NHNN sẽ phải mua thêm USD cho đảm bảo lượng dự trữ ngoại tệ an toàn, con số cụ thể là bao nhiêu?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lehero, 20/05/2011.

5041 người đang online, trong đó có 357 thành viên. 23:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1036 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Mua thêm bao nhiêu USD nữa đây? Tính toán như sau:

    - Dự trữ ngoại hối của chúng ta hiện nay là 13,5 tỷ USD:
    http://vneconomy.vn/20110520063327P0C6/khang-dinh-luong-tien-lon-chay-vao-ngan-hang.htm

    - Nhập khẩu 4 tháng đầu năm đạt 32 tỷ USD: bình quân 8 tỷ USD/tháng, 2 tỷ USD/tuần.
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/04/xuat-nhap-khau-giam-nhe-trong-thang-4/

    - Theo tiêu chuẩn an toàn của thế giới, dự trữ ngoại hối muốn an toàn phải đạt ít nhất 12 - 14 tuần nhập khẩu: tương đương dự trữ ngoại hối của Việt Nam phải đạt ít nhất là 24 tỷ USD.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Dự_trữ_ngoại_hối_nhà_nước

    => Cần bổ sung vào quỹ dự trữ ngoại tệ ít nhất là: 24 - 13,5 = 10,5 tỷ USD.

    10,5 tỷ USD tương đương không ít hơn 217.000 tỷ VND. Đây là con số mà Chính phủ/NHNN sẽ phải bỏ ra để mua dần USD trong thời gian tới.

    Chúng ta không hy vọng sẽ mua được cùng lúc nhưng các NHTM sẽ có tiền khi bán USD cho NH để đỡcâng thẳng VND.
  2. ericcalpton

    ericcalpton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2011
    Đã được thích:
    1
    thế bác ko tính đường nó hút tiền về à, nỡm
  3. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Để "hút" USD về Ngân hàng Nhà nước

    [​IMG] 08:43:41 20/05/2011 (GMT+7) [​IMG] cỡ chữ [​IMG]
    [​IMG]
    Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, NHNN nên tranh thủ mua USD để tăng dự trữ ngoại hối, vừa giúp hạn chế nhập siêu vừa nâng cao khả năng chống chọi với các cú sốc kinh tế.


    CôngThương -
    NHNN nên chủ động phát hành tín phiếu NHTW mua lại USD để tăng dự trữ ngoại hối. Việc này vừa giúp phần hạn chế nhập siêu vừa nâng cao khả năng chống chọi với các cú sốc kinh tế có thể xảy ra đối với một nền kinh tế nhỏ và hội nhập sâu với thế giới như Việt Nam.
    TBKTSG vừa đưa tin NHNN xác nhận đã mua 1 tỷ USD tính đến cuối tuần trước và sẽ tiếp tục mua ngoại tệ trong tuần này cũng như tuần sau.
    Nhưng theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Kinh tế các nước đang phát triển tại Nhật Bản, đồng tác giả của Báo cáo Kinh tế thường niên 2011. NHNN vẫn còn "do dự" mua USD.
    TS. Hùng đã phân tích một số biện pháp "gỡ rối" tình hình dự trữ ngoại hối thấp của nước ta hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động, nhiều rủi ro.
    Tranh thủ thời cơ tăng dự trữ ngoại hối
    Sau các chính sách không khuyến khích người dân sở hữu USD như trần lãi suất tiền gửi ở mức 3% (1% đối với các tổ chức) và hạn chế tính thanh khoản của USD trên thị trường tự do bằng các biện pháp hành chính, hiện nay cung USD đã tăng và tỷ giá USD/VND đã giảm từ mức gần 21.000 đồng/USD xuống quanh mức 20.500 đồng/USD. Câu hỏi thị trường đặt ra là tại sao NHNN chưa tích cực mua lại USD tăng khoản dự trữ ngoại hối hiện đang ở mức thấp (ước tính khoảng 13 tỷ USD)?
    Lượng dự trữ khoảng 13 tỷ USD của Việt Nam hiện nay chỉ tương đương với khoảng 2 tháng nhập khẩu và là mức tương đối thấp ở khu vực. Đặc biệt trong tình hình kinh tế thế giới vẫn nhiều biến động và rủi ro như hiện nay, các nước phát triển đều tích cực tăng dự trữ ngoại hối để tự bảo vệ trước những cú sốc bất lường và thường có mức dự trữ tối thiểu tương đương với khoảng 6 tháng kim nghạch nhập khẩu hoặc 20% của tổng lượng cung tiền M2.
    Ngoài ra để lượng USD dư thừa trong nền kinh tế (cả trong hệ thống ngân hàng và người dân) cộng với VND lên giá tương đối và lạm phát cao sẽ có thể đẩy USD chảy ngược ra nước ngoài và khuyến khích nhập khẩu, đặc biệt là các loại mặt hàng hóa lâu bền (durables) và xa xỉ như ô tô. Đây là hành động đầu cơ hợp lí của doanh nghiệp trong bối cảnh VND lên giá tương đối nhưng lạm phát trong nước cao.
    [​IMG]
    Hình 1. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam (tỷ USD), nguồn IMF
    Sự cần thiết của việc trung hòa lượng tiền đồng đưa ra để mua USD
    Tuy nhiên cũng có thể hiểu được mối lo ngại của NHNN khi do dự bơm VND ra để mua lại USD nhằm cải thiện dự trữ ngoại hối. Bài học những năm 2006-2007 khi dòng vốn ngoại (capital inflows) khoảng 16 tỷ USD (hơn 20% GDP) chảy vào Việt Nam, để giữ cho VND không lên giá giúp xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại, NHNN đã bơm tiền đồng ra mua lại lượng ngoại tệ này.
    Kết quả là tuy lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng từ hơn 10 tỷ USD năm 2006 lên tới hơn khoảng 22 tỷ USD vào năm 2007 (Hình 1) nhưng cung tiền cũng tăng lên hơn 45%/năm, cung tín dụng tăng hơn 50%/năm, kéo theo lạm phát phi mã tới gần 25% vào đầu năm 2008 (ảnh hưởng của cung tiền tới lạm phát có độ trễ nhất định).
    Nhiều ý kiến cho rằng NHNN đã không dùng nghiệp vụ trung hòa (sterilization) trong chính sách tiền tệ để hút lại lượng tiền đồng được bơm ra. Tuy nhiên, theo tác giả đây chính là mấu chốt của vấn đề và cũng là khó khăn của NHNN hiện nay.
    Nghiệp vụ trung hòa được đề cập trong nhiều sách giáo khoa thường được viết cho các nước phát triển Âu, Mỹ, và Nhật, nơi thị trường tài chính đã phát triển lâu dài khiến các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ nói chung và nghiệp vụ trung hòa đã khá hoàn chỉnh. Cụ thể hơn, lượng trái phiếu (thường là trái phiếu chính phủ) dồi dào và phong phú về thể loại và kỳ hạn đủ đáp ứng các nghiệp vụ của chính sách tiền tệ.
    Do vậy chính sách tiền tệ trung hòa được thực thi khá dễ dàng, Ngân hàng Trung Ương (NHTW) có thể tung trái phiếu Chính phủ ra để thu lại lượng tiền tương ứng qua thị trường mở (OMO) và điều chỉnh nhịp nhàng được lãi suất và tổng cung tiền lưu thông trong nền kinh tế. Thí dụ như tại Mỹ, quy mô của trái phiếu Chính phủ là khoảng 12.7 nghìn tỷ USD, bằng khoảng 90% GDP của Mỹ (14.2 nghìn tỷ USD) trong khi tổng lượng cung tiền M2 là khoảng 9 nghìn tỷ USD bằng khoảng 63% GDP.
    Một trong những khó khăn chính của NHNN hiện nay khi thực thi chính sách tiền tệ trung hòa là lượng trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam hiện nay quá nhỏ và "vênh" về quy mô và thể loại so với quy mô của lượng tiền đồng.
    Theo số liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tổng lượng trái phiếu Chính phủ của Việt Nam chỉ là khoảng 13,6% của GDP[1], gần thấp nhất ở Đông Á, nhưng lượng tiền đồng M2 lại vào mức cao nhất Đông Á là 130% của GDP. Như vậy, quy mô của trái phiếu Chính phủ chỉ bằng 1/10 của lượng cung tiền.
    Hơn nữa, trong thời gian vừa qua NHNN đã thực thi thắt chặt chính sách tiền tệ do vậy đã phải bán ra một phần lượng trái phiếu Chính phủ sở hữu cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) khiến lượng hiện nay còn trong NHNN khá là hạn chế cho nghiệp vụ trung hòa.
    Một số ý kiến khác cho rằng, NHNN có thể mua lại USD rồi dùng biện pháp nâng cao dự trữ bắt buộc để hút lại tiền. Tuy nhiên biện pháp này cũng có hạn chế là quy mô các NHTM tại Việt Nam khá khác nhau. Trong khi nhiều NHTM lớn khá rủng rỉnh về vốn và thanh khoản và sẽ là người có thể mua lại trái phiếu Chính phủ từ NHNN thì các NHTM nhỏ lại đang khá kẹt về thanh khoản.
    Khi nâng dự trữ bắt buộc, NHNN sẽ phải đánh đồng áp dụng cùng một tỷ lệ dự trữ cho các NHTM chứ khó có lí do áp dụng riêng biệt cho từng NHTM. Nếu với một tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng nhất, các NHTM nhỏ sẽ càng khó khăn hơn về thanh khoản nhưng các NHTM lớn thì vẫn dửng dưng. Khó khăn về thanh khoản ở các NHTM nhỏ sẽ kéo theo chạy đua lãi suất tiền gửi không cần thiết.
    Do vậy, giải pháp mà NHNN có thể tiến hành trong điều kiện thị trường trái phiếu Chính phủ hiện nay là phát hành tín phiếu/trái phiếu của NHTW để trung hòa lại lượng tiền đồng phát sinh sau khi mua USD. Đây cũng là cách mà các nước xung quanh như Trung Quốc, Thái Lan, và Indonesia đã tích cực tiến hành khi thị trường trái phiếu Chính phủ của họ chưa hoàn thiện.
    Thí dụ như trái phiếu của NHTW Trung Quốc bằng ½ tổng trái phiếu Chính phủ tại Trung Quốc, còn tại Thái Lan, tới hơn 90% trái phiếu là do NHTW Thái phát hành (Hình 2).
    Lí do loại trái phiếu của NHTW được phổ biến trong bối cảnh TPCP chưa phát triển là vì ở vị trí người cầm lái của thị trường tài chính và trực tiếp thực thi CSTT, NHTW sẽ có nhiều thông tin cập nhật hơn về nhu cầu cũng như diễn biến của thị trường tài chính, do vậy sẽ chủ động phát hành các loại tín phiếu/trái phiếu phù hợp hơn giúp chính sách tiền tệ thực thi hiệu quả hơn.
    Điểm quan trọng khi thực thi nghiệp vụ trung hòa là chi phí của nó (sterilization costs). Nôm na, NHNN sẽ phải trả lãi suất cao hấp dẫn để các NHTM đồng ý nắm trái phiếu của NHTW [2] trong khi sở hữu USD có lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, theo tác giả chi phí này cũng không đáng kể vì hiện nay do lạm phát cao, lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát) mà NHNN phải trả cho các NHTM là không lớn.
    Hơn nữa, trong trung và trường kì, USD có xu hướng lên giá so với VND do vậy giá trị tài sản dưới USD của NHNN sẽ tăng giá trong bảng cân đối tài chính (Balance Sheet) của NHNN do vậy chi phí thực của NHNN, nơi có thể phát hành tiền đồng, là không đáng kể.
    Tóm lại, NHNN nên tích cực chủ động tận dụng cơ hội hiện nay chủ động phát hành tín phiếu NHTW mua lại USD để tăng dự trữ ngoại hối. Việc này vừa giúp phần hạn chế nhập siêu vừa nâng cao khả năng chống chọi với các cú sốc kinh tế có thể xảy ra đối với một nền kinh tế nhỏ và hội nhập sâu với thế giới như Việt Nam.
    Hơn nữa, theo như nhiều dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể chấp dứt chính sách nới lỏng tiền tệ từ sau tháng 6 năm nay và USD có thể lên giá lại so với tất cả các ngoại tệ khác và lúc đó áp lực tỷ giá sẽ quay lại khiến việc tăng dự trữ phòng chống khủng hoảng và các cú sốc kinh tế sẽ trở lên khó khăn hơn.
    [​IMG]
    Nguồn: Asia Bond Monitor, ADB, tháng 3, 2011
    [1] Asia Bond Monitor, tháng 3, 2011, bảng 3, trang 9
    [2] NHNN dùng biện pháp hành chính ép các NHTM lớn nắm trái phiếu THTW như đã từng làm.

    Diễn đàn kinh tế Việt Nam
  4. hpgimiko

    hpgimiko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Đã được thích:
    5
    có tính rồi :))
  5. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Tại sao NHNN dốc tiền mua ngoại tệ?

    Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ cuối tháng 4 đến nay, cơ quan này đã mua một tỷ USD với mức giá dao động từ 20.600 - 20.700 đồng. Theo phân tích của giới chuyên gia, đây là một mũi tên trúng... nhiều đích của cơ quan này.
    Xu hướng mua USD còn được hé lộ là còn tiếp tục trong một vài tuần tiếp nữa.

    Như vậy, thời điểm mua USD của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) diễn ra đúng vào thời điểm tỷ giá thấp nhất trong vòng ba tháng qua. Cụ thể, tuần trước, có ngày giá mua tại các ngân hàng thương mại xuống dưới 20.500 đồng một USD, còn giá bán chuyển khoản về sát 20.610 đồng.

    Quyết định trên xuất phát từ nguồn cung ngoại tệ trên thị trường thuận lợi, được xem là một cơ hội để cải thiện trạng thái dự trữ ngoại hối vốn đã suy giảm nhanh trong những năm gần đây. Điểm xuất phát cho hoạt động mua USD ghi nhận ở ngày 29/4, khi Sở Giao dịch NHNN bất ngờ nâng mạnh giá mua vào USD từ 20.486 lên tới 20.700 đồng. Trước đó, giá USD giao dịch tại các ngân hàng đang trên đà sụt giảm nhanh chóng trong nhiều ngày, đặc biệt là giá bán. Mức thấp nhất trong thời điểm này là 20.590 đồng trong ngày 28/4. Và ngay khi có động thái trên của Sở Giao dịch NHNN, ngày 29/4, giá bán USD của các ngân hàng thương mại lập tức bật trở lại và đạt 20.700 đồng, đúng mức giá mua vào của Sở.



    [​IMG]
    Ngân hàng Nhà nước đã tính toán kỹ trước khi mua USD​
    Theo giới phân tích, động thái của NHNN đã được “nhắm” kỹ để hướng đến nhiều mục tiêu. Thứ nhất, trong thời điểm lãi suất tiền VND gửi cao xuất phát từ tình trạng căng thẳng tiền đồng của các tổ chức tín dụng vẫn chưa hề thuyên giảm, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn. Vì thế, cách tốt nhất để trung hòa lượng tiền đồng đưa ra để mua ngoại tệ nhằm chống lạm phát hiện nay chính là phát hành tín phiếu bắt buộc của NHNN với lãi suất 18 - 20% một năm.
    Tín phiếu lãi suất cao mới hút được tiền của các ngân hàng, đồng thời giúp các ngân hàng không bị ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Số lượng phát hành tín phiếu bắt buộc có thể là 20.000 tỉ đồng, tương đương với một tỷ USD NHNN đã mua.
    Việc mua USD vì thế được coi là giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ thanh khoản VND trước mắt cho hệ thống ngân hàng, do các ngân hàng thương mại đã phải bỏ ra một khoản lớn để mua lại USD từ doanh nghiệp và dân cư.
    Ngoài ra, việc làm này nhằm tranh thủ thời cơ tăng dự trữ ngoại hối. Sau các chính sách không khuyến khích người dân sở hữu USD như áp trần lãi suất tiền gửi USD ở mức 3% (1% đối với các tổ chức) và hạn chế tính thanh khoản của USD trên thị trường tự do bằng các biện pháp hành chính..., hiện nay cung USD đã tăng và tỷ giá USD/VND đã giảm từ mức gần 21.000 đồng xuống quanh mức 20.500 đồng một USD. Và trong bối cảnh này, việc mua lại USD tăng khoản dự trữ ngoại hối được coi là nhiệm vụ trước mắt.
    Mặt khác, để lượng USD dư thừa trong nền kinh tế (cả trong hệ thống ngân hàng và người dân) cộng với VND lên giá tương đối và lạm phát cao sẽ có thể đẩy USD chảy ngược ra nước ngoài và khuyến khích nhập khẩu, đặc biệt là các loại mặt hàng hóa lâu xa xỉ.

    Một mục đích nữa của NHNN là muốn chặn đà lao dốc rất mạnh của tỷ giá trước đó, hay sự lên giá rất nhanh của VND so với USD, gây bất lợi cho xuất khẩu và góp phần làm căng thẳng hơn vấn đề nhập siêu. Ngày 29/4, khi tín hiệu mua USD từ NHNN phát đi, đà giảm này đã được chặn lại.

    Theo Đất Việt
  6. silkcity

    silkcity Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    46
    Năm ngoái toàn dưới 20Bil vẫn an toàn có sao đâu, toàn hô hào vớ vẩn
  7. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    mua usd tích trữ thôi
  8. huyhoangvtu

    huyhoangvtu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    40
    Mua khẩn trương vì đến tháng 6 Mẽo nó tăng lãi suất thì $ lên giá, sẽ khó mua $ hơn.
  9. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    =D>
  10. songthan2009

    songthan2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    212
    đủ để vni lên 700[:D]

Chia sẻ trang này