1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cảnh báo các bác ở Hà Nội đi xe buýt: Phanh (thắng) xe buýt được làm tạm bằng cọng thép và clê. Oh m

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi lehero, 29/11/2011.

3377 người đang online, trong đó có 79 thành viên. 01:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2342 lượt đọc và 33 bài trả lời
  1. lehero Thành viên rất tích cực

    Thế này mà Bộ trưởng GTVT đòi tất cả CBNV phải đi xe buýt à? Nếu thế thì có ngày "đi" hết nhân tài của Bộ GTVT còn đâu.
    Phải nói các bác tài đã phát minh ra tối kiến "có một không hai" trên thế giới, có thể đưa vào sử sách cho muôn đời.
    Lưu ý: Một xe buýt HN chứa cỡ chừng 80 -100 người là bình thường.
    ^:)^^:)^^:)^

    http://bee.net.vn/channel/4461/201111/im-lang-khi-phanh-xe-bus-buoc-bang-day-thep-1818067/

    Im lặng khi phanh xe bus buộc bằng dây thép?

    29/11/2011 09:02:06
    [​IMG]- Thay cho việc sửa chữa phanh xe một cách chuyên nghiệp người ta dùng dây thép buộc chiếc clê gá vào thay cho một chiếc vít chuyên dụng; tại một nơi chiếc clê như vậy còn ở vị trí; một chiếc khác ở vị trí một bánh xe khác đã bị rơi chỉ còn trơ đoạn dây thép mỏng manh; ở hai vị trí khác người ta còn buộc bằng dây cao su!

    Ngày 22/11/2011 chiếc xe bus số 48 mất phanh lao vào gốc cây sấu ở đường Hai Bà Trưng gần bệnh viện Việt Nam Cu Ba.

    Rồi VTV1 chiếu cảnh một chiếc xe bus (có lẽ số 32 chạy tuyến Bến xe Giáp Bát – Nhổn) gặp nạn mà nguyên nhân là xe mất phanh (thắng). Đoạn video ấy được chiếu lại trong chương trình thời sự tối 28/11/2011 của VTV1 sau hội nghị về an toàn giao thông toàn quốc do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
    [​IMG]
    Xe buýt mất lái lao vào gốc cây bên đường. Ảnh VnExpress
    Người lái xe cho phóng viên chui xuống gầm xe để có thể ghi lại cảnh tượng kỳ lạ: thay cho việc sửa chữa phanh xe một cách chuyên nghiệp người ta dùng dây thép buộc chiếc clê gá vào thay cho một chiếc vít chuyên dụng; tại một nơi chiếc clê như vậy còn ở vị trí; một chiếc khác ở vị trí một bánh xe khác đã bị rơi chỉ còn trơ đoạn dây thép mỏng manh; ở hai vị trí khác người ta còn buộc bằng dây cao su!


    Đấy là một sự vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật không thể chấp nhận được. Sự cẩu thả như vậy có thể gây ra tai nạn chết người. Điều không thể hiểu được, theo lời lái xe, là anh ta đã biết trước như vậy, đã báo cáo lên lãnh đạo công ty, và người ta bảo anh vì không có phụ tùng thay thế nên đành lưu hành xe trong tình trạng hết sức không an toàn như vậy. Có quy định nào cho phép bác tài từ chối lái chiếc xe như vậy? Nếu chưa có phải bổ sung ngay.

    Việc xác định người đã sửa chiếc xe này chắc chắn không khó, việc tìm ra người phụ trách kỹ thuật của đội xe và lãnh đạo công ty cũng khó. Rất tiếc phóng sự không phỏng vấn những người ấy.

    Và điều đáng ngạc nhiên hơn là không hề thấy phản hồi gì của ông giám đốc sở giao thông Hà Nội, của lãnh đạo cơ quan đã đăng kiểm chiếc xe này.

    Sau phiên chất vấn rất sôi nổi ở Quốc Hội, không rõ ông Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, ông Chủ tịch Thành Phố Hà Nội có xem đoạn phóng sự này không? Và các ông đã có chỉ đạo gì cho các cơ quan chức năng dưới quyền xem xét cụ thể vụ việc này? Hay đây chỉ là một vụ việc nhỏ mà các ông không cần quan tâm?

    Cần quy trách nhiệm cá nhân đối với người đã quyết định cách làm ăn dối trá, “tiết kiệm chi phí” đến tối đa như vậy; cần quy trách nhiệm cá nhân đối với vị lãnh đạo công ty đã nhận được báo cáo từ lái xe nhưng vẫn không xử lý một cách thích đáng; cần quy trách nhiệm cá nhân đối với lãnh đạo cơ quan đăng kiểm đã đăng kiểm chiếc xe này và buộc cơ quan đăng kiểm phải sửa đổi, hoàn thiện quy trình đăng kiểm cho chặt chẽ.

    Các vị có thể coi đây là một vụ việc nhỏ. Có thể vậy. Nhưng vụ việc nhỏ có thể gây chết người! Có thể gây tai nạn giao thông nghiêm trọng! Hãy làm những việc cụ thể, dù là nhỏ, để dân chúng được biết hơn là nói những lời hoa mỹ và lờ những chuyện nhỏ nhưng khủng khiếp như thế này.
    Năm 2012 là năm an toàn giao thông, hãy bắt đầu trước một tháng và làm rõ vụ này để làm gương. Hay lại sẽ là sự im lặng đáng sợ? An toàn giao thông bắt đầu từ các việc cụ thể, không có cái an toàn giao thông trừu tượng.
    Nguyễn Quang A
  2. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    17
    Thế này mới kinh chứ. Bác Thăng mà đọc bài này cho các bác lãnh đạo công ty xe buýt thăng hết.

    http://bee.net.vn/channel/1987/2011...NV-van-thuc-hien-tot-viec-di-xe-buyt-1818059/

    Bộ trưởng Thăng: CBNV vẫn thực hiện tốt việc đi xe buýt

    29/11/2011 07:54:35
    [​IMG] - "Việc thực hiện đi xe buýt của cán bộ nhân viên Bộ vẫn được thực hiện tốt”. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết khi được hỏi về việc thực hiện công văn hỏa tốc 6323/BGTVT-VT.
    Trả lời báo chí bên lề Hội nghị Triển khai công tác trật tự an toàn giao thông năm 2012 (ngày 28/11/2011), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết: [​IMG]
    Bộ trưởng Đinh La Thăng: Gần đây có tờ báo nói nhân viên Bộ không đi xe buýt là chưa đúng. (nguồn ảnh internet)

    "Việc thực hiện đi xe buýt của cán bộ nhân viên Bộ vẫn được thực hiện tốt. Phóng viên viết bài báo đấy chứng tỏ chưa đi xe buýt bao giờ. Nếu đã đi xe buýt, phóng viên phải biết là xe buýt có nhiều tuyến khác nhau, mỗi tuyến sẽ có những điểm đỗ khác nhau để hành khách tự xuống, chứ không phải tất cả xe buýt đều phải đi đến cửa Bộ mới dừng lại". Bộ trưởng Thăng thẳng thắn nói.

    Để lý giải về việc một tờ báo cho rằng nhân viên Bộ không đi xe buýt, Bộ trưởng cho rằng: Không phải ai đi xe buýt cứ đến cửa Bộ rồi mới xuống, một số phóng viên đến cửa Bộ không thấy ai xuống bến xe buýt gần đó lại bảo là nhân viên không đi như vậy là rất vô lý".

    "Tôi đi làm bằng xe buýt thường đi xe số 30 hoặc 34 từ bến xe Mỹ Đình, để đến trụ sở Bộ phải xuống đầu Khâm Thiên hoặc gần hơn nữa là điểm Nguyễn Thái Học - Phan Bội Châu, rồi tôi phải đi bộ vào cơ quan. Mỗi tuyến xe buýt khác nhau có điểm dừng khác nhau, người đi xe sẽ tự chọn điểm xuống gần nhất. Giờ phóng viên đến cửa Bộ lại bảo là nhân viên không đi vì không thấy ai xuống bến xe buýt gần đó là rất vô lý". Bộ trưởng Thăng chia sẻ thêm.

    Bộ trưởng Thăng cho rằng: "Đâu phải là hết giờ làm người ta đều về đâu, mà nhiều người còn ở lại làm hết việc rồi mới về, với nhiều giờ khác nhau. Nếu chỉ đến vào giờ đi làm và giờ tan tâm là không khách quan. Phóng viên phản ánh phải khách quan, phải đúng."

    "Hôm trước đọc tờ báo đấy tôi rất bức xúc". Bộ trưởng Thăng chia sẻ.

    Trước đó, ngày 25/11/2011, một tờ báo điện tử đã đưa tin về việc chấp hành lệnh của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng, yêu cầu các nhân viên đi xe buýt. Theo tở báo này, họ đã cử nhiều phóng viên đến trụ sở Bộ Giao thông Vận tải trong nhiều ngày, để quan sát việc chấp hành lệnh của Bộ trưởng, bằng việc ghi nhận số người ra vào trụ sở Bộ xem họ lên xuống bên xe buýt gần đó như thế nào.

    Sau khi khảo sát tờ báo này nhận định: “Có mặt tại đây ròng rã một tuần, kết quả chúng tôi ghi nhận được là chỉ có duy nhất một người xuống điểm dừng xe buýt trước cổng Bộ rồi đi vào trong Bộ GTVT trong ngày 31/10, còn lại các cán bộ nhân viên đến làm việc và ra về đều đặn bằng phương tiện cá nhân”.

    Để từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc trầm trọng giao thông đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tạo nếp sống văn minh đô thị, ngày 6/10/2011, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã có công văn hỏa tốc số 6323/BGTVT-VT gửi toàn bộ các đơn vị trực thuộc Bộ, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT có trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể yêu cầu cán bộ, nhân viên sử dụng xe buýt đô thị tối thiểu 1 ngày trong 1 tuần.

    Ngọc Tú
  3. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    đi xe buýt còn may đấy bác, đi xe máy mà gặp những con xe buýt thế này thì thôi rồi:-ss
  4. Khongbaogiothua

    Khongbaogiothua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    30
    "Thay cho việc sửa chữa phanh xe một cách chuyên nghiệp người ta dùng dây thép buộc chiếc clê gá vào thay cho một chiếc vít chuyên dụng; tại một nơi chiếc clê như vậy còn ở vị trí; một chiếc khác ở vị trí một bánh xe khác đã bị rơi chỉ còn trơ đoạn dây thép mỏng manh; ở hai vị trí khác người ta còn buộc bằng dây cao su!"

    Việt Nam anh hùng =))=))=))
  5. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    17
    Có số xe luôn nè: 29T-5479 do anh Nguyễn Đình Trường, lái xe Tuyến 32, Xí nghiệp Xe điện, Tổng công ty Vận tải Hà Nội điều khiển.
    http://tintuc.xalo.vn/00-1763852683/Xe_buyt_mat_phanh.html

    Xe buýt... mất phanh

    Theo vtv.vn - 4 giờ trước
    Phanh xe - bộ phận quan trọng nhất để đảm bảo tính an toàn khi xe vận hành. Tuy nhiên, điều này dường như không được chú trọng trong quy trình đảm bảo kỹ thuật an toàn tại một số tuyến xe buýt tại Hà Nội.
    [​IMG]

    Xe buýt mất lái lao vào gốc cây bên đường. Ảnh: VnE
    Chiếc xe 29T-5479 do anh Nguyễn Đình Trường, lái xe Tuyến 32, Xí nghiệp Xe điện, Tổng công ty Vận tải Hà Nội điều khiển về đến bến cuối với một lỗ thủng mới. Đối với anh Trường, hậu quả của vụ tai nạn dường như là một sự tất yếu.
    Đây đã là vụ va quyệt thứ hai trong tháng do phanh kém nên hôm nay anh Trường lại chui vào gầm để kiểm tra. Điều đặc biệt là vật dụng mà anh muốn xem là chiếc cờ lê có còn ở vị trí của nó nữa hay không.
    Lái xe Nguyễn Đình Trường, cho biết: “Đây là dây thép, còn đây là chiếc cờ lê 12 được bẻ cong, người ta buộc vào thay cho bộ phận tăng phanh của xe tôi. Nếu dây thép này bị đứt, cờ lê bị rơi ra thì bộ phận hãm phanh không còn tác dụng nữa”.
    Dây thép, cờ lê bên bánh xe bên lái, còn bánh xe bên phụ, chỉ còn trơ lại sợi thép, chiếc cờ lê đã rơi từ lúc nào… Ở 2 bánh sau, bộ phận này còn được chằng buộc bằng dây chun. “Ở vị trí này khó chẳng buộc được nên người ta dùng dây chun buộc cho dễ”, lái xe Trường nói.
    Những hình ảnh do phóng viên ghi được đã khiến cho các kỹ sư nghiên cứu kỹ thuật ô tô ở Việt Nam cho rằng, đây quả là một “sáng kiến” sửa chữa siêu tiết kiệm. Chiếc cờ lê được chằng buộc tạm bợ đã thay thế cho 1 con êcu chuyên dụng có tính năng tự điều chỉnh ổn định khe hở giữa má phanh và tang phanh.
    Tiến sĩ Đàm Hoàng Phúc, Phó Chủ nhiệm bộ môn Ô tô và Xe chuyên dụng, ĐH Bách khoa HN cho rằng: “Nếu cờ lê rơi ra, cơ cấu này không có cóc hãm, khe hở má phanh sẽ càng lớn lên. Người lái đạp hết hành trình đạp phanh, thì lực phanh sinh ra tại cơ cấu phanh không đủ 100% như thiết kế, do vậy tính năng của phanh giảm đi. Nguy hiểm nhất là khi giảm đi ở 1 bánh xe, chỉ cần 50%, sẽ làm mất quỹ đạo chuyển động của xe, xe sẽ lao sang làn bên kia. Vì vậy sự nguy hiểm không phải là xe không đi hết đường phanh mà gây nên không ổn định trong chuyển động”.
    Trong nghề lái xe, một lần mất phanh có thể phải trả giá bằng tính mạng của nhiều người. Cố buộc chặt lại chiếc cờ lê vào chỗ cũ, lái xe Trường hy vọng, sẽ không còn sự cố nào đã từng xảy ra không chỉ ở chiếc xe 29T-5479.
    “Không chỉ xe tôi mà nhiều xe khác bị tình trạng này, hôm tôi đi xe 29X-7776 bị mất phanh đâm vỡ kính lái. Tôi phát hiện điều này từ năm ngoái, có đề cập rồi nhưng cơ quan bảo không có đồ thay thế, nên cứ cố chạy”, lái xe Nguyễn Đình Trường cho biết thêm.
    Mỗi ngày, khoảng 8 tiếng chiếc xe 29T-5479 được lưu thông trên đường, 3 trong 4 bánh xe của nó có bộ phận điều chỉnh má phanh được chằng buộc bằng sợi thép và dây chun. Không hiểu bằng cách nào những chiếc như thế qua mắt được cơ quan Đăng kiểm. Cho nên, những người đang đi cạnh chiếc xe chẳng thể ngờ, hiểm hoạ có thể xảy ra với họ bất kể khi nào.

    Tác giả : Duy Cường
  6. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    17
    80-100 con người trên xe, người đi xe máy, xe đạp bên dưới có cả ngàn người.
  7. Vietnga79

    Vietnga79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Đã được thích:
    0
    cả xã hội lừa đảo và ăn cắp
    chỉ bao giờ cháy nhà mới lòi chuột còn thực ra chuột ẩn hiện khắp nơi
  8. nongvandan

    nongvandan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Con nghiện tiết canh vịt kia còn chém gió nữa không!? Mở to hai cái mắt không tròng ra!
  9. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    em thấy xe buýt bây giờ đi ẩu lắm bác ạ
  10. saomakhothe

    saomakhothe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Ở VN chỉ vì vài chục ngàn đồng nguời ta sẵn sàng hi sinh tính mạng người khác.
    - Ăn cắp một cái nắp cống
    - Taxi phóng nhanh lạng lách cướp khách
    - "Thiếu kinh phí" thay ốc phanh
    - Ăn bớt sắt thép ở một cái nắp cống để xe đi bị sụt xuống
    - Bê tông cốt tre
    ...
    Nhiều lắm.
    Cái này gọi là suy đồi đạo đức. Chả luật nào quản hết được.
    Xã hội mà người người ăn bớt, nhà nhà làm điêu, gian lận khắp nơi thì các bác biết nó sẽ thế nào rồi
    Kêu làm gì, thúc đẩy nó tiến thêm một bước cho nó chuyển sang giai đoạn mới thì hơn.

Chia sẻ trang này