Châu Âu sẽ tăng đầu tư vào Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi yeumautim211, 28/10/2010.

3661 người đang online, trong đó có 368 thành viên. 16:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 856 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. yeumautim211

    yeumautim211 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Châu Âu sẽ tăng đầu tư vào Việt Nam
    Thứ năm, 28 Tháng 10 2010

    Đa số các DN châu Âu đánh giá triển vọng kinh doanh tại VN rất tích cực và họ sẽ tăng thêm đầu tư trong năm tới.



    Tối qua (27-10), Phòng Thương mại Công nghiệp châu Âu tại VN (Eurocham) vừa công bố kết quả khảo sát về các chỉ số kinh doanh của DN châu Âu tại VN trong quý III-2010. Theo ông Alain Cany, Chủ tịch Eurocham, tình hình kinh doanh hiện tại của các DN khá tích cực nhưng không quá vượt trội, hầu hết DN tự đánh giá là tốt hoặc trung lập. Tuy vậy, kế hoạch đầu tư trong năm 2011 của các DN cũng cho thấy xu hướng đầu tư vào VN rất tích cực: 70% DN cho biết triển vọng kinh doanh của họ tốt hoặc xuất sắc, 18% có ý kiến trung lập, 12% còn lại cho phản hồi tiêu cực.

    Có đến 68% DN cho biết sẽ tăng mức đầu tư vào VN trong năm tới (45% sẽ tăng cường đầu tư ít, 23% sẽ đầu tư mạnh, 18% sẽ duy trì mức đầu tư hiện tại). Chỉ có rất ít DN lên kế hoạch giảm mức đầu tư tại VN. Điều này cho thấy sự tin tưởng vào triển vọng kinh doanh tại VN của các DN châu Âu.

    Ngoài ra, có 60% DN tham gia khảo sát thể hiện sự lạc quan về lĩnh vực hoạt động của mình, họ nhận định rằng chỉ số GDP của VN sẽ tăng trưởng từ 6% đến 8% trong năm 2011. Trong đó, các DN đều cho rằng họ tin ngành nghề - lĩnh vực mình đang hoạt động sẽ tăng trưởng trên 8% trong năm tới.

    Nhiều DN dự đoán tỉ lệ lạm phát của VN sẽ khá cao. Hầu hết các DN (trên 50%) cho rằng mức lạm phát sẽ tăng trên 10% trong năm 2011; 39% cho rằng mức lạm phát sẽ tăng từ 10% đến 15%. Đặc biệt, hầu hết các DN đều cho rằng đồng VN sẽ trượt giá 5%-10% so với đồng euro và USD.

    Khảo sát nhanh trên đây thực hiện dưới dạng 17 câu hỏi đóng nên chưa giúp các DN nêu những khó khăn cụ thể về môi trường đầu tư tại VN. Tuy nhiên, những khó khăn cụ thể về các chính sách và môi trường đầu tư sẽ được đề cập đầy đủ trong cuốn sách Những kiến nghị về thương mại tại VN trong năm 2011 và sẽ được EuroCham gửi đến các nhà làm chính sách của VN vào cuối tháng 11 tới.

    Khảo sát này không phải do các chuyên gia kinh tế-tài chính thực hiện và cũng chỉ có trên 200 DN thành viên của Eurocham tham gia (chiếm khoảng 1/3). Tuy nhiên, với khoảng 20 CEO thuộc nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trực tiếp tham gia thì kết quả khảo sát này rất có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư đang muốn tìm kiếm cơ hội làm ăn tại VN.

    Thanh Hải

    PHÁP LUẬT

    (*********.vn)

    Mua hay không mua cổ phiếu là quyền của mỗi người, còn Yêu Màu Tínm chỉ xin cung cấp thông tin đáng lưu ý. Nếu thấy hữu ích thì Vote cho YMT, Thanks!
  2. yeumautim211

    yeumautim211 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng khơi thông dòng vốn dịp cuối năm
    28/10/2010

    Mặc dù nhu cầu vốn của khách hàng, nhất là các DN có dấu hiệu tăng lên trong tháng 10/2010, song theo các nhà băng thì mức tăng này không cao như năm trước. Trước thực tế đó, các ngân hàng đang tiếp tục mạnh tay "bơm" vốn ra thị trường, kèm nhiều chính sách ưu đãi, với kỳ vọng gia tăng dư nợ, hoàn thành mục tiêu tín dụng cả năm.

    Ông Nguyễn Đình Tùng, Phó tổng giám đốc Maritime Bank cho biết, hiện nhu cầu vốn của khách hàng có tăng so với 3 quý đầu năm nhưng lại không được như cùng kỳ năm 2009. Một phần, do năm trước chính sách hỗ trợ 4%/năm lãi suất còn duy trì. Còn hiện nay, áp lực lãi suất thỏa thuận tiền đồng dù đã được điều chỉnh theo hướng giảm dần, nhưng mức lãi vay bình quân trên dưới 14,5%/năm hiện vẫn khiến DN thận trọng.

    Trong khi đó, ngân hàng không thể mạnh tay điều chỉnh lãi suất cho vay mà phải phụ thuộc vào chi phí huy động vốn đầu vào. Các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh lãi suất tiền gửi VND kể từ ngày 15/10 vừa qua, song áp lực cạnh tranh huy động vốn ngày một khó nên lãi suất tiết kiệm được cào bằng ở tất cả các kỳ hạn. Chi phí đầu vào từ đó được đẩy lên cao, thay vì giảm xuống như kỳ vọng.

    Ông Nguyễn Hữu Đặng, quyền Tổng giám đốc HDBank cho biết, để hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2010 của hệ thống NHTM là 25% do NHNN đề ra thì 3 tháng cuối năm dư nợ phải tăng bình quân 1,83%/tháng. Trong 9 tháng đầu năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đã đạt khoảng 19,5%/năm thì tốc độ tăng 1,83%/tháng là có khả năng thực hiện. Tuy nhiên, theo ông Đặng, dư nợ có tăng đột biến hay không còn phụ thuộc vào các phương án kinh doanh của DN cần tài trợ có thật sự hiệu quả để ngân hàng xem xét cho vay và giải ngân hay không.

    Theo các ngân hàng, tình hình giải ngân vốn trong quý IV năm nay không được như cùng kỳ năm trước. Một phần, do áp lực lãi suất còn cao và đầu ra sản phẩm hạn chế. Tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu phục hồi một cách ổn định, dẫn đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các ngành nghề, DN trong nước gặp nhiều khó khăn. Tỷ suất sinh lời cho nhiều dự án kinh doanh ở mức thấp hoặc chỉ có thể hòa vốn. Do đó, trong thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay trung bình 13 - 15% cũng là khó cho DN.

    Trong khi đó, Phó tổng giám đốc ACB, ông Đỗ Minh Toàn cho hay, biến động của tỷ giá tự do hiện nay đã ảnh hưởng đến tâm lý của các DN nhập khẩu vay vốn bằng ngoại tệ. Xu hướng của nhiều khách hàng DN đang chuyển sang vay tiền đồng, nhằm tránh rủi ro biến động tỷ giá. Vì thế, khả năng dư nợ VND sẽ tăng trong thời gian tới, nhất là 2 tháng còn lại của năm 2010 khi nhu cầu thanh toán của DN cuối năm tăng cao.

    Do đó, các ngân hàng tiếp tục tranh thủ đưa ra các chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng vay vốn, với kỳ vọng hoàn tất mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Đầu tháng tới, HDBank sẽ đưa ra chương trình ưu đãi 2.000 tỷ đồng, dành cho DN và cá nhân vay ưu đãi, nhằm bổ sung vốn lưu động thực hiện kinh doanh theo ngành nghề mà chúng tôi đưa ra, lãi suất vay từ 12,5% đến 13,5%/năm.

    Với Maritime Bank, ông Tùng cho biết, lãi suất cho vay thỏa thuận cũng được điều chỉnh dần và có nhiều ưu đãi cho khách hàng DN. Mới đây, Maritime Bank còn đưa ra giải pháp ưu đãi về tài trợ vốn cho DN nhỏ và vừa quý IV/2010.

    Còn theo ông Toàn, mức lãi suất cho vay thỏa thuận ACB áp dụng mức thấp nhất đối với khách hàng xuất khẩu hiện dao động từ 13 - 13,5%/năm. Lãi suất thỏa thuận tiền đồng áp dụng cho khách hàng DN sản xuất - kinh doanh trong nước từ 13,8 -14,2%/năm. Đây được xem là mức lãi suất cạnh tranh hiện nay.

    Ông Toàn cho biết, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng dư nợ của riêng Khối khách hàng DN của ACB thì từ nay đến cuối năm 2010, Ngân hàng phải giải ngân thêm khoảng 5.000 tỷ đồng và đến nay số lượng hồ sơ duyệt cho vay, với số vốn đã cao hơn con số này. Do đó, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng ACB đặt ra cho năm 2010 là 50 - 55% theo lãnh đạo Ngân hàng, là hoàn toàn đủ khả năng đạt được.

    (Theo ĐTCK)
  3. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Vậy thì tốt . Năm 2010 đầu tư nước ngoài kém quá
  4. yeumautim211

    yeumautim211 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là thông tin cũ trên VN và các chỉ số 20h ngày 27/10/2010, nhưng tính Thời sự thì vẫn còn mới toanh:

    1/Báo NanYang của Malaysia vừa có bài viết đánh giá Việt Nam đã trở thành một trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất và đang là địa chỉ thu hút sự ủng hộ của giới đầu tư trên thế giới, trong đó có các nhà đầu tư từ Malaysia.

    Bài báo viết: Với sự ổn định của kinh tế vĩ mô, tỉ lệ tăng trưởng bền vững và tình hình lạm phát ổn định, trong 5 năm vừa qua Việt Nam đã duy trì được tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,9%. Sự tăng trưởng kinh tế tuyệt vời đó đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất.

    2/Theo thống kê của Bloomberg News, trong 25 quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cao nhất, Việt Nam đứng thứ 12. Trong tương lai Việt Nam được coi là một nơi hấp dẫn nhất cho những nhà đầu tư trên thế giới.

    Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm nay, có thể thấy rằng, sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Việt Nam vẫn đang được tiếp tục duy trì. Trên hầu hết các lĩnh vực và kinh tế đều đạt được những thành tựu lớn về tăng trưởng. Cụ thể, sản lượng công nghiệp tăng 13,6%, lợi nhuận từ xuất khẩu tăng 15,7% đạt 32,1 tỷ USD.

    3/Ông Cheewin Radar, Hiệp hội Công Thương Australia cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã có những phản ứng nhanh trong việc điều hòa sự ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, đồng thời đã có những hành động hữu hiệu trong việc khống chế chính sách tài chính, làm giảm tỉ lệ lạm phát. Tốc độ phục hồi kinh tế sau suy thoái của Việt Nam đang nhanh hơn so với nhiều quốc gia đang phát triển khác trong khu vực châu Á.

    4/Còn Tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) tin rằng, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt tới khoảng từ 7% đến 7,5%. Khoảng cách phát triển kinh tế giữa Việt Nam và những nền kinh tế phát triển trên thế giới đang được thu hẹp dần. Những trở ngại trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam cũng sẽ giảm thiểu nhiều.Ông Ken Atnkinson, giám đốc tập đoàn Grant Thornton Việt Namcho rằng kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng từ suy thoái kinh tế toàn cầu.

    5/Cuộc khảo sát mới đây của Grant Thornton Việt Nam cho thấy, có đến 67% nhà đầu tư nước ngoài nhận xét rằng Việt Nam hiện là điểm đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực ASEAN.

    Grant Thornton Việt Nam cho biết thêm, hoạt động góp vốn đầu tư tư nhân (PE) tại Việt Nam hiện không còn bị giới hạn bởi số lượng nhà đầu tư, mà đã được mở rộng sang nhiều cộng đồng đầu tư tư nhân khác nhau nhờ vào sự tăng trưởng tốt của nền kinh tế. Đối với các PE nước ngoài, các công ty tư nhân Việt Nam đang mang lại cơ hội cho họ quay lại và tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn.

    6/Đài phát thanh Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời Giám đốc ngân hàng Commonwealth (Úc) tại Việt Nam, ông Danny Armstrong, cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đã an toàn từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, ông nói: “Năm ngoái, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,3%; trong khi tình hình tại hầu hết các nền kinh tế phát triển không tốt. Có thể nói, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá lạc quan”.

    7/Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2010/2011 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam tăng 16 bậc, từ vị trí thứ 75 của năm ngoái lên hạng 59, với số điểm đạt được là 4,27 điểm.

    8/Mới đây nhất, ngày 18/10, đoàn doanh nghiệp Thụy Sỹ do ông Baumgartner, Giám đốc khối hỗ trợ doanh nghiệp của Tập đoàn hàng đầu ngân hàng, dịch vụ tài chính- Credit Suisse AG đã dẫn đầu đại diện của 22 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, quản lý đầu tư, du lịch, sản xuất công nghiệp, bất động sản… đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào thành phố Hà Nội.

    9/Chiều 27/10 VinaSecurities - Công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam thuộc Tập đoàn VinaCapital và Công ty chứng khoán Macquarie Capital, thành viên Tập đoàn Tài chính Toàn cầu Macquarie chính thức ký kết hợp đồng hợp tác diện rộng.

    Các khách hàng của Macquarie được tạo điều kiện thâm nhập thị trường Việt Nam, một trong những thị trường phát triển mạnh mẽ nhất châu Á, đồng thời các khách hàng của VinaSecurities, thông qua Macquarie, tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu.

    Ông Mark Duncan, người đứng đầu của Macquarie Securities Group Asia cho biết: “Đây là một thỏa ước trọng đại ở một trong những thị trường sôi động và tiềm năng nhất châu Á. Việt Nam là một thị trường quan trọng đối với chúng tôi và các nhà đầu tư tổ chức trên thế giới vì họ mong muốn mở rộng phạm vi đầu tư. Chúng tôi cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam, vì nơi đây có nhiều cơ hội cho khách hàng."

    Macquarie Group (Macquarie) thành lập năm 1969, là nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu về dịch vụ ngân hàng, tài chính, tư vấn, đầu tư và quản lý quỹ. Tính đến 31/3/2010 tổng tài sản mà Macquarie quản lý lên tới 326 tỷ AUD. Macquarie Capital thực hiện các hoạt động cơ cấu mua bán cổ phiếu quy mô lớn, bảo lãnh phát hành, tư vấn doanh nghiệp, giao dịch cổ phần tư nhân tại trên 41 văn phòng trên thế giới.
  5. yeumautim211

    yeumautim211 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2009
    Đã được thích:
    0
    “Thông tư 148 chống rửa tiền không có mục đích can thiệp vào TTCK”
    Thứ năm, 28/10/2010, 10:14 GMT+7
    Thông tư 148 không phải là một bất ngờ về mặt chính sách và cũng không nên coi là một biện pháp can thiệp vào thị trường chứng khoán. Đây chỉ là một hướng dẫn về mặt kỹ thuật để thực hiện Nghị định 74 đối với các chủ thể thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính.

    Trong thời gian qua, không ít nhà đầu tư, công ty chứng khoán (CTCK) và chuyên gia thể hiện sự quan ngại khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 148/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng. Mới đây đại diện Bộ tài chính cũng đã trần tình về một số nội dung được xem là “hiểu nhầm” những quy định trong thông tư này.
    Để có một cái nhìn đa chiều, ********* giới thiệu những điểm nổi bật trong bài viết của Ông Lương Văn Trung, Giám đốc Pháp lý tại Saigon Asset Management và ông Hoàng Văn Dũng, Luật sư tại Bross & Partners, bình luận về Thông tư số 148/2010/TT-BTC.

    1. Thông tư 148 không phải là một bất ngờ về mặt chính sách và cũng không nên coi là một biện pháp can thiệp vào thị trường chứng khoán. Đây chỉ là một hướng dẫn về mặt kỹ thuật để thực hiện Nghị định 74 đối với các chủ thể thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính. Thực tế, nhiều định chế tài chính có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện đầy đủ và chặt chẽ yêu cầu này trước khi Nghị định được ban hành.

    2. Không nên cho rằng các CTCK phải báo cáo các giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường niêm yết có giá trị 200 triệu trở lên trong ngày.

    3. Chỉ các giao dịch mua bán cổ phiếu trao tay và thành toán bằng tiền mặt với giá trị 200 triệu đồng trở lên mới thuộc diện báo cáo.

    4. Giao dịch đáng ngờ phụ thuộc nhiều vào khả năng phân tích và đánh giá tình huống của nhân viên xử lý giao dịch và nhân viên phụ trách phòng, chống rửa tiền. Nguyên tắc suy đoán hợp lý cần phải được áp dụng và tùy theo tình từng tình huống cụ thể.

    5. CTCK chỉ có quyền từ chối thực hiện giao dịch trong một số trường hợp rất hạn chế. Đồng thời, những trường hợp từ chối này là cần thiết hoặc CTCK hoặc khách hàng có thể tránh được một cách dễ dàng nếu tuân thủ đúng quy định hiện hành của pháp luật và yêu cầu cung cấp thông tin của CTCK.

    6. Thông tư 148 không tạo ra nhiều gánh nặng về chi phí và nguồn nhân lực cho CTCK. Điều quan trọng nhất mà CTCK phải thực hiện là có cán bộ chuyên trách về phòng, chống rửa tiền, xây dựng quy trình nội bộ về công việc này và đào tạo cho toàn bộ nhân viên. Đồng thời, các CTCK nên xây dựng hệ thống báo cáo tự động dựa trên hạ tầng công nghệ thông tin hiện có.

    7. Các CTCK phải tuyệt đối tuân thủ quy tắc không tiết lộ cho khách hàng về báo cáo giao dịch nhằm tránh khả năng giúp người rửa tiền có thể có cách trốn tránh hoặc gây hoang man cho các khách hàng không có mục đích rửa tiền.

    Được biết, Thông tư 148 được ban hành để hướng dẫn thực hiện Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2005 về phòng, chống rửa tiền có hiệu lực từ ngày 01/08/2005.(Nguồn: VST, 28/10)
  6. yeumautim211

    yeumautim211 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2009
    Đã được thích:
    0
    "Tay chơi" mới Macquarie đánh giá P/E của Việt Nam ở mức hấp dẫn
    Thứ năm, 28/10/2010
    Chỉ số P/E (hệ số giá trên thu nhập) của các cổ phiếu hiện nhỏ hơn 10 lần, theo đánh giá của giới tài chính là mức khá hấp dẫn so với các nước khác trong khu vực để thu hút dòng vốn đầu tư.

    Chiều qua, VinaSecurities (thành viên tập đoàn VinaCapital) công bố hợp tác đầu tư với Công ty chứng khoán Macquarie Capital (thành viên tập đoàn tài chính toàn cầu Macquarie - niêm yết cổ phiếu ở Australia).

    Trong lễ ký kết hợp tác, đại diện Macquarie đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường chứng khoán sôi động và tiềm năng nhất Châu Á. Mặc khác, chỉ số P/E thấp hơn 10 lần là mức hấp dẫn so với các nơi khác, nên chứng khoán Việt Nam có lợi thế trong thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư dài hạn nước ngoài.

    Hợp tác với Công ty chứng khoán Vina và qua đó tạo điều kiện để khách hàng của Macquarie thâm nhập Việt Nam, ông Mark Ducan - người đứng đầu Securities Group cho biết: "Đây là thị trường quan trọng với các nhà đầu tư tổ chức trên thế giới vì họ mong muốn mở rộng phạm vi đầu tư".

    Những thị trường mới nổi như Việt Nam, đã thu hút lượng vốn đầu tư đáng kể suốt hai năm qua.

    Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc khối phân tích đầu tư Công ty chứng khoán SME cũng cho rằng: "P/E của 80% cổ phiếu hiện nay 5-7x, rẻ hơn các thị trường khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (có P/E trung bình 11-15 lần)". Tuy nhiên, phải loại đi 2 yếu tố: 5% các công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn có P/E cao và bỏ những mã có nguồn cung hạn chế vốn là điểm đến của hành động thao túng giá.

    Thị trường chỉ có vài mã P/E trên 15 lần, còn phần lớn chủ yếu dưới 10 lần. Do đó, theo ông Hùng, không thể lấy mức dao động 10-15 lần để nói P/E chung của toàn thị trường.

    Dù giá cổ phiếu hợp lý để giải ngân, nhưng lo ngại rủi ro từ tác động của các yếu tố vĩ mô (lạm phát, tỷ giá, thâm hụt...), nên ông Hùng cho rằng sức mua từ nhà đầu tư ngoại ít nhiều đã bị kìm hãm lại.

    Song theo Giám đốc tư vấn phân tích đầu tư Công ty chứng khoán Rồng Việt Nguyễn Hắc Hải, lực cầu từ nhà đầu tư nước ngoài vẫn được xem là điểm cộng đối với thị trường từ nay đến cuối năm và có thể kéo dài sang quý I năm sau.

    Từ đầu năm đến nay, khối ngoại mua ròng khoảng 10 nghìn tỷ đồng trên cả 2 sàn. Trong bối cảnh giao dịch lình xình như hiện tại, đây được xem là tín hiệu tích cực.(Nguồn: VNE)
  7. yeumautim211

    yeumautim211 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản VND ở mức 8%/năm (28/10/2010)

    Ngày 27/10/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành quyết số 2561/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
    Theo đó, NHNN quy định mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam là 8%/năm và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2010. Như vậy, đây là tháng thứ 12 liên tiếp, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được duy trì ổn định ở mức 8%/năm. Quyết định này thay thế Quyết định số 2281/QĐ-NHNN ngày 27/9/2010 của Thống đốc NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

    Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Thông báo số 402/TB-NHNN về một số mức lãi suất bằng đồng Việt Nam áp dụng từ ngày 1/11/2010. Cụ thể như sau:

    Lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 8%/năm; Lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 6%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 8%/năm.

    ĐA
  8. takeshi679

    takeshi679 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/09/2010
    Đã được thích:
    3.484
    gooddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddd
  9. yeumautim211

    yeumautim211 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ đây là nguyên nhân chính dẫn đến phiên giảm điểm ngày hôm nay cộng thêm các khuyến nghị bán của các CTCK và các nhóm đầu tư cá nhân:

    Lãi suất qua đêm chính thức vượt mốc 8%/năm
    Thứ năm, 28/10/2010, 10:50 GMT+7
    Dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy lãi suất giao dịch bình quân qua đêm bằng VND trên thị trường liên ngân hàng đã chính thức vượt mốc 8%/năm.

    Do luôn có độ trễ so với thời gian thực từ 4 - 5 ngày, nên kết quả giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đến lúc này mới được Ngân hàng Nhà nước cập nhật đến ngày 22/10.

    Trong ngày 22/10, lãi suất giao dịch bình quân qua đêm bằng VND đã chính thức vượt mốc 8%/năm, ở mức 8,02%/năm; trong khi mức bình quân trong tuần vừa cập nhật từ ngày 15 - 21/10 chỉ ở mức 7,30%/năm.

    Như vậy, sau hơn sáu tháng phổ biến dưới mốc 7%/năm và một số thời điểm trên 7%/năm, lãi suất bình quân qua đêm đã tăng mạnh trở lại trên 8%/năm. Ngày 26/10 vừa qua, mức 8,45%/năm cũng được Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cập nhật trong báo cáo thị trường hàng ngày gửi đến nhà đầu tư.

    Nếu so với mức bình quân của tuần 15 - 21/10, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong ngày 22/10 theo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước cũng đồng loạt tăng rất mạnh ở các kỳ hạn ngắn; như kỳ hạn 1 tuần là 8,92% so với 8,10%, 2 tuần là 9,12% so với 8,5%, 1 tháng là 9,67% so với 9,13%.

    Về xu hướng tăng của lãi suất liên ngân hàng từ đầu tháng 10 đến nay, theo nhận định của một công ty chứng khoán, bên cạnh yếu tố thanh khoản cần để ý vào thời điểm từ nay đến cuối năm, nhu cầu vay tăng lên trên thị trường này có thể còn từ áp lực đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định của Thông tư 13.(Nguồn: TBKT, 28/10)
  10. yeumautim211

    yeumautim211 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Các nhà đầu tư và quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt nam sẽ mang theo một lượng ngoại tệ lớn và phải chuyển đổi thảnh VND.
    Điều này sẽ giúp cho TT Ngoại tệ cuối năm giảm bớt căng thẳng. Đồng thời, giá vàng trên thế giới đang giảm mạnh sẽ làm giảm giá vàng trong nước đang ở ngưỡng quá cao.
    Bất động sản đang trong giai đoạn cung vượt cầu và giá cũng không còn hấp dẫn.
    Còn chứng khoán thì sao,...................
    Như vậy kênh đầu tư thu hút dòng tiền và mang lại lợi nhuận lớn nhất là TTCK.

Chia sẻ trang này