đọc và suy ngẫm Việt Nam - Nền kinh tế Boomerang?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sieulo, 15/11/2010.

3788 người đang online, trong đó có 409 thành viên. 15:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1569 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    Câu chuyện về lãi suất là câu chuyện về cửa miệng của các nhà điều hành, trong đó có SBV và VNBA, và cũng là vấn đề nóng hổi từ trong ra ngoài của toàn bộ các doanh nghiệp. Lộ trình hạ lãi suất quả là một lộ trình dài và khó khăn, vất vả lắm mà cái đích “vào 10% - ra 12%” vẫn chưa tới được... Vẫn biết rồi...

    Biết rồi, khổ lắm...


    Thì khổ lắm tới gần cuối năm, SBV ra lệnh tăng “đầu vào” lên 12%. Mà phía ngân hàng vốn đã kêu khó từ đầu năm với cái “margin” 2% ít ỏi để sinh lời, giờ “đầu ra” cho doanh nghiệp sẽ là 14% hay 16%, 17% đây? Bao nhiêu cái cam kết, bao nhiêu phân tích, họp bàn và giấy mực, cuối cùng kết quả quay lại vạch xuất phát, thậm chí còn khập khiễng hơn.

    Mùa cuối năm, nhiều doanh nghiệp trông mong vào lượng đơn đặt hàng khả quan, thì áp lực lãi vay lại đè lên vai! Tất nhiên từ con số chính thức tới tay người vay, cộng thêm bao nhiêu khoản phí, dịch vụ, lãi suất sẽ không dừng lại ở đó. Ngoảnh sang phát hành thêm với CP thưởng, biếu bên kênh thị trường vốn cũng không xong, quay lại kênh thị trường tiền tệ cũng không được, quay đi quay lại, doanh nghiệp làm ăn không tốt, kỳ vọng NĐT không lên, TTCK lại hạ dần đều, lỗi không thuộc về riêng ai, nên không biết phải quy chụp vào đâu. Cái vòng lẩn quẩn này là căn bệnh nan y quá khó chữa...

    Chỉ biết nguyên Thống đốc Cao Sỹ Kiêm cũng e dè: Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn khả năng không an toàn.

    25% tăng trưởng tín dụng cho năm 2010 gần đạt được, nhưng thực chất vấn đề là tăng trưởng tín dụng từ nội tệ thì quá yếu, còn ngoại tệ thì hết dư địa rồi( trên 52%). Cuối cùng, sau một thời gian dài neo ở mức trên dưới 8%, việc tăng lãi suất cơ bản đồng nội tệ lên 9% cũng đến như một hệ quả tất yếu. Theo sau đó là những méo mó trong chính sách, nên ổn định hay tăng lãi suất huy động? Và làm thế nào để tổng lợi ích là cao nhất?!?

    Đã bất khả thi rồi,

    Được coi là một trong những tác nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng Đông Á 1997, khi chính phủ Thái Lan ra sức khả thi hóa bộ ba: Chính sách tiền tệ độc lập, tự do hóa dòng vốn và ổn định tỷ giá hối đoái. Một nền kinh tế khỏe mạnh là nền kinh tế có khả năng đảm bảo tỷ giá của nó dựa vào dự trữ ngoại hối và cán cân thương mại ổn định và đảm bảo được ít nhất bộ hai khả thi trong số ba điều kiện trên!

    Nhưng ở Việt Nam: Dòng vốn điều hòa theo nhu cầu thị trường, chính sách tiền tệ vẫn kỳ vọng độc lập thì làm sao tỷ giá có thể ổn định mãi được? Trên hết chính tỷ giá lại là công cụ để giảm bớt quy mô của thâm hụt thương mại, của nợ công. Và khi tỷ giá tăng tới hơn 5% từ đầu 2010 tới nay, chúng ta mới quay ra bán ngoại tệ để ổn định lại tỷ giá. Mặc dù nợ công của chúng ta theo con số thống kê của Economist là hơn 51 tỷ USD, chiếm hơn một nữa GDP nhưng dường như chưa thấy ai cảnh báo!?! Trong khi dự trữ ngoại tệ cuối 2009 chỉ có vỏn vẹn 15.2 tỷ USD.

    Ngày 04/11/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và ngân hàng góp phần ổn định giá cả và kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011.

    20 năm đổi mới trở lại đây, 19 năm chúng ta nhập siêu. Mặc dù chúng ta phá giá liên tục VND so với USD, nhập siêu vẫn tăng mà không hề giảm, hóa ra lại là một áp lực. Và khi phải bỏ USD ra để nhập khẩu hàng hóa về, vô hình chung, những đồng USD ít ỏi trong túi dự trữ lại chảy hết ra ngoài biên giới Việt Nam!

    Biết bao giờ mới cân bằng được cán cân thanh toán và thương mại?


    Và tôi cũng không nhớ chính xác, khoảng tháng 7-8 vừa qua khi giá vàng có dấu hiệu tăng, DN bất lực vì không được SBV cho nhập khẩu vàng về kinh doanh. Hôm nay, khi giá vàng trên 1400 USD/ ounce. Thống đốc ra lệnh cấp quota nhập vàng?!?

    Và thêm một câu hỏi nữa đặt ra là tại sao trên khắp thế giới, USD cứ liên tục giảm giá, đặc biệt so với CNY, EUR, JPY... thì ở VN, tỷ lệ mất giá của VND còn nhanh hơn cả USD- đồng tiền đang bị thất sủng. Vấn đề phải chăng nằm ở chỗ niềm tin của người dân dành cho đồng nội tệ đang ngày càng giảm sút, nên họ mới đi tìm công cụ dự trữ khác? Câu trả lời nằm ở con số 20% giao dịch hiện tại ở Việt Nam được thanh toán bằng USD theo thống kê của ADB, và 30% là mức báo động về tỷ lệ Đô la hóa tại một quốc gia!!!

    Tăng trưởng mà làm gì

    Đã có đại biểu trong kỳ họp Quốc hội thốt lên câu này, tăng trưởng mà làm gì khi mỗi năm, lạm phát cũng 7- 8%. Chúng ta quen để mặc vấn đề, chấp nhận nó như một lẽ tự nhiên. Nhưng đến lúc nhìn lại, có hơn một hoài nghi cần giải đáp.

    So với tháng 12/2009, CPI tháng 10 tăng 7,58%, xấp xỉ đạt ngưỡng 8% của cả năm 2010. Và với đà tăng như trên, chắc chắn lạm phát năm 2010 không thể đạt mục tiêu như Quốc hội đề ra, thậm chí có thể lên tới 9%, 10% nếu theo xu thế cuối năm các mặt hàng thường tăng cao, đặc biệt giá vàng, USD thời gian qua đã tăng quá chóng mặt.

    Và nhìn lại GDP năm 2010, lạc quan, Việt Nam có thể đạt được 6.7% tăng trưởng. Tức là sau một năm, chúng ta đi lùi khoảng 2% tới 3%. Và thực trạng này diễn ra triền miên qua rất nhiều năm. Thì tăng trưởng mà làm gì?

    Chúng ta phát triển nền kinh tế dựa vào những ngành chủ lực như dệt may, thủy sản, dầu khí... những ngành vô cùng thâm dụng vốn và lao động. Và đi nhập khẩu những mặt hàng công nghệ, kỹ thuật. Câu chuyện đó cũ rồi. Nhưng câu chuyện mới hơn lại càng khiến những người yêu nước thấy xót xa: Chúng ta nhập khẩu tăm tre, bản lề, đã và đang nhập khẩu ngô từ Trung Quốc? Trong khi Tre Việt Nam đã là biểu tượng lâu đời, và ngô là lương thực phổ biến thứ hai ở đất nước nông nghiệp nhiệt đới?!? Vậy lợi thế cạnh tranh của đất nước nằm ở đâu? Và bao giờ Việt Nam có thể thoát khỏi vòng lẩn quẩn này?!?

    Chào, phong vũ biểu!

    Một câu chuyện nữa được dành cho phần kết. Câu chuyện về thị trường chứng khoán Việt Nam. Bất chấp kết quả kinh doanh quý II, rồi quý III, và sắp tới là cả năm 2010 không hề xấu, bất chấp thị trường chứng khoán toàn cầu thăng trầm rõ rệt, bất chấp nỗ lực của NĐT kiên trì bám trụ. Thị trường CKVN năm 2010 đến thời điểm hiện tại chưa hề có một con sóng nào.

    Có bao nhiêu NĐT dám tự hào mình kiếm lời được từ thị trường này? Hiếm có ở đâu TTCK hoàn hảo để là tấm gương, là phong vũ biểu của nền kinh tế, nhưng trên hết, nó cũng phản ánh được phần nào hiện trạng của tình hình vĩ mô. Đúng, với thực trạng vĩ mô còn quá nhiều bất an về lãi suất, tỷ giá, cán cân thanh toán, tăng trưởng, lạm phát, chỉ số niềm tin... giấc mơ về một con sóng lớn năm 2010 dường như khá xa. Âu cũng là điều dễ hiểu, đặt biệt nó vốn xung khắc với lãi suất đang tăng, có lẽ, một câu chào muộn mằn như đã an bài cho tấm gương của nền kinh tế.

    Khi tôi viết những dòng tạm biệt TTCK, đã có không ít nhà đầu tư tất toán tài khoản của mình và âm thầm chuyển sang những kênh khác, họ chờ, trước khi một con sóng mới bắt đầu. Mặc dù họ cũng hiểu: Một khi ở Việt Nam, vị trí trung tâm huy động vốn vẫn thuộc về hệ thống ngân hàng, một khi vĩ mô còn chưa ổn định, thì lúc đó TTCK Việt Nam vẫn còn chưa cất cánh lên được...

    Boomerang ném ra, rồi quay về. Gần 1 năm qua, kinh tế Việt Nam được hỗ trợ bởi rất nhiều chủ trương, và chính sách...
    Khá nhiều trong số đó vẫn còn là mâu thuẫn!
  2. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    mời các cụ bình luận lên ở hay lên đi .....
  3. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    42.853
    Quá hay và đúng thực tế.

    Nhưng vấn đề cốt lõi của mọi cốt lõi, làm cho nền kt VN dễ bị tổn thương là

    - Hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) quá thấp, quá phân tán
    - Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực qua năng suất lđ tại dn và sử dụng cán bộ nhà nước
    - Hệ thống chính sách bị quá nhiều xung lực chi phối nên ko thể điểm đúng vào các huyệt của nền kinh tế.

    Chỉ khi nào các vấn đề trên được giải quyết đồng bộ và căn cơ thì VN mới có đường trở lại thời kỳ huy hoàng.

    Lời khuyên cho các NDT chứng khoán vịt là tỷ lệ thua lỗ gần như chắc chắn. Chỉ những tay lọc lõi, cháy tk nhiều lần, có nhiều thông tin, kinh nghiệm xử lý phong phú, ko tham ăn là có cơ may tồn tại.

    Tóm lại hiện tại nghề đầu tư chứng khoán ở VN là nghề nhiều rủi ro thua lỗ nhất thế giới
  4. polo1234

    polo1234 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Đã được thích:
    0
    quá hay, cái này bác tự viết hay nguồn ở báo nào zậy,
    chuẩn k cần chỉnh, thế mà bìm bịp ngoài kia vẫn cứ hô hào, rồi phím hàng gì gì nữa chứ, lòng tham, ôi lòng tham, đúng là con người & lòng tham
  5. dautumydinh

    dautumydinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    131
    2 mặt của một vấn đề ??? lợi và hại bác à
  6. chungtruong

    chungtruong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2010
    Đã được thích:
    4.052
    go and go !^:)^
  7. chungtruong

    chungtruong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2010
    Đã được thích:
    4.052
    dài , vĩ mô hiện là : tham , nợ , rỗng !
  8. dautumydinh

    dautumydinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    131
    Sinh viên mới ra trường, ko đúng, kiến thức kiểu báo chí, ko chuyên sâu?
  9. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    http://f319.com/home/1347753
  10. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    Có hai thiên thần, một già một trẻ, đang đi ngao du và dừng lại nghỉ đêm tại một gia đình giàu có. Gia đình giàu có nhưng khiếm nhã đã không cho những thiên thần nghỉ ở phòng khách. Thay vào đó, họ chỉ cho các thiên thần một chỗ trong tầng hầm lạnh lẽo.

    Khi đang nằm ngủ, vị thiên thần già nhìn thấy một cái lỗ trên bức tường của tầng hầm. Vị thiên thần liền dậy sửa lại bức tường bằng cách bịt lại cái lỗ. Khi thiên thần trẻ hỏi tại sao làm vậy, thiên thần già đáp, "Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ.".

    Đêm hôm sau, hai thiên thần nghỉ chân tại một gia đình nông dân nghèo nhưng mến khách. Sau khi chia cho họ phần thức ăn ít ỏi của mình, vợ chồng chủ nhà nhường chiếc giường của mình để cho các thiên thần nghỉ trên đó.

    Sáng hôm sau, khi thức dậy, các thiên thần thấy vợ chồng người nông dân đang khóc. Con bò sữa, nguồn thu nhập duy nhất của họ, đã chết ngoài đồng.

    Thiên thần trẻ tức giận hỏi thiên thần già, "Tại sao ông có thể để điều này xảy ra? Người chủ nhà đầu tiên có đủ mọi thứ thì ông lại giúp đỡ, trong khi gia đình này rất nghèo khó và sẵn sàng chia sẻ thì ông lại để cho con bò của họ chết."

    "Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ," thiên thần già trả lời. "Khi chúng ta ở trong tầng hầm của toà lâu đài, ta để ý thấy có một kho vàng được giấu trong cái lỗ trên tường. Nhưng vì tên chủ nhà quá tham lam và ích kỷ, ta đã bịt kín cái lỗ lại khiến hắn không thể tìm ra kho báu. Còn đêm qua, khi chúng ta ngủ trong nhà người nông dân, thần chết đã đến đây và định lấy đi mạng sống của người vợ. Ta đã xin thần chết lấy mạng sống của con bò thay cho mạng sống của bà ấy. Mọi thứ không luôn giống như con nghĩ."

    Đôi khi, mọi việc xảy ra không theo ý bạn muốn. Trong cuộc sống, bạn hãy luôn tin rằng cáí mà bạn nhận được luôn cân bằng với những gì bạn đã cho đi



Chia sẻ trang này