Trong vòng 6 tháng nay có bao nhiêu vụ đổ bể trên 100 tỷ rồi các bác?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chimkenken, 15/10/2011.

2705 người đang online, trong đó có 72 thành viên. 05:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1607 lượt đọc và 28 bài trả lời
  1. chimkenken

    chimkenken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Thông báo thường kỳ- nối tiếp tin vỡ nợ: một vụ vỡ nợ tại HN đang được báo chí đưa tin 15/10.

    http://biz.cafef.vn/2011101510145238CA47/lai-them-nghi-an-xu-no-hang-tram-ty-dong-tai-ha-noi.chn




    Nối tiếp chuỗi dài sự kiện vỡ nợ, nhân dịp được mở nick, Mình xin cung cấp thông tin cho toàn thể 319 và dân CK.




    Lại thêm nghi án xù nợ hàng trăm tỷ đồng tại Hà Nội




    Hà Nội chưa “hoàn hồn” sau vụ vỡ nợ nghìn tỷ ở Phú Xuyên, lại xuất hiện vụ lừa đảo nhiều chục tỷ đồng, 100 cây vàng cùng lượng lớn ngoại tệ của vợ chồng Nguyễn Thị Chinh (Cầu Giấy, HN).


    [​IMG] Ngôi nhà của vợ chồng Chinh bị niêm phong.

    Theo trình báo của 12 nạn nhân đến CQĐT ******* quận Cầu Giấy và Văn phòng Cơ quan CSĐT ******* Hà Nội chủ nợ Phạm Thị Chinh cùng chồng là Nguyễn Ngọc Chúc trú tại số 17 ngõ 13 tổ 28 Nghĩa Đô lừa đảo chiếm đoạt gần 30 tỷ đồng, 99,5 cây vàng, 151.600 USD và 6000 euro.

    Cụ thể, ******* quận Cầu Giấy nhận được 3 đơn trình báo của 3 người bị hại đều ở phường Nghĩa Đô, tố giác Phạm Thị Chinh đã vay và chiếm đoạt tổng số tiền trên 18,4 tỷ đồng, 47,5 cây vàng, 38.400 USD, 3000 euro.

    Văn phòng Cơ quan CSĐT ******* Hà Nội nhận được 9 lá đơn trình báo khác với số tiền bị Chinh chiếm đoạt là trên 7 tỷ đồng, 52 cây vàng, 113.200 USD và 3000 euro.

    Ngoài ra theo tìm hiểu của phóng viên còn một số chủ nợ khác cho vay số tiền cực lớn nhưng chưa trình báo. Trong đó có một chủ nợ tại Kim Bôi- Hòa Bình cho vợ chồng Chinh- Chúc vay 2 bao vàng cám trị giá khoảng 400 tỷ đồng; 1 chủ cửa hàng vật liệu xây dựng ở quận Tây Hồ cho vay trên 100 tỷ đồng. Hai chủ nợ khác ở Tây Hồ cũng cho vay 110 tỷ đồng. Như vậy, tính sơ bộ thì số tiền vỡ nợ của Phạm Thị Chinh lên đến 600 tỷ đồng.

    Được biết, Phạm Thị Chinh sinh năm 1975, chồng là Nguyễn Ngọc Chúc sinh năm 1969. Hai vợ chồng trước đây cùng làm tại Công ty vàng bạc đá quý Mạnh Hải tại 39 Nguyễn Trãi Thanh Xuân, nhưng đã nghỉ việc từ 4 năm trước.

    [​IMG]
    Ngôi nhà của vợ chồng Chinh hiện đã bị niêm phong.
    (ảnh VnExpress
    )

    Thủ đoạn gom tiền của vợ chồng Chinh- Chúc là vay tiền để mở cửa hàng vàng bạc riêng, lãi suất 9% tháng, có người Chinh hứa hẹn trả 14-15%/tháng. Đáng nói là những người cho Chinh vay tiền chỉ viết giấy tờ viết tay, thậm chí chỉ ghi sổ và Chinh ký nhận vay tiền mỗi lần với một chữ ký khác nhau.

    Theo tìm hiểu tại địa phương, vợ chồng Chinh- Chúc luôn thể hiện là những người đàng hoàng tử tế, chưa có bất cứ điều tiếng gì. Chinh là con cả trong gia đình có 3 chị em (2 gái, 1 trai). Hiện vợ chồng Chinh- Chúc và vợ chồng người em trai ở cùng bố mẹ tại ngôi nhà số 17 nói trên.

    Theo phản ánh của bà con lối xóm nơi Chinh sinh sống, Chinh không còn tài sản nào đáng giá, 2 chiếc xe ô tô đã được mang đi cầm cố; ngôi nhà số 17 ngõ 13 tổ 28 Nghĩa Đô đã được bán cho công ty Đại Dương.

    Được biết từ đêm 6/10, gia đình Phạm Thị Chinh gồm bố mẹ đẻ của Chinh, ông Phạm Hùng Chính, bà Nguyễn Thị Xuyến; Nguyễn Ngọc Chức (chồng Chinh) cùng 2 đứa con nhỏ đã bỏ nhà đi trốn.

    Đến ngày 10/10, UBND phường Nghĩa Đô chuyển cho ******* phường lá đơn của ông Phạm Hùng Chính trình bày việc vợ chồng con gái bỏ trốn do vỡ nợ. Nhà số ngôi nhà số 17 ngõ 13 tổ 28 Nghĩa Đô đã được bán cho công ty Đại Dương.

    Ngày 12/10, tổ dân phố cùng UBND, ******* phường Nghĩa Đô đã tiến hành niêm phong nơi ở của Phạm Thị Chinh.

    Đây là vụ vỡ nợ thứ 4 trên địa bàn Hà Nội chỉ trong một thời gian ngắn. Tính đến thời điểm này, vụ vỡ nợ của vợ chồng Chinh- Chúc là có số tiền “khủng nhất”. Trước đó, vụ vỡ nợ tại thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng) được ước tính số tiền lên đến 300 tỷ đồng; vụ vỡ nợ tại Hà Đông là 150 tỷ đồng và vụ vỡ nợ tại Phú Xuyên khoảng 273 tỷ (tuy nhiên, số tiền thực tế mà CQĐT nhận được tố cáo của các nạn nhân chỉ là gần 20 tỷ đồng).

    Vụ việc hiện đang được CQĐT điều tra làm rõ.

    Theo Trúc Dân
    VnMedia
  2. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    HN:.........................................
    SG:.........................................
    Thái Bình:...............................
    Bắc Ninh:................................
    Bình Định: .............................
    Cần Thơ: ...............................
    Đaklak:...................................
    Quảng Trị:..............................


    Anh em thống kê giúp em nhé !
  3. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Điều gì biến toàn dân thành những kẻ cho vay nặng lãi ??

    - Người dân cho nhau vay nặng lãi, cứ là hàng trăm % / năm
    - Người dân cho Ngân hàng vay nặng lãi, gửi tiết kiệm 14% là chê doạ rút tiền
    - Ngân hàng cho dân vay nặng lãi (tín dụng 24 %, cao nhất nhì thế giới)
    - Ngân hàng cho nhau vay nặng lãi (liên ngân hàng đã vượt 20%, nhì nhất TG).



    Chết thẳng cằng
    Éo thấy có đất nước nào mà có tí tiền là nghĩ ngay đến cho vay nặng lại, mua đất, mua vàng. Bảo sao nền sản xuất què quặt.

    Dân VN tham như vãi, có ông bác họ cho vay 1tỏi lãi một năm 500tr. may mà ổng nghe em rút về hai tháng trước khong thì sắp tới vỡ mồm.

    Kết quả sau một thời gian điều hành của anh Rầu ,ở đâu trên TG mà lãi xuất cho vay duy trì 24-27 %/năm kéo dài như ở nc ta ,các con nợ muốn được đáo hạn tiền vay thì phải dùng tín dụng đen- chính là kẽ hở ,muốn vay để tiếp tục duy trì kinh doanh ko cho vay . mà chính sách diều hành rối như canh hẹ rồi ,cho nên nổ tín dụng đen là do chính sách tiền tệ -nó dở tệ

    Tất cả đều từ BDS mà ra , người người nhà nhà cấp cấp đều đi buôn BDS không làm ăn gì . Tới giờ BDS bị chặn đứng các con giời đâm lao thì phải theo lao nên lãi suất cao mấy cũng phải vay.

    Cái này đc các LD và bộ sậu ăn theo bơm thổi thúc đẩy vì họ có lợi ích rất lớn ở đó. Năm 2006-2007 k gì bằng cấp phép thành lập cty CK, NHTM tiềnv loby toàn 20%. Sau đó thì K gì bằng cấp phép khai thác khoáng sản, cấp phép XD khu đô thị. Tất cả trách nhiệm thuộc về điều hành kt vĩ mô hết.
  4. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    30 năm nay, khắp hang cùng ngõ hẻm, từ TP đến các Thị trấn, huyện thị, làng bản vùng sâu vùng xa, mỗi năm có vài ngàn vụ vỡ nợ, bể hụi, lừa đảo từ vài trăm triệu đến vài chục tỷ - (Vài trăm triệu của năm 1990 - 1995 nhớn lắm nghe các anh zai) nhưng chẳng có báo nào đưa tin, vì CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở HUYỆN, nếu vụ nào cũng đưa tin thì giấy đâu mà in hết hết?

    Nhưng gần đây những vụ bể kèo vài ngàn tỷ đúng là kinh thật - vì sao thời gian gần đây xảy ra hàng loạt vụ đổ bể hàng ngàn tỷ? Lý do: ĐÓ LÀ QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ CỦA THÓI LÀM ĂN CHỤP GIẬT, LỪA ĐẢO TỪ VAY MƯỢN, ĐẦU CƠ ĐẤT CÁT, VÀNG BẠC, CK, BÀI BẠC, ĐỀ ĐÓM, ĂN CHƠI, TIÊU XÀI VÔ TỘI VẠ, tiền chùa mà, tiền của thiên hạ mà tội gì không xài cho sướng, đời có bao lâu mà hững hờ....khối u nay tích tụ qua nhiều năm tháng, giờ cái nhọt nó căng quá thì phải vỡ thôi....

    Sẽ không bao giờ hết những vụ như thế này? Vì sao? Vì: Bản chất con người là tham lam, tham lam vô đối !


    [​IMG]
  5. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    HAI CHUYỆN LÀM ĂN BÊN MỸ

    Người Việt học giỏi và bắt chước rất nhanh. Chỉ tiếc là chúng ta luôn luôn lựa chọn sai lầm các bài học và nền kinh tế đang phải trả giá khá đắt cho những sai lầm này. Thêm vào những thói hư tật xấu luôn tiềm tàng ở các thành phần lợi dụng đặc quyền đặc lợi, thì suy nghĩ nông cạn của tôi phải dừng lại ở câu “ Xin Ơn Trên phù hộ chúng ta.”

    Lần về lại Mỹ vào tháng 9 vừa qua, tôi ngồi trên máy bay cạnh một đại gia Ấn Độ thích trò chuyện. Bị ảnh hưởng nhiều của các mạng truyền thông thích phóng đại, anh ta nói về một xứ Mỹ tàn lụi như một bài điếu văn. Thất nghiệp, bạo lực, nợ nần, nghèo đói, mâu thuẫn chính trị…tôi cứ nghĩ là anh đang mô tả xã hội Ấn Độ của chính anh. Sau một tháng thăm gia đình và tìm cơ hội đầu tư tại Mỹ, tôi xin thưa là tình hình vẫn còn khả quan hơn tại rất nhiều quốc gia khác. Dù thất nghiệp có lên đến 10%, con số người còn lại (90% của 300 triệu dân) vẫn có một thu nhập rất cao và GDP vẫn gấp đôi Trung Quốc với 1.35 tỷ dân.

    Đế chế Mỹ đang bước vào hoàng hôn, nhưng đêm dài vẩn còn xa, vài ba chục năm trước mặt. Trong khi đó, tại những cửa hàng ăn và hộp đêm sang trọng nổi tiếng, khách vẫn phải xếp hàng chờ hơn cả tiếng. Đêm vẫn còn dài và tiệc vẫn tràn đầy champagne.

    Nắm bắt thời cơ

    Tôi chạy lên Pasadena một buổi trưa thăm người bạn cũ nghe nói đang làm ăn phát đạt. Anh tên Bruce Stuart là một luật sư có văn phòng nhỏ chuyên về thương nghiệp từ 30 năm qua khi tôi mới quen anh. Hai năm trước, thấy tình hình bất động sản (BDS) Mỹ lâm nguy, anh và vài người bạn bỏ ra 5 triệu để kinh doanh địa ốc. Có lẽ là chuyện hơi ngược đời. Nhóm anh mua lại các BDS đã bị ngân hàng tịch thu và sắp đưa ra phát mãi qua đấu giá để khấu hồi nợ cho ngân hàng. Với tổng số tài sản xấu lên đến gần 2 ngàn tỷ dollar khắp quốc gia, có thể nói là thị trường phải mất 8 năm mới thanh toán hết các BDS loại này.

    Giá mua thường rẻ khoảng 20% hơn giá tại các buổi đấu giá vì ngân hàng tiết kiệm được thì giờ, phí tổn, thủ tục tòa án, giấy tờ phát mãi…Sau đó, nhóm anh đem bán lại ra thị trường cũng với giá rẻ hơn giá thông thường chừng 20%. Thời gian xoay vòng mất trung bình 3 tháng và trong 2 năm vừa qua, Bruce và các bạn anh thu về hơn 6 triệu dollars tiền lời, cho họ mức hoàn trái khỏang 58% mỗi năm. Bruce cho tôi coi tất cả hồ sơ của 216 vụ giao dịch đã hoàn tất với đầy đủ chi tiết vì anh muốn quỹ tôi đầu tư thêm 10 triệu để gia tăng hoạt động.

    Anh còn đưa tôi đi xem hai BDS anh vừa mua bán xong. Một biệt thự ở Victorville, một thành phố trung lưu cách trung tâm Los Angeles 1 giờ lái xe, có đất rộng 270 mét vuông, vừa xây xong 3 năm trước với diện tích xây dựng 170 mét vuông. Anh mua của Bank Of America giá 38 ngàn dollars, sửa sang lại tốn 4 ngàn dollars và phí tiếp thị giấy tờ thêm 3 ngàn. Anh bán lại với giá 75 ngàn dollars, đem về cho nhóm anh một lợi nhuận 30 ngàn dollars sau 3 tuần.



    Giá cả BDS ở California tương đối cao hơn các bang khác, nhưng tôi vẫn “shocked” trong trường hợp này vì tôi vừa đi coi và nghe giá một biệt thự gần Phú Mỹ Hưng tháng trước. Giá BDS ở Mỹ có lẽ rẻ khoảng 4 lần giá BDS ở Saigon, trong khi thu nhập trung bình của một người Mỹ gấp 40 lần người Việt.

    BDS kia nằm ở Newport Beach, một thành phố sang trọng đắt tiền cạnh biển ở Quận Cam. Một nhạc sĩ nổi tiếng trả 7.2 triệu dollars cho tòa nhà 18-phòng này cách đây 6 năm; Bruce mua lại của ngân hàng với giá 3.5 triệu. Sau 8 tháng tiếp thị, nhóm anh bán được cho một nghệ sĩ khác với giá 4.8 triệu đem lại lợi nhuận 1.1 triệu sau khi trừ chi phí.

    Một chuyện cũng làm tôi so sánh cách làm ăn nơi đây với Á Châu là các anh không cần một giấy phép kinh doanh nào, hay phải chạy ngược xuôi trả tiền để “bôi trơn” cho dịch vụ. Viên quan chức độc nhất các anh phải đương đầu là ngài thuế vụ, đang trình một hóa đơn cao hơn các anh chịu trả. Hai bên đang thưa nhau ra tòa, và Bruce tin mình sẽ thắng vì có hơn 35 năm kinh nghiệm so với vài năm của quan chức trẻ kia.

    Khi có “thế lực chống lưng”

    Một anh bạn khác tên Wilbur (Bill) Stover ở San Francisco, tôi điện thoại thăm khi thấy anh đang “nằm trên thớt” của các mạng truyền thông. Tôi quen anh cách đây 8 năm khi anh đang làm cho Micron Tech và đứng ra thương lượng để bán cho quỹ của tôi một công ty con của Micron. Dịch vụ M&A không thành nhưng chúng tôi có nhiều tưong đồng nên quý nhau như bạn. Cách đây 3 năm, anh về đầu quân cho một công ty sản xuất panel năng lượng mặt trời tên Solyndra.

    Solyndra thành lập năm 2006 và nộp đơn xin chánh phủ tài trợ khi TT Obama đề ra chánh sách năng lượng xanh nằm trong gói kích cầu cứu kinh tế Mỹ. Công ty được tỷ phú dầu hỏa George Kaiser đầu tư 36%, khai trương hoành tráng với 1,100 nhân viên và được Obama đến thăm viếng sau đó, với bài diễn văn ca tụng thành quả. Qua sự vận động của Kaiser, vốn là một ủng hộ viên lớn trong bộ máy tranh cử của Obama, chánh phủ Mỹ đồng ý bảo lãnh số tiền vay 535 triệu dollars cho Solyndra.

    Ngày 1 tháng 9 năm nay, sau 3 năm hoạt động, Solyntra khai phá sản. Đảng Cộng Hòa và Quốc Hội đòi mở cuộc điều trần về những lạm dụng quyền lực của Tòa Bạch Ốc trong việc mất 535 triệu dollar cho công ty gà nhà. FBI đã tịch thu tất cả hồ sơ của công ty để bắt đầu điều tra thêm. Bill không trả lời diện thoại, vợ anh ta nói là anh đang bị suy sụp thần kinh vì sự cố. Tôi chia buồn và chỉ biết nói “hang in there” (ráng bám trụ) và đừng để các chánh trị gia biến mình thành vật tế thần.

    Dù lo cho bạn, nhưng tôi lại thỏa mãn vì “cái đúng” của tư duy mình. Bất cứ nơi nào, khi người ta lấy tiền dân để kinh doanh với mục đích chánh trị, kết quả đều chắc chắn là tiền mất tật mang. Đinh luật này đã được minh chứng qua bao nhiêu thời đại, dù các tên đạo diễn càng ngày càng khôn ngoan, tinh vi hơn và biết ngụy trang hành động mình dưới nhiều hình thức.

    Hai câu chuyện tượng trưng cho hai nền kinh tế đang hiện diện song hành tại Mỹ. Một là để mặc cho thi trường lo liệu và điều chỉnh. Một là can thiệp với tiền thuế của dân vì nghĩ mình thông minh và biết cách lèo lái thị trường. Các chính trị gia không chịu hiểu rằng lịch sử của nhân loại đã chứng minh là thị trường luôn luôn là kẻ chiến thắng sau cùng.

    Người Việt học giỏi và bắt chước rất nhanh. Chỉ tiếc là chúng ta luôn luôn lựa chọn sai lầm các bài học và nền kinh tế đang phải trả giá khá đắt cho những sai lầm này. Thêm vào những thói hư tật xấu luôn tiềm tàng ở các thành phần lợi dụng đặc quyền đặc lợi, thì suy nghĩ nông cạn của tôi phải dừng lại ở câu “ Xin Ơn Trên phù hộ chúng ta.”

    T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

    (Bài viết đã đăng trên Việtnamnet ngày 13 tháng 10 năm 2011 với vài cắt xén: http://vef.vn/2011-10-11-lam-an-o-my-dem-van-dai-va-tiec-van-day-champagne)

    T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Ông đã xuất bản 7 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ. Email của ông là gocnhinalan@gmail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
  6. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Kiếm nghề lương thiện mà làm đi con ạ, đừng lừa đảo, phỉnh phờ nhau nữa, thất đức lắm.

    90% người giàu VN từ đất cát mà ra - Không ổn chút nào con giai ạ !

    Người người nhà nhà chỉ chăm chăm đầu cơ (trong đó có anh em mình) >>>> KHÔNG ỔN CHÚT NÀO !

    Mercedes là thương hiệu đắt giá nhất châu Âu



    Các thương hiệu đắt giá của châu Âu đa phần là các thương hiệu thời trang như Hermes, Louis Vuitton, Zara, H&M, ... Tuy nhiên châu Âu không có thương hiệu nào lọt top 10 thế giới.


    [​IMG]
    Tạp chí Interbrand mới công bố danh sách 100 thương hiệu của thế giới, trong đó xếp hạng các công ty theo giá trị thương hiệu.

    Cũng không mấy ngạc nhiên khi Mỹ chiếm lĩnh toàn bộ top 10 với các thương hiệu lớn như Coca Cola (số 1), IBM (số 2), Microsoft (số 3), Google (số 4), v.v…. Vị trí cao nhất mà thương hiệu châu Âu đạt được là số 12 – với thương hiệu Mercedes đến từ Đức với giá trị hơn 22 tỉ USD.
    Dưới đây là 20 thương hiệu giá trị nhất châu Âu.
    20. Hermes, Pháp

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    66

    Giá trị thương hiệu: 5,356 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 12%
    Xếp hạng năm 2010: 69
    19. Adidas, Đức

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    60

    Giá trị thương hiệu: 6,154 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 12%
    Xếp hạng năm 2010: 62
    18. Audi, Đức

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    59

    Giá trị thương hiệu: 6,171 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 13%
    Xếp hạng năm 2010: 63
    17. Nestle, Thụy Sĩ

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    55

    Giá trị thương hiệu: 6,613 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 1%
    Xếp hạng năm 2010: 57
    16. AXA, Pháp

    [​IMG]


    Xếp hạng: 53
    Giá trị thương hiệu: 6,694 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 0%
    Xếp hạng năm 2010: 56
    15. Danone, Pháp

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    52

    Giá trị thương hiệu: 6,936 triệu USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 9%
    Xếp hạng năm 2010: 58
    14. Volkswagen, Đức

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    47

    Giá trị thương hiệu: 7,857 triệu USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 14%
    Xếp hạng năm 2010: 53
    13. Siemens, Đức

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    46

    Giá trị thương hiệu: 7,9 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 8%
    Xếp hạng năm 2010: 49
    12. Zara, Tây Ban Nha

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    44

    Giá trị thương hiệu: 8,065 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 8%
    Xếp hạng năm 2010: 48
    11. L’Oreal, Pháp

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    40

    Giá trị thương hiệu: 8.699 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 9%
    Xếp hạng năm 2010: 45
    10. Gucci, Italia

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    39

    Giá trị thương hiệu: 8,763 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 5%
    Xếp hạng năm 2010: 44
    9. HSBC, Anh

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    32

    Giá trị thương hiệu: 11,792 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 2%
    Xếp hạng năm 2010: 32
    8. Ikea, Thụy Điển

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    31

    Giá trị thương hiệu: 11,863 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: - 5%
    Xếp hạng năm 2010: 28
    7. Nescafe, Thụy Sĩ

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    30

    Giá trị thương hiệu: 12,155 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: - 5%
    Xếp hạng năm 2010: 27
    6. SAP, Đức

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    24

    Giá trị thương hiệu: 14,542 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 14%
    Xếp hạng năm 2010: 26
    5. H&M, Thụy Điển

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    21

    Giá trị thương hiệu: 16.459 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 2%
    Xếp hạng năm 2010: 21
    4. Louis Vuitton, Pháp

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    18

    Giá trị thương hiệu: 23,172 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 6%
    Xếp hạng năm 2010: 16
    3. BMW, Đức

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    15

    Giá trị thương hiệu: 24,554 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 10%
    Xếp hạng năm 2010: 15
    2. Nokia, Phần Lan

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    14

    Giá trị thương hiệu: 25,071 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: - 15%
    Xếp hạng năm 2010: 8
    1. Mercedes, Đức

    [​IMG]
    Xếp hạng:
    12

    Giá trị thương hiệu: 22,445 tỷ USD
    % thay đổi so với giá trị năm 2010: 9%
    Xếp hạng năm 2010: 12
    Thu Thủy


    Theo TTVN/BusinessInsider
  7. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Bọn Tư bản xấu xa người bóc lột người đang giãy chết để tiến lên THIÊN ĐƯỜNG XHCN - Đó là quy luật tất yếu ! Đừng tin chúng ló....
  8. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong cái này mà nhói lòng, bàng hoàng vì mình ghiền cà phê 10 năm nay rồi
    :((:((:((

    Công nghệ chế cà phê... bẩn ​

    PN - Giá một ký cà phê nhân khoảng 50.000đ, sau khi chế biến sẽ cho ra 0,7kg cà phê bột, nhưng lại được nhiều hãng chào bán với giá chỉ từ 55.000 - 60.000đ/kg. Nếu tính các chi phí như nhân công, đóng gói, tiếp thị, vận chuyển… thì các hãng cà phê này chắc sẽ lỗ to. Vậy vì sao các hãng cà phê không những sống khỏe mà còn giàu lên trông thấy khi kinh doanh mặt hàng này?


    Siêu lợi nhuận


    Qua nhiều mối giới thiệu, chúng tôi tiếp cận được ông C. - một người có tiếng về kỹ thuật pha chế tại Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Chỉ nhấp một ngụm nhỏ cà phê, ông có thể phân biệt được công thức pha chế của các hãng cà phê với tỷ lệ bột bắp, đậu nành và hàm lượng hóa chất, phụ gia ra sao. Đặc biệt, ông còn có thể làm được một ly cà phê giống hệt màu sắc, hương vị của ly cà phê vừa uống thử. Cũng chính nhờ tiếng tăm trong nghề nên không ít hãng cà phê tại Đồng Nai, TP.HCM đã “đặt hàng” với ông. Tuy nhiên, do các chủ doanh nghiệp này vì lợi nhuận cao, đã đưa ra công thức pha chế với quá nhiều hóa chất độc hại nên ông từ chối thẳng.

    Ông C. cho biết, nếu pha chế cà phê bằng bắp và đậu nành với tỷ lệ hợp lý thì sẽ chẳng có hại bao nhiêu cho người tiêu dùng, nhưng khi bắp và đậu nành được sấy cháy đen thành than, lại tẩm ướp thêm hóa chất vào, đóng gói và tung ra thị trường thì rất nguy hiểm cho sức khỏe. “Với giá cà phê như hiện nay, để sản xuất ra một ký cà phê bột (gồm: nhân công sấy, xay, đóng gói, bao bì nhãn mác…) ít cũng phải mất 100.000đ trở lên. Cà phê bột được chào bán giá từ 55.000 - 60.000đ/kg thì chỉ có bột bắp, đậu nành mà thôi” - ông C. khẳng định.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    "Công nghệ" chế cà phê bẩn với mỡ công nghiệp, đường hóa học, hóa chất...

    Để chứng minh, ông cho biết thêm: hiện giá bắp chỉ khoảng 8.000đ - 9.000đ/kg, đậu nành khoảng 13.500đ/kg. Với bột bắp, đậu nành mà bán 55.000đ - 60.000đ/kg thì giới kinh doanh cà phê “phất” nhanh là điều dễ hiểu. Lợi nhuận cao đã khiến các hãng cà phê đua nhau mọc lên và tung ra thị trường những sản phẩm rất bát nháo. Chìa cho chúng tôi cả chục loại cà phê đến tiếp thị, ông C. lắc đầu: “Có nhiều thương hiệu mà khi gọi vào số điện thoại in trên bao bì thì chỉ nghe… ò e í, hoặc truy ra là địa chỉ ma…”.

    Hóa chất: bao nhiêu cũng có

    Trong “cà phê bẩn”, ngoài cà phê - đậu nành - bắp còn có khoảng chục loại hóa chất, phụ liệu độc hại như: bột CNC (chất làm keo), chất tạo bọt trắng, caramen tạo mùi, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hóa học, bột vani… Theo ông C., nếu không có những chất trên - được dân trong nghề mua ở “chợ hóa chất” Kim Biên (TP.HCM) - thì đậu nành, bột bắp không thể “hô biến” thành cà phê được.

    [​IMG]

    CNC - chất làm keo cà phê

    Trong vai một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập muốn “chế biến” cà phê bột từ bắp, đậu nành, chúng tôi ghé một cửa hàng bán hóa chất tại chợ Kim Biên. Một phụ nữ còn khá trẻ đon đả: “Yên tâm đi anh Hai, em để giá sỉ cho, loại nào cũng có. Chất CNC làm keo, đảm bảo cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt nhìn rất bắt mắt; bột tạo bọt trắng cho vào một chút thì chỉ cần khuấy nhẹ là ly cà phê đầy tràn bọt ngay; caramen tạo mùi muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nào cũng có (mùi cà phê đậm, nhạt)…”. Nói rồi, cô ta tiếp tục giới thiệu các phụ gia “cao cấp” hơn mà chỉ dân trong nghề mới biết như: tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hóa học, bột vani…

    [​IMG]

    Caramen tạo mùi, màu và vị đắng tự nhiên

    Theo người phụ nữ này, tinh sữa (có màu trắng đục như sữa, sền sệt, được đóng vào can nhựa trắng), giá bán lẻ 120.000đ/kg. Tinh ca cao là phụ gia không thể thiếu (có màu nâu nhạt cũng được để trong từng thùng nhựa trắng) giá 350.0000đ/kg, loại này cho vào “cà phê” sẽ giúp cho bột có mùi thơm phức như loại thượng hạng thường chỉ có bán ở những quán cà phê sang trọng. Đường hóa học được đóng thành từng bịch, mỗi bịch 1kg (có thể dùng được cho cả tạ cà phê xay), nhìn bề ngoài trắng như những viên bột sắn dây, cho vào khi pha chế thì dù bột bắp, đậu nành cháy đen đắng cỡ nào cũng thành cà phê có vị ngọt, đắng tự nhiên. Ngoài ra, để pha chế, người ta còn cho thêm vào bột vani, làm cho bột cà phê thơm lừng…

    [​IMG]

    Tinh sữa cà phê

    Không chỉ vậy, để giảm chi phí, bột đậu nành, bắp sau khi đã sấy thành than thì đổ ra nền đất, trộn bơ (mỡ) công nghiệp (do Trung Quốc sản xuất, có giá chỉ 50.000 - 60.000đ/kg) vào, để bột được béo ngậy và thơm. Cũng là mỡ động vật (mỡ cừu) - chuyên để sấy cà phê có chất lượng - thì giá tới 260.000đ/kg. Công đoạn cuối cùng của “cà phê bắp, đậu nành” là đổ thêm chút hương liệu rượu rhum vào, giúp cà phê thêm đậm đà khi pha chế cho khách.

    Cũng tại chợ hóa chất Kim Biên, biết chúng tôi chuẩn bị mở cơ sở chế biến cà phê, nhân viên một tiệm bán hóa chất khác mách nước: “Anh đã có bao bì sản phẩm chưa? Cứ đến tiệm K.T. (đường Trang Tử, P.14, Q.5) mà lựa mẫu”. Tiệm này đã thiết kế sẵn cả chục loại bao bì cực kỳ bắt mắt, rất đẹp với đủ trọng lượng khác nhau. Hầu hết cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thường đến đây để lấy hàng. Khi chúng tôi đến, nhân viên của tiệm cho biết, chỉ làm thấp nhất là năm ký (mỗi ký được 500 bao nhỏ loại 300g) với giá 135.000đ/kg. Mua bao xong, chủ nhân muốn in tên gì lên trên cũng được, chỉ cần đem đến tiệm in là xong…

    Kinh hoàng xưởng chế biến

    Từ một đầu mối khác, chúng tôi tìm đến xưởng chế biến cà phê của ông N.T.H. nằm sâu trong con hẻm thuộc P.Tân Hòa (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). “Cụm liên hợp pha chế cà phê” này có ba lò sấy, hai máy trộn với ba công nhân làm việc. Dù đây là cơ sở cung cấp một lượng “cà phê” lớn hàng ngày, nhưng nhà xưởng rất tuềnh toàng, nhếch nhác. Do toàn bộ công việc được “cơ giới hóa” nên không khí làm việc dù rất khẩn trương nhưng lại khá yên ắng, người ngoài khó mà phát hiện được.

    [​IMG]

    Công nghệ "pha chế" cà phê dường như khó bị phát hiện

    Do được ông P. - một mối hàng quen của cơ sở này giới thiệu, chúng tôi không mấy khó khăn khi tiếp xúc với ông chủ của cơ sở. Sau khi kiểm tra qua lai lịch của chúng tôi, ông H. cho biết, ông đã làm nghề này hàng chục năm, hàng ngày chủ yếu là rang bắp, đậu nành, cà phê cho các mối quen. Ai đem đến thì rang rồi chở đi, bình quân mỗi ngày cũng vài trăm ký các loại.

    “40.000đ/kg anh làm được không?”. Ông H. đáp: “Được, nhưng tỷ lệ 50-50 (nửa bắp, nửa đậu)”. Ông H. giải thích thêm: “Nếu làm đậu không hoặc bắp không cũng được, nhưng uống chối (dội) lắm”. “Thế 40.000đ/kg làm bằng đậu có lời không?” - tôi vặn. Ông N.T.H. lắc đầu: “Nếu bằng đậu nành không thì… lỗ to! Vì bây giờ một ký đậu nành đã 15.500đ, tẩm gia vị xong thì coi như… công cốc”. Ông hỏi tôi, hiện quán lấy hàng bao nhiêu? Tôi nói 60.000đ/kg, ông định lượng ngay: “Cao lắm thì 1,5 cà phê + 7 bắp + 1,5 đậu nành, thậm chí không có cà (cà phê)”.

    Giữa lúc chúng tôi nói chuyện, một mẻ bắp cháy đen được các công nhân của ông H. cho ra lò. Sau khi đổ ụp xuống nền nhà, các công nhân này xịt một loại hóa chất có màu nâu, màu trắng rồi dùng… cuốc để trộn đều. Tiếp đến, hai công nhân cào cà phê vào một chiếc chậu cáu bẩn để đổ vào máy trộn. Sau khi đổ hết bắp sấy vào máy, ông H. đổ từng bịch caramen, chất tạo dính, đường hóa học vào để trộn đều. Chỉ trong vòng năm phút, mẻ bắp cháy đen đã được “hô biến” thành cà phê có màu nâu sẫm, bóng loáng và thơm phức, nhìn rất bắt mắt. Lúc này, thấy chúng tôi có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn do mùi hóa chất tẩm ướp cà phê bốc lên nồng nặc, ông H. bảo: “Chắc không quen, lại chưa có khẩu trang”. Ông đưa ngay cho tôi chiếc khẩu trang lớn, dày cộm, khoe: “Có đứa em ở công ty sản xuất ắc quy cho mới chịu nổi” (!).

    Nhóm PV​

    Quote:
    Ông Trần Văn Ký - Giám đốc Công ty Dịch vụ tư vấn kỹ thuật an toàn thực phẩm Infosa TP.HCM, cho biết: khi bị rang cháy đen, bột bắp và đậu nành không còn giá trị dinh dưỡng nữa. Đồng thời, chúng sẽ sinh ra ít nhất 20 loại chất độc hại, trong đó có các chất: acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất gây ung thư. Riêng chất CNC tạo độ dính, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại. Chất caramen, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác.

  9. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Nghiệp chướng, đã ai hiểu về ý nghĩa của từ này.

    Nghiệp chướng chính là cái nghiệp do chúng ta tạo ra, nó làm chướng chính ta.

    Bác Hồ đã dạy rằng: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật". Tuy nhiên con cháu không hề nghe theo mà lại lái hay lách qua chỗ khác rằng: "Sống và làm việc lách theo Hiến pháp và Pháp luật".

    Giờ nó mới chết.

    Vụ em Huyền Như, em giỏi vậy sao, xin thưa, không giỏi tí nào, chỉ là láu cá hơn cái bọn Tham 1 tí thôi, ẻm láu cá ở chỗ: Do bọn Tham kia nó muốn lách trần LS 14% của SBV nên nó làm dưới con bài Hợp đồng ủy thác đầu tư, hờ hờ, tham thì thâm, làm mồi cho cáo. Trong quá trình làm em thấy Hợp đồng này sơ hở quá và em đã xử lý hộ, ặc ặc.

    Vậy đừng có tạo nghiệp, lấy đâu ra bị lừa, nếu làm đúng 14% thì LS cho vay đâu có cao như thế này, LS cao kéo theo bao hệ lụy.

    Nghiệp chướng roài. Đến thời Thịt cá mập BĐS và CK roài các cụ ơi
  10. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Rẫy cà phê nhà em:

    [​IMG]

    [​IMG]

    Còn đây là rẫy tiêu nhà em:
    [​IMG]


    Đường vào rẫy nhà em:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Một góc nghĩa trang quê em - Một ngày không xa em sẽ nằm tại đây, trần gian là cõi tạm:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cây cảnh của cha em:

    http://**.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/181629_181816258521475_100000793055598_389653_6370768_n.jpg​

    Giá hạt tiêu tăng quá nóng​
    [/SIZE]


    Giá hạt tiêu xô tại Chư Sê, Gia Lai đã lên tới 110.000 đồng/kg và tại Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu là 112.000 đồng/kg – các mức giá không ai ngờ vì lên quá nhanh.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/4, trên sàn Kochi-Ấn Độ, giá hạt tiêu tăng mạnh thêm 545 Rupee lên mức 26.815 Rupee/100kg, tương ứng với mức tăng 121 USD, lên 5.951 USD/tấn, cho kỳ hạn tháng 5. Đây là phiên kết thúc có mức tăng khá mạnh.


    [​IMG][​IMG]
    Như vậy, chỉ trong 1 tuần, từ ngày 1 đến ngày 8/4, giá hạt tiêu trên thị trường thế giới đã tăng lên tổng cộng 261 USD/tấn, chiếm 4,8 %.

    Diễn biến trên thị trường thế giới cho thấy, giá hạt tiêu xuất khẩu trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết, đã thúc đẩy giá hạt tiêu xô ở các nước sản xuất chủ chốt tăng trưởng theo nhanh chóng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng không đồng đều của từng nước cũng phản ánh sức tác động của thị trường hạt tiêu thế giới lên từng thị trường nội địa cũng có khác nhau.

    Theo khảo sát riêng của tác giả ở từng thị trường nội địa, vào ngày 4/4, đã ghi nhận được. Nông dân vùng Tamataka và Kerala, vùng trồng tiêu trọng điểm của Ấn Độ, bán ra với giá tiêu xô chỉ hơn 3 USD/kg. Ở Indonesia, giá tiêu xô tại vùng Lampung và Sarawak, nông dân cũng bán ra ở mức giá 38.500 Rupiah/kg , tức khoảng 4.450 USD/tấn. Tại Brazil cùng thời điểm, giá tiêu xô trong nước vững ở 7,75 Real/kg, tức khoảng 4.800 USD/tấn. Trong khi đó, tại Chư Sê, Gia Lai có giá 101.000 đồng/kg và tại Bà Rịa-Vũng Tàu là 103.000 đồng/kg.



    Đến chiều ngày 8/4, khi có tin các thương nhân Trung Quốc đã đến tận nhà vườn “tiền trao cháo múc”, giá hạt tiêu xô tại Chư Sê, Gia Lai đã lên mức 110.000 đồng/kg và tại Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu là 112.000 đồng/kg, ở mức giá không ai ngờ lên quá nhanh.

    Trong khi đó, giá hạt tiêu trắng cũng tại Bà Rịa-Vũng Tàu là 125-130.000 đồng/kg và tiêu đỏ, loại tiêu đặc sản là 165-170.000 đồng/kg.

    Kết thúc quý I, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã đưa ra dự báo, giá hạt tiêu xô có thể lên đến 120.000-130.000 đồng/kg và giá hạt tiêu xuất khẩu có thể lên đến 8.000 USD/tấn.

    Nguồn: CafeF




    Thương nhân Trung Quốc tranh mua tiêu

    Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), hiện tại vùng trồng tiêu lớn của Việt Nam là Tây Nguyên, nhất là vùng tiêu Chư Sê – Gia Lai, một số thương nhân người Trung Quốc hiện đang có mặt ở đây và họ đẩy mạnh thu mua tiêu mỗi ngày, chốt giá tại thời điểm giao với phương thức “tiền trao, cháo múc” càng làm cho giá hồ tiêu tăng mạnh.

    Còn các đại lý thu gom tiêu từ người dân rất khó khăn do nông dân vẫn đang găm hàng chờ giá lên.


    VPA đã cảnh báo các doanh nghiệp hội viên cần cảnh giác trong việc ký các hợp đồng giao xa khi chân hàng trong kho vẫn chưa có. Hiện tại đã có một số doanh nghiệp ký hợp đồng từ thời điểm trước tết và giao trong tháng 3, tháng 4 chắc chắn bị lỗ lớn do giá tiêu trong nước hiện nay quá cao.

    Theo báo cáo của VPA, qua đợt khảo sát các tỉnh trồng tiêu trọng điểm cho thấy, tình hình sâu bệnh trong các vườn tiêu cũng diễn biến phức tạp. Nhiều vườn tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm làm nhiều nông dân điêu đứng ở Bình Phước, Quảng Trị. Tuy nhiên, một lượng lớn diện tích hồ tiêu được trồng năm 2007 (thời điểm giá hồ tiêu tăng trên 70.000 đồng/kg) bắt đầu cho thu hoạch vụ đầu tiên nên sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2011 vẫn giữ vững và bằng so với năm ngoái, đạt 110.000 tấn.

    Trong khi đó, theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế thì sản lượng Hồ tiêu các nước trên thế giới đều giảm. Trong đó giảm mạnh nhất ở Brazil và Indonesia do sâu bệnh phá hoại và do ảnh hưởng của thời tiết.

    Quí 1 năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 25.128 tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 123 triệu đô la. So với cùng kỳ năm 2010, lượng xuất khẩu giảm 3.097 tấn tương đương với 11%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại tăng 44% tương đương với 37,6 triệu đô la.

    Đặc biệt chỉ riêng trong tháng 3/2011, xuất khẩu hồ tiêu đạt 15.639 tấn chiếm 3/5 lượng xuất khẩu của cả quí. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen và tiêu trắng cũng tăng mạnh so với năm ngoái. Giá tiêu đen trung bình quí 1 đạt đạt 4.460 đô la/tấn, tăng 159%, giá xuất khẩu tiêu trắng còn tăng hơn nữa, đạt 6.964 đô la/tấn với tốc độ tăng giá kỷ lục, 176% so với cùng kỳ năm trước.

    Hiện tại giá thu mua nội địa tại nhiều nơi đã ở mức trên 100.000 đồng/kg, cá biệt có những nơi giá đã lên 106.000 đồng/kg đối với tiêu đen và 160.000 – 170.000 đồng/kg đối với tiêu trắng.





    Hồ tiêu Việt Nam được mùa, trúng giá lớn


    Nếu những năm trước loại tiêu lép nhà vườn rất khó bán thì năm nay cũng được thương lái, đại lý vào tận vườn hỏi mua liên tục với giá cao.

    Trong vòng nửa tháng qua, giá hạt tiêu trên thị trường kỳ hạn Kochi-Ấn Độ đã tăng đến 8,8%. Chốt phiên 5/4, giá hạt tiêu tăng thêm 255 Rupi, lên mức 26.029 Rupi/100kg, tương ứng với 5.777 USD/tấn, cho kỳ hạn tháng 5/11. Đây là mức tăng khá cao của một ngày, phản ánh cho thấy thị trường hạt tiêu thế giới vẫn còn tăng trưởng nóng.

    [​IMG]
    Giá hạt tiêu giao dịch kỳ hạn tháng 5/11 tại sàn Kochi-Ấn Độ​

    Giá trong nước càng tăng cao
    Hiện nay, vùng trồng tiêu ở Đông Nam bộ đang thu hoạch ở giai đoạn cuối, nguồn hàng đưa ra thị trường không còn dồi dào. Cũng là lúc các nhà đầu cơ nhỏ, các thương lái, đại lý chuyển sang giai đoạn dự trữ nên giá tiêu đã liên tục tăng trưởng nóng từng ngày.

    Mặc dù số hạt tiêu thu hoạch cuối vụ không được đẹp, nhất là có độ ẩm còn hơi cao do thiếu nắng nhưng sáng 6/4, tại Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, giá tiêu đen xô đã lên mức 104.000 đồng/kg, bình quân mỗi ngày giá tăng gần 1.000 đồng/kg, giá tiêu trắng 140.000 đồng/kg, giá tiêu đặc sản vẫn không đổi là 160.000 đồng/kg.

    Nếu những năm trước loại tiêu lép nhà vườn rất khó bán thì năm nay cũng được thương lái, đại lý vào tận vườn hỏi mua liên tục với giá cao.

    Trong khi đó vùng trọng điểm hạt tiêu ở Tây nguyên chưa thể đẩy mạnh thu hoạch vì trời vẫn còn thiếu nắng nhưng giá hạt tiêu đã ở mức cao ngay từ đầu vụ. Giá hạt tiêu đen xô đã được các đại lý nông sản ở Đak Lak hôm nay thu vào đúng giá 100.000 đồng/kg.

    Đặc biệt tại vùng trọng điểm hạt tiêu, nơi có thương hiệu hạt tiêu Chư Sê nổi tiếng, chiếm khoảng 17% sản lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam, dự kiến năm nay chỉ thu được khoảng 8.000 tấn hạt tiêu.

    Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho biết, do biến đổi khí hậu, thời tiết không thuận lợi như mọi năm nên niên vụ 2010/2011 Chư Sê có thể cho năng suất giảm gần 30%. Hiện nay thương lái đã cho người vào tận rẫy đặt giá 100.000 đồng/kg hạt tiêu đen.

    Điều còn làm nhà vườn lo lắng, trái với nhiều năm, giờ khắc này Tây nguyên đang nắng to, hạn nặng để chuyển mùa thì Tây nguyên vẫn âm u, lạnh kéo dài, chưa có nắng nên ảnh hưởng đến chất lượng hạt tiêu thu hoạch và chậm được đưa ra thị trường.

    Thế giới thiếu hạt tiêu
    Dự kiến năm nay, nhu cầu hạt tiêu thế giới tăng bình quân 5% và sản lượng tại các nước trồng tiêu sụt giảm nên có nhiều dự báo khác xa nhau về số liệu, nhưng vẫn chung nhau ở điểm cơ bản là dự kiến thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 35.000-40.000 tấn.

    [​IMG]
    Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu thế giới năm 2010​

    Phân tích sẽ thấy, lượng hạt tiêu sản xuất của các nước Trung Quốc, Indonesia, Brazil giảm vì mất mùa, chỉ đủ để tiêu thụ nội địa ngày càng gia tăng. Số còn lại để đưa tham gia thị trường xuất khẩu không đáng kể nên thế giới vốn đã thiếu càng thiếu hụt hơn. Nguồn cung hiện chỉ trông chờ vào hạt tiêu của Ấn Độ và Việt Nam do Indonesia và Brazil phải đến cuối tháng 7 mới thu hoạch.

    Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá tiêu đen xô trong nước có khả năng tăng lên 110.000 – 120.000 đồng/kg, giá xuất khẩu cũng sẽ lên hơn 6.000 USD/tấn tiêu đen và 8.000 USD/tấn tiêu trắng.

    Có thể nhận thấy giá dự kiến đó sắp trở thành hiện thực. Và người trồng tiêu nước ta sẽ có thêm một vụ tiêu thắng lợi nữa trong hoàn cảnh giá cả nông sản thế giới ngày càng tăng cao.

    Nguồn: CafeF




    Giá cà phê tăng cao kỷ lục

    Thế giới đang sốt cà phê. Hôm qua (1.3), giá cà phê nhân thị trường Việt Nam đã lập kỷ lục với 45.800đ/kg – tăng cao gấp đôi so với cùng kỳ 2010. Theo nhận định của CLB Cà phê Việt Nam, việc các doanh nghiệp nước ngoài đổ xô vào mua trực tiếp cà phê của bà con với mức cao là bởi nguồn cung cà phê trên thế giới đang thiếu trầm trọng.

    Thế giới mất mùa cà phê

    Trên thị trường thế giới, phiên giao dịch ngày đầu tiên của tháng 3 hiển thị mốc tăng ấn tượng của giá cà phê với 2.400USD/tấn (tại London) tăng 16USD so với một ngày trước đó. Ông Nguyễn Nam Hải – Tổng Thư ký CLB Cà phê VN - cho hay, nguyên nhân chính dẫn đến giá càphê tăng cao trong thời gian gần đây là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai đang diễn ra tại nhiều nuớc trên thế giới, dẫn đến mất mùa nghiêm trọng ở nhiều “vương quốc” cà phê như Colombia, Brazil... Hai quốc gia này chiếm 70% thị trường nguyên liệu cà phê arabica toàn thế giới.

    [​IMG]

    Cà phê trong nước đang tận thu với giá cao.
    Tại Châu Á, đứng đầu trong sản xuất nguyên liệu cà phê robusta là VN và Indonesia cũng không nằm ngoài những tác động xấu của khí hậu. Vụ cà phê 2011 của Indonesia thu hoạch muộn khoảng một tháng (từ tháng 5 - 6), theo đó dự báo mất mùa nặng do mưa kéo dài trong thời kỳ càphê ra hoa.

    Do sự biến động lớn về nguồn cung càphê trên thế giới, nên việc giao dịch loại cà phê này cũng “nhảy múa” theo. Hiện thế giới có hai sàn giao dịch cà phê lớn nhất là New York và London, chủ yếu giao dịch tương ứng hai loại càphê arabica và robusta. Thông thường, chênh lệch giá cà phê giữa hai sàn chỉ dao động từ 1.200 - 1.500USD, song chỉ trong hai tháng gần đây, mức chênh lệch đã lên khá cao với 3.200 - 3.400USD/tấn.

    Do thiếu trầm trọng nguồn cung cho thị trường thế giới, nên giá cà phê vào thời điểm thu hoạch rộ nhất (tháng 12) đã tăng chóng mặt, thay vì tăng vào cuối vụ như mọi năm. Ngoài ra, cũng theo CLB Cà phê VN, còn một số nguyên nhân khác tác động đến giá cà phê và nhiều mặt hàng nông sản khác là sự tham gia của các nhà đầu cơ tài chính, tạm trữ “găm” hàng của DN, biến động tỉ giá, giá cả đầu vào...

    Tín hiệu vui cho càphê VN

    Giá cà phê tăng mạnh trở lại sau hai phiên điều chỉnh giảm đáng kể tuần trước như tiếp thêm sức mạnh cho thị trường trong nước vốn đang khá sôi động. Các DN tiếp tục cạnh tranh tận thu nguồn càphê nên càng có cơ hội đẩy giá cà phê lên cao. Chính vì vậy, hầu hết hộ trồng càphê nước ta đã bán gần hết cà phê cho các đại lý, đầu mối. Ông Nguyễn Nam Hải cho hay: “Giá thu mua cà phê cao tại thời điểm hiện nay là cơ hội vàng cho xuất khẩu cà phê nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung trong thời điểm hiện nay”.

    Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong hai tháng đầu năm 2011, VN đã xuất khẩu đuợc 225.000 tấn cà phê với trị giá 438 triệu USD – tăng 2,2% về lượng và 40,4% về giá trị so với cùng kỳ. Các thị trường tiêu thụ lớn và tăng trưởng khá hiện nay là Bỉ - gấp 4,5 lần về lượng và 6 lần về giá trị so với cùng kỳ 2010; Italia tăng gấp 2 lần về lượng và 2,8 lần về giá trị...

    Dự báo năm 2011, sản lượng càphê ước đạt 1,1 triệu tấn (tương đương năm 2010). Với mức giá thu mua cao như hiện nay, Bộ NNPTNT định hướng cần thu hẹp diện tích, giảm diện tích cà phê ở những vùng không phù hợp điều kiện sinh thái, quy mô nhỏ và năng suất thấp. Việc xây dựng ngành hàng cà phê theo hướng dựa trên nhu cầu thị trường và chú trọng khâu công nghiệp chế biến cần tiếp tục được chú trọng. Mục tiêu của ngành cà phê nước ta là đến năm 2020, diện tích càphê đạt mức 500.000ha, sản luợng duy trì 1,1 triệu tấn.

    (Theo Lao động)




    Nâng dự báo xuất khẩu cà phê lên hơn 2,6 tỷ USD


    Dự báo trên vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố trong bản tin dự báo thị trường nông sản.



    Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) ước tính sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2010/2011 sẽ đạt 133,7 triệu bao, tăng 8,6% so với niên vụ trước. Do những hạn chế về nguồn cung trong khi xuất khẩu tăng mạnh, dự trữ cà phê toàn cầu niên vụ 2010/2011 giảm mạnh, ước chỉ đạt 13 triệu bao, giảm 33% so với mức dự trữ kỷ lục của niên vụ trước. Mức tiêu thụ cà phê toàn cầu ước đạt 132,5 triệu bao, tăng nhẹ 1% so với năm ngoái.

    [​IMG]
    Giá cà phê thế giới trong tháng 2 tiếp tục lập kỷ lục theo xu thế tăng của tháng 1. Chỉ số giá tổng hợp ICO tăng từ 197,35 US cents/lb trong tháng 1 lên 216,03 US cents/lb trong tháng 2, tương đương mức tăng 9,5%. Đây là mức cao kỷ lục kể từ tháng 6 năm 1977. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá tổng hợp của ICO trong tháng 2 đã tăng 75,1%.

    Theo Hiệp hội Cà phê quốc gia Mỹ, giá cà phê tăng mạnh trong thời gian qua chủ yếu là do hoạt động đầu cơ. Cơ quan này cho rằng giá cà phê đã cao hơn 50% so với giá trị thực và sắp tới giá phải giảm xuống. Indonesia đang bước vào vụ thu hoạch chính của năm 2011 làm tăng nguồn cung vì vậy giá cà phê được dự báo sẽ giảm xuống.

    Theo dự báo của ICO, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2010/2011 sẽ đạt khoảng 18,4 triệu bao, tăng nhẹ 1,3% so với niên vụ trước. Nhu cầu tiêu thụ về mặt hàng cà phê trong nước đạt gần 1,58 triệu bao trong năm 2010, tăng 375 ngàn bao so với mức tiêu thụ của năm 2009.

    Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2011 đạt 289,6 nghìn tấn, trị giá 585,9 triệu USD, tăng lần lượt 33% về lượng và 90% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010.

    Giá cà phê trong nước có xu hướng đi lên và đã tăng gấp đôi trong vòng một năm qua. Ngày 26/3, giá cà phê tại Đắc Lắc đạt mức 47.600 đồng/kg, tăng 27,3 % so với mức giá hồi đầu năm nay. Giá cà phê robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, FOB-HCM đạt 2.340 USD/tấn vào ngày 26/3, tăng 21% so với mức giá xuất khẩu hồi đầu năm nay.

    Dẫn lời ông Đoàn Triệu Nhạn, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, bản tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, giá cà phê đang đi theo chu kỳ 5 năm lên, 5 năm xuống. Hiện nay, cà phê đang ở trong chu kỳ giá lên. Tuy nhiên, đến khi các nhà rang xay đã mua được đủ lượng hàng dự trữ thì họ cũng không cần mua nữa, và giá cà phê khi đó sẽ chững lại.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, khối lượng xuất khẩu cà phê của năm 2011 ước đạt hơn 1,2 triệu tấn với trị giá hơn 2,6 tỷ USD, tiếp tục điều chỉnh tăng về giá trị xuất khẩu so với các dự báo đưa ra vào cuối năm 2010 (dự kiến đạt hơn 2 tỷ USD).

    Nguồn: NDHMoney

Chia sẻ trang này