010, Quỹ đầu tư Vietnam Dream Fund sẽ bắt đầu hoạt động trên TTCK Việt Nam. Vietnam Dream Fund có quy mô 100 triệu USD được thành lập do sự hợp tác giữa United Investment (Công ty Quản lý quỹ của Japan Asian Group) và MB Capital (Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng Quân đội). Công ty Chứng khoán Thăng Long sẽ là nhà môi giới chính thức cho quỹ này trên TTCK Việt Nam.

    Theo bà Trương Thị Hương Trà, Giám đốc Phát triển kinh doanh MB Capital, Vietnam Dream Fund được thành lập đã cho thấy sự quan tâm và niềm tin của các nhà đầu tư Nhật Bản vào cơ hội đầu tư trên TTCK Việt Nam. Từ sự khởi đầu này, các bên sẽ tiếp tục nỗ lực để mở rộng việc huy động vốn tại một số thị trường quốc tế khác và kết nối dòng vốn này đầu tư vào Việt Nam.


    Bà Hương Trà cho biết, Vietnam Dream Fund sẽ chủ yếu đầu tư vào công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tính đến tháng 3/2010, tổng tài sản mà MB Capital quản lý là trên 20.000 tỷ đồng.
  3. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm tăng 9,8%

    Sở Công thương Hà Nội vừa cho biết, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội trong tháng 5 đạt 602,5 triệu USD, tăng 2% so tháng trước, trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 2,3%.



    Mặt hàng xuất khẩu tăng nhiều so cùng kỳ là hàng dệt may (tăng 45%), hàng thủ công mỹ nghệ (tăng 24,8%), than đá (tăng 27,2%)... Dự kiến, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đạt 2,828 tỷ USD, tăng 9,8% so cùng kỳ.

    Về nhập khẩu, nhu cầu nhập khẩu vật tư nguyên liệu trong tháng 5 tiếp tục tăng mạnh, dự kiến đạt 1,81 tỷ USD, tăng 19,1%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là vật tư nguyên liệu như hóa chất, chất dẻo, xăng dầu… Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố đạt trên 8,626 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ.

    Như vậy, 5 tháng đầu năm, trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng 9,8%, thì kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 35%,tức tăng gấp 3 lần.

    Bên cạnh đó, hoạt động thương mại, dịch vụ tháng 5 cũng diễn ra hết sức sôi động, với những chương trình khuyến mãi giảm giá trực tiếp hoặc tặng quà cho người tiêu dùng mua hàng tại các trung tâm lớn. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ 5 tháng đầu năm đạt 335.966,1 tỷ đồng, tăng 25,9% so cùng kỳ, trong đó, doanh thu bán lẻ đạt 76155 tỷ đồng, tăng 27,3%.


    Theo Hanoi Portal (28/5)
  4. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Tiểu ngạch ách tắc, kim ngạch xuất khẩu cao su giảm mạnh(28/5)
    Xuất khẩu cao su trong tháng 5 đã giảm mạnh, chỉ còn 20.000 tấn, kim ngạch 60 triệu USD, trong khi tháng 4 là 32.000 tấn, tương đương 94 triệu USD.
    Theo hiệp hội Cao su Việt Nam, nguyên nhân chính là do việc bán mủ cao su mậu biên sang thị trường Trung Quốc, vốn chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị ách tắc.
    Được biết, từ cuối tháng 4 đến nay, các cơ quan quản lý Trung Quốc hạn chế các doanh nghiệp và thương gia của họ nhập khẩu cao su Việt Nam theo đường biên mậu. Giá cao su khối tiếp tục giảm mạnh, hiện còn 22.600 – 23.000 NDT/tấn, trong khi mức đỉnh hồi tháng 2, tháng 3.2010 lên tới 24.000 NDT/tấn.


    Hoàng Bảy
    Sài Gòn Tiếp thị

  5. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Tới thời điểm này, khối ngoại liên tục mua vào bao nhiêu phiên rồi các bác nhỉ ?
    Tại sao họ lại mua ròng liên tiếp như thế?
  6. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Nhật rót thêm 18,3 tỷ yen cho Việt Nam (28/5)
    Hai hiệp định vay vốn trị giá 18,388 tỷ yen được Bộ Tài chính và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ký kết hôm qua tại Hà Nội.
    Hai hiệp định vay lần này dùng hỗ trợ cho 2 dự án cơ sở hạ tầng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của TP HCM, gồm Dự án xây dựng Đại lộ Sài Gòn Đông - Tây trị giá 14,061 tỷ yen và Dự án Cải thiện môi trường nước TP HCM trị giá 4,327 tỷ yen.
    Tính đến nay, tổng số vốn ODA Nhật Bản cam kết tài trợ cho Việt Nam lên tới hơn 1412 tỷ yen. Trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu vừa trải qua khủng hoảng, việc ký kết các hiệp định vay JICA lần này tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản và thể hiện tình hữu nghị giữa 2 nước.
    Như Quỳnh (VNexpress)
  7. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    “Việt Nam không nằm trong nhóm nước có gánh nặng về nợ” (27/5)

    “Cơ cấu nợ của chúng ta cũng khá bền vững, được các nước đánh giá nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh phát biểu trước Quốc hội.

    Với sự đăng đàn của bốn vị bộ trưởng, phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách chiều 27/5 đã tăng tính tranh luận và nhiều vấn đề Quốc hội quan tâm đã được làm rõ hơn.

    “Không có nợ xấu”

    Là bộ trưởng đầu tiên phát biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã xin nhiều thời gian hơn quy định là 7 phút để nói về ba vấn đề khiến nhiều vị đại biểu Quốc hội lo ngại. Đó là bội chi ngân sách, quản lý nợ quốc gia, nợ Chính phủ; dự báo liên quan đến thu ngân sách, bội chi và quản lý chi ngân sách năm 2009.

    Người đứng đầu ngành tài chính khẳng định, điều quan trọng là hiện nay Việt Nam đã trả đầy đủ các khoản nợ, không có khoản nợ xấu, không có khoản nào đến hạn mà không trả được.

    Bộ trưởng cho biết, cơ cấu nợ hiện nay của Việt Nam là vay nợ nước ngoài và vay trung hạn, dài hạn là chủ yếu. Chiếm 86,5% là vay Ngân hàng thế giới có thời hạn 40 năm, trong đó 10 năm ân hạn lại suất 0,75%/năm.

    Với các dự án vay ODA chủ yếu cho các trục đường quan trọng và các công trình có tầm cỡ quốc gia nên đã phát huy tác dụng rất tốt. Chính vì thế cho nên cơ cấu nợ của cũng khá bền vững và được các nước đánh giá nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ.

    Cũng theo bộ trưởng, vay ngắn hạn lãi suất thương mại khoảng 13,5%, trong đó nợ Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp, cho các dự án đầu tư có hoàn vốn trên 11% tổng số dư nợ.

    “Nếu dư nợ thấp, nhưng không trả được cũng là nguy cơ rất lớn, dư nợ ở mức độ vừa phải, vẫn đảm bảo phát triển đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội theo chúng tôi là tích cực. Nói nôm na giống như trong gia đình có tiền để làm nhà thì không nói, nhưng thiếu cũng phải đi vay về, rồi làm ăn trả nợ”, vị “tư lệnh” ngành tài chính phân tích.

    Tái cấu trúc nền kinh tế: Chính phủ đã quyết

    “Nhiều lần Quốc hội đã đề cập vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế nhất là giai đoạn hậu khủng hoảng, kỳ họp thứ 6 vừa qua Chính phủ cũng đưa ra một dự thảo cho Quốc hội xem nhưng tới kỳ này thì thấy mất, tôi nghĩ Chính phủ vẫn nợ Quốc hội”, đại biểu Trần Du Lịch “nhắc nhở”.

    Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc thì “trong kỳ họp này, Quốc hội không đặt vấn đề nên chúng tôi cũng không báo cáo với Quốc hội về Báo cáo chính thức mà Chính phủ đã thông qua”.

    Theo bộ trưởng Phúc thì vừa rồi Thủ tướng Chính phủ đã kết luận vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế là một quá trình, cho nên những vấn đề đặt ra trong báo cáo tái cấu trúc nền kinh tế sẽ được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm và trong kế hoạch 5 năm, thể hiện ở trong ba đột phá của chiến lược. Đó là phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng và thứ ba là vấn đề thể chế.

    “Nếu Quốc hội đặt vấn đề chúng tôi sẵn sàng gửi báo cáo mà đã được Chính phủ thông qua tới các vị đại biểu Quốc hội”, Bộ trưởng Phúc nói. Song theo ông, “có lẽ hiệu quả nhất” là sau này Quốc hội còn thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm mà chắc chắn kỳ họp tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua thì nội dung mà tái cấu trúc nền kinh tế sẽ lồng ghép và thể hiện ở trong đó.

    So sánh về ICOR cần khoa học hơn

    "Nếu không tách đầu tư của Nhà nước cho những chương trình giàm nghèo để tính toán hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) thì so sánh với các nước bao giờ chúng ta cũng cao hơn", Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

    Bởi, theo bà đầu tư của nhà nước những năm vừa qua cho những chương trình giảm nghèo rất lớn và những chương trình này chưa thể làm tăng trưởng GDP được.

    "Các cơ quan có trách nhiệm cũng tính toán lại như thế nào để chúng ta so sánh cho hợp lý và khoa học hơn", nữ bộ trưởng đề nghị.

    Cùng đăng đàn với ba vị bộ trưởng nói trên là "tư lệnh" ngành tài nguyên và môi trường Phạm Khôi Nguyên.

    Liên quan đến một số chỉ tiêu về môi trường năm 2009 không đạt kế hoạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đây là năm đầu tiên đưa được hệ thống chỉ tiêu về môi trường vào chỉ tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân. "Trong thời gian vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt để thực hiện cho được 8 nhóm chỉ tiêu này", ông Nguyên nói.

    Trong 4 chỉ tiêu không đạt, theo giải thích của Bộ trưởng thì chỉ tiêu cấp nước sạch cho đô thị vượt so với năm 2007 và 2006. Nhưng năm 2009 chúng ta công nhận nhiều đô thị, nên tính tổng số các đô thị và số đạt được thì thấp hơn với mức ban đầu.

    Chỉ tiêu về tỷ lệ 65% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, theo Bộ trưởng Nguyên, đây là một tham vọng xuất phát không thực tế. Vì khi các khu công nghiệp tiến hành xử lý vấn đề nước thải, rác thải và khí thải thì vướng vấn đề về công nghệ.

    "Còn chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng và một chỉ tiêu nữa về thu gom rác thải nông thôn cũng không đạt thì do liên quan đến cả cơ chế và chính sách", Bộ trưởng nói. Và một trong những nguyên nhân được ông chỉ ra là “trong quá trình chỉ đạo cũng chưa thật sự quyết liệt”.
  8. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    6 tháng: GDP của Tp.HCM có thể tăng trưởng trên 11%




    [​IMG]
    Trong tháng tới, Tp.HCM sẽ tăng cường kiểm soát giá cả, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.


    TRÀ GIANG
    09:31 (GMT+7) - Thứ Sáu, 28/5/2010
    Theo nhận định của UBND Tp.HCM, kinh tế thành phố dự ước 6 tháng đầu năm sẽ tăng trưởng trên 11%


    Theo nhận định của UBND Tp.HCM, kinh tế thành phố đang phục hồi nhanh, tốc độ tăng trưởng đã bằng thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế, dự ước 6 tháng đầu năm nay GDP trên địa bàn sẽ tăng trưởng trên 11%.

    Trong 5 tháng qua, tại Tp.HCM nhiều chỉ tiêu về kinh tế đã đạt mức khá cao. Trong đó, tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ đã đạt trên 145 ngàn tỷ đồng, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu đạt 7,45 tỷ USD, nếu loại trừ giá trị dầu thô và giá trị của mặt hàng vàng, kim ngạch xuất khẩu có mức tăng 19,3%; lượng khách quốc tế đến thành phố đạt hơn 1,3 triệu lượt người, tăng 10%, doanh thu du lịch có mức tăng đến 41,4%.

    Giá trị sản xuất công nghiệp cũng có mức tăng 13,8%; tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 15,8%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn được gần 65.000 tỷ đồng, đạt 44,6% dự toán cả năm và tăng 27,2% so với cùng thời gian này năm trước.

    Trong tháng tới, Tp.HCM sẽ tăng cường kiểm soát giá cả, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường, bình ổn giá cả, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm.

    Thành phố cũng triển khai việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp dự trữ 8 mặt hàng thiết yếu bảo đảm đủ nguồn hàng cung cấp cho thị trường.
  9. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Hôm nay, nhà đầu tư ngoại tiếp tục mua ròng thêm xấp xỉ 100 tỷ đồng tại HoSE, nâng tổng giá trị mua ròng cả tuần lên 467 tỷ đồng.



    Tổng lượng mua vào đạt 4,3 triệu đơn vị, trị giá 200 tỷ đồng, giảm 23 tỷ so với hôm qua. Lượng bán ra vẫn ở mức tương đương 2 phiên trước, đạt 2,82 triệu đơn vị, trị giá 100 tỷ đồng.
    Chênh lệch mua bán đạt 1,49 triệu đơn vị, tương đương 99,6 tỷ đồng – giảm 27,7 tỷ so với phiên trước.
    Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 467 tỷ đồng. Ba tuần đầu của tháng Năm, giá trị mua ròng của khối ngoại chỉ ở mức xấp xỉ 200 tỷ đồng/tuần. Đây cũng là tuần mua ròng thứ 12 liên tiếp.
    Tại HNX, khối ngoại cũng mua ròng gần 4,5 tỷ đồng, nâng tổng giá trị mua ròng cả tuần lên 33,8 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Chênh lệch giá trị mua bán của khối ngoại tại HoSE (tỷ đồng)​
    Những phiên gần đây, nhóm bất động sản lại được mua mạnh. Các mã được mua nhiều trong hôm nay có SJS (289 nghìn đơn vị - 23,5 tỷ), HAG (198 nghìn đơn vị - 15,2 tỷ), KBC (175 nghìn đơn vị - 9,6 tỷ), ITA, DIG…
    Bên cạnh đó là một số mã khác như SSI (584 nghìn đơn vị - 22,1 tỷ), KDC (207 nghìn đơn vị - 11,1 tỷ), REE, VND…
    Tính chung cả tuần, 3 mã được mua ròng nhiều nhất là KBC (1,27 triệu đơn vị - 67 tỷ), HAG (725 nghìn đơn vị - 55 tỷ) và SJS (617 nghìn đơn vị - 49 tỷ).
    Phía bán ròng, dẫn đầu là MCV với 500 nghìn đơn vị, tương đương 12,7 tỷ đồng, trong đó có 410 nghìn đơn vị bán thỏa thuận.
    Tiếp đến là LCG (97 nghìn đơn vị - 4,3 tỷ), KLS, VSH…

    [​IMG]
    Quốc Thắng
    Theo HoSE/HNX
  10. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn: Tiệm cận chuẩn quốc tế Ngân hàng nhà nước - 28/05/2010 7:48:37 CH

    (Có 0 bình chọn)
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] Gửi email | [​IMG] RSS


    [​IMG] NHNN Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, trong đó quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM từ 8% lên 9%. Theo nhận định của các chuyên gia ngân hàng, việc ra đời Thông tư trên là một tín hiệu đáng mừng phản ánh quyết tâm của NHNN trong việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel.

    Nâng tỷ lệ an toàn vốn của TCTD thêm 1%


    Điểm đáng chú ý trong Thông tư 13 là quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Cụ thể, theo Điều 4 của Thông tư quy định: Tổ chức tín dụng (TCTD), trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro của TCTD (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ). Ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ theo quy định nói trên, TCTD phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).

    Như vậy, tỷ lệ an toàn vốn đã được nâng lên 9% thay cho mức 8% như quy định trước đó. Theo NHNN, việc điều chỉnh này phù hợp với thực tế hiện nay, khi nhiều NHTM hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel. Hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro (Capital Adequacy Ratio - CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Đây cũng là một trong 5 tiêu chuẩn quan trọng nhất mà các NHTM phải đáp ứng để đảm bảo an toàn hoạt động, theo định hướng quản lý rủi ro của NHNN theo từng thời kỳ. Bốn tiêu chuẩn còn lại bao gồm: giới hạn tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản); giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động.

    Thời điểm thích hợp


    Trước yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro, theo thông lệ quốc tế, việc nâng hệ số CAR bắt buộc đối với các NHTM Việt Nam là hoàn toàn phù hợp. Theo quy định của NHNN, từ năm 2008 hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 8%, theo tiêu chuẩn của Basel I do Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành. Tuy nhiên, trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basel II đã ở mức 12%. Một số thống kê gần đây cho thấy hệ số CAR tại các NHTM của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức một số NHTM Việt Nam đã đạt được. Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) Dương Thu Hương cho rằng, việc nâng 1% tỷ lệ an toàn vốn không đáng ngại với các NHTM trong thời điểm hiện nay.

    Vì, trong những năm trở lại đây, sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số này. Hệ số CAR của nhiều NHTM đã vượt 9% mà NHNN đặt ra tại Thông tư 13. Đơn cử tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), hệ số CAR năm 2009 là 8,11%, năm 2010 là xấp xỉ 10% (so với mức vốn điều lệ mới dự kiến tăng thêm năm 2010 là 17.587 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Thông tư số 13 có hiệu lực từ ngày 1/10/2010, đây cũng là thời điểm các NHTM phải đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng (hạn chót là 31/12/2010). Nhưng vấn đề đặt ra là tử số (vốn tự có) tăng lên thì mẫu số (tài sản "có" rủi ro) không được tăng theo. Đây là vấn đề mà các NHTM sẽ gặp khó khăn.

    Đồng quan điểm như vậy, Phó tổng giám đốc NHTMCP Liên Việt Đoàn Văn Thắng cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để thực hiện quy định liên quan đến hệ số này. Đặc biệt, trong bối cảnh gia nhập WTO, quy mô về vốn của các NHTM Việt Nam chắc chắn phải tăng hơn nữa, nhằm vừa đảm bảo hệ số hoạt động an toàn và đảm bảo khả năng mở rộng kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu mới từ thị trường.

    Được biết, hiện NHNN đang cập nhật danh mục mức vốn pháp định của các TCTD áp dụng cho giai đoạn sau 2010. Trong đó, dự kiến yêu cầu mức vốn pháp định tối thiểu của các TCTD vào năm 2012 là 5.000 tỷ đồng; và sẽ tăng lên 10.000 tỷ đồng vào 2015. Điều này càng khẳng định thêm việc nâng tỷ lệ an toàn vốn lên là một bước tiến phù hợp theo chuẩn mực quốc tế.

    Tại khoản 7,8,9 Điều 8 Thông tư 13 quy định:

    TCTD không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán.

    TCTD không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

    Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD.

Chia sẻ trang này