Trong "nguy" có "cơ"......Nhận diện cơ hội và nhận định xu thế TTCKVN 2011

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi broker_vn77, 17/02/2011.

6842 người đang online, trong đó có 1042 thành viên. 09:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 27457 lượt đọc và 440 bài trả lời
  1. broker_vn77

    broker_vn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Hi all
    Năm Canh Dần 2010 đã khép lại với 1 năm thực sự không thành công đối với phần lớn NĐT CK. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng năm cũ đã qua và TTCK cũng đã bước vào 1 năm mới nên tôi sẽ không nhắc lại những gì đã xảy ra.
    Những diễn biến vĩ mô đang và đang xảy ra thì tôi xin được phép không đề cập tới, vì ai cũng biết cả rồi, ở đây chỉ muốn đề cập đến những khả năng có thể xảy ra dựa trên quan điểm của riêng tôi.

    Dự báo các diễn biến vĩ mô theo quan điểm cá nhân:
    1. LS NH trong năm 2011 sẽ có xu hướng hạ, do sức ép về thanh khoản của các NH không còn căng thẳng như trong quý 4/2010, mức LS huy động có thể sẽ xoay quanh 10-12%/năm. Kỳ vọng mức LS giảm có thể sẽ rơi vào quý 2/2011. Nếu như vậy thì về cơ bản DN sẽ dễ thở hơn đôi chút. Thực tế thì ngay chính bản thân các NH cũng không muốn đua LS huy động lên quá cao, và áp dụng mức LS cao này trong 1 khoảng thời gian dài, vì nó sẽ làm tăng chi phí vốn (đầu vào) của NH, dẫn đến đầu ra tăng cao, khách hàng khó tiếp cận, làm giảm lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của chính các NH.
    2. Chính sách vĩ mô trong năm tới sẽ tập trung vào mấy mảng chính sau:
    - tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế, 1 phần chuyển đổi sang tư nhân hóa, và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển
    - ưu tiên ổn định vĩ mô, bình ổn giá cả. Tăng trưởng GDP có thể không phải gồng mình chạy theo chỉ tiêu bằng mọi giá như các năm trước đây. Có thể thấy phần nào điều này qua chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong 2011 thấp hơn năm trước, chỉ khoảng 23%. Không nên kỳ vọng vào chính sách nới lỏng cung tiền mạnh như 2009 vì rõ ràng năm nay, mục tiêu tăng trưởng không phải là số 1.
    - Giảm bội chi ngân sách và tăng cường quản lý kiểm soát đối với lĩnh vực đầu tư công, đang bị cho là kém hiệu quả (vốn được coi là xương sống của tăng trưởng GDP trong thập kỷ qua)
    3. Sẽ có những động thái và chính sách cụ thể dần siết TT BDS hạ nhiệt để tránh trạng thái bong bóng BDS, qua đó nắn 1 phần dòng tiền đầu cơ BDS đang nằm chết vào sản xuất, KD. Bên cạnh đó, sẽ có những tác động về mặt quản lý để đưa TT Vàng và ngoại tệ ổn định, Vàng và USD sẽ rất khó lặp lại cơn sốt như năm 2010.
    4. Chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá sẽ từng bước được điều chỉnh cho phù hợp quan hệ cung cầu, tránh những cơn sốt như năm 2008 và 2010. Chính sách sẽ nghiêng về việc hạn chế nhập siêu và tăng dự trữ ngoại hối.

    Các thách thức:
    + Các thách thức đến từ cấu trúc vĩ mô
    - Dĩ nhiên, lạm phát vẫn là thách thức số 1 trong năm 2011, mặc dù vậy với mức CPI thống kê tháng 1 thấp hơn tháng 11 và 12/2010 thì giá cả đang có dấu hiệu chững lại ( dù cho mức giá cả tiêu dùng thực tế vẫn còn tăng). Tuy nhiên, kỳ vọng về con số lạm phát năm nay vẫn còn là 1 ẩn số lớn, và nhiều người lo ngại lạm phát sẽ còn cao hơn 2010 do các tác động từ việc phá giá VND và tăng giá điện nước.. sẽ đẩy chi phí đầu vào tăng kéo theo sự tăng giá đồng loạt của các mặt hàng. Trong năm 2010 vừa rồi, lạm phát tăng cao xuất phát chủ yếu từ cầu kéo và chi phí đẩy, mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc quản lý, và ảnh hưởng hệ quả của chính sách tài khóa những năm trước (chi tiêu công)
    - Thâm hụt thương mại và dự trữ ngoại hối mỏng,
    - Căng thẳng tỷ giá, thiếu hụt ngoại tệ và có thể sẽ tiếp tục phải phá giá VND trong quý 2/2011 hoặc quý 3/2011.
    - Dòng vốn FDI và FII chảy vào VN có dấu hiệu chậm lại và sụt giảm, vốn tài trợ và các khoản tín dụng cũng sẽ giảm, do hậu quả nặng nề từ quả bom tấn Vinashin, sẽ ảnh hưởng và tác động lên tăng trưởng GDP
    - Việc tăng giá xăng, điện, than... trong 2011 là bất khả kháng, vì thực tế khả năng chịu đựng và bù lỗ của ngân sách nhà nước là có giới hạn, không phải là vô hạn (trong bài phỏng vấn đầu năm Tân Mão 2011 bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh cũng thừa nhận chắc chắn sẽ tăng, vấn đề là chọn thời điểm phù hợp trong năm để không tạo ra những cú sốc). Việc tăng những mặt hàng thiết yếu mang tính đầu vào như điện, xăng, than...làm tăng chi phí doanh nghiệp và gây áp lực lên mục tiêu kiếm chế lạm phát.
    - Bội chi ngân sách, nợ công tăng cao kỷ lục 56% GDP....

    + Các thách thức đến từ các yếu tố nội tại bên trong của TT
    - KQKD trong 2 quý: quý 4/2010 và quý 1/2011 bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế của các DNNY, do tác động của bối cảnh vĩ mô không thật sự thuận lợi trong năm 2010 và do biến động LS NH tăng cao.
    - Nguồn cung CP tràn lan, vô tội vạ như trong 2010 đe dọa sự phát triển bền vững của TTCKVN nếu UBCK vẫn tiếp tục quá dễ dãi với việc tăng vốn và không có các tiêu chí cụ thể và chặt chẽ để tạo nguồn hàng có chất lượng cho TT

    Nhận định xu hướng TT theo quan điểm cá nhân:

    Trong năm 2011 này, TTCKVN sẽ hình thành 1 số xu hướng cơ bản sau
    - Đánh không nhìn chỉ số, đánh trọng tâm theo nhóm ngành, hoặc từng mã, đặc biệt là nhìn vào giá từng CP cụ thể, chỉ số VNI chỉ là 1 khái niệm, sự vận động của HNX và HSX có thể sẽ không còn song hành 1 chiều như các năm trước đây (HSX tăng thì HNX cũng tăng, và HSX giảm thì HNX cũng giảm)
    - Xu hướng dùng tiền thịt (vốn tự có) nhiều hơn, thay vì dùng margin bạo phát bạo tàn như trong năm 2010. Có mấy lý do cơ bản: Dòng vốn của các banks cho CK và BDS sẽ bị thu hẹp để hạn chế nợ xấu, thậm chí NHNN có thể áp dụng công cụ DTBB để kiềm chế lạm phát (nếu thấy cần). Chính vì dòng vốn CK bị siết nên cuối 2010 và đầu 2011 nhiều cty CK tăng cường huy động vốn với LS cao dưới hình thức hợp tác đầu tư. Lý do khác: năm Đại Lễ 2010 là năm Đại Lỗ của phần lớn dân chơi chứng do xài margin quá liều, vô tội vạ dẫn đến chết thê thảm. Bài học nhãn tiền này sẽ khó lặp lại trong 2011.
    - Tâm điểm của 2011 có thể sẽ là dòng Mid-cap, xu hướng dòng tiên sẽ đổ mạnh vào những mã này với ưu điểm của dòng Mid-cap: trẻ trung, còn nhiều tiềm tăng, vốn hóa không quá to như BCs, thanh khoản tốt, ổn định, ,tình minh bạch cao hơn PNs, đặc biệt trong khoảng thời gian qua, khi mà dòng vốn ETF đổ vào những mã có vốn hóa lớn nhất TT thì dòng Mid Cap gần như chưa tăng được là bao... Các Mid Cap có mức tăng trưởng ROE trên 30% được dự báo là sẽ thu hút được dòng tiền đổ mạnh vào những mã này,
    - Xu hướng lựa chọn những mã CP có nội lực, tiềm lực thật sự, có KQKD khá và thanh khoản duy trì ở mức ổn định, thay vì mua những CP theo tin đồn, chia thưởng, tăng vốn...như trong năm 2009 và 2010

    Cung - cầu
    -cung: không nên kỳ vọng cung CP trong năm 20110 này có thể giảm, vì với mức LS NH thuộc loại cao nhất thế giới thì làn sóng phát hành cổ cánh, nhu cầu huy động vốn trên sàn vẫn sẽ tăng cao. Tuy nhiên, việc hấp thụ sẽ có chọn lọc, cộng với sẽ có những quy định siết chặt việc phát hành thì dự báo lượng cung có thể vẫn tăng nhưng không quá tràn lan và ồ ạt gây ngập lụt TT như trong năm 2010
    - Cầu: sức cầu được dự báo là sẽ được cải thiện do (giá CP đang ở mức hợp lý, PE trung bình chỉ khoảng 7-10). Sức cầu đến từ những tổ chức cũ đang tồn tại trong TT (năm 2010 khó khăn thu mình chờ thời với lượng tiền mặt rất dồi dào), và sức cầu đến từ những nhà đầu tư mới, muốn tìm kiếm cơ hội lợi nhuận từ TTCK.

    Dòng tiền:
    - cuối quý 1 và đầu quý 2, theo quan điểm cá nhận nhận định thì sẽ có 1 dòng tiền mới hoàn toàn mới sẽ đổ vào TTCK, thường thì sau Tết Nguyên Đán tiền nhàn rỗi của tổ chức và cá nhân rất lớn. Đây là dòng tiền thật không vay mượn, dòng tiền này xuất phát từ tầng lớp dân cư, và 1 số tổ chức, tìm kiếm kênh đầu tư sinh lợi trong bối cảnh TT BDS chững lại (do NH siết thu hồi vốn), Vàng thì không còn sôi động và có sóng lớn như trước đây, USD cũng vậy.
    - Dòng vốn của khối ngoại:
    Việc phá giá VND lên đến 9% gây bất lợi trong ngắn hạn cho các quỹ ngoại hiện đang hoạt động tại VN, do NAV bị giảm khi quy ra USD, nhưng về trung và dài hạn thì sẽ mang đến yếu tố tích cực nhiều hơn cho TTCK, khi 1 dòng vốn ngoại mới được kỳ vọng là sẽ đổ vào TTCKVN nhiều hơn sau sự kiện điều chỉnh tỷ giá. Cái này là kỳ vọng trung hạn thôi, chứ ngắn hạn chưa chắc dòng vốn ngoại đã đổ vào TTCK ngay, vì nước ngoài còn phải ngó 1 số yếu tố khác, đặc biệt là các chính sách quan trọng cho thấy nền tảng ổn định vĩ mô và chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối tiếp theo sẽ thế nào.
    Trên thực tế, trong nửa cuối quý 4/2010 và đầu năm 2011, dòng vốn ngoại có xu hướng rút khỏi TTCK mới nổi. Tuy nhiên tại 1 số quốc gia như Srilanka hay VN thì không có hiện tượng này, mà trái lại, dòng vốn ngoại vẫn đổ vào đều đặn (tại châu Á thì VN, Hàn Quốc và Srilanka là 3 nước có PE trung bình toàn TT thấp nhất)

    Nhiều khả năng năm 2011 sẽ là năm khởi sắc của TTCKVN và ngay giữa cuối quý 1, đến đầu quý 2/2011 TT sẽ có 1 con sóng lớn, và đây là con sóng tầm trung kéo dài khoảng vài tháng. Tuy nhiên, sóng lần này theo quan điểm cá nhân nhận định sẽ có sự phân hóa rất mạnh mẽ, do KQKD quý 4/2010 và quý 1/2011 của 1 số DN gặp khá nhiều khó khăn, do 1 số tác động từ LS, tỷ giá và lạm phát.

    các lý do để tin tưởng TT sẽ có sóng tầm trung:
    - Dòng tiền mới đổ đi tìm kênh đầu tư sinh lời sau Tết Nguyên đán, và đây là dòng tiền thực, không vay mượn, và tương đối mạnh, trong hoàn cảnh cả TT BDS, Vàng, USD đều đang đạt ngưỡng, trong khi CK hiện tại đang khá rẻ.
    - Sau đại hội Đảng, kiến trúc thượng tầng cũng đã ổn định, nhân sự cơ bản cũng đã sắp xếp xong, các chính sách và cương lĩnh cho nhiệm kỳ mới cũng đã dần được hé lộ, và có thể thấy trọng tâm trong 2011 là định hướng là ưu tiên số 1 về ổn định vĩ mô, do vậy, khả năng TTCK cũng biến động theo chiều hướng ổn định.
    - CK cầu xuống nhiều rồi (giá của phần lớn các CP đều xuống rất mạnh trong năm 2010 và cả quý 1/2011), về nguyên lý TTCK thì không có gì có thể xuống mãi hoặc lên mãi. Hết cầu xuống thì lại đến cầu lên...
    - năm 2010 này được dự báo là sẽ có những chuyển biến về chính sách đối với TTCK, sẽ có những thay đổi phù hợp hơn với TTCK, nhiều người có thể không tin điều này do UBCK năm qua gần như không có gì đổi mới, nhưng riêng tôi, tôi vẫn tin là sẽ có những thay đổi chính sách theo chiều hướng tích cực hơn cho TTCK (thông tư, quy định, văn bản, công cụ phái sinh...) vì thực tế TTCK đã phát triển lên tầm cao mới, chính sách cũng không thể tụt hậu theo TT mãi được.
    - Lý do mang tính chu kỳ: 2007 là năm bùng nổ, 2008 là năm thảm hại, 2009 là năm thăng hoa, 2010 là năm khốn khổ, và đến 2011 sẽ là...?????????
    - Và lý do cuối cùng: năm 2010 là năm mất mát, thê thảm của phần lớn dân chơi chứng, rất nhiều người đã rời bỏ TTCK và đã không quay lại, do TT quá khó kiếm ăn, tiền vào TTCK cứ như cối xay thịt, bỏ vào đồng nào mất đồng ấy. Lực lượng gà cũ so với thời điểm năm 2009 và đầu năm 2010 giảm đi rất nhiều
    Nếu không tạo được sóng tầm trung đủ lớn, có mức lợi nhuận hấp dẫn để kích thích lòng tham của cả những người đừng trong và đang đừng ngoài TT, nhằm thu hút lớp gà cũ lẫn gà mới quay lại TT, thì cứ tình hình này, GD èo uột, thanh khoản giảm sút thì quỹ lớn, quỹ bé đều chết, cty CK lẫn tự doanh đều đói vêu mõm...rồi tất cả sẽ chôn chung cùng 1 hố...:D [:D][:D]

    Tuy nhiên, trước khi tạo sóng thì TT thường có giai đoạn đi ngang 1 thời gian, và giai đoạn đi ngang này càng lâu thì sóng càng lớn, sẽ có 1 số phiên đánh xuống rất mạnh để cá lớn gom hàng lần chót trước khi tạo sóng. Trong giai đoạn như vậy có thể xuống trước 25-30% tiền (bác nào mạo hiểm hơn với tư tưởng liều ăn nhiều có thể xuống 50% tiền). Chỉ nên dùng tiền thịt để giải ngân, chưa nên xài margin lúc này, khi TT vào trend, lúc đó các bác xài margin cũng chưa muộn.

    Chúc các bác may mắn và gặt hái được nhiều thành công trong năm Tân Mão 2011 này!
  2. Manhbeo

    Manhbeo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    780
    lâu rồi cụ mới có bài hay ...hợp lòng dân ý đảng
  3. avitech

    avitech Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2009
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy ngày hôm nay là ngày mua chứ kg phải bán.
    Nếu là bán thì bán lâu rồi
  4. DauGia60phut

    DauGia60phut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2011
    Đã được thích:
    0
  5. zarara

    zarara Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhận định tương đối chuẩn. Thêm lý do nữa để Chính phủ buộc phải ổn định vĩ mô bằng mọi giá: các bài học từ Tunusia và Ai cập. Theo nhà em chỉ ít tuần nữa sẽ có những hành động mạnh tay với tình trạng đầu cơ USD và vàng. [r2)]
  6. zodiac2004

    zodiac2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    1.708
    [r2)][r2)][r2)]
  7. VertuC

    VertuC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2009
    Đã được thích:
    7
    Dài dòng quá, đau hết cả mắt...[r23)] Nghĩa là ôm dần hàng tốt bai èn hôn đợi sóng hử anh B77?? [:D][r2)]
  8. broker_vn77

    broker_vn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Đã được thích:
    0
    dạo này bận quá, nên cũng ít viết nhận định
    Cám ơn kụ [r2)][r2)]
  9. xylitol2000

    xylitol2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    0
    vào hàng hôm nay rồi hử
  10. poison_

    poison_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Lấu quá mới thấy cụ xuất hiện, đợt này nghỉ ngơi ăn tết lâu thế ?

    Cám ơn về bài viết, khá sắc & sát với tình hình.=D>=D>=D>

Chia sẻ trang này