Stress test hệ thống ngân hàng Việt Nam?!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi motnhadautu, 01/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7332 người đang online, trong đó có 1078 thành viên. 09:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1809 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. motnhadautu

    motnhadautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2010
    Đã được thích:
    674
    Lý do thứ nhất: Nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện
    Lý do thứ hai: Tạo niềm tin cho nhân dân cũng như an toàn hệ thống tài chính quốc gia
    Thứ ba: Thực hiện cái này, nhiều tổ chức có "lợi" và "lộc"

    Thứ tư:

    VCB và ACB bị hạ mức tín nhiệm xuống D/E


    Xem tin gốc
    ********* - 2 giờ trước 114 lượt xem
    [​IMG]
    (*********) - Ngày 31/08, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (HOSE: VCB) và Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) từ mức “D” xuống “D/E” và loại 2 ngân hàng này ra khỏi diện cần xem xét (RWN) trong thời gian tới. Đồng thời, Fitch xác nhận mức xếp hạng hỗ trợ của VCB là “4” và của ACB bằng “5”.
    Facebook Xem tin gốcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Fitch cho rằng bảng cân đối kế toán của Vietcombank đã suy yếu đáng kể do tăng trưởng tín dụng quá mạnh và chất lượng cho vay thấp.
    Tăng trưởng dư nợ tín dụng của Vietcombank trong năm 2009 là 26% và trong giai đoạn từ 2006 đến giữa 2010 là 118% dù mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm nay có chậm lại còn 12.7% so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn vốn bị hạn chế. Theo Fitch, Vietcombank sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ tăng trưởng tín dụng mạnh trong 6 tháng cuối năm.
    Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) của Vietcombank là 8.45% vào giữa năm 2010, thấp hơn mức quy định tối thiểu sắp có hiệu lực vào ngày 01/10/2010 là 9%.
    Theo Fitch, hồ sơ tín dụng của Vietcombank cũng tương đương với các ngân hàng quốc doanh có cùng mức xếp hạng “D/E” dù Vietcombank có tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Tiền gửi (LTD) thấp nhất trong số các ngân hàng này.
    Tỷ lệ LTD của Vietcombank tăng từ 72% (cuối năm 2008) lên 84% vào giữa năm 2010 nhưng vẫn còn thấp hơn so với đa số các ngân hàng trong nước khác.
    Fitch ước tính, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tăng đột biến trong nửa đầu năm. Điều này có thể tác động xấu đến thanh khoản ngân hàng và chất lượng cho vay, từ đó khiến áp lực lạm phát gia tăng và niềm tin vào tiền đồng suy yếu.
    Tính đến giữa năm 2010, tỷ lệ nợ xấu (NPL) và những khoản vay đặc biệt (SML) lần lượt đứng ở mức 4.15% và 15.9%. Hiện chưa có báo cáo đã kiểm toán theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) nên Fitch dự báo khoản nợ có vấn đề của Vietcombank theo IFRS sẽ cao hơn so với VAS.
    Hơn nữa, ngân hàng có thể chịu tác động xấu do đang nắm giữ 16% cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
    Theo dự đoán của Fitch, cạnh tranh ngày càng gay gắt về tiền gửi và khả năng chi phí dự phòng ngày càng cao có thể gây sức ép lên lợi nhuận của Vietcombank trong 6 tháng cuối năm.
    Ngoài ra, rủi ro về chi phí tín dụng ngày càng cao do chất lượng tín dụng thấp và nguồn huy động vốn bị giới hạn sẽ gây nhiều sức ép đến xếp hạng cá nhân của Vietcombank.
    Fitch sẽ xem xét hạ mức xếp hạng cá nhân của Vietcombank nếu huy động vốn tiếp tục gặp khó khăn, chất lượng cho vay suy giảm và tỷ lệ LTD suy yếu đáng kể.
    Ngược lại, Fitch có thể nâng mức xếp hạng của ngân hàng lớn thứ ba tại Việt Nam nếu huy động đủ vốn để đáp ứng tỷ lệ tối thiếu theo quy định mới.
    Đối với ACB, việc hạ mức tín nhiệm này cũng phản ánh bảng cân đối kế toán của ngân hàng suy yếu đáng kể, dẫn đến đà tăng trưởng quá mức trong hoạt động tín dụng. Fitch dự báo vào cuối tháng 9/2010, CAR của ACB sẽ thấp hơn mức tối thiểu theo quy định mới là 9%. ACB có kế hoạch tăng vốn lên 1.6 ngàn tỷ đồng (tương đương 16% vốn vào giữa năm 2010) và phát hành 3,000 tỷ đồng trái phiếu ưu tiên thấp (subordinated bonds) vào cuối tháng 10/2010 nhằm khôi phục nguồn vốn hóa.
    Tuy nhiên, Fitch dự báo ACB không đủ vốn để duy trì đà tăng trưởng cho vay mạnh với chi phí tín dụng cao. Fitch lưu ý rằng việc tăng trưởng cho vay quá mạnh sẽ tiếp tục tạo áp lực lên tính thanh khoản và chất lượng đối với các vay dưới chuẩn của ACB.
    Được biết, ACB đã duy trì tăng trưởng dư nợ tín dụng trong nửa đầu năm 2010 ở mức 42% trong khi mục tiêu của cả năm là 54%. Theo ước tính, nếu mục tiêu này thành hiện thực thì tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2006-2010 của ngân hàng này lên đến 464%.
    Hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB nhanh hơn nhiều so với các ngân hàng quốc doanh khác. Đồng thời hệ số CAR theo VAS của ACB bị suy yếu đáng kể từ 12.4% (giữa năm 2008) xuống còn 9% vào giữa năm 2010.
    Đặc biệt, các khoản vay ngoại tệ của ngân hàng vào giữa năm 2010 tăng trưởng cao 125% (chiếm 34% tổng dư nợ cho vay) kể từ cuối năm 2009, làm gia tăng sức ép lên tính thanh khoản ngân hàng và chất lượng tín dụng.
    Ngoài ra, tăng trưởng dư nợ tín dụng quá mạnh của ACB khiến LTD tăng lên 74% vào giữa năm 2010, so với mức 54% hồi cuối năm 2008, mặc dù tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn so với các ngân hàng khác trong nước.
    Tỷ lệ nợ xấu của ACB tính đến giữa năm 2010 ở mức 0.37%. Theo Fitch, dù tỷ lệ này khá thấp nhưng chưa thể đánh giá đúng mức chất lượng các khoản vay của ACB vì chuẩn mực kế toán Việt Nam còn thông thoáng.

    Nhiều khả năng, cái này sẽ là một trong những nguyên nhân cơ bản của một cuộc stress test với toàn hệ thống ngân hàng VN. Trong bối cảnh đó, phong vũ biểu của nền kinh tế cũng rơi vào thời kỳ đen tối.
  2. georgestark

    georgestark Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Thảo nào lãi suất ở ta cao quá
  3. HoThuHuong87

    HoThuHuong87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2009
    Đã được thích:
    1
    tại sao chỉ có CTG ce hôm nay cho dù thứ 2 là ngày GDKHQ.
    CTG 3x
  4. motnhadautu

    motnhadautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2010
    Đã được thích:
    674
    Thế thì bác nên đọc cái này:
    Lãi suất khó giảm, tín dụng khó tăng

    Thứ Tư, 01/09/2010 - 01:41
    Mặc dù mục tiêu đề ra là giảm lãi suất huy động xuống 10%/năm, lãi suất cho vay xuống 12%/năm và tăng trưởng tín dụng đạt 25% năm 2010, song trên thực tế những mục tiêu này khó đạt bởi mấy lý do sau:
    [​IMG]
    Khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng thì ngân hàng phải giảm huy động, đồng nghĩa với mức tăng trưởng tín dụng khó có thể tăng lên.

    Thứ nhất, theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước (có hiệu lực thi hành từ 1/10/2010) thì tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác quy định tại thông tư này và không vượt quá tỷ lệ 80% (đối với ngân hàng, hoặc 85% (đối với các TCTD phi ngân hàng). Nghĩa là ngân hàng huy động được 100 tỉ đồng thì chỉ được cho vay tối đa 80 tỉ đồng, số còn lại để phục vụ cho công tác thanh khoản.
    Trong các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác, có tỷ lệ “an toàn vốn tối thiểu” gọi tắt là CAR (Capital Adequacy Ratio) được nâng từ mức CAR >8% hiện hành lên mức > 9% theo Thông tư 13.
    Như vậy, theo quy định này, các ngân hàng phải giảm nguồn vốn huy động hay giảm tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo mức độ rủi ro (mẫu số).
    Trong tài sản có rủi ro hiện nay của ngân hàng chủ yếu vẫn là tín dụng. Nghĩa là trước đây ngân hàng có 100 tỉ đồng vốn tự có thì được huy động tối đa 1.250 tỉ đồng (gấp 12,5 lần vốn tự có) để cho vay và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác (100 tỉ/1.250 tỉ = 8%).
    Nay theo quy định mới, với 100 tỉ đồng vốn tự có, các ngân hàng chỉ được huy động 1.110 tỉ đồng để cho vay, kinh doanh (100/1.110 = 9%) giảm 140 tỉ đồng tài sản có sinh lời.
    Như vậy, ngoài rào cản kỹ thuật thứ nhất là các ngân hàng chỉ được phép sử dụng 80% vốn huy động để cấp tín dụng, thì ở rào cản thứ hai ngân hàng phải giảm vốn huy động để cho vay.
    Điều này cho thấy, khi chi phí bỏ ra quá lớn cho khoản dự phòng thanh khoản 20 tỉ đồng (100 tỉ - 80 tỉ) không có khả năng sinh lời như phân tích trên, thì lãi suất cho vay khó có thể giảm.
    Khi lãi suất cho vay khó giảm thì đương nhiên lãi suất huy động cũng khó bớt đi. Hơn nữa, khi tỷ lệ CAR tăng từ 8% lên 9% thì ngân hàng phải giảm huy động, giảm tài sản có sinh lời, điều đó cũng đồng nghĩa với mức tăng trưởng tín dụng khó có thể tăng lên do ngân hàng thiếu nguồn.
    Thứ hai, cũng theo quy định tại Thông tư 13, phần đang gây tranh luận nhiều nhất là nguồn vốn huy động để cho vay không bao gồm phần tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, bảo hiểm xã hội..., trong khi theo tính toán của các ngân hàng thương mại, tỷ lệ huy động tiền gửi không kỳ hạn dưới dạng này chiếm vào khoảng 15% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng.
    Nếu cộng 20% phần không được cho vay và 15% nói trên, tương đương 15 tỉ đồng thì tổng số tiền phục vụ cho thanh khoản (không sinh lời) tăng lên là 35 tỉ đồng, tương đương 35% tổng nguồn vốn huy động. Phần để cho vay chỉ còn 65 tỉ đồng. Nếu tính đúng, tính đủ các chi phí hoạt động, trích dự trữ bắt buộc, dự phòng rủi ro, thuế... thì phần cho vay ròng còn lại chỉ vào khoảng 60 tỉ đồng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chi phí hoạt động của hàng tăng lên và buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay, dẫn đến tăng lãi suất huy động và cuối cùng là giảm cung ứng tín dụng.
    Rõ ràng, để đạt mục tiêu an toàn hoạt động thì ngân hàng phải cắt giảm cung ứng tín dụng và giảm nguồn vốn huy động theo quy định CAR... dẫn đến tăng trưởng tín dụng giảm xuống. Ngược lại, để đạt mục tiêu giảm lãi suất thì các tỷ lệ trên phải được nới rộng ra, trong khi theo Thông tư số 13 thì các tỷ lệ trên bị thu hẹp lại, dẫn đến các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để bù đắp cho những chi phí thực hiện các nghĩa vụ.
    Như vậy, để đạt được cùng một lúc các mục tiêu trên, trước mắt Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc, gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư số 13 đến hết năm 2010 nhằm ưu tiên cho tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất trong năm 2010 theo như kế hoạch đã đề ra.
  5. ChiHuyTruong

    ChiHuyTruong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Vô vọng, bất lực, hậm hực vì thua lõm trong khi không kiếm lại được!

    Đó là những cái duy nhất có thể cảm nhận được từ các bài viết của chủ topic;))


  6. ChiHuyTruong

    ChiHuyTruong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Một điều đơn giản nhất ở TTCK VN mà chủ topic vẫn không ngộ được ra, đó là "chân lý thuộc về kẻ mạnh". Bất cứ 1 thời điểm nào cũng có lý do thị trường đi lên và lý do thị trường đi xuống! Tay to nó nghĩ và nó muốn nhà đầu tư nghĩ đâu là lý do đúng thì đó sẽ là lý do đúng!

    Đọc các bài phân tích lý do này nọ kiểu như của chủ topic, cảm thấy rất thông cảm đáng thương cho bác vì bác không phải kẻ mạnh! ;))
  7. Acer2003

    Acer2003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    0
    Thị trường nằm ở ngưỡng 500 không nhích nổi rồi rớt dần xuống 400 - xong lại bật lên kích thích các chú gà lao vào, mới lên được 3 phiên các chú đã sướng như cha sống lại . hô hô
  8. motnhadautu

    motnhadautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2010
    Đã được thích:
    674
    Trên ttckvn, nguy hiểm đang rình rập với mức độ tinh vi và ác liệt hơn.
  9. motnhadautu

    motnhadautu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2010
    Đã được thích:
    674
    Cái gì cũng có cái lý của nó. Ko có cái lý, thì ko tồn tại được bền đâu.
  10. arsenal99

    arsenal99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Đã được thích:
    6
    Khóc nhiều thế, mới lên đc tý, cho bà con vui thế, sống j mà thất đức thế?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này