Trung Quốc: Chi 610 triệu USD mua lại cổ phần của C.P Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi rc4444, 14/06/2011.

5574 người đang online, trong đó có 769 thành viên. 22:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 936 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. rc4444

    rc4444 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    0
    Quả này đánh vào ngành chăn nuôi của VN hay chi để đầu tư ??Các Bác cho e xin ý kiến để biết nên tiến hay nên lùi
    Thằng TQ này lớn rồi mà còn thù dai quá

    Công ty CP Pokphand (CPP), một nhà sản xuất thức ăn gia súc Trung Quốc sẽ mua lại 70,82% cổ phần của tổng công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam (CPVL).
    CPP sẽ mua lại số cổ phần này từ công ty Charoen Pokphand Group (CPG) của Thái Lan, một cổ đông lớn của CPP với số tiền 610 triệu USD. CPP là một chi nhánh của tập đoàn Charoen Pokphand. Doanh nghiệp này đầu tư và làm việc tại Trung Quốc từ 1970 khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa hoạt động đầu tư từ nước ngoài. CPP hiện có 78 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc.
    Đây là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất tại Việt Nam, và là cơ hội hiếm có cho CPP để mua cổ phần kiểm soát trong một công ty sản xuất thức ăn gia súc phát triển nhanh nhất thị trường nông nghiệp Đông Nam Á.
    CPVL hiện đang có thị phần khoảng 20% trên thị trường bán thức ăn chăn nuôi, 77% trên thị trường chăn nuôi heo công nghiệp và 30% trên thị trường chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2005-2009, CPVL có tốc độ tăng trưởng 16%/năm. Kết thúc năm 2010, CPVL đạt doanh thu sau kiểm toán hơn 1 tỷ USD và lợi nhuận ròng là 50,3 triệu USD.
    CPVL có 4 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc với tổng công suất là 2,26 triệu tấn/năm và 3 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản có công suất 610.000 tấn/năm.
    Theo All about feed
    http://profeed.vn/index.php?option=...ca-cp-vit-nam&catid=52:tin-quoc-te&Itemid=109
  2. Thantaistock

    Thantaistock Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/04/2011
    Đã được thích:
    714
    Thôi, đọc tạm cái tiêu đề cũng thấy hay hay, ngộ ngộ
  3. thuylinhta

    thuylinhta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu rẻ như rau thế này rồi thì nay mai có gì nó cũng mua hết mất thôi
  4. Botuong

    Botuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ặc. Nó mua cái thứ này rồi trộn đủ loại thuốc vào.

    Đến lúc ăn thịt lợn nuôi bằng TAGS này đàn ông VN teo hết trym thì khổ.
  5. lamhoang7577

    lamhoang7577 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Nó trộn gì đó vào cho heo ăn, rồi dân Việt ăn heo, đẻ toàn con gái. Sau này có chiến sự, Thủ tướng chỉ còn cách tổng động viên tóc dài ra trận.
  6. rc4444

    rc4444 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác này tưởng tưởng giỏi ghê, đến đó thì dùng mỹ nhân kế thôi.=D>
    chỉ sợ nó đẩy giá thức ăn lên đến mây, thịt cá tăng vùng vụt lúc đó bọn mình chỉ toàn ăn chay=> chân yếu tay mềm
  7. lamhoang7577

    lamhoang7577 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Bọn Tàu xưa nay vốn thâm từ trong trứng. Bởi vậy k thể biết được hành vi của chúng. Biết đâu, một trong những âm mưu của Tàu là biến VN thành nữ quốc trong tương lai cho dễ bề cai trị cũng nên.:))
  8. rc4444

    rc4444 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    0
    Được rồi, phen này về quê đầu tư 10.000 con gà thả vườn mới được, khi nào mấy bác muốn sinh con trai thì tìm đến trại gà của e nhá.[r2)]
  9. lamhoang7577

    lamhoang7577 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Đã được thích:
    0
    K. Đang kiếm cô nào đẻ dùm mụn con gái.
  10. rc4444

    rc4444 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    0
    Giá thực phẩm đang ổn định trở lại, là tín hiệu tốt đối với các nền kinh tế vốn chịu sức ép về lạm phát và tăng trưởng thời gian qua.

    Tại Ấn Độ, giá thực phẩm như cà chua và khoai tây – từng đạt đỉnh hồi đầu năm và gây căng thẳng nghiêm trọng với các hộ nghèo – đã trở về mức hợp lý trong vài tuần gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung tăng trong vụ thu hoạch. Giá thực phẩm hạ nhiệt có thể làm giảm lạm phát của nước này trong thời gian tới.
    Ở Indonesia, giá thực phẩm cũng bình thường trở lại sau một loạt “cú sốc” trước đó vì mưa lớn. Hiện giá ớt đã giảm xuống còn hơn 1 USD/kg, sau khi tăng gấp 7 lần lên 8,2 USD/kg.
    Ngân hàng trung ương Indonesia từng chịu sức ép liên tục trong việc sử dụng lãi suất cao đề kìm hãm giá, nhưng cuối tuần trước quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở 6,75% và cho biết lạm phát đã bắt đầu giảm cùng với “giá thực phẩm tiếp tục điều chỉnh” .
    Giá thực phẩm cũng đi xuống ở một loạt các nước khác. Tuy nhiên một mối lo ngại khác đang bộc lộ đó là lạm phát lõi, trong đó không tính đến các mặt hàng dễ biến động như giá thực phẩm và năng lượng.
    Chỉ số giá tiêu dùng ở Indonesia giảm xuống 5,98% trong tháng 5 từ mức 6,16% của tháng 4, trong khi ở Hàn Quốc giảm từ 4,7% xuống 4,2%. Chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc cũng giảm xuống 5,3% từ mức 5,4% trong cùng thời gian này. Lạm phát ở Singapore được kỳ vọng cả năm 2011 trung bình là 4,1%, so với mức 4,5% của tháng 4.
    Lạm phát tuy nhiên vẫn cao hơn ở một số nước và vùng lãnh thổ. Hồng Kông thông báo CPI tháng 5 tăng 0,2% so với tháng 4 lên 4,8%. Chỉ số giá tiêu dùng ở Thái Lan tháng 5 là 4,19%, thay vì 3,27% trong tháng 4, và Việt Nam lạm phát lên đến 19,8% trong tháng 5, từ mức 17,5% của tháng 4.
    Robert Prior-Wandesforde, chuyên gia kinh tế châu Á của Credit Suisse ở Singapore cho biết, các nhà kinh tế bắt đầu nói đến xu hướng đi xuống của lạm phát.
    Theo ông, “Chỉ số bất ngờ" của các ngân hàng, thể hiện sự khác biệt giữa thông báo lạm phát chính thức của chính phủ và dự báo về lạm phát của nhà kinh tế, đã tăng chậm lại đáng kể từ giữa tháng 5. Có nhiều lý do được đưa ra, trong đó có sự mạnh lên của tiền tệ châu Á so với USD, giúp kiềm chế lạm phát nhập khẩu.
    Chính sách thắt chặt tiền tệ cũng đã góp phần quan trọng trong việc kìm hãm lạm phát, cùng với nhu cầu giảm ở thị trường nội địa. Ông Hải Phạm, chuyên gia phân tích kinh tế châu Á tại ANZ ở Singapore cho biết, ngay cả với Việt Nam, nước có lạm phát tồi tệ nhất châu Á, đã tăng 19,78% trong tháng 5 so với 1 năm trước, cũng có cơ hội quay về dưới 15% trong năm nay, nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.
    Frederic Neumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC ở Hồng Kông cũng cho biết, lạm phát ở châu Á đang đi xuống, nhưng ông cảnh báo đây vẫn là mối đe dọa lâu dài và cần được giám sát chặt chẽ cùng các hành động quyết liệt của ngân hàng trung ương và các bộ tài chính.
    Nguồn Cafef
    Bao giờ mới đến VN???

Chia sẻ trang này