Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt cho vay BĐS và chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duyetdaigia, 17/11/2011.

3138 người đang online, trong đó có 79 thành viên. 01:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 446 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. duyetdaigia

    duyetdaigia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    540
    Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt cho vay BĐS và chứng khoán

    (NDHMoney) Thủ tướng yêu cầu NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán, kiểm soát nợ xấu…
    [​IMG]
    >> NHNN 'bật đèn xanh' cho 4 nhóm bất động sản được cho vay vốn
    Ngày 16/11, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 2051/CT-TTg yêu cầu tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả, thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012.

    Liên quan đến chính sách tiền tệ, tín dụng, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt, đi đôi với sử dụng có hiệu quả các công cụ lãi suất, tỷ giá để ổn định thị trường tiền tệ.

    Đồng thời điều hành lượng tiền cung ứng hợp lý nhằm bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, nhất là vốn cho những doanh nghiệp có năng lực sản xuất, có thị trường và tiêu thụ được sản phẩm.

    Bên cạnh đó cần kiểm soát tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và phát triển sản xuất, kinh doanh.

    Cùng với đó phải chủ động áp dụng các giải pháp mạnh, hiệu quả để kiểm soát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng không để biến động lớn; từng bước giảm lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất về mức phù hợp với mục tiêu và yêu cầu thực tế của sản xuất; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh ngoại tệ, vàng trái pháp luật gây mất ổn định thị trường.

    Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán, kiểm soát nợ xấu, kịp thời có biện pháp điều tiết, hỗ trợ khi cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.


    Link: http://ndhmoney.vn/web/guest/s26/-/...cau-kiem-soat-chat-cho-vay-bđs-va-chung-khoan
  2. long701

    long701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2011
    Đã được thích:
    34
  3. duyetdaigia

    duyetdaigia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    540
    Nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục “chết” vì lãi suất và lạm phát

    [​IMG]NGUYÊN HÀ
    16/11/2011 09:37 (GMT+7)
    [​IMG]Đại biểu Quốc hội Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư U&I - Ảnh: Hải Hà.
    [​IMG]E-mail[​IMG]Bản để in[​IMG]Cỡ chữ[​IMG]Chia sẻ:[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (0)

    “Từ năm 1988, khi tôi bắt đầu làm kinh doanh, cá nhân tôi chưa bao giờ thấy tình hình của các doanh nghiệp xấu như bây giờ”, bên hành lang kỳ họp thứ hai của Quốc hội, đại biểu Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư U&I không giấu được vẻ bi quan trong câu chuyện với VnEconomy.

    Thưa ông, theo thông tin ông đã phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội được truyền hình trực tiếp thì đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ở trong tình trạng dở sống, dở chết. Nếu không có thêm các hỗ trợ tích cực hơn, thì có thể phần lớn số doanh nghiệp này sẽ không còn tồn tại sau một năm nữa với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho cả nền kinh tế. Vậy những quyết sách lớn khi Quốc hội thông qua các nghị quyết về kế hoạch kinh tế xã hội và ngân sách vừa qua đã thể hiện sự hỗ trợ tích cực như ông mong đợi hay chưa?

    Nếu hai vấn đề chính là lãi suất và lạm phát không giảm được thì doanh nghiệp cũng “đầu hàng”. Mặc dù vẫn thuộc tầm vĩ mô nhưng lãi suất không phải là việc của Quốc hội. Còn với lạm phát thì Quốc hội đã quyết cho năm sau dưới 10%. Vấn đề đặt ra là nếu năm sau không thực hiện được ở mức này thì Quốc hội có thể làm gì?

    Năm ngoái Quốc hội đã biểu quyết lạm phát năm nay không quá 7%, nhưng rồi thực tế đã lên trên 17%. Tôi tin là các đại biểu Quốc hội đều áy náy và cảm thấy có trách nhiệm. Nhưng tôi chưa nhìn thấy cách xử lý trách nhiệm này.

    Vì thế mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục lo lắng và bi quan. Lãi suất vẫn chưa xuống như kỳ vọng. Lũ lụt tại Thái Lan có thể thể kéo giá lúa trong nước tăng. Lương mới lại là một áp lực khác. Nếu lạm phát không dưới 10% thì nhiều doanh nghiệp sẽ “chết”. Tình hình như vậy đấy.

    Có thể lấy một mốc thời gian nào để so sánh về khó khăn của doanh nghiệp hiện nay không, thưa ông?

    Từ năm 1988, khi tôi bắt đầu làm kinh doanh, cá nhân tôi chưa bao giờ thấy tình hình của các doanh nghiệp xấu như bây giờ. Vừa rồi tôi đi thăm rất nhiều doanh nghiệp thì thấy với áp lực lãi suất cao, chi phí đầu vào tăng, tiêu thụ giảm, giá bán không tăng họ đã “ngộp”. Sau khi tăng lương tối thiểu thì họ càng khó thêm, và bắt đầu lỗ.

    Tôi nhìn thấy họ sắp chết mà không biết có cách nào để cứu họ. Làm sao các doanh nghiệp trong nước đang vay vốn với lãi suất cao ngất so được với các doanh nghiệp nước ngoài đang vay vốn với lãi suất thấp được?

    Liệu có con số nào cụ thể hơn để minh chứng cho nhận định của ông?

    Tôi không có điều kiện điều tra chính quy. Nhưng nếu chỉ nhìn vào các doanh nghiệp đồ gỗ ở Bình Dương (ông Tín là đại biểu Quốc hội đoàn Bình Dương - PV), nơi xuất khẩu nhiều đồ gỗ nhất nước, thì theo quan sát của tôi, họ đã lỗ từ tháng 7 năm nay và hơn 30% ngừng hoạt động vì càng làm càng lỗ. Ít nhất tôi đã thấy hàng trăm doanh nghiệp như vậy.

    Lần đầu tiên tôi thấy các doanh nghiệp khổ sở như vậy. Và điều có thể hình dung được là nếu tình hình tiếp tục xấu như thế thì tài sản mà họ đã bỏ công sức gây dựng bao nhiêu năm sẽ thuộc về ngân hàng. Đến lượt mình các ngân hàng sẽ bán những tài sản này cho những người có đồng vốn rẻ hơn. Mọi giá trị vô hình đứng đằng sau các tài sản đó sẽ biến mất.

    Điều này cũng đồng nghĩa với việc một phần năng lực sản xuất của doanh nghiệp dân doanh trong nước, thành phần chính tạo việc làm, sẽ rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.

    Doanh nghiệp bỏ tiền và công sức ra làm ăn. Cuối cùng không thể trụ được, không làm chủ được nữa phải chấp nhận đi làm thuê thôi chứ có cách nào khác được hả bạn. Hậu quả là như thế, còn giải pháp là thế nào thì phải trông chờ vào Chính phủ thôi.

    Trong bài phát biểu trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp này, Thủ tướng đã khẳng định sẽ bảo đảm vốn cho sản xuất, giữ mặt bằng lãi suất hợp lý?

    Tôi chỉ mong điều này sớm trở thành hiện thực. Tôi vẫn chưa thấy doanh nghiệp có thể tìm ra nguồn vay với lãi suất dưới 17%. Thực tế là thế.

    Với lạm phát thì như ông đã nói là thực tế khác xa với con số Quốc hội đã biểu quyết nhưng rất khó quy trách nhiệm vì chưa có tiền lệ. Nhưng làm sao có thể có tiền lệ nếu như không có lần đầu tiên?

    Tôi tin không chỉ mình tôi mà cũng sẽ có đại biểu khác suy nghĩ về vấn đề này. Tuy nhiên chắc rằng mọi người đều cảm thấy Chính phủ đang có quá nhiều việc cần phải tập trung giải quyết nên không muốn “đổ dầu vào lửa”.

    Cá nhân tôi cũng thấy Chính phủ đang hết sức cố gắng, nên chỉ muốn nói để các anh hiểu thực chất khó khăn của doanh nghiệp. Còn nếu tình hình sắp tới tệ hơn, doanh nghiệp không còn đường sống nữa thì sẽ phải tính tiếp. Còn ngay lúc này thì bàn về trách nhiệm chỉ làm nặng đầu thêm thôi.

    Nhưng mà lúc này thì đại biểu - doanh nhân không thể chỉ đứng nhìn và cùng “than khó” với doanh nghiệp?

    Theo bạn thì mình nên làm gì?

    Đại biểu có thể nêu ý kiến thì tôi đã nêu rồi, có thế nào phản ánh đúng như thế đó.

    Đại biểu có trách nhiệm hình thành giải pháp không? Có. Nhưng đại biểu Quốc hội không phải là người thực hiện giải pháp.

    Thế còn ý kiến của đại biểu, của doanh nghiệp và các chuyên gia có đến tai người có trách nhiệm không? Có, chắc chắn. Với cương vị Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, tôi đã phát biểu tại nhiều diễn đàn, vẫn theo đuổi, vẫn nêu ý kiến, nhưng để hình thành chính sách rõ ràng có thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hay không thì tôi có thể nói thẳng là ngoài khả năng của chúng tôi.

    Việc đó cần trí tuệ tổng hợp và sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chứ một vài bộ trưởng cũng không làm được.

    Bên cạnh nêu ý kiến tại các phiên thảo luận thì đại biểu còn có quyền chất vấn và cử tri rất mong đại biểu theo đến cùng vấn đề chất vấn?

    Tôi vẫn chất vấn chứ, cả bằng thư và có những cuộc làm việc riêng. Như tôi đã nói, tôi cảm thấy các bộ trưởng rất có trách nhiệm và rất chịu khó tìm cách xử lý vấn đề. Nhưng được hay không thì không ai dám nói trước. Bây giờ tôi đang chờ xem tình hình có khá hơn không, chứ cứ như thế này thì năm nay khối doanh nghiệp không có Tết.

    Nói đi nói lại thì ông vẫn rất hết sức sốt ruột chờ một chiếc phao cứu sinh, dù là rất mong manh cho cộng đồng doanh nghiệp?

    Doanh nghiệp tôi cũng phải đi vay vốn, song vẫn tồn tại được. Nhưng nhìn thực tế thấy tội anh em lắm. Ngay cả Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cũng phải đau đớn nhìn đống hàng tồn kho mà đâu có làm gì được. Số hàng tồn kho đó cũng đang phải chịu lãi suất cao.

    Trong Quốc hội kỳ này có tới 38 doanh nhân, ngay từ đầu kỳ họp đã tổ chức gặp mặt rồi, vậy lúc này sức mạnh tập thể được tập hợp thế nào, thưa ông?

    Mới gặp gỡ một lần thôi. Lần đó có xác định là sẽ gặp gỡ thường xuyên hơn nhưng chưa thấy thêm lần nào. Vì thế cũng chưa có sự liên kết gì. Tôi nghĩ nếu tổ chức tốt thì cũng có thể đại diện cộng đồng doanh nghiệp xử lý một số vấn đề trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

    Riêng đại biểu đang là hội viên của Hội Doanh nhân trẻ thì có 6 người. Trong hội chúng tôi đã có khá nhiều các cuộc tiếp xúc và làm việc với các bộ trưởng. Nói hết rồi nhưng để hình thành giải pháp thì ngoài tầm của tôi, đấy là tôi nói rất thật.

    Trên diễn đàn Quốc hội tôi luôn thể hiện chính kiến của mình, nhưng đó là tiếng nói độc lập của cá nhân một đại biểu thôi.

    Như chuyện tôi đặt vấn đề cần có chỉ tiêu về chỉ số hài lòng của người dân. Mong muốn của mình là vậy, và có thể nhiều đại biểu khác cũng muốn đề xuất các chỉ tiêu ngoài những chỉ tiêu mà Quốc hội vẫn thường biểu quyết. Nhưng không thể yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ý kiến của thiểu số ra để biểu quyết được.

    Vâng, nhưng nói như Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc thì cho dù chỉ là ý kiến của một đại biểu thì cũng cần được tiếp thu và giải trình. Ví dụ rất cụ thể là Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đề nghị dành số tiền có thể tăng thu từ dầu khí để đầu tư cho giao thông và ý kiến này được giải trình khi Quốc hội thông qua dự toán ngân sách năm 2012. Ở nghị trường thì Bộ trưởng Thăng và ông đều là đại biểu và phát biểu với tư cách cá nhân mà?

    Tôi xin không có ý kiến về câu hỏi này của bạn.

    Vậy xin được nói tiếp về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Không phải trong ngắn hạn, song quá trình tái cơ cấu nền kinh tế được hy vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội bền vững hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên thì như một số vị đại biểu đã nhận xét, việc này nói nhanh nhưng làm chậm, ông có cùng quan điểm?

    Tôi cũng có cùng nhận xét như vậy. Đây là việc cần phải làm từ lâu rồi. Cũng đã có nhiều ý kiến đề nghị nhưng quá trình đi đến kết luận như vậy mất rất nhiều thời gian.

    Điển hình nhất là tái cơ cấu đầu tư công thì 2007 tôi mới tham gia Quốc hội khóa 12 đã thấy nói rồi. Việc thực hiện quá chậm là điều đáng tiếc. Cũng mong từ đây trở đi thì những việc quan trọng như vậy sẽ được xử lý nhanh hơn.

    Sự “quá chậm” như ông nhận xét có trách nhiệm của cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội không, thưa ông?

    Chắc chắn là có.
    Link: http://vneconomy.vn/201111160820323...-se-tiep-tuc-chet-vi-lai-suat-va-lam-phat.htm


  4. kiemtienvungday

    kiemtienvungday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    1.836
    Lần này khẳng định rằng lực lượng anh Tam đã rất khoẻ, thách thức mọi đối thủ rồi
  5. duyetdaigia

    duyetdaigia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    540
    Nhục mặt thật, đặt ra mục tiêu lạm phát 7%, vậy mà nó vọt gấp 3 lần.
    Toàn bọn bán H2O
  6. ngaymoiden

    ngaymoiden Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2011
    Đã được thích:
    0
    hom nay mua duoc chưa nhỉ
  7. nongvandan

    nongvandan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Rất trùng với nhận định của nhiều chuyên gia. Với tình trạng bê bối hiện tại, không thể nới lỏng tín dụng cho hai lĩnh vực này. Người làm CT mà đã phải tự thú bằng cụm từ "kiên quyết bình ổn" thì đủ biết rằng phần chìm của tảng băng nó bung bét cỡ nào!
  8. duyetdaigia

    duyetdaigia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    540
    Sức lan tỏa vụ kiện Vinashin ‘sẽ rất lớn’


    Cập nhật: 14:14 GMT - thứ tư, 16 tháng 11, 2011



    [​IMG]Vinashin có hàng chục tổng công ty là công ty con đầu tư vào ngành không phải đóng tàu


    Một trong các kinh tế gia hàng đầu tại Việt Nam cảnh báo hệ lụy lớn trong vụ Vinashin nếu chủ nợ thắng kiện.
    Ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Quản lý kinh tế Trung ương, cảnh báo điều ông gọi là “sức lan tỏa của vụ kiện sẽ rất lớn”.
    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan





    Ông Thành nói “khả năng họ (chủ nợ) sẽ thắng” sẽ làm cho chỉ số tín nhiệm về nợ của Chính phủ Việt Nam bị giảm xuống.
    Chính phủ “sẽ khó đi vay trên thị trường tín dụng quốc tế hoặc đi vay được nhưng sẽ chịu lãi suất cao”.
    “Dù đây là Bấmkhoản tiền không có bảo lãnh của Chính phủ, nghĩa là Chính phủ không phải trả thay, nhưng Chính phủ phải bằng cách này hay cách khác, ví dụ cho Vinashin tạm ứng (vay) để trả nợ”.
    “Song, khi đó, Chính phủ phải công khai, minh bạch cho Quốc hội và nhân dân được biết”, ông Thành được báo chí trong nước trích dẫn.
    Khuyến cáo của ông Thành được đưa ra dường như ngược chiều với quan điểm của Chính phủ Việt Nam khi Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh được trích dẫn nói điều ông gọi là “Vinashin tự vay thì tập đoàn sẽ phải tự trả”.
    “Chính phủ không trả nợ thay cho Vinashin”, ông Ninh nói thêm.
    "Chưa cập nhật"
    Trong khi đó Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói với báo chí trong nước rằng “Chính phủ vừa có báo cáo cụ thể đến Quốc hội về tình hình của Vinashin, còn việc Vinashin bị công ty nước ngoài kiện thì cá nhân tôi chưa cập nhật”.
    Ông Huệ hiện chưa tiết lộ cụ thể về phương án xử lý.
    "Chuyện nợ nần tranh chấp xảy ra là rất bình thường."
    Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội






    Vụ bê bối Vinashin được hâm nóng lại tại Việt Nam sau khi truyền thông trong nước đồng loạt chạy tin trích lại của BấmBBC Việt ngữ đã đưa ngày 08/11/2011 về việc tập đoàn này và 21 công ty con bị khởi kiện tại tòa ở London.
    Giới chức tại tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm, nơi nhận và mở hồ sơ vụ kiện đầu tháng 11, nói với BBC Việt ngữ sáng ngày 16/11 rằng nội dung đơn kiện vẫn đang ở dạng được giữ kín và sẽ được công bố chi tiết trong nay mai.
    Xét về tiếng nói từ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội - Nguyễn Đức Kiên được VnExpress trích dẫn nói “chuyện Vinashin bị kiện không bất ngờ cả bởi trong kinh doanh, chuyện nợ nần tranh chấp xảy ra là rất bình thường”.
    “Về nguyên tắc, Vinashin nợ 600 triệu đôla thì tập đoàn sẽ phải có trách nhiệm trả nợ, không ai có thể trả thay”.
    “Trong các công ty con của Vinashin, doanh nghiệp nào vay thì đơn vị ấy phải chịu trách nhiệm đàm phán với đối tác để trả nợ”, ông Kiên nói.
    Khoảng thờii gian này năm ngoái, Quốc hội Việt Nam bác bỏ đề nghị lập ủy ban điều tra Vinashin, viện dẫn đề xuất "đúng pháp luật" của đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết là "chưa cần thiết".
    Vinashin, tập đoàn bên bờ vực phá sản, đã và đang được tái cơ cấu theo hướng chuyển một số tài sản, dự án của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines).
    Mới đây chín quan chức cao cấp của Vinashin bị đề nghị truy tố vào tháng Chín năm nay sau khi ******* Việt Nam mô tả là đã hoàn tất điều tra giai đoạn một.
    BấmBộ Chính trị ********************** hồi tháng Tám năm 2010 đưa ra một số kết luận về vụ Vinashin nhằm khắc phục điều họ gọi là "lòng tin trong dân" và những tác động tiêu cực đến "ổn định chính trị".

  9. daigia_dong

    daigia_dong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2010
    Đã được thích:
    1.095
    ổn định kt vĩ mô,,,bảo đảm an sinh xã hội,,,chỉ biết nói vậy thôi,,,chứ làm được gì đâu,,,,chán vải...
  10. ChungkhoanIT

    ChungkhoanIT Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Đã được thích:
    14
    TT nói tái cơ cấu nền kinh tế và con gái TT nghiêm túc thực hiện bằng cách mua nhiều cơ sở kinh tế với giá hàng trăm tỷ VNĐ :(

Chia sẻ trang này