Tái cấu trúc với tư duy quản trị HTX: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bigapple_k33, 16/12/2011.

5866 người đang online, trong đó có 634 thành viên. 22:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6091 lượt đọc và 44 bài trả lời
  1. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    16
    [​IMG]

    Năm 2011 đánh dấu đỉnh điểm của sự bế tắc trong toàn nền kinh tế. Đâu đâu người ta cũng bàn về tái cấu trúc với những hiểu biết khá sâu sắc về doanh nghiệp (do hơn ai hết, các chủ doanh nghiệp hiểu con đẻ, con rơi của họ như thế nào) nhưng không ai dám làm bởi vì một câu hỏi hết sức giản đơn - bắt đầu từ đâu nhỉ? Chỗ nào cũng vướng, chỗ nào cũng khó, các kỹ thuật lách đều bị vô hiệu bởi đã quá xưa rồi. Không khí HTX xưa kia bao trùm lên các cuộc họp giữa chủ nợ - con nợ - người lao động và các bên liên quan càng làm tăng cái sự ngột ngạt khó thở. Đấu tố ai đây? Quy trách nhiệm ai đây. Có thể nói, chúng ta làm động tác cải cách kiểu trồng nấm trong đêm 30 - lò dò, tối tăm, kẻ này trồng xong chỗ này, kẻ khác vô tình xéo nát. Thị trường ngày nay như chiếc bể đang cạn dần, bùn đất sình lầy đang lấp đầy, lấy nước đâu để có sóng mà vùng vẫy. Ôi, bao giờ mới đến ngày xưa?

    Tôi lập chủ đề này để cùng bản thảo, lý giải về những giải pháp có thể sử dụng tháo gỡ cho các doanh nghiệp mà chắc chắn không chỉ riêng cá nhân tôi mà còn rất nhiều người khác ở đây quan tâm. Mong các bác nhẹ tay ném đá và thay vào đó cập nhật các sự kiện và bàn loạn về cái sự tái cấu trúc hiện nay để sống qua ngày chờ ngày xưa trở lại.

    ATB,
  2. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    16
    Phá sản hay Tái cấu trúc?

    Một trong những chủ đề nóng bỏng trong các cuộc chiến giữa ngân hàng (chủ nợ) và doanh nghiệp (con nợ) hiện nay đó là sự lựa chọn Phá sản hay Tái cấu trúc. Phía ngân hàng thường nghiêng về giải pháp phát mại các tài sản cầm cố và ép các doanh nghiệp phải chấp nhận hoặc tuyên bố phá sản hoặc chấp nhận bị phát mại tài sản. Điển hình là các vụ việc của Thép Vạn lợi, Thép Đình Vũ, một số công ty xi măng, thuỷ sản... Ngược lại, các doanh nghiệp chỉ một mực giương cao ngọn cờ "tái cấu trúc" theo chủ trương chung của Đảng và nhà nước để câu giờ chờ giải pháp. Có thể nói đây là một cuộc chiến không tiền khoáng hậu và luôn mang tính thời sự hiện nay.

    Nhìn nhận vấn đề này, có nhiều quan điểm ủng hộ và phản đối khác nhau lên hai giải pháp và những điều dễ nhận thấy như sau:

    Phá sản:

    Người ta cho rằng có một quy luật tự nhiên đó là "sinh, lão, bệnh, tử" có thể áp dụng không những cho các thực thể sống sinh học mà còn có thể áp dụng cho doanh nghiệp. Có nghĩa rằng nếu không có sức để tồn tại và mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp sẽ bị diệt vong và khái niệm phá sản là cần có trong làm ăn kinh tế. Bám vào quan điểm này các ngân hàng luôn tạo ra các áp lực nhằm ép doanh nghiệp phá sản bởi họ cho rằng:

    - Các khoản vay của doanh nghiệp thông thường được đảm bảo bằng tài sản và việc phát mại tài sản là cứu cánh duy nhất cho ngân hàng tránh khỏi việc trích lập dự phòng và đảm bảo an toàn tín dụng.

    - Hơn ai hết các ngân hàng ý thức được rằng khi nền kinh tế gặp khủng hoẳng, các khoản vay sẽ nhanh chóng trở thành dưới chuẩn do sự mất giá của tài sản đàm bảo, lãi suất vay tăng cao, lạm phát tăng. Việc phát mại tài sản là một trong những giải pháp tình thế cần thiết nhằm chống phản ứng dắt dây do khủng hoẳng niềm tin gây ra. Những điển hình đó là khủng hoẳng tài chính tiền tệ 1997 tại Châu Á - Thái Bình Dương, 2008 trên toàn cầu.

    - Khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao, sự mất cân đối cơ cấu vốn sẽ đẩy suất đầu tư trên một đơn vị sản phẩm tăng cao làm cho các doanh nghiệp hoạt động dưới điểm hoà vốn (đây là hiện tượng phổ biết trong ngành xi măng, thép, thuỷ sản) dẫn đến việc phá sản.

    - Nhiều doanh nghiệp do đầu tư dàn trải mà rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán (trong đó có một số doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK), áp lực của việc mất tính thanh khoản của các cổ phiếu làm cho các công ty nhanh chóng rơi vào tình trạng phá sản.

    Với các nhìn nhận này, các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp mạnh tay hỗ trợ đẩy nhanh tiến trình phá sản như xiết chặt tín dụng, tăng lãi suất, đình chỉ rải ngân, tăng cường thu hồi công nợ, niêm phong tài sản, thực hiện phát mại tài sản ... Có nhiều trường hợp tranh chấp phát sinh do các vi phạm của ngân hàng khi thực hiện việc phát mại tài sản. Ở trên diện tổng thể, một thực trạng phổ biến là sự bế tắc và lúng túng của chính các ngân hàng bởi chính hành vi của mình -- điều gì sẽ đến nếu như các khoản vay của các ngân hàng chỉ còn là nợ xấu? Điều gì sẽ xảy ra nếu trong các khách hàng của ngân hàng ko còn một doanh nghiệp nào sản xuất sinh lời? Phải chăng việc ngân hàng gia tăng phát mại tài sản sẽ tạo ra khủng hoẳng tài chính thật sự?.... đây chính là các câu hỏi mà những người phản đối việc ngân hàng ép phát mại tài sản doanh nghiệp đề ra. Các căn cứ mà họ đưa ra để phản ứng gồm:

    - Do doanh nghiệp dùng đòn bẩy tài chính lớn nên phải sử dụng các tài sản là bất động sản đảm bảo bổ sung cho các tài sản của mình. Việc ngân hàng phát mại tài sản sẽ được đảm bảo nhờ việc bán các bất động sản trong khi các công cụ sản xuất lại không thể bán được. Nếu là như vậy, các khối tài sản lớn sẽ trở thành phế thải và kéo theo hệ luỵ là huỷ hoại các nguồn lực phát triển kinh tế của đất nước (bao gồm tài sản là công cụ sản xuất và lực lượng lao động).

    - Điều gì sẽ xảy ra nếu như bản thân bất động sản xuống giá thêm một thời gian nữa? Lượng cung do ngân hàng phát mại gia tăng sẽ làm thị trường bất động sản khủng hoảng. Khi đó không những ngân hàng ko cứu vãn được tình thế mà còn bị mất khả năng thanh toán. Hiện nay đã có một số ngân hàng phải thực hiện tái cấu trúc, liệu tương lai sẽ có bao nhiêu ngân hàng nữa?

    - Ngân hàng là định chế tài chính trung gian, một dạng thực thể mà theo định nghĩa của Marx là "một con đỉa hai vòi". Điều gì xảy ra khi cả hai vòi của con đỉa không còn tác dụng do tính thanh khoản của thị trường không còn nữa, các dòng chất lỏng đã đóng băng? Nếu ép doanh nghiệp phá sản, lợi ích của ngân hàng sẽ đến từ đâu?

    - Nền kinh tế Việt nam đang tăng trưởng, rất nhiều dự án mới hoàn tất đầu tư và đang bắt đầu đưa vào khai thác. Việc ép phát mại tài sản mà không cân nhắc đến việc khai thác các dự án phải chăng gây lãng phí lớn cho chính các cơ hội sinh lời của ngân hàng? Việc cực đoan ép doanh nghiệp phá sản không những tước các cơ hội của doanh nghiệp mà còn kéo theo một loạt hệ luỵ khác như thất thoát tài sản, thất nghiệp, tranh chấp pháp lý, mất trật tự xã hội...

    Với các luận điểm này, những chủ doanh nghiệp sa cơ chỉ còn một cách duy nhất là trở thành những doanh nhân thầm lặng, cầu cứu mọi cửa, mọi nơi và kiên nhẫn chờ thời gian với một hy vọng hão huyền về một tương lai tốt đẹp phía trước.

    Vậy chuyện gì sẽ xảy đến nếu trên bàn đàm phán ngân hàng - doanh nghiệp là bài giải phá sản? (Ky sau se ban tiep)

    Chúc mọi người một dịp cuối tuần vui vẻ.

    ATB,
  3. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    16
    (Tiếp theo)
    Đàm phán phá sản - giải pháp bế tắc

    [​IMG]

    Như đã trao đổi trước đây về các quan điểm ủng hộ và phản đối giải pháp phá sản và phát mại tài sản, vậy điều gì sẽ xảy đến nếu trên mặt bàn đàm phán giữa chủ nợ (ngân hàng) và con nợ (doanh nghiệp) là câu chuyện phát mại tài sản và phá sản? Trước tiên, nên xem xét xem các bên nghĩ gì khi ngồi với nhau trên bàn đàm phán.

    Các chủ nợ là các ngân hàng sau khi được tư vấn bởi các luật sư và các cán bộ am hiểu về luật về sự vụ chủ yếu bám vào các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, xem xét các vấn đề liên quan đến tài sản đảm bảo và đánh giá giá trị tài sản, khả năng phát mại và dự kiến những tổn thất cũng như phần tiền còn thu về được. Phản ứng của các ngân hàng thường rất gay gắt thông qua đàm phán trực tiếp (bằng miệng) và bằng văn bản (công văn...). Mục tiêu phải đạt được đó là xử lý vấn đề nhanh gọn mà không cần thông qua trọng tài kinh tế hay Toà án. Tất nhiên, vấn đề này chỉ xảy ra nếu con nợ đồng thuận và có trong tay các chứng lý pháp lý yếu. Tuy nhiên, trong trường hợp có các tình tiết tranh chấp khác phát sinh hay con nợ có các chứng lý đủ mạnh hay các vấn đề liên quan đến tài sản chưa rõ ràng... các ngân hàng sẽ phải xuống nước đàm phán và trông chờ vào ... cơ chế hay tìm kiếm một giao dịch mua bán nợ để thoái vốn.

    Con nợ là các doanh nghiệp thường phản ứng khá tiêu cực như trốn tránh gặp gỡ, tiêu tán tài sản, phó mặc cho các quyết định của ngân hàng, toà án hoặc tìm cách vay nóng đảo nợ... Có thể nói đại đa số con nợ rất lúng túng và nhiều trường hợp tự đẩy mình vào các tình huống phạm pháp có yếu tố lừa đảo hình sự. Tuy nhiên, hiện tượng này đa phần rơi vào các doanh nghiệp nhỏ hay các hộ gia đình, còn với các con nợ lớn là các doanh nghiệp lớn, các công ty niêm yết, các dự án lớn thì phản ứng lại khác hẳn do tác động dạng xã hội hoá - chính trị hoá tạo ra các tình tiết mới hay cơ chế mới. Nếu không nói đến Vinashin mà chỉ xem xét các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân như một số công ty niêm yết, một số công ty thép ở địa bàn Hải phòng, xi măng, thuỷ sản, bất động sản, thậm chí ngân hàng, điều dễ nhận ra là khi các khoản vay quá lớn chuyển sang dạng dưới chuẩn và mất khả năng thanh toán, các con nợ lại có vị thế "thượng phong" do có quá nhiều "ẩn tì" liên quan. Gặp những trường hợp như thế này, giải pháp phá sản và phát mại luôn ở trên mặt bàn theo thời gian và không bao giờ có đoạn kết. Có khá nhiều vụ việc được đưa lên báo chí sau đó chìm xuống và các bên lại tiếp tục đàm phán và tranh tụng. Thậm chí, có vụ việc nổi cộm như với một nhạc sĩ thích bay, việc xử lý tài sản cầm cố vẫn là một dấu hỏi lớn. Có thể nói, người ta chỉ ngồi vào bàn để bàn về phá sản với các vụ khủng do cả hai bên đều cứng rắn còn với các vụ thiên lệch không cân sức (thường với con nợ thấp cổ bé họng) thì ko có chuyện ngồi vào bàn.

    Vậy những gì xảy ra trên mặt bàn đàm phán trong trường hợp này? Tại sao lại bế tắc. Có lẽ câu trả lời hết sức giản đơn đó là có tồn tại một mối quan hệ "hữu cơ" hết sức phức tạp và khi các quan hệ này được mổ sẻ dưới cặp mắt xã hội hoá - chính trị hoá - quan hệ hoá của các bên liên quan và công chúng (gọi tắt là theo văn hoá HTX) thì có nhiều tình tiết không thể xử lý được (do nhiều lý do) dẫn đến ... bế tắc. Tư tưởng cha chung ko ai khóc, nhiệm kỳ, chạy trách nhiệm... của các bên càng kéo dài cái khoảng thời gian nằm cô đơn lạnh lẽo của các chồng hồ sơ trên mặt bàn đàm phán. Có chăng, đâu đó có kẻ tặc lưỡi thông cảm mong ước cái điều -- bao giờ cho đến ngày xưa.

    [​IMG]

    Kỳ tiếp sẽ bàn về các kỹ năng xử lý câu giờ với mức độ an toàn cao cho các bên.

    Chúc mọi người một ngày làm việc vui vẻ.

    ATB,
  4. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    16
    (Tiếp theo)

    Câu giờ - Điều không thể thiếu trong đàm phán

    [​IMG]

    Câu giờ là một khái niệm rất phổ biến được áp dụng trong nhiều hoản cảnh khác nhau trong các quan hệ xã hội, đặc biệt trong các đàm phán giữa chủ nợ và con nợ. Tuy nhiên, do đồng tiền có giá trị theo thời gian nên cả hai bên ngồi trên bàn đàm phán đều ý thức và thấm thía cái câu "thời gian là vàng." Vậy họ làm gì để câu giờ và các bên cần thời gian để làm gì? Chúng ta lại bắt đầu nhìn qua vai các bên để quan sát và học hỏi các kỹ năng của người đời thông qua câu chuyện dưới đây.

    Một công ty nọ thực hiện đầu tư vào một dây truyền sản xuất xi măng để tạo công ăn việc làm cho 300 công nhân tại một tỉnh nghèo ngoài miền Bắc. Nhờ cơ chế và các chính sách ưu đãi, họ vay được một khoản tài trợ từ một ngân hàng nước ngoài với sự bảo lãnh của một ngân hàng có tiếng trong nước. Những gì của quá khứ qua nhanh với các mốc lịch sử là xây dựng, hoàn thiện, đưa dây truyền vào sản xuất, kinh doanh, lỗ vốn và phá sản. Khi tất cả các bên đã ý thức được rằng có một sự thực đang tồn tại giữa họ đó là các khoản nợ không thể thu hồi trong khi mùi vị của những phần thưởng, sự vinh danh... vẫn còn chưa phai nhạt. Lần đầu tiên, các bên ngồi vào bàn đàm phán, con nợ (một đồng chí quản lý cao tuổi) mở màn bằng một bài diễn văn đẫm nước mắt. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng sâu sắc đến toàn nền kinh tế nước nhà (mắt nhoà lệ, bác khóc hồi lâu), công ty chúng tôi đã tìm mọi cách để vượt khó khăn, duy trì sản xuất nhưng càng làm càng thua lỗ (bác nấc nghẹn) và giờ đây chúng tôi không còn gì trong tay cả, nợ và nợ đang nặng trĩu trên vai....

    Với vẻ mặt lạnh như tiền, mấy cậu trẻ ngân hàng mỉm cười (nhạt) ra chiều thông cảm - ôi cái thời buổi này, đến ông nhà nước còn khó khăn nữa là các bác. Giờ bác tính sao? Kế hoạch trả nợ của bác thế nào? Hình như giấy tờ nhà bác em đang giữ thì phải?

    Nước mắt lại tuôn trào trên bàn đàm phán. Hồi lâu, bác con nợ nói trong tiếng nấc - báo cáo các anh, doanh nghiệp chúng tôi không có được giải pháp và hướng đi, nói gì đến kế hoạch. Nếu ngân hàng không thư cho vài tuần để anh em bàn bạc nghiên cứu, chúng tôi cũng không biết tính sao. Bác lại khóc...

    Không khí im lặng bao trùm, người ta làm biên bản cuộc họp với một loạt từ ngữ hết sức thời sự như khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp ko có đầu ra, lãi suất cao, lạm phát hai chữ số, cần cơ chế, cần giải pháp và hẹn hò nhau gặp lại sau đó mấy tuần. Gạt vội nước mắt, sau cái bắt tay đầy thông cảm, họ rủ nhau đi ăn bữa cơm rau thân mật tại nhà hàng sang trọng và ngật ngưỡng chui vào xế hộp láng cóng quay về với sự nghiệp riêng.

    Một tháng sau, một ngày nhiều mây oi bức, sếp lớn ngân hàng đi họp vụ Vinashin, giật mình vì nợ xấu, hỏi mấy cậu trẻ dưới quyền -- các chú coi cho anh xem tình hình công nợ thế nào? có khoản nào sắp nhảy nhóm hay không? Đáp lại là những câu trả lời hết sức chính trị -- dạ, mọi cái ổn, bọn em vẫn kiểm soát chặt doanh nghiệp...

    Một tiếng sau, chuông điện thoại reo, bác giám đốc già nghe máy -- dạ tôi nghe. Đầu dây đằng kia nghe tiếng hoảng hốt của cậu trẻ - anh ơi, 20 ngày nữa nếu anh ko chuyển tiền là nợ quá hạn nhảy nhóm đấy. Anh phải cứu em, xử xong em lại đẩy ngược lại tiền cho anh ngay... Bác già bần thần, nước mắt lại rơi vì sáng nay cái xe đã bị mấy chú xã hội lấy mất rồi. Giấy nhà thì ngân hàng giữ. Tiền trong tài khoản cá nhân đã bị mấy em chân dài dùng hết từ lâu... Bác khóc lặng lẽ.

    Hai ngày sau đó, trong một buổi nhậu giải sầu, tình cờ bác tổng gặp mấy chuyên gia xử lý nợ. Nghe họ nói về những yếu điểm của ngân hàng và kết luận -- nếu con nợ thành Chí phèo, chủ nợ Bá Kiến cũng đến nước chết theo thôi. Cứ mạnh dạn đá bóng cho ngân hàng giữ, mình chẳng có gì để mất -- bác mỉm cười như vừa phát minh ra được một điều gì đó vĩ đại.

    Sáng hôm sau, bác gọi lại cho ngân hàng. Mở đầu bằng việc tóm tắt ngắn gọn tình hình doanh nghiệp, phân tích rõ các nguyên nhân dẫn đến phá sản (trong đó có những nguyên nhân mà chỉ có bác và mấy cậu trẻ tín dụng hiểu), sau đó bác diễn giải về các khái niệm nóng bỏng mang tính nghiệp vụ ngân hàng như nhảy nhóm, nợ xấu, trích nộp, lãi liên ngân hàng ... và kết luận - nếu các chú không cứu anh thì anh bèn chịu, chú làm gì cũng được. Bóng đang trong chân chú, chú cứ việc quyết. Sau bài diễn văn với lời lẽ chắc nịch, bác cúp điện thoại, rót tách trà và thản nhiên đọc báo.

    Lần đầu tiên trong đời, mấy cậu trẻ đổ mồ hôi trong phòng máy lạnh. Suy nghĩ mông lung về giải pháp, làm sao đối phó với sếp? làm sao câu giờ????

    Tối hôm đó, cầm chai rượu và chút quà quê nhà đến nhà sếp. Mấy cậu trẻ bật khóc - anh ơi cứu em... Không khí tang tóc bao trùm bởi chính sếp cậu ta cũng đang khóc với sếp trên qua điện thoại. Làm sao đây? làm sao để câu giờ cho qua khủng hoảng đây? Họ ôm nhau khóc với tình tướng sĩ một lòng phụ tử của thời xa xưa ấy.

    Lại thêm một quý qua đi, mọi nỗ lực tạo nguồn đã trở nên vô vọng. Các bên lại hẹn nhau để đàm phán, rồi lại khóc, lại cãi vã, lại lập biên bản, lại ăn nhậu và lại câu giờ.

    Rồi các ngôn từ cứ trao cho nhau dưới mọi hình thức một cách định kỳ theo thời gian. Một năm lại sắp qua đi, năm tới lại sắp đến... Các kỹ năng đá bóng câu giờ được nâng cấp mỗi khi có các sự kiện nổi bật như công nhân biểu tình đòi lương, chủ nợ là xã hội đen khủng bố. Cứ sau mỗi sự kiện thì giống như một vụ khoe hàng của các ca sĩ - mọi cái lại chìm xuống, và thời gian êm ả lại tiếp tục trôi...

    Kỳ tiếp chúng ta sẽ nối tiếp câu chuyện này với sự kiện bàn về tái cấu trúc.

    Chúc mọi người một ngày làm việc vui vẻ.

    ATB,
  5. taichinhtuvan

    taichinhtuvan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Đã được thích:
    4.203

    chữ câu giờ là chính xác nhất bác[};-
  6. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    16
  7. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    16
    Hì, mình đang làm về tái cấu trúc và phục hồi doanh nghiệp ở VN, chỉ muốn chia sẻ những kinh nghiệm bản thân thông qua các bài viết ngắn chứ không lượm lặt sưu tầm. Do vấn đề tế nhị nên các thông tin trong các câu chuyện được giản đơn và cắt bỏ những điều nhạy cảm với doanh nghiệp và các đối tượng liên quan.

    Cám ơn bạn đã góp ý và chúc bạn và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng.

    ATB,
  8. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    16
    Mình chỉ nghĩ đơn giản là nếu như muốn tái cấu trúc một doanh nghiệp, cần làm sao để tất cả các cán bộ công nhân viên và các bên liên quan hiểu được vấn đề và biết phải tiến về đâu, với một nền kinh tế sẽ cần có các chia sẻ, trao đổi ở mức độ rộng hơn. Những gì mình cùng các cộng sự phải đối diện trong thời gian mấy năm qua đã chứng minh điều giản dị đó. Có nhiều cái khi bắt tay vào làm sẽ thấy dễ dàng hơn là bàn luận, nhưng không phải sự dễ dàng đó ai cũng có thể làm được nếu như không hiểu việc mình làm và đúc rút được những gì qua bàn luận.

    Mong muốn của mình ở đây là thông qua các câu chuyện ngắn, những bài viết ngắn, những suy nghĩ, gửi đến những ai đang chiến đấu không mệt mỏi vì sự sống của doanh nghiệp, vì tái cấu trúc rằng họ không cô đơn, chí ít cũng có những người sẵn sàng chia sẻ với họ những kinh nghiệm để giúp họ đạt được sự "dễ dàng" trong công việc. Điều mình thấy thú vị nhất với Việt nam là vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ, người ta hay bàn về tái cấu trúc trên TV, thế nhưng trong ngày làm việc, người ta thường quan tâm nhiều hơn vào các trò chơi "câu giờ". Mặc dù ở một khía cạnh nào đó, hành vi này đi ngược với những lời nói, nhưng với tái cấu trúc, việc làm này không hẳn không có ý nghĩa, có điều nếu đặt các trò chơi trong chuỗi sự kiện và căn cứ vào đó để có kế hoạch tái cấu trúc phù hợp, biết đâu kết quả sẽ hết sức bất ngờ. :-bd

    ATB,
  9. 5giaydotcom

    5giaydotcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Đã được thích:
    1
    a Táo lớn về Việt nam chưa ???
  10. DAIGIADUC

    DAIGIADUC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Bác có tin rằng Lãnh Đạo nói (Tái cấu trúc) Nhưng họ cũng không thể xác định được tái cấu trúc bắt đầu từ đâu không??? Tôi rất ủng hộ phần nghiên cứu của bác và cũng tâm đắc một bài viết của một ai đó k nhớ tên. Nếu 10 người buộc vào nhau chạy về phía trước thì tốt nhất người khỏe nhất hãy cắt dây để về họ có cơ hội cứu được 9 người còn lại và giúp đỡ người yếu nhất.

Chia sẻ trang này