Sống chết mặc bay!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mr_Kpr, 24/02/2011.

8595 người đang online, trong đó có 1076 thành viên. 14:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 646 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. Mr_Kpr

    Mr_Kpr Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/11/2010
    Đã được thích:
    1
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Gần mười một giờ trưa. Trời mưa tầm tã. Chỉ số VN-Index lao dốc thê thảm, hàng loạt mã từ Bluechip, Mid Stock đến Penny stock tất thảy đều lau sàn... Dân phu kể hàng triệu con người, từ ngày có sàn chứng khoán đến giờ, kẻ thì tích cóp, người bán nhà bán đất, kẻ vay mượn cầm cố, người già trẻ con, nào mua, nào bán, bì bõm vẫy vùng trong vũng bùn chứng khoán, người nào người ấy, người vừa lướt sóng, người đầu cơ, mặt mày phờ phạc, lướt thướt như chuột. Tình cảnh này trông thật là thảm.


    Tuy đánh lên đánh xuống như điên, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác, gọi nhau mua mua bán bán, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên sàn, chỉ số vẫn cứ rơi tầm tã, ngoài kia thời giá cả thị trường cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức “trời”! Thế mua không sao cự lại được với thế bán! Lo thay! Nguy thay! Ngưỡng này hỏng mất!...


    Ấy, lũ con dân đang mắt trố lên nhìn, tay run run đặt lệnh, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu đuối mà đối phó với sức tàn phá đối với “hàn thử biểu của nền kinh tế” nước nhà, để bảo thủ lấy tánh mạng gia tài; thế thời quan cha mẹ ở đâu?


    Thưa rằng: Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy ở nơi cao lắm, vừa cao mà vững chãi, dẫu chứng khoán có down thế nữa, cũng không việc gì.



    Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập mới kê ở gian giữa, có một mình quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Xung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan, thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết, giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại, cùng ngồi chầu bài.


    Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm dân phu rối rít; nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm, trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đoàn sâu lũ kiến ở trên sàn, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới; người nhà, lính lệ như khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: "Điếu, mày!" tiếng tên lính thưa: "Dạ"; tiếng thầy Đề hỏi: "Bẩm, bốc?" tiếng quan lớn truyền "ừ". Kẻ này: "Bát xách... Ăn", người kia: "Thất văn... Phỗng", lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh...


    Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọ, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang dậy trời đất... Mọi người giật nẩy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.
    Có người khẽ nói:
    - Bẩm, Sàn chứng khoán có khi vỡ!
    Ngài cau mặt gắt rằng:
    - Mặc kệ.
    Rồi ngài xếp lại bài, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình, bảo thầy đề lại:
    - Có ăn không thì bốc chứ!
    Thầy đề vội vàng:
    - Dạ, bẩm bốc.



    Vừa lúc đó, thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe, càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, tiếng chó, trâu, bò kêu vang tứ phía. Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
    - Bẩm... quan lớn... Sàn sập rồi, Mất ngưỡng 500 rồi!
    Quan lớn đỏ mặt, tía tai, quay ra, quát rằng:
    - Sập sàn rồi!... sập sàn rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
    - Dạ, bẩm...
    - Đuổi cổ nó ra!
    Ngài quay vào, hỏi thầy đề:
    - Thầy bốc quân gì thế?
    - Dạ, bẩm con chưa bốc.
    - Thì bốc đi chứ!
    Thầy đề, tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút một con bài lật ngửa, xướng rằng:
    - Chi chi!
    Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
    - Đây rồi!... Thế chứ lại!
    Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười, vừa nói:
    - ù! Thông tôm, chi chi nẩy!... Điếu mày!...
    *
    * *
    Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi đất nước, giá cả leo thang, lạm phát tăng cao không lường hết được, xăng tăng, điện tăng, đồng lương lao động rẻ mạt, cổ phiếu doanh nghiệp như mớ giẻ rách lau sàn...; kẻ mua cũng chết mà người bán xong cùng không còn hồn, sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, ngơ ngơ ngác ngác, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh sầu thảm, kể sao cho xiết!
  2. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Cụ là Mr.Kind hả biến tướng qua nick mới hả!
  3. tanglenmai

    tanglenmai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    1
    Hay quá bác phải chuyển qua viết kịch bản phim hoặc kịch . Nhớ sâu sắc hơn nữa nhé bởi tôi cũng quá chán cái bọn trên thiên đình, chỉ biết ăn và lam giàu trên mồ hôi nước mắt của dân chúng, con cháu chúng nó mặc sức vơ vét tài sản quốc gia thôi
  4. Mr_Kpr

    Mr_Kpr Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/11/2010
    Đã được thích:
    1
    Không, tôi là tôi, không liên quan gì đến anh Kind
  5. Mr_Kpr

    Mr_Kpr Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/11/2010
    Đã được thích:
    1
    i
    Vui thôi bác ah.
    Sách vở bút mực nào mà viết được hết về cái bọn đấy hả bác? Thời nay những người như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan... còn đâu nữa?
  6. Vuhoang77

    Vuhoang77 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/12/2010
    Đã được thích:
    2
    Vote bác. bac viết văn hay lắm. tôi sẽ đánh dấu chủ đề này của bác để học hỏi. cảm ơn bác nhiều[r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. Mr_Kpr

    Mr_Kpr Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/11/2010
    Đã được thích:
    1
    Không biết đến giờ này bác Rầu được mấy ván ù rồi?
  8. suncuong

    suncuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Đã được thích:
    25
    Bài viết rất hay. Sâu và sắc.
    Việt Nam giờ lắm chuyện cười mà ra nước mắt.
  9. Mr_Kpr

    Mr_Kpr Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/11/2010
    Đã được thích:
    1
    Sự nguy cấp của sức khỏe Cụ Rùa cho thấy có những chuyện cực vô lý, tưởng như đùa, nhưng đã - đang diễn ở Hồ Gươm cả mấy chục năm.
    "Nỗi đau sâu thẳm trong mỗi tâm hồn Việt"
    Là lời phát biểu khai mạc của ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội, người chủ trì Hội thảo Khoa học bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm được tổ chức ngày 15/2 vừa qua. Lời phát biểu của ông thật chí lý và thật "sâu thẳm", đặc biệt trong thời điểm Cụ Rùa liên tục nổi lên với vô số thương tích như hiện nay.
    PGS, TS Hà Đình Đức, người được gọi là "nhà rùa Hồ Gươm học" đã theo sát, nghiên cứu Cụ Rùa gần 20 năm nay gọi hội thảo này là "động thái tích cực đáng ghi nhận của những người có trách nhiệm đối với Cụ Rùa".
    Năm 2004, Ban quản lý khu vực Hồ Gươm được thành lập với 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và khoảng 10 thành viên. Năm 2009 và 2010, các nhà quy hoạch và kiến trúc sư cùng dư luận từng xôn xao khi Ban quản lý này được duyệt xây dựng trụ sở "hoành tráng" trên đường Lê Thái Tổ để tiện hơn công tác quản lý hồ. Dự án đã phải dừng lại sau khi các nhà khoa học và dư luận phản đối gay gắt.
    Cái "được" lớn nhất qua vụ việc là người dân được biết Hồ Gươm có một Ban quản lý hùng hậu, được đầu tư ưu ái nhiều thế. Nhưng so với trước khi Ban quản lý được thành lập, dường như tình hình Cụ Rùa và bản thân Hồ Gươm vẫn không có nhiều thay đổi.
    [​IMG]
    Cụ Rùa nổi lên dưới nước ô nhiễm đặc quánh và ăn cá chết trước sự xót xa của nhiều người dân chứng kiến, Ảnh Đất Việt Các nhà khoa học, cụ thể như PGS Hà Đình Đức vẫn kiên trì gửi những kiến nghị lên lãnh đạo Thành phố và Chính phủ "xin" có những giải pháp bảo vệ Cụ cũng như khu vực hồ thiêng liêng. Trong đó, có những kiến nghị được ông đưa ra từ năm 1997: thường xuyên vệ sinh hồ, không để người dân vứt rác thải, làm cống lưu thông nước... Đặc biệt, năm 1998, PGS Hà Đình Đức đã viết thư khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ trình báo về việc Cụ Rùa bị thương, khả năng Cụ bị dính lưỡi câu của những kẻ câu trộm. PGS khẩn thiết đề nghị Chính phủ có những biện pháp bảo vệ Cụ khỏi những sự xâm hại này.
    Chuyện những kẻ câu trộm xuất hiện đàng hoàng giữa 'trái tim Thủ đô", xâm hại linh vật của dân tộc ngay trước mắt hàng ngàn người qua lại tưởng đã khó tin; nhưng còn khó tin hơn khi Ban quản lý Hồ Gươm được thành lập, Cụ Rùa vẫn tiếp tục bị xâm hại, ngày càng nghiêm trọng hơn. Không những thế, còn có các lực lượng dân phòng, *******... thực hiện nhiệm vụ xung quanh khu vực hồ. Nhưng càng ngày Cụ càng phải nổi lên nhiều hơn, mỗi lần mang thêm một thương tích. Khi cõng trên lưng rùa tai đỏ, khi kéo theo cả chùm lưỡi câu lở loang khắp người.
    Hơn nữa, tất cả những diễn biến và cảnh báo về nguy cơ của Cụ đều do người dân phát hiện cung cấp, và những nhà khoa học có tâm lên tiếng. Ngay vừa đây thôi, sáng 23/2, bao người dân Hà Nội chứng kiến không khỏi xót xa nhìn Cụ Rùa nổi lên trong lớp nước ô nhiễm đặc quánh, lặng lẽ ăn xác một con cá chết.
    Một sinh vật quý hiếm, các nhà khoa học cho rằng (nếu có) cũng chỉ còn vài cá thể trên toàn thế giới, hoặc duy nhất ở Hồ Gươm. Một linh vật sống qua nhiều thế kỷ, chứng nhân lịch sử - văn hóa thiêng liêng của đất nước bị đối xử không chỉ bất công mà quá nhẫn tâm. Nỗi đau "sâu thẳm" của những người lãnh đạo thành phố có thể hiểu được, chỉ tiếc giá nó sớm biến thành hành động thì tốt hơn.
    Những nhà nghiên cứu qua báo và kiến nghị "tham khảo..."
    Trong lúc nước sôi lửa bỏng, tình hình sức khỏe của Cụ Rùa ngày càng đáng lo ngại, mình mẩy trầy xước khắp nơi. Động thái của những người có trách nhiệm là... tổ chức hội thảo. Nhiều nhà nghiên cứu trong ngành thủy hải sản và rùa được mời tới, có cả các chuyên gia nước ngoài.
    Kết quả hội thảo: trở về từ đầu - như PGS Hà Đình Đức cho biết. Hầu hết những người tham gia hội thảo đều không nghiên cứu về rùa Hồ Gươm, đều chỉ nhìn ảnh trên báo và "phán". "Hội thảo đó là ví dụ điển hình của câu chuyện Thầy bói xem voi. Mỗi người mỗi ý chả liên quan gì đến rùa Hồ Gươm."
    [​IMG]
    Cụ Rùa nổi với vết thương trên mai Rất nhiều ý kiến và tâm huyết của các diễn giả được đưa ra, nhưng tựu trung vẫn là mấy vấn đề: thường xuyên làm sạch môi trường hồ, thu gom rác và các chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm cho Cụ, ngăn chặn nạn phóng sinh bừa bãi các sinh vật lạ vào Hồ Gươm như rùa tai đỏ, ngăn chặn những người câu trộm... những việc tưởng như phải là chuyện đương nhiên cần thực hiện hàng năm, hàng tháng chứ không nhất thiết phải trở thành ý kiến của các nhà nghiên cứu trong một cuộc hội thảo.
    Có những bài tham luận dài được chốt lại là: xin ý kiến các nhà khoa học.
    Tóm lại, "trở về từ đầu, vẫn không ai biết phải làm gì", như PGS Đức nói.
    Không cần phải nói thêm về giá trị (cả về ý nghĩa văn hóa hay thương mại) của khu vực Hồ Gươm và Cụ Rùa ở đất Thăng Long 1000 năm tuổi; nhưng với những gì Cụ được đón nhận và đối xử thật khó tin, nhưng lại là sự thật.

    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-02-25-cu-rua-va-nhung-chuyen-kho-tin-chi-co-o-ho-guom

Chia sẻ trang này