Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nhất thiết phải vực dậy TTCK Việt Nam>>> hot hay z --Thứ 6, 02/12/20

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi CHUNGLOC, 02/12/2011.

6498 người đang online, trong đó có 675 thành viên. 17:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1288 lượt đọc và 25 bài trả lời
  1. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531
    http://cafef.vn/2011120209433869CA3...inh-nhat-thiet-phai-vuc-day-ttck-viet-nam.chn

    Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nhất thiết phải vực dậy TTCK Việt Nam




    [​IMG]
    Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng định hướng phát triển TTCK 10 năm tới với yêu cầu nhất thiết phải gắn quá trình tái cơ cấu với xây dựng và vực dậy TTCK Việt Nam.
    Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh phát biểu tại lễ kỷ niệm 5 năm hoạt động của Trung tâm Lưu ký chứng khoán ngày 29/11/2011 đã chia sẻ rằng, không phải Chính phủ chỉ dành sự quan tâm phát triển TTCK lúc mới thành lập, mà thực tế, Chính phủ luôn kiên định xây dựng TTCK Việt Nam an toàn, lành mạnh, trở thành kênh huy động vốn, kênh dẫn vốn trong nền kinh tế. Cũng theo Phó Thủ tướng, hiện nay, bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp, khó lường, đã tạo nên những áp lực cho TTCK. Tuy nhiên, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện các mục tiêu lớn như kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và chỉ đạo các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp vực dậy nền kinh tế, trong đó có TTCK.
    Trong mục tiêu chung tái cơ cấu nền kinh tế, thì tái cơ cấu hệ thống tài chính và ngân hàng là hai nhiệm vụ khó khăn nhất. Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng các đề án tái cấu trúc ngành, xây dựng định hướng phát triển TTCK 10 năm tới với yêu cầu nhất thiết phải gắn quá trình tái cơ cấu với xây dựng và vực dậy TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính, UBCK tiếp tục củng cố công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát TTCK để đảm bảo TTCK hoạt động lành mạnh, an toàn.
    Những chỉ đạo từ Chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu vĩ mô và vực dậy TTCK sẽ cần thời gian để thực hiện. Song, với vai trò, sự kiên định xây dựng TTCK và niềm tin TTCK sẽ phát triển từ lãnh đạo Chính phủ đã khích lệ gần 500 lãnh đạo DN tham gia buổi lễ này.
    Trao đổi với ĐTCK bên lề buổi lễ, lãnh đạo nhiều DN chia sẻ rằng, trong bối cảnh TTCK và các DN gặp quá nhiều khó khăn, công chúng đầu tư rời bỏ thị trường, thì quyết tâm phát triển TTCK như Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đã khiến niềm tin bắt đầu được nhen nhóm lại.
    Niềm tin này đang rất cần được tiếp tục nhân lên, để lan tỏa đến cả xã hội bằng việc các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính, sớm triển khai các chỉ đạo của Chính phủ thành những giải pháp thiết thực, vì DN, vì nhà đầu tư và vì thị trường.
    Bước vào tháng cuối cùng của năm 2011, hàng loạt sự kiện lớn đang và sẽ diễn ra trong lòng thị trường. Hội nghị Tổng giám đốc các Sở GDCK ASEAN lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam sẽ không chỉ giúp Việt Nam tiếp tục đàm phán việc kết nối và liên thông TTCK Việt Nam với khu vực, mà còn là cơ hội để tìm kiếm sự quan tâm nhiều hơn từ các dòng vốn nước ngoài.
    Tháng 12, hàng loạt cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính sẽ đi đến bước hướng dẫn chi tiết cuối cùng để bắt đầu có hiệu lực vào năm 2012.
    Tháng 12, chứng chỉ lưu ký toàn cầu - một hình thái hỗ trợ DN huy động vốn - sẽ được triển khai thí điểm, dự kiến sẽ đưa vào áp dụng chung trên thị trường từ quý I năm tới.
    Tháng 12, Đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp dự kiến sẽ được trình Chính phủ và một chuyển động quan trọng hơn, Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán dự kiến sẽ ra mắt vào tháng cuối cùng này.…
    Trước sự thua lỗ quá lớn do giá cổ phiếu suy giảm mạnh, có thể nhiều nhà đầu tư đã không còn quan tâm và không nhận thức đúng những chuyển động căn bản trong ngành. Tuy nhiên, bên cạnh những quyết tâm chính trị nêu trên, thực trạng TTCK rơi xuống ngưỡng 380 điểm đã khiến một số CTCK bắt đầu có chung một nhận định: đáy chứng khoán đang ở rất gần và đây là cơ hội tốt để đầu tư.
    Theo Phạm Oanh
    ĐTCK
  2. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531
    =D>[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  3. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.117
    khà khà .... bác nhanh tay thật ^^
  4. gs350l

    gs350l Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Hết thuốc rồi anh 3 ơi!!
  5. dunglotus

    dunglotus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    1
    sử dụng mệnh lệnh là éo bền. Mọi cái phải giải quyết từ vấn đề nội tại!
  6. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.035
    [​IMG]

    tuần sau tới lấy tiền nhé chủ top [r2)]
  7. Shares_Viva

    Shares_Viva Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2011
    Đã được thích:
    125


    Cách mịa chức của thằng bờ ăng băng huyền = đi...là TT lên ầm ầm...éo phải làm cái j to tát cả...[r2)][r2)][r2)]

    [​IMG]
  8. Vanga

    Vanga Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2011
    Đã được thích:
    12.062
    nhưng sao lại bất ngờ thế... phải để cho BBs nó ăn hàng đã chứ....ko lẽ anh 3 lại cào bằng sân chơi của BBs và nhỏ lẻ sao?
  9. f3l9.com

    f3l9.com Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    159
    " Hội nghị Tổng giám đốc các Sở GDCK ASEAN lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam"... Em thích câu này! :D.. VN mình có truyền thống là hay khoe vẻ bên ngoài mà ;))
  10. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.117
    4 lý do lãi suất có thể hạ trong thời gian tới






    [​IMG]
    Khả năng hạ trần lãi suất “nhạy” hơn ở những dữ kiện được cho là mang tính tín hiệu. Đó là chương trình giảm lãi suất của các NHTM và sự kiện TPCP được vét sạch thay vì "ế" như thời gian vừa qua.
    Nhiều cơ sở để rộ tin đồn hạ trần lãi suất
    Không phải lúc này tin đồn hạ trần lãi suất mới “nóng”, mà nó đã có cả trước thời điểm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu định hướng trước Quốc hội.
    Trung tuần tháng 11/2011, tin đồn hạ trần lãi suất huy động VND từ 14%/năm xuống 12%/năm xuất hiện nhưng không có thông tin kiểm chứng. Nay, một lần nữa nó trở thành chủ đề nóng trong các dòng chảy thông tin những ngày cuối tuần này.
    Những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước ứng xử rất nhanh hoặc lãnh đạo cao cấp của cơ quan này sẵn sàng phản ứng tức thời để trấn áp tin đồn. Nay, việc kiểm chứng trở nên khó khăn, phản ứng kịp thời đó không có. Thông tin chỉ rõ hơn khi đại diện Ngân hàng Nhà nước trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào tối muộn 1/12.
    Từ chiều 30/11 đến ngày 1/12, thị trường xôn xao trước tin đồn như “chắc chắn” trần lãi suất sẽ hạ xuống 12%/năm. Trao đổi với phóng viên, một số phản ứng đặt vấn đề có phải do lãi suất sắp giảm khá mạnh như vậy, giá trị VND bị ảnh hưởng dẫn đến giá vàng tăng đột biến trong sáng 1/12? Hay phản ứng tiếp theo là tỷ giá USD/VND sẽ biến động từ mối liên hệ với lãi suất? Và câu hỏi tiếp theo là nên gửi tiết kiệm, mua vàng hay USD đón trước “con sóng” này, hoặc chí ít là bảo vệ tài sản của mình một cách hợp lý trước điều chỉnh của chính sách?
    Với người trong cuộc là một số lãnh đạo ngân hàng thương mại, tin đồn này được nhìn nhận ở khả năng “cũng có thể”, hoặc “chắc là vậy nhưng nên từ 14% xuống 13%, chứ 12% thì thấp quá”…
    Còn trên thực tế, tin đồn đó có nhiều cơ sở để rộ lên.
    Thứ nhất, quan điểm lãi suất bám sát diễn biến lạm phát được chuyển tiếp giữa hai nhiệm kỳ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quan điểm này được nhiều lần nhấn mạnh trong thời gian gần đây. Và thực tế, từ tháng 9 trở lại đây, tốc độ tăng của lạm phát đã giảm rõ rệt.
    Thứ hai, chiều 24/11, trả lời trước Quốc hội, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng nếu lạm phát tháng 11 vừa qua dưới 1% thì có điều kiện để xem xét hạ trần lãi suất.
    Thứ ba, ngày 29/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, trong đó nhiệm vụ trọng tâm của chính sách tiền tệ là “giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu vào”. Yêu cầu này cũng tiếp tục được nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 khi Thủ tướng nói rằng “nếu không giảm được lãi suất thì coi như chúng ta sẽ thất bại, cả trong tăng trưởng và kiềm chế lạm phát”.
    Thứ tư, với giới đầu tư, khả năng hạ trần lãi suất “nhạy” hơn ở những dữ kiện được cho là mang tính tín hiệu. Đó là chương trình mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hạ lãi suất cho vay 2%/năm so với thông thường đối với một số nhóm đối tượng. Và hiện tượng 2.500 tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đưa ra đấu thầu ngày 30/11 được vét sạch thay vì sự trầy trật của các đợt đấu thầu vừa qua; đáng chú ý là lãi suất thấp hơn 0,2% so với lợi suất trái phiếu cùng kỳ hạn trên thị trường thứ cấp.
    Hiện khả năng hạ trần lãi suất vẫn còn để ngỏ. Nhưng những câu hỏi phía sau đó đang được đặt ra.
    Nếu hạ trần lãi suất huy động, đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho vay, chính sách tiền tệ có nới lỏng hay không? Nếu vậy, có lẽ câu trả lời từ Ngân hàng Nhà nước sẽ là sự “linh hoạt” quen thuộc. Thêm nữa, định hướng tăng trưởng tín dụng trong năm tới sẽ áp ở mức thấp, chỉ khoảng 15% - 17%.
    Ở đây, lại có câu hỏi khác: với giới hạn tín dụng tăng trưởng thấp (chỉ bằng phân nửa so với bình quân những năm 2006 - 2010), liệu lãi suất cho vay có thực sự giảm được rõ rệt không, có mở rộng được không khi nguồn thu từ tín dụng của các nhà băng phải dùng “chất” để bù “lượng”? Hay khi cầu cao, cung giới hạn, giá có được rẻ?
    Và nếu hạ trần lãi suất, cơ chế trần từ một giải pháp hành chính được xem là tình thế trước sự xáo trộn của thị trường tiếp tục trở thành một giải pháp mang tính lâu dài?
    Còn trong hoạt động của hệ thống, cơ chế áp trần lãi suất huy động kéo dài thời gian qua đã triệt tiêu yếu tố cạnh tranh huy động vốn trên thị trường qua lãi suất. Đây cũng là một phần dẫn đến khó khăn thanh khoản của một số ngân hàng vừa qua, khi lượng tiền gửi bị rút để chuyển sang ngân hàng lớn và khó cạnh tranh gọi thêm vốn. Về khó khăn đó, một lãnh đạo ngân hàng nói rằng, cơ chế trần lãi suất như một quả tạ đồng hạng mà nhà tổ chức thi đấu bắt mọi vận động viên phải nâng, bất kể hạng cân khác nhau…
    Và hệ lụy nối tiếp là những bất ổn phát sinh trên thị trường liên ngân hàng thời gian gần đây. Một giá trị lớn của thị trường này đang mất đi là niềm tin, bởi các thành viên đang nghi ngờ lẫn nhau, yêu cầu thế chấp tài sản, cơ chế bảo đảm… đang được áp dụng căng thẳng. Theo đó, cũng dễ hiểu khi lãi suất vàng và ngoại tệ “lạ” nổi sóng, một phần đề đáp ứng nhu cầu phải có tài sản để vào cửa trên liên ngân hàng.
    Ngược lại, nếu tiếp tục áp cơ chế trần, liệu có phải Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục “ép” những ngân hàng “có vấn đề” bằng công cụ này đến gần hơn yêu cầu tái cấu trúc, mà một điểm đến là phải sáp nhập và bị mua lại?
    Theo Minh Đức
    VnEconomy

Chia sẻ trang này