Phiên GD ngày 25-08-2010: Mốc son lịch sử cho một trend mới.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anhthu319, 24/08/2010.

7094 người đang online, trong đó có 1012 thành viên. 13:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1401 lượt đọc và 20 bài trả lời
  1. anhthu319

    anhthu319 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Tất cả nao núng, tất cả đang mệt mỏi chán chường với TTCK VN. TỪ tổ chức, quỹ đầu tư đến cty chứng khoán. Từ cá nhân, đến nhóm đầu tư trong nước và nước ngoài ai ai cũng ngán ngẫm nhìn cái thị trường lịm dần theo từng ngày.
    Vậy thì đây đã là đáy của thị trường chưa khi mà:
    Tình hình trong nước:
    -CPI tiếp tục là nổi lo trong những tháng kế tiếp.
    -Thâm hụt ngân sách thì ngày càng trầm trọng hơn.
    -Liên tục các tổng công ty nhà nước xin thoái vốn ở hầu hết các công ty con.
    -Ngày càng nhiều TCT nhà nước làm ăn thua lỗ xin phá sản và nợ đến ko tưởng ( Vinashin)
    -Tỉ giá thì ngày một căng thẳng trước sức ép "ngầm" thoái vốn của các quỹ đầu tư và những tay tài phiệt thế giới.
    -Lãi suất cho vay thuộc diện cao nhất trên thế giới trong khi khả năng cạnh tranh của hàng hóa và các doanh ngiệp VN thì thuộc lớp thấp nhất.
    -Các quyết sách của cơ quan có thẩm quyền tỏ vẻ là nhưng chính sách rất đúng đắn và phù hợp để điếu tiết thị trường thì lại được đưa ra ko đúng thời điểm thể hiện rõ sự yếu kém và thiếu tầm nhìn.
    -Bên cạnh đó là sự thao túng tự tung tự tác của một số đông các đại gia đc gọi là BBS hay MMS.
    -Cơ quan quản lý thì...( cái này ko cần nói). Để xảy ra tình trạng cung CP ồ ạt như hiện nay....
    .....................>>>>>>> Mất niềm tin của nhà đầu tư ( nguyên nhân chủ đạo )

    Tình hình thế giới:
    -Tình hình kinh tế Mỹ đang căng thẳng do vấp phải những tiên đoán đc cho là rất thuyết phục rằng sẻ rơi vào khủng hoảng lần hai khi mà doanh số bán nhà cũ và mới liên tục suy giảm qua nhiều tháng liền cộng với thất nghiệp đã ko đc cải thiện. Rồi là bội chi ngân sách......
    -Châu Âu thì rối như tơ vò khi đầu tàu kinh tế là ĐỨc Anh, Pháp tình trạng thất nghiệp vẫn ko đc cải thiện gì nhiều đe dọa đà hồi phục kinh tế.....
    Nhật bản đc coi là bị tác động năng nề nhất của khủng hoảng và hiện tại vẫn chưa cho thấy dấu hiệu khả quan nào....
    -Trung Quốc tăng trưởng nóng và tiềm ẩn hàng loạt nổi lo về bong bóng BDS và lạm phát.
    -Bên cạnh đó là khủng hoảng về một cuộc chiến vẫn tìm ẩn đâu đó như nhà tiên tri Vanga đã từng tiên đoán.

    Dựa vào các lý do trên chúng ta có thể biết đc rằng đây vẫn chưa thể là đáy của thị trường. Tuy nhiên TTCK vẩn luôn luôn có những bất ngờ thú vị. Mọi người hãy nhớ lại một chút nhé. Từ đáy 235, VNindex đã đi lên trong sự ngỡ ngàng của hầu hết mọi người. Ai có thể doán đc, mọi thứ vẫn đang rất xấu....nhưng đâu đó cái tốt đã lên mầm.
    Và bây giờ hãy nhìn lại xem, suy xét thật kỹ biết đâu cơ hội lại đến từ hôm nay.
    Tôi Pót dưới đây cái chart index để mọi người tham khảo. Biết đâu nó lại gợi lên cho ai đó một điều gì đó thật mới mẻ

    [​IMG]

    Về phía nhìn nhận của tôi, tôi cho rằng ngày hôm nay 24-8-2010 đã là đáy của thị trường trong đợt suy giảm này. Bắt đầu từ ngày mai 25-8-2010 thị trường sẻ bắt đầu những phiên lên điểm khiêm tốn cho đến lúc mọi người nhân biết đc uptrend đã hình thành. Ngày mai phiên 1 và 1/2 của phiên 2 giảm 5-6p. Phần còn lại và kết phiên tăng 2-3p để tạo thành cây nến đảo chiều hoàn thiện cho mô hình 2 đáy đảo chiều trên hình vẽ.
    Mọi thứ đều ủng hộ xu hướng giảm nhưng luôn có những bất ngờ và điều này càng đc nhìn thấy rõ hơn ở thị trường VN.
  2. akilavuong

    akilavuong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    62
    được đới =D>
  3. toithichdautu

    toithichdautu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Thứ 3, 24/08/2010, 08:55 ​
    “Nên đưa tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế vào vốn cấp tín dụng”
    [​IMG]

    Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia về một số nội dung trong Thông tư 13.


    [​IMG] Vì sao Thủ tướng yêu cầu NHNN rà soát lại Thông tư 13?


    Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước rà soát lại một số nội dung trong Thông tư 13/2010/TT–NHNN trước nhiều ý kiến phản hồi Thông tư của cộng đồng ngân hàng, doanh nghiệp cũng như các chuyên gia. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia về một số nội dung trong Thông tư nhạy cảm này.

    TS. Lịch cho rằng, quy định đưa ra trong Thông tư 13/2010/TT–NHNN ban hành 20/5/2010 là đúng đắn và cần thiết để tiến tới các tiêu chuẩn quốc tế. Duy chỉ có điểm cần xem xét lại đó là tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế nên tính vào nguồn vốn huy động để cấp tín dụng, thay vì loại ra theo quy định tại Thông tư 13.

    Với các quy định đưa ra tại Thông tư 13 được cho là sẽ “siết” tín dụng trong thời gian tới. Ý kiến của ông về về vấn đề này thế nào?

    Theo tôi, các quy định đưa ra tại Thông tư 13 là đúng đắn và cần thiết, dần tiến tới các tiêu chuẩn quốc tế. Vì thực tế, với Trung Quốc hiện nay, các ngân hàng chỉ được phép cấp tín dụng với tỷ lệ 75% trên tổng vốn huy động, chứ không được 80% như Việt Nam. Còn quy định tỷ lệ an toàn vốn lên 9% sẽ tạo được tính an toàn cho cả hệ thống.

    Duy chỉ có một điểm, theo tôi, cần xem xét lại là tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai) của các tổ chức kinh tế nên tính vào trong tổng nguồn vốn huy động, thay vì loại ra như quy định tại Thông tư 13.

    Tôi cho rằng, tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp rất lớn. Trong khi đó, nguồn vốn này không được tính vào nguồn vốn huy động để cho vay sẽ có khó khăn cho các NHTM. Do đó, theo tôi, cần tính lại điểm này, tức loại tiền gửi nào cần tính vào nguồn vốn huy động. Còn tiền gửi kho bạc thì khác, không được tính vào vốn huy động tôi cho là phù hợp.

    Các ngân hàng cho rằng, thời gian thực hiện các quy định trong Thông tư nói trên là quá gấp. Với tư cách là thành viên của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, theo ông, có nên giãn thời điểm thực hiện để ngân hàng có thêm thời gian chuẩn bị?

    Tôi cho rằng, khó có thể hoãn thời gian thực hiện các quy định trong Thông tư 13. Vì Thông tư này đã được ban hành từ tháng 5/2010. Do đó, các ngân hàng phải từng bước cân đối và báo cáo lên NHNN trước khi quy định trên bắt đầu có hiệu lực từ 1/10 tới.

    Còn nếu có điều chỉnh, khả năng chỉ sẽ xem xét lại khoản tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế có nên tính vào nguồn vốn huy động hay không. Bởi trong một số trường hợp đặc biệt, các ngân hàng có thể dùng số tiền nhàn rỗi (tiền gửi thanh toán và tiền gửi tài khoản vãng lai của doanh nghiệp) để làm thế chấp vay vốn qua thị trường liên ngân hàng. Nếu tận dụng được điều này sẽ làm cho lãi suất giảm thêm.

    Với quy định ngân hàng không được sử dụng quá 20% vốn liên ngân hàng làm vốn tín dụng và khi Thông tư 13 có hiệu lực, liệu lãi suất có khó giảm hơn không, thưa ông?

    Theo tôi, lãi suất giảm trong thời gian qua đã là một nỗ lực khá lớn của thị trường. Vì thực tế, với kỳ vọng lạm phát năm 2010 ở mức 8%, trong khi đó, lãi suất huy động tiền gửi hiện nay phổ biến ở mức 10,5%/năm. Như vậy, lãi suất đã thực dương, song với chênh lệch 2,5%/năm cũng không phải là cao để có thể dễ huy động vốn.

    Mặt khác, một lượng trái phiếu Kho bạc phát hành trong 5 năm qua, với hơn 56.000 tỷ đồng đã hút một lượng tiền lớn của các NHTM nên lượng tiền đã cạn, không còn nhiều để cho vay ra, dẫn đến lãi suất sẽ khó có thể giảm mạnh.

    Như vậy, nếu muốn giảm thêm lãi suất thì kỳ vọng lạm phát phải được kiềm chế ở mức 7%, thay vì 8% trong năm nay. Đồng thời, Ngân sách nhà nước không huy động thêm vốn nữa thì lãi suất cho vay thỏa thuận mới có thể giảm mạnh hơn hiện nay.

    Nhưng lãi suất cho vay hiện nay, khách hàng có nhu cầu vẫn khó tiếp cận vốn vay?

    Người vay vốn kêu khó tiếp cận được ngân hàng cũng cần xem xét lại từng loại khách hàng. Chẳng hạn với người vay tiêu dùng thì lãi suất ngân hàng áp dụng từ 16 – 17%/năm. Song thực tế, với các khách hàng chiến lược, sử dụng vốn vay cho mục đích xuất khẩu, nhiều ngân hàng hiện vẫn cho vay ở mức khoảng 12 – 12,5%/năm.

    Đánh giá của ông như thế nào về tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng trong 7 tháng qua, với con số được NHNN công bố ở mức 12,96%/năm?

    Tính đến thời điểm giữa tháng 8/2010, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đã xấp xỉ 14%. Do đó, theo tôi mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm nay khoảng 25% là hoàn toàn có khả năng.

    Trường hợp, nếu không đạt được con số này, tôi cho rằng cũng không có vấn đề gì và chúng ta không nên bằng mọi giá để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên. Vì nếu, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% mà tín dụng không tăng hết “room” theo mục tiêu kiểm soát cả năm là điều tốt cho nền kinh tế.

    Tín dụng năm nay không tăng sẽ dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế trong năm tới?

    Theo tôi, tín dụng tăng hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường, vì thực tế hiện nay, các doanh nghiệp vay vốn cũng chưa mở rộng được việc đầu tư, kinh doanh. Do đó, nếu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong lúc này khó có thể tránh được vốn ngân hàng “chảy” vào thị trường bất động sản cũng như thị trường chứng khoán và điều đó là rất nguy hiểm.

    Nếu theo dõi sát, chúng ta cũng có thể thấy, khi tín dụng được nới lỏng, chứng khoán và bất động sản tăng theo. Ngược lại, khi chính sách tiền tệ “siết” tín dụng, chứng khoán và bất động sản sụt giảm trở lại.

    Theo ông, xu hướng lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ ra sao và liệu có giảm nhanh?

    Tôi cho rằng, khả năng lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ chỉ giảm thêm khoảng 0,5%/năm trong thời gian tới. Sau đó, xu hướng lãi suất sẽ tùy thuộc vào diễn biến của nền kinh tế. Còn kỳ vọng lạm phát trong năm nay sẽ được kiểm soát ở mức 8%.

    Theo Vân Linh
    ĐTCK


  4. VIP168

    VIP168 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    52
  5. mrbinlinh

    mrbinlinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Chú này kẹp nặng rồi do bắt đáy
    Về 395 anh mới xem xét nhập hàng lại
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  6. vodocbatquantu

    vodocbatquantu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    3
    41x nhap duoc roi. :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  7. manforlady

    manforlady Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2009
    Đã được thích:
    1.364
    Từ điển oxford vừa thêm vào một số từ mới xuất phát từ Việt Nam, cụ thể là đc dùng rất nhiều trog chuyên ngành CK như:
    Xoắnning, kẹpper, ....:)):)):))
  8. ultimate

    ultimate Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Đồng quan điểm với chủ thớt =D>
    [r2)] [r2)][r2)][r2)][r2)]
  9. linhvu

    linhvu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Vote cho chủ thớt vì lạc quan
  10. hamchoick

    hamchoick Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Suôt hàng tuần nay ngày nào cũng có bài viết như của bác nhưng rút cục ra sao mọi người đã rõi !
    Đáy 235 bật lên không hề làm ngỡ ngàng các nhà đầu tư mà chỉ ngỡ ngàng khi nó đã lên quá lâu.
    Thời đó, cả thế giới đang xục xôi ý chí phục hồi TT tài chính và chúng ta không là ngoại lệ.
    - Hàng ngàn tỷ đồng được tung ra TT để kích cầu, để hỗ trợ vốn.
    - Các doanh nghiệp như kẻ chết đuối vớ phải cọc, các NH như cá gặp nước.
    - Giá cp quá hấp dẫn, hầu hết dưới mệnh giá và bỏ xa Bv. P/E toàn TT In giấy đổi tiền.
    - Sau bài học VinaShin các DNNN bắt buộc phải tái cơ cấu lại các khoản đầu tư của mình, thoái vốn ở phần lớn các DN góp vốn không thuộc lĩnh vực KD sở trường hoặc các DN làm ăn không hiệu quả.==> Lượng cung sẽ lớn vô cùng.
    - NHNN thực chất chưa bao giờ phải đối mặt với khó khăn như hiện nay trong nền KT thị trường nên loạn chưởng, chưa thể đưa ra các giải pháp điều hành tối ưu ==> Không quản được thì cấm (TT 13 là một hệ quả).
    - Nhà đầu tư dần bị mất lòng tin vào TT do chính sách không ổn định, do đội lái làm méo mó TT, do cách quản lý hời hợt của UBCK...==> bán cp ồ ật hoặc không dám mua dù rất thèm :-ss
    - KTTG đang trong giai đoạn nhạy cảm. Khả năng khủg hoảng kép không phải là không có cơ sở.
    - Tình hình chính trị : Các ông lớn đang oánh nhau để giữ ghế hoặc chia sẻ quyền lực. Chẳng ông nòa dám quyết sách mạnh lúc này==> buông lỏng TT.
    ...........
    Còn rất nhiều các nguyên nhân bi quan khác mong các anh em bổ sung.
    Như vậy liệu TTCK có cửa để lên được hay không ?

Chia sẻ trang này