Diễn biến năm 1929 mời các cụ tham khảo!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi moussaoui, 10/08/2010.

2164 người đang online, trong đó có 43 thành viên. 03:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1002 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. moussaoui

    moussaoui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Các cụ có thể đọc và so sánh rồi rút ra được cái gì? Có liên hệ gì với tình hình của chúng ta hay không?

    Và ở đâu cũng vậy. Nơi nào có khả năng in ra tiền thì nơi đấy thống trị diễn biến kinh tế đất nước...

    Nước nào có đồng tiền mạnh mà được vàng bảo trợ thì có nền kinh tế thống trị Thế giới (Ngân hàng nào in đồng tiền mạnh thì nó là trùm của trùm mọi vấn đề.....)..

    QUANH CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH ĐẠI KHỦNG HOẢNG NĂM 1929

    I; MƯU HIỂM NĂM 1927

    Sau khi được Cty Morgan và Cty Kuhn Loeb nâng đỡ, Benjamin Strand đã dễ dàng chiếm được ngôi báu "chủ tịch" hội đồng quản trị cục dự trữ liên bang (FED). Ông đã phối hợp với chủ tịch ngân hàng Anh Norman mưu tính nhiều sự kiện quan trọng của ngành tài chính Anglo - Saxon, kể cả cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929.

    Bố và ông ngoại của Norman đều đã từng làm chủ tịch ngân hàng Anh. Họ là một gia tộc hiển hách hiếm có trong lịch sử Anh. trong cuốn "Chính phủ tài chính", tác giả Johnson viết "Hai người bạn thân Stand và Norman thường xuyên cùng đi ngỉ mát ở miền Nam nước Pháp. Vụ thả lỏng tiền tệ ở New York từ năm 1925 đến năm 1928 là một hiệp định riêng ngấm ngầm giữa họ nhằm mục đích làm cho lãi suất ở New York thấp hơn ở London. Strand đã cố ý giảm lãi suất ở New York đến mức không thể cứu vãn được. Chính sách nới lỏng này đã thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển phồn vinh gần hết thể kỷ XX và đã gây ra một cao trào đầu cơ cuồng nhiệt. Chính sách giảm lãi suất tiền tệ này đã được các nhà sử học gọi là vụ “Mưu hiểm năm 1927”.
    Trên thực tế, ngân hàng của FED ở New York nắm quyền điều khiển toàn bộ FED. Hội đồng quản trị 7 người ở Washington chỉ ngồi làm vì. Các nhà ngân hàng lớn ở Châu Âu đã cấu kết chặt chẽ với ngân hàng Fed ở New York cùng định đoạt những chính sách tiền tệ rất quan trọng.

    II; CUỘC ĐẠI KHỦNG HOẢNG NĂM 1929
    “Cục dự trữ liên bang quyết định thắt chặt tiền tệ lưu thông từ năm 1929 đến năm 1933 chắc chắn sẽ làm bùng nổ đại khủng hoảng kinh tế”
    (Milton Fridman)
    Sau khi họp bàn bí mật với các đại gia ngân hàng Châu Âu, Cục dự trữ liên bang lập tức bắt tay vào hành động, giảm lãi suất từ 4% xuống 3,5%. Riêng trong năm 1928, họ đã tung ra cho các ngân hàng thành viên 60 tỷ USD. Toàn bộ số tiền này nếu đổi ra vàng sẽ có một lượng vàng lớn gấp 6 lần lượng vàng lưu thông trên thế giới lúc đó. Họ đã dùng phương thức này để bơm USD ra nhiều gấp 33 lần so với số tiền Fed đã tung ra thị trường trước đó. Lạ lùng hơn nữa, đến đầu năm 1929, Fed New York lại tung thêm 58 tỷ USD cho các ngân hàng thành viên vay.
    Lúc đó, thị trường chứng khoán New York cho phép các nhà giao dịch dùng 1% vốn để mua cổ phiếu và có thể vay thêm tiền ngân hàng. Các nhà ngân hàng đang giữ một số tín dụng vui lòng thỏa mãn nhu cầu nóng bỏng của các nhà giao dịch chứng khoán.
    Các ngân hàng có thể vay tiền của Fed với lãi suất 5%, sau đó cho các nhà giao dịch chứng khoán vay với lãi suất 12%, ngon lành cành đào chênh lệch 7% nhẹ như lông hồng

    Trước tình trạng đó, TTCK New York buộc phải nổ tung. Ngày 6/2/1929, chủ tịch ngân hàng Anh, Norman bí mật sang Mỹ. Trong khi đó, Fed đình chỉ áp dụng chính sách thả lỏng tiền tệ được thực hiện từ năm 1927. Như vậy, các đại gia ngân hàng Anh đã chuẩn bị đâu vào đó, đến lượt Fed ra tay hành động. Tháng 3 năm 1929, Paul Warburg đã cảnh báo sẽ nổ ra khủng hoảng. New York Times lập tức đăng tải bài phát biểu của ông ta khiến cho thị trường hoảng loạn.
    Ngày 20 tháng 4 năm 1929, “lũ cá mập” ngân hàng thi hành án tử hình đối với thị trường chứng khoán. New York Times đưa tin họ đã bí mật họp và thông qua một quyết định quan trọng. Chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ thay thế chính sách thả lỏng tiền tệ trước đó. Đến ngày 9 tháng 8 năm 1929, fed tăng lãi suất cho vay lên 6%, các ngân hàng của Fed cũng ngay lập tức tăng lãi suất giao dịch chứng khoán từ 5% lên 20%. Các nhà giao dịch chứng khoán sống dở chết dở, không còn con đường nào khác đành phải rút nhanh ra khỏi TTCK. Thế là xảy ra tình trạng TTCK xuống dốc không phanh. Một nhà buôn chứng khoán của Wall Street đã nói về sự kiện này: “Theo một kế hoạch được sắp xếp chu đáo, chính xác, lượng cung ứng tiền cho vay để đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường tiền tệ New York đột ngột giảm mạnh đã gây ra cuộc đại khủng hoảng năm 1929. Trên thực tế, đây là một hành động “cắt lông cừu” đối với công chúng của các đại gia ngân hàng quốc tế”.
    Đứng trước nền kinh tế tiêu điều, báo New York Times ngày 4 tháng 7 năm 1930 đã phải lên tiếng: “Giá nguyên vật liệu giảm tới mức của năm 1913. Lao động dư thừa, tiền công giảm sút, thất nghiệp tới 4 triệu người. Ông Morgan do khống chế được cục dự trữ liên bang ở New York và hội đồng quản trị của Fed nên đã khống chế được toàn bộ Fed”
    Wall Street luôn luôn áo dụng thủ đoạn gây ra khủng hoảng tiền tệ để diệt các phần tử dám đối đầu với họ. Từ năm 1930 – 1933, có tới 8812 ngân hàng bị phá sản, phần lớn trong số đó là lâu nay vẫn có thái độ đối chọi với 5 đại gia ngân hàng New York và không chịu quy thuận Fed….

    Còn nữa! …….
  2. moussaoui

    moussaoui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Các cụ nghía xem chúng ta đang mằm trong chính sách vĩ mô như thế nào?

    Nếu Lạm phát khống chế ở mức dưới 2 con số??

    GDP tăng trưởng 6,5-7%.... có đạt được mục tiêu hay không?

    Nếu chính sách tiền tệ là thắt chặt thì GDP em cam đoan là khó đạt được...

    Vì vậy em phán đoán sẽ thả lỏng tiền tệ và lạm phát có thể sát ngưỡng 2 con số hoặc 2 con số nhưng mà (Lạm soát có thể kiểm soát..)

    Q1 và Q2 chúng ta đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát khá tốt rồi...

    Q3 và Q4 là lúc nền KT chúng ta có những chuyển biến tích cực và khẳ nặng chính phủ theo đuổi mục đích đã đề ra là GDP tăng 6,5-7%.... Việt Nam sẽ là nước đang chuyển biến dần thành con Hổ của Đông Nam Á ( nhưng hổ con thui nha! ;)) )

    Em tin chắc rằng chính sách tiền tệ sẽ trả lời đỉnh của VNI trong thời gian tới....
  3. SANDAM

    SANDAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    19
    Đặt tên lại nhân vật bằng tiếng Việt đi bạn cho người đọc dễ hiểu[r24)][r24)][r24)]
  4. moussaoui

    moussaoui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Tên riêng đóa bác.... Thần tượng của em....

    Cụ thông cảm cho!
  5. moussaoui

    moussaoui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Các cụ tham khảo. Tôi thấy cụ Chun viết có rất nhiều ý đúng...

  6. moussaoui

    moussaoui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Tin thắt chặt tiền tệ với TTCK thì đúng hơn:

    http://cafef.vn/2010080610045478CA31/noi-long-tien-te-va-su-ky-vong-cho-ttck.chn
    http://dantri.com.vn/c76/s76-414262/lai-suat-vnd-tang-nhe-ky-han-3-thang-tro-xuong.htm
    Thông tư 13 của NHNN

    Tin xấu:
    http://dantri.com.vn/c76/s76-414372/gia-xang-dau-bat-ngo-tang-tu-350-450-donglit.htm
    ..........

    Như vậy các tin xấu đã phọt ra 1 chuỗi ngày rồi.....đã phán ánh hết vào giá FL của CP rồi...

    Chúng ca chỉ còn hy vọng vào đổi mới..... cái phao để cứu sinh cho GDP thực hiện mục tiêu theo đuổi của CP..

    Một số tin mang tính chất hứa hẹn và "Nói nhưng chưa có giấy bút gì... Ở dạng chủ nghĩa xã hội khoa học không tưởng"

    Ngân hàng tăng cho vay ưu đãi: http://cafef.vn/20100810033756138CA34/ngan-hang-tang-cho-vay-uu-dai.chn
    Tiếp tục giảm dần mặt bằng lãi suất : http://cafef.vn/20100810061748468CA34/tiep-tuc-giam-dan-mat-bang-lai-suat.chn

    Anh em theo dõi xem nhé!
  7. mr.tu

    mr.tu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    0
    sao chú không noi năm 770 trước công nguyên luôn thể
    :-bd:-bd:-bd
  8. moussaoui

    moussaoui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Một nửa cái bánh mỳ thì vẫn là một nửa cái bánh mỳ...

    Nhưng 1 nửa niềm tin thì liệu có còn là niềm tin hay không?

    Thực tế cho thấy trên toàn TT nói chung và all các 4r nói riêng đã cho đáp số.... Một bộ phận khá lớn người tham gia chứng trường đã mất niềm tin và TT. Phần đông đấy hoang mang và tháo chạy.....

    Nhưng cái TT nó hay ở chỗ khi phần lớn đã kiệt sức và vô cùng bi quan, chán nản, khóc lóc kêu gào, chửi bới.....
    thì cũng là lúc cha con nhà nó nghị quyết kéo lên....
    Không ai thương các cụ đâu... họ vơ vét và "vặt lông" các cụ....

    Có niềm tin thì vẫn còn cơ hội...... Muốn chứng kiến một cuộc đấu hay thì cần phải biết chờ đợi và mặt lạnh như tiền xu năm hào của lão Hạc ngày xưa...
    còn tiền thì có thể tạm nói là nhiều cơ hội hơn... xong cuộc chơi chưa đến hồi kết thì chưa vội kết luận......!!!

    Các cụ tranh luận gì cho vui đê!!

    =))
  9. moussaoui

    moussaoui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Em xin cụ! 3 hồn bảy vía......

    Đọc để mà biết về chính sách, biết rồi để xem họ đã phỉnh phờ nhân loại ra sao?

    Cụ cũng nên tỉnh dậy đi! Sao mà hôn mê sâu thế? =))=))=))=))

  10. mr.tu

    mr.tu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    0
    [r2)]

Chia sẻ trang này