Không đề

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chunjunxo, 05/04/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8383 người đang online, trong đó có 1083 thành viên. 15:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 4441 lượt đọc và 74 bài trả lời
  1. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    31-12-2010

    Năm 2010: Khối ngoại mua ròng hơn 16.200 tỷ đồng trên thị trường niêm yết


    Dòng tiền của khối ngoại trong năm vừa qua chảy chủ yếu vào nhóm cổ phiếu bất động sản. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết mà khối ngoại nắm giữ hiện đạt gần 130 nghìn tỷ đồng.

    Trong năm vừa qua, tại HoSE, khối ngoại đã mua vào 44.761 tỷ đồng và bán ra 29.391 tỷ đồng. Chênh lệch mua bán đạt hơn 270 triệu đơn vị, tương đương 15.370 tỷ đồng.

    Trong đó, giá trị mua ròng theo phương thức khớp lệnh là 13.442 tỷ đồng và theo phương thức thỏa thuận là 1.928 tỷ đồng.
    Tại HNX, khối ngoại cũng mua ròng hơn 833 tỷ đồng, như vậy, tổng giá trị mua ròng trên 2 sàn niêm yết trong năm qua đạt hơn 16.200 đồng – bằng 4,7 lần so với con số 3.465 tỷ đồng của năm 2009.
    Nhà đầu tư ngoại mua ròng liên tục trong suốt cả năm. Tại HoSE, họ mua ròng tới 47 trên tổng số 51 tuần giao dịch của năm. Có thể nói việc thị trường lình xình trong phần lớn thời gian của năm chính cơ hội cho khối ngoại “gom” hàng giá rẻ.

    [​IMG]
    Lượng và giá trị mua bán của khối ngoại trong năm 2009 và 2010
    (Khối lượng: Triệu đơn vị | Giá trị: Tỷ đồng)
    Trong tháng 1, khối ngoại đã tiến hành “gom” toàn bộ lượng cổ phiếu EIB còn lại cho khi cạn room (30%).
    Tháng 2, đến lượt VNM được mua mạnh và cổ phiếu này cũng cạn room vào đầu tháng 3. Nhiều thông tin cho rằng quỹ đầu tư của tài phiệt G.Soros đã mua lượng cổ phiếu này.
    Những tháng tiếp theo, dòng tiền của khối ngoại vẫn chủ yếu chảy vào một số mã như HAG, DPM, BVH, FPT, KBC… Đến tháng 9, OGC bất ngờ được mua mạnh với hơn 10,5 triệu đơn vị, tương đương 365 tỷ đồng.
    Trong 3 tháng của quý 4, ngoại trừ VIC thì HAG và DPM là 2 mã luôn đứng đầu trong danh sách mua ròng.

    [​IMG]
    Giá trị mua ròng tại HoSE theo từng tháng
    Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết mà khối ngoại nắm giữ vào khoảng 130 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,6 tỷ USD. Các quỹ đầu tư “cũ” như Dragon Capital, VinaCapital, DWS Vietnam Fund… vẫn duy trì hoạt động và đây vẫn là những định chế nắm giữ nhiều cổ phiếu niêm yết nhất.
    Năm 2011, VinaCapital dự định huy động 2 quỹ mới với quy mô mỗi quỹ khoảng 250 triệu USD. Một quỹ sẽ chuyên về đầu tư vốn cổ phần tư nhân (private equity) và một quỹ đầu tư bất động sản.
    Bên cạnh đó, các quỹ mới như BankInvest, Red River Holding… cũng tăng cường giải ngân.
    Gần đây, FTIF- Templeton frontier Markets Fund (một quỹ có tổng tài sản trên 1,3 tỷ USD) đã gia tăng tỷ lệ sở hữu lên trên 5% tại một loạt cổ phiếu.


    Một số giao dịch đáng chú ý

    + Phiên giao dịch kỷ lục ngày 10/12: khối ngoại bỏ ra 1.580 tỷ đồng để mua thỏa thuận hơn 18 triệu đơn vị VIC; qua đó nâng tổng giá trị mua ròng trong phiên này lên 1.618 tỷ đồng.
    + Các quỹ của Dragon Capital (DC) đăng ký bán ra 17,3 triệu cổ phiếu STB trong tháng 6-8; lượng bán ra chủ yếu theo phương thức thỏa thuận nên không ảnh hưởng nhiều đến giá STB. Sau đó, các quỹ của DC đã mua 7,5% vốn của Sacomreal.
    + Quỹ Vietnam Dragon Fund (VDF) của DC chuyển giao danh mục sang cho quỹ tín thác Dragon Capital Vietnam Fund (DCVF); qua đó chuyển từ mô hình quỹ đóng sang quỹ mở.
    Tổng lượng chuyển nhượng ước khoảng hơn 47 triệu đơn vị với giá trị gần 2.100 tỷ đồng. Giao dịch được thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận.
    + Tập đoàn Bourbon đã bán thỏa thuận toàn bộ 97 triệu cổ phiếu SBT (68,41%) của CTCP Buorbon Tây Ninh. Giao dịch này được thực hiện không qua sàn. Thành Thành Công và Đặng Thành mua lại hơn 70 triệu cổ phiếu trong số này.

    Các mã được mua/bán ròng nhiều nhất

    Nhìn chung, đối tượng mua vào chính của khối ngoại vẫn là các cổ phiếu chủ chốt, đặc biệt là các cơ bất động sản. Trong top những mã được mua ròng nhiều nhất có gần một nửa là các mã bất động sản như HAG, VIC, KBC, SJS, OGC, DIG…
    Tuy vậy, những mã bị bán mạnh nhất cũng là những mã bất động sản như ITC, ITA, TDH, ASM…

    [​IMG]

    Các mã được mua/bán ròng nhiều nhất trong năm 2010

    Phía mua ròng: HAG là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với hơn 25,2 triệu đơn vị, tương đương 2.010 tỷ đồng.

    Năm 2009, khối ngoại cũng bỏ ra 870 tỷ đồng để mua ròng 10,9 triệu đơn vị HAG.
    Bên cạnh đó, trong năm vừa qua, HAG cũng đã phát hành riêng lẻ 1.100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho Temasek Holding và 16,2 triệu cổ phiếu (1.168 tỷ đồng) cho Deutsche Bank Trust Company Americas.

    Đứng thứ 2 là VIC với 16,7 triệu đơn vị, tương đương 1.659 tỷ đồng. VIC được mua chủ yếu theo phương thức thỏa thuận.

    Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì đây là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất trong năm với 294 tỷ đồng.

    [​IMG]
    15 cổ phiếu được khối ngoại nắm giữ nhiều nhất theo giá trị
    Tỷ lệ sở hữu và giá trị nắm giữ tính số liệu ngày 10/1
    Một mã nửa được mua ròng trên 1.000 tỷ đồng là BVH với 23,2 triệu đơn vị, tương đương 1.096 tỷ đồng. Đầu năm 2010, BVH đã chào bán riêng lẻ 53,68 triệu cổ phiếu cho HSBC Insurance, thu về 1.880 tỷ đồng. Sau giao dịch, tỷ lệ nắm giữ của HSBC Insurance tăng từ 10% lên 18%.

    Một số mã được mua ròng nhiều khác là KBC, HPG, FPT, VNM, SJS…
    Năm 2009, FPT là mã được mua ròng nhiều nhất với 17,2 triệu đơn vị, tương đương 1.245 tỷ đồng. Tiếp đến là HAG, EIB, HPG, DPM…

    Tại HNX, có 3 mã được mua ròng trên 100 tỷ đồng là PVX (11 triệu đơn vị - 244 tỷ đồng), KLS (8,6 triệu đơn vị - 169 tỷ) và VCG (1,8 triệu đơn vị - 113 tỷ đồng). Năm 2009, VCG bị bán ròng 16,66 triệu đơn vị, tương đương 575 tỷ đồng.

    Phía bán ròng, có 5 mã bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.
    Dẫn đầu là ITC với 1,57 triệu đơn vị, tương đương 174 tỷ đồng.
    Tiếp đến là VSH (9,9 triệu đơn vị - 166 tỷ), ITA (11 triệu đơn vị - 162 tỷ), VPL (3,76 triệu đơn vị - 130 tỷ) và TDH (2,65 triệu đơn vị - 105 tỷ).
    Ngoài ra còn có ASM, DQC, HRC, VIP…

    Hoạt động phát hành riêng lẻ diễn ra sôi động
    Bên cạnh hoạt động mua bán trên sàn thì nhiều doanh nghiệp cũng đã phát hành riêng lẻ với giá trị lớn cho nhà đầu tư ngoại. Ngoài trường hợp của HAG và BVH đã nói ở trên còn nhiều thương vụ đáng chú ý khác như:
    CII đã quyết định phát hành 25 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho Goldman Sachs và sẽ xin ý kiến cổ đông phát hành thêm 15 triệu USD nữa;
    Tập đoàn Masan (MSN) cũng thông báo về việc ký kết khoản vay chuyển đổi trị giá 30 triệu USD với Goldman Sachs

    PVI phát hành 20,2 triệu cổ phiếu với giá 40.000 đồng/cổ phiếu cho Funderburk Lighthouse Limited, thu về hơn 800 tỷ đồng. Đáng chú ý là tại thời điểm phát hành, giá PVI chỉ xoay quanh mức 25.000 đồng.

    KAL (Cafef)



  2. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    05-04-2011

    Khối ngoại có phiên mua ròng mạnh nhất từ đầu năm

    Tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trên 2 sàn từ đầu năm đến nay là gần 2.200 tỷ đồng.

    Hôm nay, khối ngoại mua ròng 211 tỷ đồng trên 2 sàn; trong đó, giá trị mua ròng của riêng VNM là hơn 164 tỷ đồng.

    Hôm nay, hơn 3,5 triệu cổ phiếu VNM niêm yết bổ sung chính thức đi vào giao dịch, qua đó dư một room.

    Ngay lập tức, khối ngoại đã thực hiện mua vào hơn 14 nghìn đơn vị theo phương thức khớp lệnh và mua thỏa thuận 1,595 triệu cổ phiếu.

    Giá mua thỏa thuận là giá trần 102.000 đồng/cp, trong khi giá cao nhất trong ngày là 97.000 đồng và giá đóng cửa là 94.500 đồng.
    Ngoại trừ VNM thì khối ngoại mua ròng hơn 40 tỷ đồng tại HoSE - tương đương hôm qua.
    Tại HNX, khối ngoại mua ròng 6,6 tỷ đồng.
    Tính đến nay, khối ngoại đã mua ròng 8 phiên liên tục tại HoSE và 10 phiên liên tục tại HNX.



    [​IMG]
    Chênh lệch giá trị mua bán của khối ngoại tại HoSE (tỷ đồng)

    VNM được mua ròng tổng cộng hơn 1,6 triệu đơn vị, tương đương 164 tỷ đồng.
    Như vậy khối ngoại tiếp tục sở hữu tối đa 46% của VNM.
    Các mã được mua ròng nhiều khác là CTG (324 nghìn đơn vị - 9,2 tỷ), FPT (129 nghìn đơn vị - 7 tỷ), DPM, BVH, HAG…
    Phía bán ròng, chỉ có vài mã bị bán trên 1 tỷ đồng như PGD, SAM, REE…

    [​IMG]
    [​IMG]
    Quốc Thắng
  3. sailam

    sailam Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    4.709
    Khoá ơ!
  4. neu_ck43

    neu_ck43 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Đã được thích:
    27
    sao phải khổ vậy bác
  5. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Hai quỹ ETF hoạt động tại Việt Nam đang nắm giữ những cổ phiếu gì? Thứ năm, 20/1/2011, 08:41 GMT+7
    Những phiên giao dịch gần đây, Vn-Index liên tục tăng một cách “bất thường” do sự tăng giá mạnh của một số cổ phiếu như BVH, MSN, PVF… trong khi phần lớn các cổ phiếu khác thì biến động không nhiều.

    Việc này đã được một số ý kiến cho rằng đây là động thái “đánh lên” các quỹ đầu tư chỉ số (ETF).

    Hiện tại, có 2 quỹ ETF đang đầu tư chủ yếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam là DB X-Trackers FTSE Vietnam Index ETF và The Market Vector Vietnam ETF.

    DB X-trackers FTSE Vietnam Index ETF hoạt động từ 15/1/2008 do Deutsche Bank quản lý.

    Hoạt động đầu tư của quỹ dựa trên chỉ số FTSE Vietnam Index. Chỉ số này bao gồm các cổ phiếu niêm yết tại HoSE và vẫn còn room cho nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ số này bao gồm khoảng 27 cổ phiếu chiếm khoảng 90% vốn hóa thị trường.

    Tính đến 31/12/2010, tổng tài sản của quỹ đạt 362 triệu USD, tăng 21,16 triệu USD, tương ứng tăng 6,2% so cuối năm 2009.

    DB X-trackers (Deutsche Bank Exchange Traded Funds) hiện quản lý hơn 150 ETF với tổng giá trị tài sản khoảng 50 tỷ USD.



    Tỷ trọng
    Giá trị
    (Triệu USD)
    HAG
    11.91%
    40.6
    VIC
    10.99%
    37.4
    DPM
    7.60%
    25.9
    FPT
    6.41%
    21.8
    HPG
    6.00%
    20.4
    PVD
    5.87%
    20.0
    VCB
    5.85%
    19.9
    KBC
    5.11%
    17.4
    BVH
    3.92%
    13.4
    PVF
    3.87%
    13.2
    Tổng 10 mã
    67.53%
    230.1
    Toàn danh mục
    340.8

    Mười mã có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của DB X-trackers
    FTSE Vietnam Index ETF (số liệu tính đến 31/12/2010).


    Market Vectors Vietnam ETF (VNM): Quỹ này do Van Eck Global quản lý, đi vào hoạt động từ tháng 8/2009. Quỹ được giao dịch tại thị trường NYSE Arca.

    Tính đến 18/1, tổng NAV của quỹ là 262,8 triệu USD, bao gồm 33 khoản đầu tư vào các cổ phiếu và hơn 1,6 triệu USD tiền mặt/tài sản khác.

    Từ đầu năm đến nay, NAV của quỹ tăng 2,7% còn thị giá tăng 7,1%.
    Quỹ này hiện đang nắm giữ 23 cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam, với tổng NAV chiếm 71,36% danh mục. Còn lại là các cổ phiếu tại các thị trường nước ngoài.

    Những cổ phiếu trong nước mà VNM nắm giữ nhiều nhất theo giá trị là BVH (10,11% NAV), DPM (6,15%), CTG (5,75%), VCB (5,11%)…
    Thị giá ngày 18/1 của VNM là 28,05 USD, cao hơn 7,8% so với NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ là 26,02 USD.

    M là 28,05 USD, cao hơn 7,8% so với NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ là 26,02 USD.


    Số lượng CP
    Giá trị
    (triệu USD)

    Tỷ
    trọng

    BVH
    5,750,576
    26.6
    10.1%
    DPM
    8,194,730
    16.2
    6.2%
    CTG
    12,662,682
    15.1
    5.8%
    VCB
    12,072,147
    13.4
    5.1%
    HAG
    3,173,755
    13.0
    4.9%
    KBC
    6,287,630
    11.9
    4.5%
    OGC
    8,763,220
    10.4
    4.0%
    PVX
    8,763,218
    9.3
    3.6%
    PVD
    3,326,836
    9.1
    3.5%
    PVF
    6,259,440
    8.6
    3.3%
    VCG
    6,920,297
    8.2
    3.1%
    ITA
    8,533,051
    7.1
    2.7%
    HPG
    3,195,735
    6.1
    2.3%
    PPC
    9,169,880
    5.8
    2.2%
    KLS
    7,267,300
    5.6
    2.1%
    Tổng 15 mã
    166.3
    63.3%
    Tổng các cổ phiếu trong nước
    187.5
    71.4%
    Tổng danh mục
    282.8
    100%

    Mười mã có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của Market Vector Vietnam ETF (Số liệu tính tới 18/1/2011) (Nguồn: Cafef, 20/1)
  6. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Toàn cảnh thị trường chứng khoán 2010


    31-12-2010
    Thị trường chứng khoán vừa trải qua một năm giao dịch biến đầy biến động và để lại nhiều cảm xúc trái ngược cho nhà đầu tư, từ cao trào thất vọng cho đến cảm xúc thăng hoa.

    Thị trường bất thường

    Nữa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán biến động trong biên độ hẹp 480 - 550 điểm với thanh khoản ở mức trung bình. Nguyên nhân thị trường đi ngang trong suốt 6 tháng đầu năm được nhận định là bởi tâm lý thận trọng của giới đầu tư cùng sự khan hiếm của dòng tiền. Trong giai đoạn này, Chính phủ áp dụng những biện pháp nhằm hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và hạn chế cấp vốn cho các kênh như chứng khoán, bất động sản. Đồng thời, lượng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu thưởng tăng lên nhanh chóng làm cho dòng tiền trên thị trường càng trở nên khan hiếm.


    Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn lao dốc khi hai chỉ số chứng khoán đều chạm mốc thấp nhất trong vòng một năm. Trong vòng 2 tháng, Vn - Index mất hơn 16%.



    Chứng khoán có một năm không thực sự thành công.

    Từ cuối tháng 8, những bất ổn của nền kinh tế dần bộc lộ và đỉnh điểm là đầu tháng 11, Chính sách tiền tệ đột ngột thay đổi - thể hiện rõ quyết tâm kiềm chế lạm phát, kéo theo một cuộc đua lãi suất gữa các ngân hàng. Với thị trường chứng khoán, điểm ngạc nhiên là sau một tuần rơi mạnh bởi biến động khó lường của tỷ giá cùng giá vàng trong và ngoài nước, thị trường đã quay đầu hồi phục vào cuối tháng 11, đầu tháng 12. Đây có thể coi là thành công của chứng khoán Việt Nam bởi đa phần các thị trường lớn trên thế giới đều mất điểm trong thời gian này.


    “Đội lái” tung hoành


    Năm 2010 được xem là năm của các “đội lái”. Nếu như trước đây, các “đội lái” hoạt động tác chiến riêng lẻ nay nhiều “đội lái” đã phối hợp lại với nhau để cùng để đẩy giá một mã cổ phiếu. Những điển hình cho thành công của các “đội lái” trong năm 2010 vừa qua có thề kể đến như AMV, AAA, HTV, MKV, DHT, VHG… Trước đây, những mã này rất ít được nhà đầu tư biết đến nhưng sau khi có “bàn tay” của các “đội lái” thì những mã này tăng chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn với thanh khoản tăng ầm ầm. Thế nhưng, sau khi bị “đội lái” nhả, phần lớn những mã này lại quay về với những gì vốn có, thậm chí giá cổ phiếu còn thấp hơn giai đoạn trước khi được “đội lái” tung hứng.


    Hậu quả của những phi vụ tác chiến của các “đội lái” thường là những nhà đầu tư nhỏ “đu gió”. Tuy nhiên, với trình độ ngày càng được nâng cấp thì nạn nhân của các “đội lái” trong năm vừa qua còn có cả các công ty chứng khoán, những lão làng trên thị trường hiện nay mà điển hình là vụ đánh lên AAA. Lợi nhuận quá lớn từ việc thao túng cổ phiều cũng khiến cho lãnh đạo của không ít doanh nghiệp lơ làng việc kinh doanh cốt lõi để trở thành “đội lái” như trường hợp bộ sậu của DVD làm giá DHT.


    Khối ngoại mạnh tay



    Hơn 10 năm qua, kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động thì 2010 là năm khối ngoại mua vào với số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất. Thống kê cho thấy, trong năm 2010, khối ngoại đã mua vào khoảng 840 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Như vậy, tổng giá trị mua ròng trên cả hai sàn từ đầu năm đã lên đến 16.000 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2009 và chỉ đứng sau mức kỷ lục 24.000 tỷ đồng của năm 2007.


    Thực tế, tổng giá trị mua vào của khối ngoại trong năm 2010 chỉ đạt 66% so với năm 2007 nhưng khối lượng cổ phiếu mua vào đạt trên 200%. Ngoài ra, giá mua trung bình tính theo giá cổ phiếu năm 2010 là 44.000 đồng mỗi cổ phiếu so với 48.000 đồng năm 2009 và 140.000 đồng năm 2007. Như vậy, giá trị cổ phiếu của khối ngoại mua vào năm 2010 thấp hơn nhiều so với những năm trước đây. Chính mức giá hấp dẫn này là động lực giúp cho khối ngoại tăng cường mua ròng trong năm 2010.


    Cổ phiếu ngân hàng mất “ngôi”


    Nếu như trước đây, cổ phiếu ngân hàng được xem là cổ phiếu vua nhờ vốn hóa lớn và khả năng dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, trong cả năm vừa qua, nhóm cổ phiếu này đã không cỏn là chính mình khi liên tục mất giá, thậm chí trong những phiên tăng nóng của thị trường thì nhóm cổ phiếu này cũng chỉ đi ngang. Nhóm cổ phiếu này chỉ có một đợt phục hồi ngắn trong tháng cuối năm sau thông tin các ngân hàng được gia hạn thời gian tăng vốn lên tối thiểu 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011, thay vì năm 2010 như trước đây.



    "Đội lái" vẫn công khai làm giá cổ phiếu.

    Nguyên nhân khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng mất đi tính hấp dẫn, ngoài quy định bắt buộc tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng (đã được giải tõa) còn bởi lý do lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm so với cùng kỳ năm 2009 khiến cho kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong quý III đạt được cho là không cao (tính đến cuối quý III, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống chỉ đạt khoảng 19,5%). Đặc biệt, sau 9 tháng hoạt động, nhiều ngân hàng mới chỉ thực hiện được hơn 2/3 chỉ tiêu lợi nhuận cả năm và nhiều ngân hàng phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận.


    Nở rộ hoạt động sát nhập


    Hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) trên thị trường chứng khoán đã nở rộ cả về số lượng lẫn hình thức trong năm 2010. Các vụ sát nhập doanh nghiệp điển hình là KMR với KMF, HT1 với HT2, KDC với NKD. Các vụ chào mua công khai có VHG mua AGF, Thành Thành Công chào mua cổ phiếu NHS, Prudential chào mua chứng chỉ quỹ PRUBF1, Thành Thành Công cùng một số công ty khác mua lại toàn bộ phần vốn của Tập đoàn Bourbon tại SBT, Bình Thiên An cùng các bên có liên quan thâu tóm đối với DCC...


    Trong bản báo cáo về tình hình M&A tại thị trường Việt Nam, Avalue Việt Nam (tổ chức chuyên về các lĩnh vực tư vấn kinh doanh, định giá, mua bán sáp nhập và quan hệ nhà đầu tư tại Việt Nam) cho rằng sự trỗi dậy của khu vực kinh tế tư nhân, sự đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước, đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như một thị trường 86 triệu dân là những động lực phát triển của Việt Nam. Các yếu tố kế trên cũng là các yếu tố thúc đẩy các hoạt động đầu tư kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A.
  7. Queen

    Queen Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/06/2001
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy bác có một đặc điểm nhận dạng rất riêng, đó là chưa bao giờ thôi lạc quan về ngày mai [:D], từ năm ngoái đến năm nay, các topic của bác chưa đọc đã biết ngay nội dung là khá lạc quan hoặc bóng gió lạc quan về việc từ mai sẽ uptrend, kể cả cái thời điểm ko có lấy tin tốt, toàn xin xấu và chuẩn bị có khả năng lại loạt tin xấu trong thời gian tới, hics.
  8. tuanbmt1

    tuanbmt1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    11
    Khối ngoại mua mạnh các cổ phiếu Bluechip chứng tỏ điều gì ?? Bác nào cho e cái nhận định cái^^
  9. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    nửa cuối năm 2011 và 2012 đây mà :D
    nước ngoài có cái nhìn dài hạn, chiến thuật dài hạn hơn người việt
  10. hungfinel

    hungfinel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Đã được thích:
    2
    Có thể CHỦ THỚT làm cho 1 quĩ Tây Lông nào đó???
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này