Khà khà vào đáy mai 8/4/2011 đua nhau mua

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuananhdao, 07/04/2011.

3272 người đang online, trong đó có 143 thành viên. 00:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1846 lượt đọc và 30 bài trả lời
  1. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Đáy múc mạnh
    cùng đua ce , ăn đậm [r2)][r2)]
  2. Manhbeo

    Manhbeo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    780
    múc mạnh quá thủng đáy thì sao bác
  3. Macho

    Macho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    94
    NĐT giờ coi các phiên tăng là cơ hội bánThứ năm, 7/4/2011, 20:18 GMT+7(ATPvietnam.com) -Chỉ sau 1 phiên tăng điểm, thị trường đã quay trở lại xu thế giảm cho thấy tâm lý NĐT đang khá hoang mang và chỉ mong muốn thoát khỏi thị trường trong thời điểm này. Chừng nào tâm lý NĐT vẫn quan niệm tăng điểm là cơ hội thoát hàng thì thị trường vẫn sẽ diễn biến theo kịch bản như thời gian qua.

    * 7/4: Những thông tin tác động mạnh tới TTCK
    * Cập nhật Kết quả kinh doanh Quý IV và cả năm 2010
    * Danh mục cổ phiếu các tổ chức đang quan tâm

    NĐT giờ coi các phiên tăng điểm là cơ hội bán (CTCK Sacombank-SBS)

    Tâm lý đầu tư ngắn hạn cùng tình hình vĩ mô vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện đang là vấn đề khiến thị trường chưa thể đi lên. Phần lớn các NĐT đều coi các phiên tăng điểm là cơ hội thoát hàng và phiên hôm nay là phiên như vậy. Thêm vào đó, thanh khoản tiếp tục giảm xuống thể hiện tâm lý bất ổn của các NĐT khi không giải ngân vào thời điểm này. Mặc khác, khối ngoại tiếp tục xu hướng mua ròng ở các mã cổ phiếu BCs đang tạo ra lực đỡ khá tốt giúp thị trường không giảm sâu.

    Trong ngắn hạn chúng tôi tiếp tục giữ nguyên quan điểm chu kỳ đi ngang trong xu hướng giảm có thể tiếp tục trong vài ngày tới. Tuy nhiên, với sụ ảm đạm của thị trường đồng thời là lòng tin của NĐT đang ngày càng bị bào mòn, một tin tức xấu khiến làn sóng cắt lỗ hàng loạt xảy ra là rất khả thi.

    Về dài hạn, với tín hiệu khá nhiều cổ phiếu đã tạo mức giá thấp mới và không thể giảm sâu hơn, chiến lược mua vào tại những phiên giảm điểm vẫn được chúng tôi khuyến khích do mức lợi nhuận đem lại khi thị trường hồi phục là khá ấn tượng.

    Rủi ro với NĐT đang nắm giữ cổ phiếu ngày càng tăng (CTCK BIDV-BSC)

    Sau một thời gian tạm lắng, sức mua từ khối nhà đầu tư nước ngoài đang có dấu hiệu mạnh trở lại. Dù vậy, sự ổn định của dòng tiền này khó còn được như trước, nhà đầu tư theo xu hướng này cần thận trọng ở các mức giá cao, nhất là trong bối cảnh cơ hội mua các cổ phiếu khác với mặt bằng giá thấp vẫn có thể xuất hiện trong thời gian tới.

    Về mặt kĩ thuật, thị trường đã thử sức kháng cự tại mốc 90 điểm của HNX Index một số lần, có thể tạo hình mẫu dạng tam giác hướng xuống tiếp tục ủng hộ xu hướng giảm. Trước mắt, chúng tôi cho rằng mốc 90 điểm của HNX Index vẫn phát huy tác dụng, nhưng sức kháng cự tại mức này đang giảm dần theo thời gian. Rủi ro với nhà đầu tư nắm cổ phiếu hoặc có ý định mua vào đang ngày càng tăng. Với xác suất xảy ra các kịch bản tăng/giảm, và kèm theo là lợi nhuận kì vọng và rủi ro (theo chúng tôi đánh giá), nhà đầu tư nên tránh các hành động vội vã, đặc biệt là việc mua vào ở các mức giá cao trong các phiên hồi phục, trong giai đoạn hiện tại.

    Thị trường sẽ giằng co trong sự phân hoá mạnh (CTCK Sài Gòn-SSI)

    Như vậy cây nến tăng điểm White Closing Marubozu hưng phấn vào phiên giao dịch ngày 6/4 đã tạo ra nguồn cung ngay vào phiên giao dịch kế tiếp với sự chốt lời khá lớn. FPT chỉ tăng nhẹ sau 3 phiên tăng kịch trần, trong khi đó LCG cũng không giữ được mức tăng trần ở đầu phiên. Cây nến ngày có dạng Black Spinning Top, khối lượng giao dịch ở mức hơn 27,54 triệu đơn vị, tăng nhẹ 0,71% so với phiên trước đó.

    Chỉ báo sức mạnh RSI sau khi vượt nhanh qua ngưỡng 50 lại lùi trở lại dưới ngưỡng này một lần nữa. Chúng tôi cho rằng phiên giao dịch cuối tuần, thị trường sẽ tiếp tục giằng co với sự phân hóa cao trước mùa báo cáo KQKD quí I đang dần được hé lộ và hiện tượng chốt lời ở các cổ phiếu tăng mạnh sẽ tiếp tục diễn ra.

    Sức ép vĩ mô mà vẫn gia tăng (CTCK Vietcombank-VCBS)

    Thị trường đã nhanh chóng giảm trở lại hôm nay và cũng kết thúc những nỗ lực hồi phục được thắp lên vào cuối phiên hôm qua. Nhịp nảy lên quá ngắn ngủi lần này so với nhịp hồi phục đã diễn ra hai tuần trước đó cho thấy độ ngại rủi ro của nhà đầu tư đã tăng lên và cùng với đó những khó khăn của nguồn lực cho chứng khoán đã lộ diện rõ hơn.

    Sức ép vĩ mô mà cụ thể là việc kiểm soát lạm phát vẫn gia tăng khi áp lực tăng giá vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Sau đợt tăng giá xăng, một loạt các mặt hàng đang chịu sức ép tăng giá thì việc tăng giá than thêm 20%- 40% đã được Bộ Tài chính duyệt từ 1.4 sẽ tạo thêm áp lực tăng giá hàng hóa trong thời gian tới vì than cũng là nguyên liệu được sử dụng là năng lượng đầu vào trong nhiều lĩnh vực sản xuất.

    Bên cạnh đó, áp lực nhập khẩu lạm phát cũng tăng lên khi Trung Quốc nước chủ chốt xuất khẩu nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa vào Việt Nam cũng đang chịu áp lực gia tăng lạm phát. Khi sức ép lạm phát chưa suy giảm thì không thể kỳ vọng lãi suất giảm cũng như việc chính sách tiền tệ sớm được nới lỏng. Thực tế, trong nhiều báo cáo vĩ mô được đưa ra, chúng tôi không kỳ vọng sẽ có sự nới lỏng dòng tiền nào trong năm nay nếu như Chính phủ vẫn chủ trương kìm chế lạm phát.

    Dòng tiền chủ yếu vẫn chỉ là thăm dò (CTCK Rồng Việt-VDSC)

    Biên độ giá được thu hẹp, khối lượng có tăng hơn so với phiên hôm qua, tuy nhiên khối lượng này chủ yếu là khối lượng NĐT bán ra. Lực bán được đẩy mạnh mỗi khi thị trường hồi phục chút ít, tuy nhiên lực mua gom hàng giá thấp vẫn diễn ra khá đều đặn, dòng tiền này chủ yếu vẫn là dòng tiền thăm dò, điều này có thể nhận thấy qua lệnh mua chưa khớp với khối lượng lớn vẫn còn rất nhiều.

    Thông tin Nhật cắt giảm 20% ODA đã phần nào tác động tâm lý tiêu cực trong phiên sáng nay.Tuy nhiên ở Việt Nam trong những năm qua nguồn vốn này từ Nhật chiếm khoảng 22% trong tổng vốn ODA được giải ngân, do vậy với mức cắt giảm ở trên, chúng tôi cho rằng lượng cắt giảm này không nhiều, nhìn chung không tác động mạnh đến cán cân thanh toán và đầu tư công.

    Xét về cung cầu và vĩ mô chúng tôi vẫn chưa nhận thấy tín hiệu tích cực nào cho thị trường thật sự hồi phục lại. Do vậy, quyết định mua bán trong thời điểm này đòi hỏi sự thận trọng và cân nhắc kỹ càng. Chúng tôi vẫn giữ nguyên khuyến nghị: Dưới cái nhìn ngắn hạn NĐT nên nắm giữ tiền mặt, chờ đợi để có cơ hội thích hợp hơn cho việc giải ngân. Còn đối với mục tiêu dài hạn, NĐT có thể chọn những cổ phiếu tiềm năng và chu kỳ ngành để có thể giải ngân từng phần.

    PTKT tiếp tục cho tín hiệu xấu (CTCK Vndirect-VND)

    Sau khi thị trường giảm nhiều phiên liên tiếp, thông thường sẽ có nhịp nảy lại. Vì vậy phiên tăng điểm ngày hôm qua không quá bất ngờ. Khi thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp, những phiên tăng như vậy chỉ mang tính chất điều chỉnh kỹ thuật và thường xảy ra trong thời gian ngắn.

    Các chỉ số kỹ thuật vẫn đang ủng hộ xu hướng xấu của thị trường, vì vậy chúng tôi nhận định thị trường sẽ tiếp tục xu hướng lình xình trong thời gian tới. Những nhịp nảy lên không có hỗ trợ của thanh khoản sẽ không bền. Tại những nhịp nảy này, NĐT có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn nhưng rủi ro T+ khi tham gia bắt đáy vẫn rất lớn.

    Thị trường trong xu hướng lình xình, rủi ro bào mòn tài khoản cao, NĐT nên ưu tiên giữ tiền mặt chờ đợi tín hiệu thanh khoản tốt hơn. Với những nhà đầu tư ưa thích bắt đáy, có thể kiếm được lợi nhuận trong các biến động ngắn hạn của thị trường, nhưng phải ý thức rủi ro T+ cao. Việc đầu tư nếu có, nên hướng đến những cổ phiếu thanh khoản tốt.

    Áp lực chốt lời sẽ tiếp tục gia tăng trước kỳ nghỉ lễ (CTCK Phương Đông-ORS)

    Trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường đón nhận thông tin nguồn vốn ODA của Nhật rót vào Việt Nam có thể sẽ bị cắt giảm đáng kể để phục vụ cho công cuộc tái thiết đất nước. Bên cạnh đó, tiếp tục có nhiều nhận định của giới chuyên gia cho rằng TTCK Việt Nam sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong ngắn hạn và trung hạn, khiến cho lực cầu đã tạm lắng xuống sau thời điểm đột biến vào cuối phiên hôm qua.

    Tuy nhiên khối ngoại lại có thêm một phiên mua ròng rất mạnh và tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu Bluechips, qua đó tạo thêm niềm tin cho giới đầu tư trong nước. Trong phiên giao dịch ngày mai, nhiều khả năng áp lực chốt lời trước khi nghỉ lễ sẽ còn gia tăng và có thể thị trường sẽ có một phiên giằng co mạnh tại khu vực 460 điểm, do tại mức giá này khối ngoại đang hỗ trợ rất mạnh cho thị trường.

    Lực cung giá rẻ có phần chiếm ưu thế (CTCK Miền Nam-MNSC)

    Trái ngược với sự hưng phấn ngày hôm qua, hôm nay thị trường quay trở về trạng thái tiếp tục giằng co, tuy nhiên chỉ được hơn nửa thời gian thì lực cung bắt đầu từ từ mạnh dần và xuất hiện sự hủy lệnh hàng loạt ở lực cầu đã diễn ra và lực cung giá rẻ bắt đầu chiếm ưu thế đến hết phiên. Thanh khoản trên sàn Hnx giảm so với hôm trước trong khi sàn Hose lại tăng nhẹ.

    Sở dĩ các nhà đầu tư chuyển trạng thái nhanh như vậy khi nhận được thông tin sẽ tăng dữ trữ bắt buộc trong thời gian tới nếu như lạm phát tháng 4 và tháng 5 vẫn ở mức cao và lời khuyên của tiến sĩ Võ Trí Thành là không nên kỳ vọng vào thị trường chứng khoán trong ngắn hạn, thị trường chỉ phát triển bền vững từ cuối năm và sang 2012. Hơn nữa tổ chức ADB cũng nhận định lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào tháng 9 và tăng trưởng GDP chỉ đạt khoảng 6% trong năm 2011.

    Động lực tăng của thị trường là khá yếu (CTCK Dầu khí-PSI)

    Trên phương diện kĩ thuật, mặc dù RSI và MFI đều giảm, nhưng vẫn chưa phá vỡ phân kì tăng của vài ngày trước đó. Công cụ thể hiện dao động giá STOCHASTIC OSCCILATOR Stoch(5,3,3) thể hiện chu kì của VN-Index, vẫn tiếp tục đi lên và chưa chạm vào vùng quá mua. Điều đó thể hiện trong phiên tới có thể thị trường vẫn nhận được lực mua tương đối tốt. VN-Index hiện đang nằm ngay sát đường trendline hướng xuống, và kì vọng breakout trong hôm nay đã không trở thành hiện thực. Có khả năng VN-Index sẽ trở lại vùng dao động 450 – 470 điểm nếu như không bứt phá được khỏi đường xu thế giảm này.

    Chúng tôi cho rằng hiện tại thị trường vẫn đang chịu nhiều tác động bởi chính sách thắt chặt tiền tệ và các thông tin vĩ mô khác. Động lực tăng của thị trường tương đối yếu, do đó NĐT chưa nên mua vào tại thời điểm hiện tại. Vì lý do mức giá hiện tại đang là rẻ tương đối, VN-Index có thể ở trạng thái sideway, NĐT giữ cổ phiếu nên chờ đợi những phiên tăng giá để bán ra.

    Các chỉ số đang trong giai đoạn tạo đáy (CTCK Âu Việt-AVSC)

    Điểm tích cực trong phiên hôm nay là tuy giảm điểm nhưng áp lực bán giá thấp trên 2 sàn diễn ra không mạnh. Hầu hết lực bán đều tập trung tại các mức giá cao, tuy nhiên việc lực bán luôn chực chờ tại các mức giá cao lại trở thành một trở ngại ngăn cản cho đà phục hồi của 2 chỉ số.

    Theo AVS, trạng thái dao động trong biên độ hẹp của 2 chỉ số vẫn đang diễn ra, điều này thể hiện khá rõ khi thanh khoản trên 2 sàn liên tục duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có đủ cơ sở để khẳng định cả 2 chỉ số đang trong giai đoạn tạo đáy và có thể phục hồi mạnh, nhất là khi thị trường chưa có nhiều thông tin hỗ trợ và các yếu tố như lạm phát cao, lãi suất cao… vẫn đang có những tác động nhất định đến thị trường. Vì vậy, AVS cho rằng thời điểm này chỉ thích hợp cho nhà đầu tư trung dài hạn xem xét giải ngân. Đối với nhà đầu tư ngắn hạn thì nên tiếp tục đứng ngoài quan sát và có thể gia tăng thêm tỷ lệ tiền mặt trong những phiên tăng điểm cho an toàn, hạn chế việc lướt sóng nhằm tránh rủi ro.

  4. MrLin

    MrLin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Thử gì cắt đấy

    [​IMG]Ảnh: Kidsundayschool.
    Chuyện xảy ra giữa hai người trong hành lang phòng khám bệnh. Người đàn ông lớn tuổi trông có vẻ rất bồn chồn, lo lắng.
    Người kia tò mò hỏi:


    - Trông bác có vẻ lo lắng, chắc bác có bệnh tình gì trầm trọng lắm?
    - Tôi đến đây để thử máu.
    - Chỉ có thế à? Không biết người ta sẽ làm gì khi thử máu hả bác?
    - Muốn thử máu, họ sẽ cắt tay của... tôi. Trời ơi, mới nghĩ đến đã thấy rùng cả mình!
    Nghe vậy, anh chàng kia mặt mày xám ngắt, cứ thọc tay vào túi quần, rồi run lên bần bật. Ông già hỏi:
    - Anh trẻ làm sao thế? Sao khi không lại hoảng sợ lên thế?
    - Tôi đến để thử... nước tiểu.
  5. hieunv2000

    hieunv2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    4

    mở ít thôi mà cứ mở là sai không xấu hổ à
  6. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Múc là ăn, liều mới mong giàu múc hết, để xa[r2)][r2)][r2)]
  7. khongtinthithoi

    khongtinthithoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    69
    ^:)^^:)^
  8. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3

    thị trường lên, xuống hết sức bình thường có cổ ce đều ăn đậm
    múc cổ nào ce là múc ngay ăn nhanh, thắng bộn cơ hội [r2)][r2)][r2)]
  9. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    thủng xoay thêm tiền múc càng nhiều càng ít [r2)][r2)]
  10. Tiger99

    Tiger99 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    1.945
    Nhà đầu tư nên nắm giữ tiền mặt từ 70-80%

    (*********) - Các giải pháp của Chính phủ thông qua Nghị quyết 11 bước đầu đã phát huy hiệu quả. Dù vậy, lạm phát và lãi suất vẫn ở mức cao, thị trường chứng khoán sẽ khó có cơ hội tăng trưởng trong ngắn hạn. Nếu giải ngân vào kênh chứng khoán, các nhà đầu tư chỉ nên phân bổ tiền mặt ở mức 70-80%.
    Nghị quyết 11 và những tác động
    Tại hội thảo “Thị trường chứng khoán hậu chính sách vĩ mô” do CTCP Chứng khoán Sen Vàng tổ chức, TS. Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Mở TPHCM cho rằng vấn đế lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là lạm phát. Đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán không thể “ngóc” lên nổi.
    Trước thực trạng này, các giải pháp kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội đã được Chính phủ thực hiện đồng bộ và quyết liệt thông qua Nghị quyết 11. Với Nghị quyết này, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng , chính sách tài khóa thắt chặt, mạnh tay cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách, kiềm chế nhập siêu, điều chỉnh giá điện và xăng dầu gắn với hộ nghèo…
    Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường kiểm soát các giao dịch vàng miếng và USD tự do. Đồng thời giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và thắt chặt tín dụng khu vực phi sản xuất, điều này làm cho dòng tiền từ tín dụng đổ vào chứng khoán chắc chắn bị hạn chế.
    Nền kinh tế quý 1/2011 đã xuất hiện những chuyển biến khả quan. Rõ rệt nhất là thị trường vàng và ngoại tệ đã ổn định trở lại. Dòng vốn FDI đạt 2.540 tỷ USD, tăng 1.6% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng 33.7% so với cùng kỳ năm 2010, với quy mô đạt 19.245 tỷ USD, nhập siêu cũng đã giảm…Sau 1 tháng, Việt Nam đã cắt giảm được 50,000 tỷ đồng vốn đầu tư của 1,387 dự án mới, việc cắt giảm chi tiêu công của các tỉnh thành đã có nhiều dấu hiệu tốt.
    Dù vậy, ông Thuận cũng nhìn nhận rằng nền kinh tế vẫn còn những thách thức không nhỏ. Theo ông, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ chậm lại và có thể đạt mục tiêu theo kế hoạch (7%) nhưng lạm phát vẫn ở mức cao. Theo dự báo của Tổng cục thống kê, CPI tháng 4 tuy thấp hơn tháng 3 nhưng vẫn cao. Cùng với đó là yếu tố lãi suất trên thị trường tiền tệ vẫn cao và khả năng kéo dài sẽ tác động xấu đến thị trường.
    Ông Thuận cho rằng việc cắt giảm đầu tư sẽ gặp không ít trở ngại khi địa phương nào cũng muốn giữ lại khoản đầu tư của mình. Và nếu việc cắt giảm thiếu mạnh mẽ, gốc rễ của lạm phát vẫn còn, chưa kể mức nợ công (hiện chiếm 57% GDP) không phải là vấn đề chung nhất mà quan trọng là chi tiêu công sắp tới sẽ như thế nào. Đây là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
    Ưu tiên gửi tiết kiệm, duy trì tiền mặt 70-80%
    Ông Thuận nhận định Nghị quyết 11 đã làm cho TTCK xấu hơn trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, mặc dù giá cổ phiếu được đánh giá là thấp trên thị trường nhưng dòng tiền chảy vào vẫn yếu, thanh khoản giảm mạnh, chưa kể sức khỏe nội tại của các công ty niêm yết vẫn còn yếu.
    Theo dự báo, kết quả kinh doanh quý 1 có thể không tốt do yếu tố thời vụ, chi phí vốn cao, báo cáo tài chính không được soát xét. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp đang đối mặt với chi phí đầu vào gia tăng, chi phí lãi vay cao, tỷ lệ đầu tư tài chính và bất động sản chiếm tỷ lệ cao trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Về lâu dài, tình hình nội tại của doanh nghiệp không được cải thiện thì thị trường chứng khoán khó phát triển bền vững.
    Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, ông Thuận nhận định TTCK vẫn có khả năng tăng trưởng tốt.
    Với dòng tiền nhàn rỗi, theo ông Thuận, từ đây đến cuối năm, các nhà đầu tư nên ưu tiên kênh tiền gửi tiết kiệm do lãi suất khá cao (thậm chí lên đến 18%), tiếp đến là chứng khoán với tỷ lệ phân bổ giữa tiền mặt và cổ phiếu là 70:30 hay 80:20. Bất động sản cũng có thể là một lựa chọn cộng thêm nhưng ưu tiên cho loại hình có phương thức thanh toán linh hoạt.
    Nếu giải ngân vào chứng khoán, ông Thuận khuyến nghị nên chọn lọc những công ty có tỷ lệ đầu tư tài chính và tỷ số nợ thấp, có kế hoạch kinh doanh 2011 tốt, có bộ máy quản trị tốt. Các công ty có hàng xuất khẩu ổn định cũng là một lợi thế lớn trong 2011.
    Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty niêm yết đến cuối quý 3/2010

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=32788
    Ghi chú: Số liệu trên đã loại trừ các NHTM, chứng khoán, bảo hiểm, những công ty có dịch vụ về tài chính
    Bội Mẫn​

Chia sẻ trang này