Chuyện về người bạn tốt của Bản em

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lehero, 07/06/2011.

4952 người đang online, trong đó có 341 thành viên. 07:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 552 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    (Sưu tầm):

    Tập 1:

    Bản em bình yên là thế. Đàn ông trong bản sáng dắt trâu ra đồng, chiều về thả con lô, nhậu dăm ba chén , tối xuống trận bóng. Đàn bà thì lên nương cấy lúa, hết giờ shoping mua sắm thỏi son,hộp phấn ...Cuộc sống bình dị đi qua. Rồi một hôm, 1 người "bạn tốt" ghé bản chơi, ngỏ lời mua móng trâu trong bản với giá gần bằng con trâu...Thật tuyệt. Người người thịt trâu, nhà nhà thịt trâu...vừa có lãi vừa có thịt trâu ăn. Hoan hô bạn tốt[​IMG]. Đến khi thịt trâu hết chuyển đến chỗ bạn để bán, ai dè giá móng trâu xuống nhiều rồi[​IMG]. Dân bản em ngớ người, thế thì lỗ mất, lại biết cầy cấy bằng gì[​IMG]??? Bạn tốt lại 1 lần nữa thể hiện tình cảm của mình .....

    Tập 2:

    Lại nói trước tình cảnh bản em thua lỗ lại không có trâu để cầy, bạn tốt thương tình hứa sẽ thu mua gỗ hồi, râu ngô non và thịt mèo với giá cao. Bản em mừng lắm. Vậy là sẽ có tiền tậu trâu rồi. Đúng là giầu vì bạn sang vì vợ. Cả bản cùng nhau chặt rừng hồi , vặt hết nương ngô, bắt hết mèo mang tới gửi bạn. Nào đâu, cuộc vui chưa tàn cơ trời đã đổi, giá gỗ hồi, râu ngô, thịt mèo lại đi xuống. Rừng hồi trơ trụi, nương ngô chẳng còn, ruộng lúa bị chuột cắn. Bản em đứng trước nạn đói, nguy cơ lũ lụt...[​IMG]. Nhưng bạn tốt vẫn là bạn tốt.....

    Tập 3:



    Thương cảnh đói nghèo bản em, bạn giúp bản em thu mua dây đồng. Vi` muốn no cái bụng, bản em cố gắng gom tất cả những cái có dây đồng để xóa đói. Có điều bạn em vẫn không mua vì trong đó có cả dây điện. Bạn không muốn mua "tài sản xã hội chủ nghĩa"-Bạn là người tôn trọng luật pháp. Cái đói vẫn còn trong bản, cái điện thì ra đi. Khó khăn vẫn còn đó. Bạn vẫn còn đó. Vẫn vì bản em mà tìm cách giúp......[​IMG]
  2. goliath_vn

    goliath_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2010
    Đã được thích:
    1
    Dm quân ăn cướp, tẩy chay nó đi.

    [r23)][r23)][r23)][r23)]
  3. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Tập 4

    Dây đồng ra đi, điện cũng ra đi. Bạn lại giúp bản xây dựng công trình thủy điện thoát cảnh đèn dầu. Ánh sáng lại trở về với bản. Có điều , kè chắn lại chéo dòng nước , tạo những luồng nước xoáy để làm sạt lở đất bản em trôi đi đâu hết. Diện tích bản bị thu hẹp lại...Bạn không bỏ bản

    Tập 5:
    - Cả thế giới hạn hán, Bản Em không có điện, bạn cũng vậy.
    - Bạn nói: Tớ cũng phải tiết kiệm, tớ không bán điện cho nửa bản phía bắc của bạn nữa, nhưng tớ có cách:
    Tớ sẽ sản xuất thật nhiều máy phát điện mini, thật nhiều kích điện .... Tớ sẽ bán cho bản của bạn một ít dùng tạm ....
    Bạn tốt đã bán cho bản tớ trong mùa rồi những .... gần 1.000.000 máy phát điện Mini và 1/2 số lượng đó kích điện.....
    ... mặc dù ... dân bên bản của bạn vẫn phải dùng điện lưới quốc gia .... [​IMG]

    Tập 6:

    Bạn thấy bản đói. Bạn thương. Bạn giúp bản nuôi ốc bươu vàng. Ốc này sản xuất rất nhanh, không phải tốn kém tiền mua cám mua thực phẩm cho nó. Nó tự lực cánh sinh, nó kiếm sống ngoài đồng. Vậy là bản em sẽ vượt qua cái đói....Có lẽ ốc sản sinh nhanh quá, nó cũng phá hoại mùa màng nhanh như cách mà nó sinh sản....Bản vẫn khó khăn, bạn vẫn giúp...

    Tập 7:

    Bạn thấy bản em không online đc, để nâng cao văn thể mỹ, bạn xây giúp ngay cạnh bản em cái nhà sinh hoạt cộng đồng màu xanh với nhiều thục nữ để thanh niên trai tráng trong bản em đến đó sinh hoạt. Để tránh mất tự nhiên cho các thanh niên trong bản trong khi sinh hoạt, giao lưu gặp gỡ, bạn còn cấm cả dân của bạn đến chơi.....[​IMG].. đúng là bạn tốt.
  4. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Ai là người bạn tốt nhất của chúng ta Tháng 8 9th, 2009 | By admin | Category: - Kiến thức hữu ích
    Trong 1 bài thuyết trình nổi tiếng của Ông Lê Đăng Doanh có 1 câu thế này :“Chúng ta đang ở trong một thế giới thay đổi rất nhanh chóng và lỏng lẻo. Chúng ta có bao giờ tự hỏi rằng, người bạn tốt nhất của chúng ta là ai? Bây giờ, bạn chúng ta là ai, ai là bạn chúng ta. Lâm sự thì ai hợp tác với ai đây? Liệu có lâm sự không?” Dĩ nhiên là ông ấy nói về đại cục của Việt Nam chúng ta, nhưng thu về phần nhỏ bé mỗi cá nhân, tôi lại có suy nghĩ thế này: Ta có nên nói ta là bạn bè với tất cả mọi người hay tất cả mọi người đều coi ta là bạn của họ?
    Thứ nhất, người hàng ngày ta tiếp xúc nhiều nhất là đồng nghiệp. Vậy Người đồng nghiệp kia là bạn của ta phải không? Khẳng định Họ là Bạn ta trên 1 khía cạnh nào đó, chừng nào lợi ích của ta và lợi ích của họ không bị xung đột, thậm chí, họ sẽ bảo ta là bạn thân của họ nếu ta biết nín nhịn làm ngơ cho việc thiếu trách nhiệm của họ, bao che cho những tính xấu nơi công sở của họ. Thế còn Người hàng xóm kia có phải là bạn của ta không? Có câu “hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau” hay “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, vậy hàng xóm đương nhiên là tốt rồi. Nhưng họ là bạn tốt khi nào? Khi con chúng ta học dốt hơn con của họ, khi nhà của ta bé và nghèo hơn nhà của họ, khi họ chẳng may để lấn các thứ sang phía tường nhà ta thì ta cũng coi như…đó là nhà của họ? Và còn khi nào nữa?
    Vậy phải chăng Bạn học thời thơ ấu là bạn tốt nhất của ta rồi? Tình bạn thủa thiếu thời vốn trong sáng và không vụ lợi. Vì thế mà sau này, ngay cả khi ta già lụ khụ rồi thì gặp thằng bạn học cùng ngày xưa ta vẫn cứ vô tư đánh đấm như thể ta vẫn còn bé dại…Nhưng mọi sự vô tư chỉ đến thế thôi, ta thử vay tiền họ xem…liệu họ có dám? Tình bạn ngày xưa là chuyện ngày xưa, chuyện ngày nay là họ còn có gia đình, có trăm nỗi lo và …sự cảnh giác. Có Chúa mới biết được ta có lặn mất tăm sau khi vay tiền họ…giống như ta đã lặn mất tăm kể từ ngày ra trường hay không?
    Những người bạn vẫn giao du hàng ngày có phải là bạn của ta không? Vì ngày nào cũng gặp mà, đương nhiên là thân rồi. Ta có thể ngồi với họ từ sáng tới tối bàn chuyện thiên hạ mà không có chút mâu thuẫn nào, như thể 2 người là tri âm tri kỷ vậy. Nhưng… đó là khi ta còn đủ tiền để trả cho họ vài ly café, cho 1 ván billard, hay 1 chầu karaoke thôi nhé. Chừng nào hết khả năng đó thì ta vĩnh viễn chỉ có ở trong…các câu chuyện tán gẫu của họ với người khác.
    Nói vậy thôi vì tôi biết cũng có những người thực sự là bạn tốt của ta, nhưng người bạn tốt nhất của ta là ai. Ông Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan nói thế này “Người bạn tốt nhất của ta là…mình phải mạnh lên rất nhiều”. Thế thôi.
    (Nguồn CT06.org)
  5. ND835

    ND835 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    14
    Tập 8:
    Rồi có một dạo bạn lại ngỏ ý muốn mua gỗ sưa giúp dân bản xoá đói giảm cái nghèo, thế là nhà nhà chặt gỗ sưa, người người buôn lậu gỗ sưa để bán cho bạn với giá rất cao. Bạn mua được một số. Trưởng bản thấy bà con phá rừng sưa liền cấm. Thế là đột nhiên lại có người gạ bán cho dân bản gỗ sưa với giá rẻ hơn bạn mua. Bà con hồ hởi, mua rất nhiều để bán cho bạn, nhưng bạn lại không mua nữa. BÀ con dân bản lại ôm đống gỗ sưa chơi đồ hàng với nhau. Rừng bị phá, mà hình như mình mua lại gỗ sưa của chính nhà mình.:((
  6. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Còn đây là chuyện cụ thể:

    Trung Quốc ồ ạt gom nông sản Việt: Coi chừng nông dân bị lừa

    (Dân Việt) - "Buôn bán với TQ có thể nói với chúng ta chưa bao giờ là "chuyện bình thường" cả. Bởi do buôn bán của ta với thương nhân TQ chủ yếu là biên mậu, giao hàng mới trả tiền nên đầy rủi ro...".




    “Việt Nam cần phải sớm có một chiến lược bài bản để xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng nông sản”. Đó là kiến nghị của PGS.TS Phạm Tất Thắng - chuyên gia kinh tế cao cấp, kiêm tư vấn chính sách của Viện Nghiên cứu Thương mại.
    [​IMG]
    Cà phê là mặt hàng nông sản của Việt Nam đang bị thương nhân Trung Quốc ráo riết thu gom.
    Việc thương nhân Trung Quốc (TQ) đang đẩy mạnh thu mua nông sản của ta có là chuyện bình thường, thưa ông?
    - Buôn bán với TQ có thể nói với chúng ta chưa bao giờ là "chuyện bình thường" cả. Bởi do buôn bán của ta với thương nhân TQ chủ yếu là biên mậu, giao hàng mới trả tiền nên đầy rủi ro. Họ lại có đầy mưu mẹo để mang lại lợi ích cho họ, còn đẩy phần thiệt hại về phía nông dân, doanh nghiệp của chúng ta. Trước đây doanh nghiệp TQ cũng đẩy mạnh mua dưa hấu, sắn lát, rau quả của ta... nhưng sau khi nông dân tập trung sản xuất thì họ không thu mua nữa.
    Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc TQ đẩy mạnh thu mua nông sản đem lại lợi ích cho nông dân khi bán được giá cao?
    - Phía thương nhân TQ có thể đẩy giá của bất cứ nông sản nào của ta lên cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, đã xảy ra việc, lúc nông dân dồn được hàng thì họ ép giá, đánh tụt xuống ngay lập tức. Hay lúc nông sản của ta vào chính vụ, ta tập trung dồn hàng lên biên giới để xuất sang cho họ thì họ lại bày ra kiểm dịch, thông quan... nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả hàng hóa của ta.
    Tôi dẫn chứng như vậy để thấy, buôn bán với TQ nếu cứ manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay, chúng ta sẽ luôn bị dồn vào thế yếu, còn thương nhân TQ luôn ở vào thế "làm giá" với hàng nông sản của ta.
    Nhưng nếu thương nhân TQ đến tận vườn của nông dân ta thu mua nông sản với giá cao thì khó có thể xảy ra những bất lợi nêu trên?
    Ông Phạm Tất Thắng nhận định: “Với nhiều mặt hàng như cà phê, hạt tiêu... của ta hiện nay bị thương nhân Trung Quốc thu mua tại vườn cũng vậy, có thể chúng ta sẽ lại rơi vào tình cảnh tương tự. Nông dân chỉ được lợi tí chút về giá song doanh nghiệp không thể có hàng xuất khẩu, chúng ta sẽ mất những thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng này”.
    - Cũng đã xảy ra tình thế là thương nhân TQ đến tận vườn, nắm từng cây nông sản của ta để thu mua. Song điều này cũng không phải đem lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp của ta. Thương nhân TQ đã sang tận vườn vải thiều của ta để thu mua về xuất khẩu. Mua vải ngon của ta về, họ đóng gói xong nghiễm nhiên gắn mác sản xuất tại TQ để bán đi.
    Họ cũng đã từng sang VN mua chè vàng, loại chè đặc sản của ta với giá "khủng", sau đó về đánh lộn đó là chè TQ để xuất khẩu với giá cao gấp bội. Chúng ta bán cho họ tưởng là được lợi tí chút về giá nhưng thiệt hại lâu dài thì không thể tính được.
    Nhiều ý kiến cũng cho rằng, chúng ta không thể dùng biện pháp hành chính để ngăn cản việc thương nhân TQ đẩy mạnh thu mua nông sản của VN?
    - Từ trước đến nay sự phối hợp giữa các bộ, ngành của ta không tốt, dẫn đến không quản lý, không thống kê được lượng hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng xuất sang TQ. Lợi ích quốc gia của chúng ta đã chưa được đặt lên hàng đầu, mà mới chỉ quan tâm đến lợi ích của một nhóm nào đó. Do vậy, nhiều nông sản của ta xuất sang TQ rơi vào tình trạng không thể quản lý nổi. Cuối cùng thiệt hại vẫn là chúng ta.
    Để khắc phục, chúng ta phải có sự tổ chức buôn bán nông sản một cách bài bản sang TQ. Xuất khẩu phải đi vào chính ngạch, ký hợp đồng rõ ràng.
    Vậy về phía các cơ quan quản lý, theo ông phải làm gì để có thể tránh được những thiệt hại khi buôn bán với TQ, và có thể giúp nông dân tận dụng được cơ hội từ thị trường này?
    - Chúng ta phải sớm có chiến lược bài bản để xuất khẩu sang TQ. Cả thế giới hiện sợ thị trường này và cũng lợi dụng thị trường này. Do vậy, chúng ta phải làm thế nào để hạn chế tác hại, tận dụng sức tiêu thụ của TQ.
    Chiến lược này phải được thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương và đến được với người nông dân. Lúc đó, chúng ta mới có thể phát huy những thế mạnh và làm chủ được thị trường trong buôn bán với TQ với những mặt hàng nông sản là thế mạnh của Việt Nam.
    Xin cảm ơn ông!
    Mai Hương (thực hiện)
  7. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Thương lái Trung Quốc tận thu heo Việt Nam

    (Dân Việt) - Mấy ngày gần đây, giá thịt heo trên đột ngột tăng mạnh trở lại, vượt qua “đỉnh” hồi tháng 4.2011, do nguồn cung ở các tỉnh phía Bắc thiếu hụt nặng, đặc biệt là do thương lái Trung Quốc đang gom hàng ồ ạt.


    Giá heo lập kỷ lục mới
    Chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 6.2011, giá heo hơi trên thị trường Đông Nam Bộ đột ngột tăng mạnh trở lại, từ 53.000 – 55.000 đồng/kg lên hơn 60.000 đồng/kg.
    [​IMG]
    Thương lái Trung Quốc vào Việt Nam mua cả heo đạt tiêu chuẩn xuất chuồng và heo con. (Ảnh minh họa).
    Ông Cao Quang Khải - chủ trại heo ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai, cho biết giá heo hơi các công ty mua tại chuồng trong ngày 15.6 đã là 61.000 đồng/kg. Còn theo ông Ngô Trí Công - chủ trại heo Trí Công (Đồng Nai) thì giá heo trại anh đang bán là 62.000 đồng/kg, vượt mức “đỉnh” hồi tháng 4 vừa qua 1.000 đồng/kg.
    Đại diện các Công ty Vissan và CP cũng xác nhận giá heo hơi họ thu mua tại chuồng trong ngày 15.6 đã là 61.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Hạt - Giám đốc kinh doanh Công ty CP, cho biết đó là giá bán ra tại thị trường miền Nam, còn tại thị trường miền Bắc giá heo hơi đã lên đến 63.000 đồng/kg. Theo ông, mức giá này sẽ còn tăng.
    Tương ứng, giá bán lẻ thịt heo tại các chợ TP.HCM trong tuần qua cũng tăng mạnh lại bằng giá “đỉnh” tháng 4. Hiện giá thịt ba rọi, thịt đùi tại các chợ Bà Chiểu, Hoàng Hoa Thám,… đã là 110.000 – 130.000 đồng/kg, tăng hơn 10.000 đồng/kg so với tuần trước.
    Về nguyên nhân thịt heo tăng giá, theo ông Hạt là do thị trường đang hút hàng ra Bắc do nguồn cung bị thiếu hụt nặng và giá bán chênh lệnh cao. Ước tính hiện trung bình mỗi ngày có từ 1.700 – 1.800 con heo, có ngày đến gần 2.000 con, được vận chuyển ra Bắc, tăng khoảng 30 – 40% so với nhu cầu những ngày bình thường. Từ đây, heo được tiêu thụ ở thị trường nội địa một phần còn phần lớn được xuất khẩu qua Trung Quốc.
    Thương lái ngoại ồ ạt gom hàng
    Theo các thương lái và doanh nghiệp, đang có hiện tượng thương nhân Trung Quốc qua gom heo của Việt Nam, “với số lượng bao nhiêu cũng mua và giá nào cũng mua” – ông Nguyễn Văn Thản - Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Vissan thông tin.
    Ông bày tỏ sự lo lắng khi mấy ngày nay, nhân viên công ty ông đi đến đâu thu mua heo cũng được người nuôi thông báo là đã bán cho thương lái Trung Quốc: “Tại các tỉnh như TP.HCM, Long An, Cần Thơ, An Giang, Bến Tre… đâu đâu cũng có dấu chân của họ. Họ thu gom không chỉ heo thịt mà còn “tận thu” cả heo nái, heo sữa, heo con”.
    [​IMG] Số lượng thịt lợn, gà các thương lái Trung Quốc đặt mua của Vissan là không hạn chế. Nhưng chúng tôi chưa đồng ý bán cho họ vì mục tiêu của chúng tôi là vẫn phải ưu tiên cung cấp cho thị trường trong nước. [​IMG]

    Đại diện Công ty Vissan
    Ở Đồng Nai, theo ông Cao Quang Khải và ông Ngô Trí Công, chưa thấy thương lái Trung Quốc trực tiếp đến tận nơi tìm mua heo. “Nhưng mấy ngày nay lại có hiện tượng thương lái Việt Nam đẩy mạnh việc thu mua để đưa ra miền Bắc, tôi có hỏi thì họ thì nói để xuất qua Trung Quốc” – ông Công nói.
    Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, cũng xác nhận ở thị trường miền Bắc mấy ngày nay thịt lợn từ các tỉnh phía Nam đổ về khá nhiều, giá heo hơi nhiều nơi đã lên 63.000 đồng/kg. “Từ đây, một số lượng lớn đã được vận chuyển qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch” - ông Lịch nói.
    Không chỉ mua heo còn sống ở các trang trại, hộ nuôi, thương nhân Trung Quốc còn “xông vào” tận tổng hành dinh của Công ty Vissan để đặt hàng mua heo đã qua sơ chế và pha lóc các loại với giá cao hơn hẳn giá công ty đang bán lẻ trên thị trường. Họ mua từ thịt sườn cốt lết, ba rọi, nạc dăm, chân giò đến da heo, lòng heo, lưỡi heo, bao tử,… không chừa loại nào với giá cao hơn từ 6.000 – 25.000 đồng/kg tùy loại.
    Cụ thể, nếu giá da heo Vissan đang bán trên thị trường là 32.000 đồng/kg thì họ đặt mua với giá 38.000 đồng/kg, sườn già giá Vissan là 75.000 đồng/kg thì thương nhân Trung Quốc chào mua 100.000 đồng/kg; sườn non 137.000 đồng/kg (giá Vissan là 125.000 đồng/kg)…
    Ngọc Minh

Chia sẻ trang này