Những điểm khác biệt của TT 19 so với TT 13 là tích cực cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NuHoangTuyet, 28/09/2010.

4240 người đang online, trong đó có 354 thành viên. 14:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2548 lượt đọc và 52 bài trả lời
  1. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Mời các bác tham khảo bài nhận định sau , các dòng màu đỏ là do em nhấn mạnh !

    http://vneconomy.vn/2010092711113749...ia-tri-lon.htm

    Tài chính



    .head_chuyenmuc .con .cat a:link, .head_chuyenmuc .con .cat a:visited, .head_chuyenmuc .con .cat a:active, .head_chuyenmuc .con .cat a:hover { color: rgb(6, 69, 153) ! important; } Sửa đổi Thông tư 13: Một từ nhỏ, giá trị lớn?

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    Có thể kỳ vọng những điều chỉnh mới của Ngân hàng Nhà nước là một hướng hỗ trợ đối với các tổ chức tín dụng về nguồn vốn để cùng với các giải pháp hỗ trợ khác hướng tới định hướng hạ dần lãi suất.


    MINH ĐỨC
    23:12 (GMT+7) - Thứ Hai, 27/9/2010

    Về hình thức, văn bản sửa đổi và bổ sung Thông tư 13 chỉ vẻn vẹn 3 trang A4, không nhiều thay đổi. Nhưng chỉ cần 1 từ trong đó có thể mang lại giá trị lớn.

    Cuối cùng, kết quả sửa đổi và bổ sung Thông tư 13 đã được Ngân hàng Nhà nước “chốt” lại và công bố vào cuối chiều 27/9. Đó là Thông tư 19.

    Về cơ bản, việc sửa đổi, bổ sung chỉ tập trung ở 3 “vùng” nội dung. Nếu nhìn lại những kiến nghị dài 9 trang từ ý kiến của các thành viên thị trường, qua đầu mối Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tập hợp trước đó, có thể là những tiếng thở dài chưa thỏa mãn.

    Dễ hiểu khi suốt thời gian qua, một nội dung được nhiều ý kiến tập trung nhấn mạnh và phân tích đã không được đáp ứng. Đó là việc xét lại hệ số rủi ro (250%) đối với các khoản cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản và chứng khoán, nhưng không có một từ nào trong Thông tư 19 đề cập đến. Hay kiến nghị đưa tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế vào vốn huy động để cho vay cũng chỉ được xét ở mức 25%. Rồi kiến nghị có thể giãn lộ trình thực hiện nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% cũng không được chấp thuận…

    Thế nhưng, trong 3 “vùng” nội dung đó, những quy định sửa đổi, bổ sung trong Thông tư 19 đã mang lại giá trị lớn cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng. Giá trị này, trước hết, được nhìn nhận ở góc độ tiếp cận văn bản pháp luật, hiểu theo nghĩa các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép làm “những gì pháp luật không cấm”.

    Hay nói cách khác, đó là một giá trị ngoại suy mà không thể hiện trực tiếp ở các câu chữ, hay quy định cụ thể, chi tiết theo những điều chỉnh, bổ sung mới cho Thông tư 13.

    Nội dung đầu tiên của Thông tư 19 đề cập đến việc sửa đổi quy định trong Khoản 2 Điều 1. So với Thông tư 13, ở đây cũng vẫn là 5 “gạch đầu dòng” các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư. Thế nhưng đã có một chi tiết khác biệt.

    Cụ thể, Điểm đ, của Khoản 2 Điều 1 đã có điều chỉnh là: “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” thay cho “Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” trong quy định của Thông tư 13. Mấu chốt giá trị nằm ở đây.

    Một cách hiểu ngoại suy khi tiếp cận Thông tư 19, chỉ điều chỉnh 1 chữ “nhỏ” trên, giữa “từ”“so với” đã thay đổi bản chất của quy định và ràng buộc đối với nguồn vốn mà các tổ chức tín dụng được phép dùng để cho vay. Tức là, quy định về tỷ lệ cấp tín dụng là đối với nguồn vốn “từ nguồn vốn huy động”. Ở đây có thể hiểu là nó độc lập với nguồn vốn tự có của các nhà băng.

    Nói một cách hình ảnh, thay vì quy định an toàn khi tham gia giao thông, anh phải trang bị bảo hiểm cho tất cả các bộ phận trên cơ thể; nhưng theo điều chỉnh mới, anh chỉ phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ bộ phận quan trọng nhất và nhiều rủi ro nhất; các bộ phận khác có thể “thoải mái” hơn.

    Dĩ nhiên, cách hiểu ngoại suy trên đối với quy định đó trong Thông tư 19 có thể cần sự giải thích cụ thể hơn từ Ngân hàng Nhà nước. Nhưng, một suy tính thông thường, khi chỉ quy định “từ nguồn vốn huy động”, mặc nhiên nguồn vốn tự có được loại trừ. Các ngân hàng theo đó có điều kiện thuận lợi hơn nhiều khi sử dụng nguồn vốn tự có và nguồn vốn này không chịu ràng buộc bởi tỷ lệ cấp tín dụng theo quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong Thông tư.

    Đi cùng với điều chỉnh trên, Mục 5 của Thông tư 13 cũng được thay đổi theo. Cụ thể, “Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” (Thông tư 13) được thay bằng “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” (Thông tư 19). Rõ ràng, đã có thay đổi lớn. Và theo đó, tỷ lệ giới hạn 80% đối với ngân hàng và 85% đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng về mặt con số vẫn giữ nguyên như Thông tư 13, nhưng về bản chất đã thay đổi, nó không bao hàm nguồn vốn tự có.

    Tất nhiên, trong hoạt động, tỷ lệ đó cao hay thấp đi cùng với hiệu quả sử dụng vốn của các nhà băng, cũng như đi cùng với các mức độ rủi ro. Nhưng điều chỉnh trên của Ngân hàng Nhà nước có thể xem là một hướng cởi mở hơn trước đó.

    Ngoài điều chỉnh trên, Thông tư 19 cũng đã tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng có thể sử dụng thêm nguồn vốn từ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, từ tiền vay của các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế để cho vay. Trong đó, 25% tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, không trọn vẹn 100% như kiến nghị từ các thành viên, nhưng có còn hơn không.

    Xét rộng hơn, có thể kỳ vọng những điều chỉnh trên của Ngân hàng Nhà nước là một hướng hỗ trợ đối với các tổ chức tín dụng về nguồn vốn, và liên quan dĩ nhiên là giảm thiểu chi phí, để cùng với các giải pháp hỗ trợ khác hướng tới định hướng hạ dần lãi suất trong thời gian tới.


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>


    Dòng tiền lại được khơi thông để đón mừng ngàn năm Thăng Long !

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Thứ 2, 27/09/2010, 20:34​


    Thông tư 13 chính thức áp dụng từ 01/10/2010​

    [​IMG]

    Giữ nguyên ngày áp dụng từ 01/10/2010. Các nội dung sửa đổi chỉ mang tính kỹ thuật. Giữ nguyên yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn là 9%.


    Chiều ngày 27/09/2010, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chính thức ban hành Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo đó:

    Sửa đổi một số điều quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt của tổ chức tín dung gồm:

    Khoản 2 điều 1 được sửa đổi như sau:

    Các tỷ lệ đảm bảo an toàn quy định tại Thông tư này gồm: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động.

    Điểm 1.1.c và Điểm 1.1.d Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi như sau:

    Số dư tiền gửi không kỳ hạn, trị giá sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng chính sách Xã hội;

    Số dư tiền gửi có kỳ hạn, trị giá sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thành toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng chính sách Xã hội.

    Nội dung trong thông tư cũ là "c) Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;
    d) Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng có kỳ hạn đến hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;"

    Mục 5 Điều 18: Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động

    1. Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác quy định tại Thông tu này và việc cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động không vượt quá tỷ lệ dưới đây:

    Đối với ngân hàng : 80%; đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng 85% (giữ nguyên)

    2. Cấp tín dụng quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm các hình thức cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, chiết khấu giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng.

    3. Nguồn vốn huy động quy định tại Khoản 1 Điều này được bổ sung một số điều theo hướng nới rộng nguồn vốn huy động được đem cho vay bao gồm:

    -Tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn;

    -Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (không loại trừ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước như trong Thông tư 13 chưa sửa đổi).
    -Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá.

    Trong khoản 3.3 điều 18 mục 5 về “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động”, thông tư 13 bổ sung khoản nguồn vốn huy động được đem cho vay bao gồm 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) và tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại Khoản 1 điều 14) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài.

    Nội dung này không có trong thông tư 13 và được bổ sung thêm.

    Ngoài ra, SBV cũng điều chỉnh Phụ lục 2 về Bảng theo dõi tỷ lệ khả năng chi trả.
    Link tải nội dung sửa đổi Thông tư 13 của NHNN


    Q. Nguyễn
    Theo SBV


    Như vậy là tín dụng đã được nới lỏng hơn so với TT13 chưa sửa đổi ! Một tin mừng cho thị trường chứng khoán !

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  3. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Hôm nay , thị trường sẽ ngập tràn sắc xanh và tím ! :-bd:-bd:-bd:-bd
  4. langtu_gl

    langtu_gl Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    403
    Ngủ đi bác, chứng trường ác liệt mà bác lại ko biết giữ sức thế này thì nguy lắm, khổ vợ khổ con bác ah. Ngủ đi mai anh em ta chiến tiếp!!!!
  5. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    :-ss:-ss:-ss

    Có vợ nó cho thức ôm máy giờ này sao ? [:D][:D][:D]
  6. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Tham khảo thêm tin này các bác :

    http://dddn.com.vn/20100927024344654cat119/thong-tu-13-tiep-tuc-bi-thu-tuong-sua-gay.htm

    Thứ Hai, 27/09/2010 - 2:51 PM
    Thông tư 13 tiếp tục bị Thủ tướng 'sửa gáy'

    Tin liên quan

    Ngày 24/9/2010, Văn phòng Chính Phủ đã gửi công văn hỏa tốc số 6799/VPCP-KTTH đến Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia về ý kiến của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung thông tư số 13/2010/TT-NHNN.
    Văn bản trên cho biết, ngày 17/9 vừa qua Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã có Công văn số 116/TTr-UBGSTCQG đề nghị xem xét lại một số quy định trong thông tư nói trên.

    Theo đó, Thủ tướng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu ý kiến của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia tại văn bản nêu trên, tình hình thực tế, lộ trình tăng vốn pháp định của các tổ chức tín dụng và chủ trương của Chính Phủ về hạ lãi suất để sửa đổi, bổ sung ngay một số nội dung quy định tại Thông tư số 13.


    Những nội dung chính mà Thủ tướng yêu cầu xem xét trước hết là các quy định về về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động; cấu phần “bảo lãnh” trong tổng mức cấp tín dụng; tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng; tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và khoản vay của tổ chức tín dụng khác có thời hạn từ 3 tháng trở lên... trong nguồn vốn huy động; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản để bảo đảm hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ ổn định, an toàn, không để xảy ra ách tắc trong những tháng cuối năm 2010 đầu năm 2011.

    Văn bản trên cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước báo cáo kết quả rà soát những nội dung trên với Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 này.


    C.Huệ

  7. notpr

    notpr Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    0
    chả đọc gì ngoài những dòng chữ đỏ, thấy cụ cũng am hiểu về thị trường này đấy
    chỉ cần tín dụng được lới lỏng là chứng khoán bật mạnh thôi
    hi vọng trang sử mới mọi người ai cũng thắng lợi từ chiên chứng
  8. thinhphatck

    thinhphatck Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Đã được thích:
    16

    Khổ cho dân yêu chứng ! Luôn phải thức khuya dậy sớm ! ............. [r2)][r2)][r2)]
  9. tuvan_taichinh

    tuvan_taichinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Đã được thích:
    567
    ôm vợ xong thì sáng ngồi dậy ăn chứng tiếp

    Cùng một khối lượng tiền tệ nhất định nếu qua nhiều tầng nấc trung gian rồi mới tới nơi người sử dụng cuối cùng sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng vốn một cách bất hợp lý và ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính. Việc dùng thị trường tiền tệ để tài trợ cho thị trường vốn là một hành động hết sức rủi ro mà thực chứng qua 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và mới đây 2007-2008. Nên việc NHNN vẫn giữ nguyên hệ số rủi ro 250% cho vay đầu tư chứng khoán trong TT-13 thể hiện một thái độ tương đối rạch ròi và lập trường cứng rắn. Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm trên của NHNN bởi không nên vì lợi ích của nhóm thiểu số mà ảnh hưởng đến lợi ích của toàn cục.
  10. huyhoang12

    huyhoang12 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2010
    Đã được thích:
    0
    ngủ đi e , làm a đợi mãi vẫn ko thấy e vào ngủ .hư ghê[-([-([-(

Chia sẻ trang này