khẩn: Nhà cái đã và đang chuẩn bị nguồn lực chiến đấu...???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kiemtienvungday, 08/11/2011.

2519 người đang online, trong đó có 31 thành viên. 02:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1011 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. kiemtienvungday

    kiemtienvungday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    1.836
    Ai có nguyện vọng làm broker vào xem ngay

    Chẳng nhẽ cuối năm lại có sóng ????[r2)]
    Thứ 3, 08/11/2011, 12:29
    CTCK "săn" nhân sự, đón thời cơ










    [​IMG]
    Sự sụt giảm của TTCK trong thời gian qua không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của hầu hết CTCK mà còn làm đình trệ các nghiệp vụ khác như tư vấn, môi giới, bảo lãnh phát hành.
    Tái cơ cấu đội ngũ nhân sự, chuẩn bị nhân lực tốt cho những bước phát triển tiếp theo đang là hướng đi mới của nhiều CTCK.
    Thời gian gần đây, nhiều CTCK thông báo tuyển dụng nhân sự, mà tập trung ở vị trí môi giới, có thể kể đến như CTCK Tân Việt (TVSI), CTCK Hòa Bình (HBS), CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS), CTCK An Phát (APG)… Tại sao, trong bối cảnh thị trường trầm lắng, nhiều nhà đầu tư mất niềm tin, xa rời thị trường, nhiều CTCK đang phải cắt giảm nhân sự thì vẫn có nhiều công ty khác lại bổ sung lực lượng?
    Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc TVSI, TTCK đang có diễn biến không thuận lợi, nhưng ở khía cạnh nào đó, đây cũng là dịp để CTCK tìm kiếm và sàng lọc lại đội ngũ nhân sự để chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo. Hơn nữa, thị trường trầm lắng trong suốt thời gian dài, nhiều nhân viên môi giới chứng khoán (broker) vì không chịu được áp lực đã tự ra đi, chuyển sang CTCK khác hoặc chuyển sang lĩnh vực khác…, tạo ra nhiều ghế trống dành cho các ứng viên mới. "Nếu nhìn xa hơn thì khả năng nhiều CTCK sẽ phải đóng cửa chính là cơ hội phát triển cho những công ty còn trụ lại được. Khả năng "săn" được người tài đang thuộc về các CTCK chưa chịu nhiều áp lực tài chính ", ông Dũng nói.
    Tương tự như TVSI, CTCK Hòa Bình cũng coi đây là thời điểm Công ty cần tập trung phát triển, đào tạo nhân sự, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên. Trong thời gian qua, trong khi các CTCK khác cắt giảm nguồn nhân lực thì HBS lại muốn mở rộng thêm. HBS cũng cho rằng, đây là thời điểm thuận lợi để Công ty tuyển chọn được nhân sự chất lượng cao, có kinh nghiệm với mức chi phí hợp lý hơn.
    Tuy nhiên, một điều dễ nhìn thấy là chiến lược tuyển dụng của các CTCK đã khác trước rất nhiều. Nếu như trước đây, việc tuyển chọn ứng viên cho các vị trí từ cấp cao đến bình thường diễn ra hết sức gấp gáp, nhằm đảm bảo về mặt số lượng, kéo theo không ít bất cập về trình độ, kinh nghiệm, ứng xử… của đội ngũ nhân sự chứng khoán thì hiện nay, các CTCK đang chú trọng tới chất lượng của đội ngũ được tuyển dụng.
    Lãnh đạo APG cho rằng, thị trường sẽ có lúc thịnh vượng trở lại, lúc khó khăn chính là thời điểm để Công ty tập trung phát triển con người. APG vẫn đang "rộng cửa" mời những broker có kinh nghiệm, có mạng lưới khách hàng lớn về làm việc với Công ty. Đây cũng là mong muốn không chỉ của APG mà của hầu hết lãnh đạo các CTCK.

    Trên thực tế, cuộc đua "săn" đầu người vẫn đang âm thầm diễn ra tại nhiều CTCK, tuy không công khai và quyết liệt như giai đoạn năm 2007. Phó giám đốc một CTCK tại Hà Nội cho rằng, trong thời gian qua, dù Công ty không có ý định cắt giảm nhân sự nhưng cũng không giữ chân được nhiều broker vì "không nhiều người coi môi giới chứng khoán là một nghề thực sự". Thực tế, ngành chứng khoán là ngành có sự thay đổi về nhân sự nhiều nhất, từ vị trí nhân viên đến nhân sự cấp cao, nhưng trong đó, broker được coi là đối tượng nhảy việc với tốc độ "chóng mặt".
    Thị trường nhân sự chứng khoán thường chuyển biến theo nhịp đập thị trường. Trong bối cảnh hiện tại, những "người tài" trong ngành chứng khoán có điều kiện "kén chọn" nơi mình sẽ đầu quân. Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững, mang lại dịch vụ tốt nhất cho nhà đầu tư, ngoài chiến lược quản trị và lực lượng lãnh đạo đủ tầm, CTCK phải có sự cải thiện chính sách đãi ngộ với cán bộ, nhân viên, nhằm thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
  2. kiemtienvungday

    kiemtienvungday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    1.836
    Tài chính - ngân hàng
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Kiểu đọc sách Thứ 3, 08/11/2011, 07:49
    Dọn nợ xấu ngân hàng










    [​IMG]
    Để xóa nợ xấu có thể sử dụng tiền từ nguồn dự phòng rủi ro đã trích lập của các NHTM, hoặc các ông chủ nhà băng tự bỏ tiền túi ra và nguồn thứ ba là ngân sách nhà nước.
    Nguyên là Vụ trưởng Vụ Chiến lược (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), từng tham gia xây dựng đề án Tái cơ cấu NH thương mại (TM) trong giai đoạn 2001 - 2005, TS Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, vấn đề quan trọng số một khi tiến hành tái cơ cấu lại hệ thống NHTM là phải tập trung xử lý dứt điểm nợ xấu.
    Phải dọn sạch sẽ bảng cân đối tài sản, giúp các NH hoạt động hiệu quả với chất lượng tài sản cao, trong một hệ thống an toàn, chứ không phải đi xóa sổ các NH nhỏ.
    Tiền đâu để cơ cấu?
    Theo TS Lê Xuân Nghĩa, khi xây dựng đề án Tái cơ cấu NHTM giai đoạn 2001- 2005, nợ xấu cả hệ thống khi đó vào khoảng 23.000 tỉ đồng. Khoản này là quá lớn khi các NH còn non trẻ và trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Không có tiền để xóa nợ, để tái cơ cấu, cuối cùng ngân sách nhà nước phải chấp nhận bỏ ra 19.000 tỉ đồng.
    Còn hiện nay, dù nợ xấu vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng theo thống kê chính thức từ một đơn vị nghiệp vụ của NHNN, con số cũng đã khoảng 75.000 tỉ đồng, trong đó nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tới 47%. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thống kê sơ bộ, nếu hạch toán một cách đầy đủ, nợ xấu chắc chắn còn lớn hơn, thậm chí nếu mở rộng thanh tra rất nhiều khoản nợ xấu thuộc nhóm 4 (nợ nghi ngờ) có thể rơi vào nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn). Rõ ràng, số nợ này sẽ trở thành gánh nặng lớn khi thực hiện tái cơ cấu bởi Nhà nước phải xóa nợ, xử lý dứt điểm để các NH bắt đầu tiến hành tổ chức lại hoạt động kinh doanh.

    Theo TS Nghĩa, thông thường có 3 nguồn có thể sử dụng: thứ nhất nguồn dự phòng rủi ro đã trích lập của các NHTM, thứ hai các ông chủ nhà băng tự bỏ túi ra và nguồn thứ ba là ngân sách nhà nước. Trong đó, nguồn dự phòng rủi ro đã trích lập là chủ chốt. Giai đoạn 2001 - 2005, Chính phủ đã phải sử dụng 3 nguồn này. Nhưng thời điểm đó, trích lập dự phòng rủi ro của các NH quá ít ỏi, các ông chủ nhà băng cũng không có tiền, nên chủ yếu ngân sách phải bỏ ra.
    Bù lại, do lạm phát thấp nên Chính phủ đã phát hành được trái phiếu, tín phiếu đặc biệt, rồi dùng số tiền đó để xóa nợ. Nhưng hiện tại lạm phát cao và dự báo xu hướng giảm chưa rõ ràng, sẽ không thể phát hành trái phiếu, tín phiếu để huy động. Nhưng giai đoạn tới, tiềm lực của các NH đã mạnh hơn trước, nguồn chủ chốt - khoản dự phòng rủi ro của các NHTM khá lớn, cỡ khoảng 20.000 tỉ đồng. Ngoài ra, các ông chủ nhà băng giàu có cũng sẽ phải bỏ tiền ra để tái cấu trúc NH của mình; bên cạnh đó các NH cũng có thể huy động ít nhiều từ thị trường chứng khoán, dù thị trường này đang khá ảm đạm.
    Vừa làm, vừa nuôi dưỡng
    Theo TS Võ Trí Thành - Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, quá trình tái cơ cấu có thể xuất hiện hiện tượng mua bán, hợp nhất, sáp nhập giữa các tổ chức tín dụng, còn việc để phá sản, hay xóa bỏ một NH cực chẳng đã, và nhất định không nên để xảy ra. “Tái cơ cấu phải chấp nhận đau, nhưng phải lựa chọn phương án sao cho ít đau nhất. Cho phá sản một doanh nghiệp (DN) dệt thì dễ, nhưng phá sản một NH lại rất khó. Chúng ta cần phải có nghệ thuật tái cơ cấu NH, cần nguồn lực lớn và những người có đầu óc thực sự để xử lý những vấn đề kỹ thuật”, ông nói.
    Cuộc tái cơ cấu NH nào, theo TS Nghĩa cũng đòi hỏi phải thực hiện nhanh vì nợ nần không thể để lâu. “Không có chuyện tái cơ cấu là nhằm dẹp bỏ các NH nhỏ, bởi ngay cả các NH lớn nhất hiện nay nợ xấu cũng rất đáng lo ngại. Nếu không có nhiều tiền để làm nhanh thì làm từ từ, vừa làm vừa nuôi dưỡng để dần thu hồi nợ trong một giai đoạn nhất định. Đương nhiên không thể kéo dài 5 - 7 năm được mà chỉ khoảng 3 - 4 năm”, ông nói và cho biết, trong giai đoạn 2001 - 2005, phương án này cũng đã được thực thi, tất nhiên phải chấp nhận tốn kém chi phí hơn, còn nếu để phá sản thì toàn bộ số nợ của DN, NH phải gánh chịu hoàn toàn, phát mại được đồng nào thu đồng đó. Phương án này cần phải cân nhắc vì tác động tiêu cực có thể nhiều hơn.
    Không chỉ giải quyết nợ xấu, vấn đề hậu tái cơ cấu cần phải hoạch định và lên kế hoạch rõ ràng thông qua thiết lập lại hệ thống giám sát. “Như đã biết, chúng ta đã rất gian nan khi đưa tỷ lệ nợ xấu từ 14,7% năm 2001, xuống 5% 2005, nhưng từ năm 2006 lại bùng lên. Bởi vậy, cần tập trung chủ yếu vào nợ xấu và hệ thống giám sát rủi ro để không tái lập lại tình trạng này. Phải rà soát lại toàn bộ hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập ở các NHTM, hoạt động có hiệu quả hay không, quy chế thế nào, xử lý rủi ro ra sao; toàn bộ các hoạt động từ kiểm soát giám sát tại chỗ của các NHTM. Tôi nghĩ cơ quan giám sát cũng phải chấn chỉnh lại. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia làm cái gì, Bộ Tài chính, NHNN làm gì phải phân định rõ ràng. Phải có chương trình kế hoạch giám sát, không chỉ trong quá trình tái cơ cấu mà kể cả sau này khi tái cơ cấu kết thúc. Điều đó để đảm bảo rằng nó không lặp lại tình trạng chất lượng tài sản NH thấp như bây giờ”, TS Nghĩa khuyến nghị.
    Theo Anh Vũ
    Thanh niên
  3. chimkotu

    chimkotu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Nhà cái đã tập trung nhân lực và nguồn lực, anh chị e chuẩn bị tham chiến với nhà cái, sắp có sóng chăng????
    "CTCK "săn" nhân sự, đón thời cơ"

    "Thời gian gần đây, nhiều CTCK thông báo tuyển dụng nhân sự, mà tập trung ở vị trí môi giới, có thể kể đến như CTCK Tân Việt (TVSI), CTCK Hòa Bình (HBS), CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS), CTCK An Phát (APG)… Tại sao, trong bối cảnh thị trường trầm lắng, nhiều nhà đầu tư mất niềm tin, xa rời thị trường, nhiều CTCK đang phải cắt giảm nhân sự thì vẫn có nhiều công ty khác lại bổ sung lực lượng?
    Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc TVSI, TTCK đang có diễn biến không thuận lợi, nhưng ở khía cạnh nào đó, đây cũng là dịp để CTCK tìm kiếm và sàng lọc lại đội ngũ nhân sự để chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo."
    http://cafef.vn/20111108122642710CA31/ctck-san-nhan-su-don-thoi-co.chn
  4. mr_arexvn

    mr_arexvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    0
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=)) nhiêu cty ck đang lo hậu sự đó
  5. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    Nó bỏ nhiều thì trống quá phải tuyển mới, có cái gì mà cũng phải lập pịc,......
  6. chimkotu

    chimkotu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/12/2009
    Đã được thích:
    0
    =))=))=)), tâm lý của 1 chym lợn và 1 bìm bịp
  7. quocgm

    quocgm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    0

    hi hi... làm như cỡ SSI nó kg có chính sách giữ môi giới có nhiều khách hàng ngon vậy
  8. nguoituyetquoc

    nguoituyetquoc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/05/2011
    Đã được thích:
    814
    Chính xác. Một số nhân tài nằm trong công ty sắp phá sản đánh tiếng ra đi. Các công ty ngon lên tiếng kéo về. Em là một trong số đó nè....:p:p:p (ặc...em đi ói đây!)
  9. quocgm

    quocgm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    0
    =))=))=))=))
  10. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    Cầm có tý cổ mà bấu víu vào mấy cái giời ơi đất hỡi,......vãi lọ với mấy chú trên F này,............

Chia sẻ trang này