TTCK chờ đợi gì năm mới 2012 !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tridunghtvc, 17/12/2011.

4904 người đang online, trong đó có 649 thành viên. 21:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 589 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Năm mới 2012 đang được TTCK cả thế giới & VN mong đợi.
    Thực tế hiện nay, tình trạng lạm phát tại các nước không tăng cao như dự báo mà có phần hạ nhiệt mạnh.
    Tại VN Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp kèm chế lạm phát, nhưng CPI vẫn cao vượt dự báo trong năm 2011. Điều đó chứng tỏ CPI ít phụ thuộc vào nguyên nhân chủ quan mà chủ yếu đến từ tác động của các nguyên nhân khách quan khác. ( Ví dụ giá dầu,vàng, nguyên-nhiên liệu thế giới tăng cao).
    Hiện giá hàng hoá thế giới hạ nhiệt, CPI các nước giảm, năm tới chúng ta sẽ không cần các giải pháp thì CPI cũng sẽ hạ nhiệt như trên đã nói là CPI phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan.
    các nước đang chờ qua năm 2012 năm tài khoá mới để tung ra các gói kích thích kinh tế, nhằm vực dậy nền kinh tế đang trì trện hiện nay, Mỹ sẽ tung gói 1000 tỷ USD, Trung Quốc nới lỏng tiền tệ-hạ lãi suất, Nhật Bản bơm thêm tiền...
    Việt Nam cũng quyết định tăng trưởng tín dụng năm mới là 15-17% tức gần gấp đôi năm nay.
    Ngoài ra các nước mới nổi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được khuyến khích của các dòng vốn đầu tư.
    Chính vì vậy dòng vốn NN đã bắt đầu giải ngân tại VN.
    CKVN có cơ hội lớn !!![r2)][r2)][r2)]
    Nguy cơ giá hàng hóa giảm tiếp trong nửa đầu năm 2012










    [​IMG]
    Nửa cuối năm, thị trường sẽ hồi phục mạnh nhờ nới lỏng tiền tệ trên quy mô toàn cầu. Giá vàng có thể duy trì từ 2.000 - 2.500 USD/ounce.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Các nhà phân tích của ngân hàng America Merrill Lynch (BofAML) nhận xét, giá hàng hóa sẽ yếu hơn trong nửa đầu năm 2012 nhưng sang nửa cuối năm có khả năng hồi phục mạnh.

    Theo báo cáo triển vọng thị trường mà BofAML vừa công bố, châu Âu sẽ rơi vào một cuộc suy thoái nhưng không quá nghiêm trọng, và phần còn lại của thế giới sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề, với tăng trưởng GDP năm tới là 3,5%.
    Theo kịch bản này, giá vàng sẽ duy trì trong khoảng 2.000 – 2.500 USD/ounce nhờ nới lỏng tiền tệ trên quy mô lớn. Giá dầu sẽ không thể đi lên trong nửa đầu năm 2012 nếu tình hình Trung Đông ổn định.

    “Chúng tôi tin rằng, nới lỏng tiền tệ sẽ được thực hiện ở cả những nước phát triển lẫn đang nổi. Động thái này ở các nước đang nổi sẽ đảm bảo tăng trưởng tích cực với thị trường hàng hóa, đặc biệt trong nửa cuối năm. Nới lỏng tiền tệ sẽ khiến cho lạm phát gia tăng và hàng hóa đắt đỏ hơn”, theo BofAML.

    Ngân hàng này tuy nhiên cũng đưa ra một kịch bản ngược lại, đó là các nhà lãnh đạo châu Âu không thể giải quyết nợ công, đẩy kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng, thì hàng hóa sẽ giảm liên tục trong cả năm 2012. Một rủi ro nữa với thị trường là Mỹ sẽ thắt chặt tài chính và kinh tế Trung Quốc đi xuống. Riêng giá dầu có khả năng thoát khỏi xu hướng giảm chung nếu vấn đề ở Iran nóng lên, vì nguồn cung dầu sẽ bị thắt chặt hơn nhiều so với thời gian xảy ra nội chiến ở Libya.
    Phương Thảo

    Theo TTVN
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Ấn Độ , Inđô.... và hàng loạt nước cũng lên kế hoạch nới lỏng tiền tệ để vực dậy nền kinh tế !

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    TS Võ Trí Thành: Dự báo lãi suất giảm vào nửa cuối Q2/2012 không còn xa

    (*********) - Sau khi tham gia WTO, kinh tế Việt Nam được cho là có 5 cơ hội và 4 thách thức, nhưng bây giờ cả 9 điểm đều là thách thức. Hiện kinh tế thế giới và Việt Nam đều có nhiều “mây đen” bao phủ nhưng bên cạnh đó vẫn có những ánh sáng le lói.

    * Tin ảnh: Hội thảo nhận diện Cơ hội và Rủi ro năm 2012
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=52043
    Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (ảnh bên) chia sẻ cùng các nhà đầu tư tham dự hội thảo “Nhận diện cơ hội và rủi ro trong năm 2012 - Từ vĩ mô, chính sách đến thị trường chứng khoán” diễn ra sáng ngày 17/12 tại TPHCM, do ********* Communications tổ chức.
    2012 – Ánh sáng le lói
    Đánh giá về kinh tế thế giới, Tiến sĩ Thành chia sẻ, khoảng từ tháng 8 trở lại đây, kinh tế thế giới và khu vực Đông Á đang ngày càng xấu đi, các mức dự báo tăng trưởng thấp hơn nhiều so với năm 2010. Trong khi đó, các kịch bản dự báo kinh kinh tế đang ngày càng tồi tệ hơn.
    IMF dự báo tăng trưởng thực thương mại xuất khẩu thế giới của năm 2011 là 7-8%, nhưng năm tới chỉ còn khoảng 5-6%. FDI và các dòng tiền cũng suy giảm nặng nề. Dù Mỹ, EU phải “đánh vật” để giải quyết khủng hoảng nợ, các nước châu Á cũng đang rất nặng nề bởi bất ổn vĩ mô còn nhen nhóm.
    Tiến sĩ Thành tạm gọi chính sách tiền tệ của các nước hiện là “đứng lỳ”. Dù một vài nước như Úc bắt đầu nới lãi suất, Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng rõ ràng bong bóng bất động sản chưa xử lý được. Tuy nhiên, nếu không xử lý nhanh sẽ tạo thành làn sóng suy thoái kinh tế nặng nề.
    Nhận diện cơ hội và rủi ro 2011:
    * Tin ảnh: Hội thảo nhận diện Cơ hội và Rủi ro năm 2012
    * TS Võ Trí Thành: Dự báo lãi suất giảm vào nửa cuối Q2/2012 là không xa
    * TTCK 2011 dưới con mắt nhà quản lý
    * TS Nguyễn Sơn: 4 trụ cột trong đề án tái cấu trúc TTCK

    Riêng khu vực Đông Nam Á, theo dự báo của ANZ, phần lớn các nước về cơ bản thì lãi suất ở quanh mức như hiện nay, còn lại chỉ có thể dựa vào chính sách tài khóa là chủ yếu. Điều này thuận lợi hơn Việt Nam rất nhiều bởi chính sách tài khóa của các nước tương đối cân bằng và có thặng dư. Ngoài ra, khu vực này còn thừa vốn và dự trữ ngoại tệ còn tới 6,500 tỷ USD. Theo đó, khả năng chống đỡ của họ có thể thực hiện được, kể cả trường hợp suy thoái kinh tế toàn cầu, nhờ gói kích thích kinh tế. Và chắc chắn tác động ấy sẽ đến Việt Nam.
    Tiến sĩ Thành nhận định, đối với Việt Nam, năm 2011 lạm phát bắt đầu giảm, đỉnh cao là 23.4%, cuối năm dự báo còn 18.5%. Thâm hụt thương mại giảm đáng kể, lần đầu tiên cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng nhẹ, kiều hối vẫn tăng, thâm hụt ngân sách có giảm. Rõ ràng là một bức tranh tốt hơn nhưng thực sự kết quả đạt được còn hết sức mong manh. Trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, tình hình kinh tế Việt Nam dường như đang xấu đi. Vì thế một số quỹ của Việt Nam không huy động được vốn từ nước ngoài.
    Trong bối cảnh ấy, năm 2012, Chính phủ lựa chọn mục tiêu rõ ràng với thông điệp ổn định kinh tế vĩ mô, kéo lạm phát dưới 10% và tái cấu trúc nền kinh tế, có những cải cách quyết liệt mang tính đột phá. Tất nhiên bước đi sẽ còn “khúc khuỷu” nên chỉ tiêu đặt ra khiêm nhường với tăng trưởng kinh tế 6%, xuất khẩu chỉ đạt 12-13% giá trị (năm 2011 xuất khẩu đạt 34-35% về giá trị và 13-14% khối lượng).
    Về ngắn hạn, kinh tế vẫn dừng ở mức “le lói ánh sáng” bởi cuộc khủng hoảng thế giới. Một số tín hiệu khả quan xuất hiện như nguy cơ suy giảm kinh tế kéo theo giá cả giảm sẽ làm giảm cú sốc từ bên cung đối với sản xuất kinh doanh, như vậy sẽ đỡ rất nhiều cho câu chuyện chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Thêm nữa, dù kinh tế thế giới khó khăn nhưng tiền vẫn rất nhiều. Ngoài ra, ngân sách cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn trái phiếu và ODA tốt hơn.
    Tiến sĩ nhấn mạnh: “2012 là năm của những cải cách rất quyết liệt, nghệ thuật điều hành vĩ mô phải hết sức khôn ngoan. Dùng từ chặt chẽ, thận trọng nhưng năm nay Chính phủ sẽ cố gắng linh hoạt, uyển chuyển nhất đối với chính sách tiền tệ để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp”.
    Vấn đề linh hoạt được thể hiện khi mức tín dụng có thể tăng 15-17% so với mức 13% của năm nay như Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã nói. Cụ thể, NHNN sẽ ko áp trần tín dụng như nhau đối với mọi ngân hàng, tuỳ vào quy mô và độ rủi ro sẽ cấp hạn mức tín dụng hợp lý cho từng ngân hàng.
    Linh hoạt nữa là trong lĩnh vực tín dụng, NHNN khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu, nông nghiệp, chế biến… sẽ có những biện pháp kỹ thuật kể cả hỗ trợ thanh khoản. Đồng thời, một số chính sách tín dụng bất động sản cũng được chuyển hướng tại một số phân khúc như dự án dành cho người thu nhập thấp…
    Về tỷ giá, NHNN đã phát đi thông điệp điều hành theo tín hiệu thị trường, linh hoạt, nhưng sẽ không có những cú sốc trong phá giá 9.5% như tháng 2/2011. Tổ chức nước ngoài dự báo tỷ giá năm 2012 ở mức 4-4.5%, nửa cuối quý 2/2012 lãi suất sẽ giảm và có ý nghĩa nếu lạm phát giảm đáng kể. Theo Tiến sĩ Thành, dự báo này sẽ không còn xa.
    EU có sụp đổ?
    Nhiều tổ chức đánh giá trường hợp của EU có 3 kịch bản. Kịch bản thứ nhất, có thể là đã qua, EU giải quyết êm thấm câu chuyện nợ công, khủng hoảng. Kịch bản nữa đang thấy rõ nhất là EU đang cố kiểm soát chặt chẽ các công cụ còn lại mà các quốc gia có thể sử dụng được đó là chính sách tài khóa; có những cơ chế phạt nếu vượt quá thâm hụt ngân sách 3% hoặc không đưa được về mức thâm hụt như vậy trong một thời gian. Thêm hai kịch bản chung lại là sự đổ vỡ của EU, hoặc là một số nước yếu sẽ rời EU còn lại nước mạnh sẽ cố gắng giữ đồng Euro. Và xấu nữa là đồng Euro sẽ sụp đổ.
    Với tình hình này, có 1 điều lạ là người bên ngoài khu vực đồng euro lại hoảng sợ hơn chính người ở trong khu vực. Tiến sĩ đưa ra dẫn chứng, một nhà kinh tế đạt giải thưởng Nobel nói rằng, trong tương lai để ổn định tài chính toàn cầu, ngoài chính sách điều tiết, thay đổi thể chế thì thế giới sẽ phải neo vào tỷ giá đồng Euro và USD. Hai đồng này sẽ có ràng buộc lẫn nhau ở một mức độ linh hoạt nhất định và tương đối ổn định. Và nếu đồng Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền chuyển đổi thì sẽ là 3 đồng tiền mà thế giới neo vào. Như vậy, nghĩa là đồng Euro không sụp đổ. Trong khi đó có một ý kiến khác cho rằng vấn đề bây giờ không phải là khu vực đồng Euro có sụp đổ hay không mà là ảnh hưởng, tác động như thế nào đến thế giới.
    Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Thành “kiểu gì thì cũng phải cứu Euro, vì thế xác suất sụp đổ rất thấp”.
  4. taichinhtuvan

    taichinhtuvan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Đã được thích:
    4.203
    chưa biết nhưng ngại ra tiền cái đã

    và đó là cơ hội cho ai có tiền


    Ngân hàng ngại “vung tiền” dịp cuối năm


    12/17/2011 4:09:35 AM
    Ngay cả khi còn "room" tín dụng, một số ngân hàng vẫn ngại ngần trong việc giải ngân các khoản vay mới. Nếu cho vay, các đơn vị này cũng áp lãi suất cao.
    [​IMG]

    Với các khoản vay tiêu dùng, mức lãi suất hiện nay của hầu hết ngân hàng đều trên 20% một năm. Thậm chí, có hồ sơ đẹp, tài sản thế chấp và chấp nhận lãi cao, nhiều người vẫn không vay được vốn. Một số đơn vị còn nguồn tiền và có thể cho vay (room) cũng ngần ngại trong giải ngân các khoản vay mới.
    Chị Thanh (Tây Hồ, Hà Nội) kể, chị nộp hồ sơ vay vốn đến 4 ngân hàng thương mại và được nhân viên tín dụng hứa hẹn sẽ giải ngân. Nhưng một tuần trước, các nhân viên này đồng loạt gọi điện thông báo tạm dừng tất cả các hồ sơ vào dịp cuối năm.”Nhân viên nói với tôi, có thể đợi được đến đầu năm sau, khi được mở room cho vay mới, thì có thể xem xét giải ngân dễ dàng hơn cho khách hàng cá nhân”, chị Thanh kể.
    Thời điểm này, gần như tất cả ngân hàng đều không nhận hồ sơ tín dụng mới. Theo giải thích của chị Quỳnh Anh, nhân viên tín dụng một ngân hàng trên phố Xã Đàn (Hà Nội), việc quyết toán sổ sách phải xong trong năm dương lịch, nên ngân hàng không muốn giải ngân thêm các khoản vay mới trong những ngày cuối cùng. Hơn nữa, theo nhân viên này, gần Tết, các nhà băng đều bận rộn với nhiều kế hoạch, nên việc xét duyệt hồ sơ hoặc quyết định giải ngân thời điểm này khá khó khăn.
    Nhân viên tín dụng một ngân hàng nằm trong top "ông lớn" cũng cho biết, hiện nay, để được giải ngân, khách phải đăng ký với bộ phận làm tín dụng, sau đó sẽ được trình lên cấp trên để xét duyệt. Nếu như bản đăng ký được thông qua, có thể giải ngân ngay. Tuy nhiên, anh này cho hay, cuối năm, thường các ngân hàng không muốn có thêm khoản chi, để ghi vào sổ sách làm thay đổi số liệu, nên việc giải ngân tương đối khó.
    Về hiện tượng một số ngân hàng "ngại" giải ngân dịp cuối năm, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho rằng, nhiều khả năng một số đơn vị có vấn đề về nguồn vốn, thanh khoản. Theo ông, thông thường, dịp cuối năm, các ngân hàng đều đẩy mạnh cho vay vì đây là cơ sở để lấy chỉ tiêu tín dụng cho năm sắp tới. Do vậy, nếu còn "room" và có nguồn, chắc chắn không đơn vị nào chọn hướng siết tăng trưởng tín dụng. Lãnh đạo này khẳng định đơn vị ông sẽ giải ngân bình thường, nếu hồ sơ của khách hàng đủ điều kiện. Lãi suất cho vay đối với nhóm nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại LienVietPost Bank khoảng 17% một năm.
    Một số doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn hơn, song vẫn phải chịu lãi suất cao. Hầu như rất ít đơn vị có thể vay tiền với lãi suất 17-19% một năm- mức mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu đạt được hồi tháng 9.
    Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vàng và trang sức tại Hà Nội cho biết, đơn vị ông vay tiền với lãi suất 19% một năm. Song tính phí cộng thêm, rồi yêu cầu phải mở thẻ từ ngân hàng, lãi không còn như ban đầu nữa.
    Theo lãnh đạo một ngân hàng lớn tại Hà Nội, vẫn có những nhà băng áp lãi trên 20% do chi phí lớn, phòng rủi ro, nhưng bình quân, mức cơ bản đã về 17-19%. Ông bày tỏ, trần lãi suất cho vay chưa có, nên việc một số đơn vị điều chỉnh lãi suất đầu ra cao hơn 20% cũng không được cho là vi phạm.
    Trong khi đó, BIDV, lần thứ 4 công bố giảm lãi suất đã áp dụng mức 14,5-15,5% một năm cho 4 nhóm đối tượng ưu tiên. Lý giải cho những lần liên tục giảm lãi suất trong một thời gian ngắn, ông Phạm Quang Tùng, Phó tổng giám đốc BIDV cho biết, đây là cách chia sẻ đối với các doanh nghiệp. Trong suốt năm 2011, tín dụng dành cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 22% so với mức 40% dành cho 4 nhóm đối tượng ưu tiên.
    Theo ông, không riêng gì BIDV, tất cả các ngân hàng đều muốn giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, vừa và nhỏ trong bối cảnh khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào, muốn giảm là giảm được ngay, vì lãi suất đầu ra còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác trong toàn bộ quá trình hoạt động. Theo lãnh đạo này, cơ sở để BIDV nhiều lần hạ lãi suất cho vay trong thời gian qua là lợi thế từ nguồn vốn không kỳ hạn và sự ổn định của hệ thống.
    Còn theo ông Nguyễn Đức Hưởng, nếu tính chung, bình quân lãi suất cho doanh nghiệp của các ngân hàng đã 17-19% như cam kết của Thống đốc. Một số đơn vị vẫn để lãi suất cao trên 20%, có thể là cách để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động. Ông đánh giá, 2011 là một năm khó khăn của ngành ngân hàng và các nhà băng chỉ dám cho vay lãi suất thấp với khách hàng tốt, có nguồn vốn để trả nợ.(Nguồn: VNE)
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Bây giờ nhiều NH đang dư dả > cần nới room để cho vay còn được lãi cao >vài tháng sau xuống thấp ôm 1 đống tiền à ????:p:p:p:p
    Tăng trưởng tín dụng 12-13%: Toàn ngành ngân hàng đã phải thắt lưng buộc bụng









    [​IMG]
    Vốn cho sản xuất kinh doanh tăng 15%, vốn cho nông nghiệp nông thôn tăng tới 24%, có thời điểm hơn 30%. Tăng trưởng tín dụng xuất khẩu thậm chí tăng tới 58%, vồn cho CK, BĐS giảm.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }
    Hội nghị tổng kết 2011 và triển khai nhiệm vụ 2012 của ngành ngân hàng khai mạc sáng nay, với sự tham gia của Thủ tướng ***************.
    Dự báo tăng trưởng kinh tế 2011 đạt khoảng 6%, lạm phát được kiềm chế ở mức 18%. Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận định, kết quả này dù không bằng các năm trước, song khá khả quan, cho thấy nỗ lực của toàn xã hội và nền kinh tế, trong đó có đóng góp quan trọng của ngân hàng. Theo Thống đốc, toàn hệ thống ngân hàng năm nay đã phải thắt lưng buộc bụng, thậm chí phải hy sinh rất lớn để thực hiện mục tiêu vĩ mô là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

    Ước cả năm 2011, tổng phương tiện thanh toán tăng 10%, tín dụng tăng 12-13%, trong đó VND tăng 10,2%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,7%.

    Định hướng 2012, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%, tín dụng tăng khoảng 15-17%.

    Điểm mới trong chính sách tín dụng năm 2012 đó là chỉ tiêu tăng trưởng sẽ phân bổ theo chất lượng hoạt động của từng ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước thừa nhận, việc áp cứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng một mức như nhau cho toàn hệ thống là không phù hợp với các đơn vị có thể tăng trưởng cao hơn và những đơn vị cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng.

    Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm nay dự kiến chỉ ở mức 12-13%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đã điều chỉnh là 15-16% và là mức thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng. Nếu so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng chỉ cao hơn 2 lần, trong khi tỷ lệ của các năm trước đây thường lên tới 5-6 lần. Trung bình tăng trưởng tín dụng 5 năm gần đây là 33% và 10 năm gần đây là 29,4%.

    "Các ngân hàng về hội nghị năm nay có lẽ không còn tinh thần thực sự phấn khởi như những năm trước bởi lợi nhuận năm nay không như những năm trước. Nhưng những đóng góp của ngành ngân hàng với kinh tế đất nước rất đáng ghi nhận. Lượng vốn giảm đi mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế, cho thấy hiệu quả và chất lượng của lượng vốn cho nền kinh tế", Thống đốc Bình nhấn mạnh.

    Theo phân tích của Thống đốc, tín dụng vẫn là kênh chủ đạo đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng, vì vậy phải tiết giảm tốc độ tăng trưởng thể hiện hy sinh rất lớn của toàn ngành. Đặc biệt, dòng vốn ngân hàng đã được định hướng tốt hơn để đi vào các địa chỉ cần thiết.

    Nếu như tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung chỉ đạt 12-13%, thì vốn cho sản xuất kinh doanh tăng 15%, vốn cho nông nghiệp nông thôn tăng tới 24%, có thời điểm hơn 30%. Tăng trưởng tín dụng xuất khẩu thậm chí tăng tới 58%, một con số mà ngay cả Thống đốc cũng không ngờ. Trong khi đó, vốn cho chứng khoán và bất động sản lại giảm mạnh.

    "Tín dụng phi sản xuất cũng là kênh mang lợi nhuận cao, nhưng năm nay để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế chúng ta đã kiên quyết cắt giảm. Đây vừa là nỗ lực và cũng là sự hy sinh của ngành", Thống đốc nói.

    Theo ông, 2012 sẽ là năm quan trọng với ngành ngân hàng, ngoài việc phải tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khó khăn và quan trọng của năm 2011, phải bắt tay vào tái cơ cấu toàn hệ thống một cách toàn diện. 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam phát triển theo chiều rộng, đòi hỏi nhiều vốn, và theo ông Bình, hệ thống ngân hàng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, trở thành huyết mạch của nền kinh tế và ở một chừng mực nào đó đã là bà đỡ cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển mới, ngành ngân hàng phải tái cấu trúc để lớn mạnh hơn, tăng sức cạnh tranh hơn và đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế.

    Theo Song Linh
    VnExpress
  6. ThoSanCaMap

    ThoSanCaMap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ

    Thứ Bảy, 17/12/2011 23:26
    Về nhiệm vụ năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết như trên tại hội nghị ngành ngân hàng diễn ra ngày 17-12

    Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết tăng trưởng tín dụng sang năm sẽ được nới lên mức 15% - 17%, tăng 2% - 4% so với mức thực hiện của năm 2011. Định hướng tín dụng là vốn tiếp tục ưu tiên cho sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu nhưng bất động sản và tiêu dùng cũng sẽ dễ thở hơn.
    Khuyến khích các ngân hàng hợp nhất, sáp nhập
    Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định: Năm 2012 là năm xử lý dứt điểm tình trạng tài chính yếu kém của một số NH, bảo đảm thanh khoản của toàn hệ thống, xử lý mạnh các hành vi cạnh tranh lãi suất để làm sạch hệ thống NH, tạo tiền đề cho bước tiếp theo là sáp nhập tự nguyện để tăng quy mô của từng NH.
    [​IMG]

    Xây dựng hệ thống NH thương mại được quản trị tốt là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
    Trong ảnh: Giao dịch tại Ngân hàng Đông Á. Ảnh: HỒNG THÚY

    Năm 2011 thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng, NH Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, tỉ giá và lãi suất. Ước tính cả năm, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10%, tín dụng tăng khoảng 12% góp phần đưa lạm phát tăng chậm; giảm mạnh nhập siêu, cải thiện đáng kể cán cân thanh toán. Đến cuối năm, tín dụng toàn hệ thống tăng 12%, trong đó VNĐ tăng 10,2%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,7% nhưng có xu hướng tăng chậm lại từ tháng 8-2011.

    Việc thanh tra, giám sát về lãi suất và hoạt động huy động, cho vay của các NH thương mại được thực hiện quyết liệt, lập lại kỷ cương thị trường… tạo sự phân hóa giữa các nhóm tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh với các nhóm kém hiệu quả. Trước tình hình này, NH Nhà nước khuyến cáo các NH cần chú trọng quản trị rủi ro trong hoạt động, khuyến khích các NH tự nguyện liên kết, hợp nhất, sáp nhập để tăng cường sức cạnh tranh. Việc sáp nhập NH cũng góp phần từng bước lành mạnh hóa hệ thống NH và tiến tới cơ cấu lại hệ thống NH trong tương lai.
    Lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu...
    Cơ quan này cũng thừa nhận việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20% áp dụng cho tất cả NH chưa phù hợp đối với các đơn vị hoạt động lành mạnh có thể tăng trưởng cao hơn và ngược lại, đơn vị yếu kém phải hạn chế tăng trưởng tín dụng hơn nữa. Đồng thời, một số NH thương mại cổ phần gặp khó khăn tạm thời về thanh khoản đã ảnh hưởng đến các NH khác, gây biến động trên thị trường liên NH. Còn thị trường ngoại hối, tình trạng đô la hóa vẫn chưa giải quyết triệt để, tín dụng ngoại tệ tăng cao. Thậm chí một số NH có hệ thống sử dụng vốn vượt 100%; một số NH khác còn huy động vốn nước ngoài để tăng trưởng tín dụng cao, tiềm ẩn rủi ro khi các nguồn vốn này bị rút đột ngột…

    Năm 2012, NH Nhà nước sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt sao cho bảo đảm kiểm soát lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu tổng phương tiện thanh toán tăng 14% - 16%; tăng trưởng tín dụng từ 15% - 17%. Đồng thời, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các nhóm NH theo nguyên tắc NH hoạt động tốt thì mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhóm NH hoạt động kém hơn.
    Không để NH nào đổ vỡ

    Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng *************** biểu dương những nỗ lực của ngành NH và chỉ rõ những yếu kém trong thời gian qua. Thủ tướng *************** đề nghị toàn ngành bám sát nhiệm vụ năm 2012 của đất nước về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát xuống một con số (9%), tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội... để triển khai có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
    Thủ tướng *************** chỉ đạo NH Nhà nước tập trung hoàn thiện đề án tái cơ cấu hệ thống NH thương mại giai đoạn 2011-2015, trong đó đề xuất lộ trình thực hiện thận trọng, hiệu quả, không để NH nào đổ vỡ, tiến tới xây dựng hệ thống NH thương mại được quản trị tốt, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, có tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh.



    Thái Phương – Tô Hà
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ

    Thứ Bảy, 17/12/2011 23:26
    Về nhiệm vụ năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết như trên tại hội nghị ngành ngân hàng diễn ra ngày 17-12
    ========================================================
    Chỉ tăng 50 % so với 2011 thoai !!!! [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  8. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    mỗi lần các bác tăng cấp bậc , lương của các bác tăng thêm theo quân hàm ,,,,,,,,,, thế tại sao lại không lạm phát mới lạ ,,,,,,,,,,,,, cứ mỗi năm lại phong một loạt như thế này thì siêu lạm phát

    Tăng thêm tướng quân đội và *******




    Số lượng tướng trong ngành quân đội và ******* ngày càng tăng
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa trao quyết định thăng quân hàm từ sĩ quan lên trung tướng, và đại tá lên thiếu tướng cho 58 cán bộ cao cấp trong ngành *******.
    Lễ trao quyết định thăng cấp được tổ chức tại Hà Nội chiều thứ Sáu 16/12.
    Hai thượng tướng vừa được Chủ tịch Trương Tấn Sang phong hàm hôm 6/12, Trần Đại Quang Bộ trưởng Bộ ******* và Thứ trưởng Thường trực Bộ ******* Đặng Văn Hiếu, đã chủ trì buổi lễ.
    Tăng số lượng
    Quyết định công bố 7 sĩ quan ******* cấp thiếu tướng được thăng cấp bậc hàm lên trung tướng; 51 sĩ quan từ cấp đại tá lên thiếu tướng.
    Cùng với Bộ *******, Bộ quốc phòng cũng tổ chức lễ bổ nhiệm thăng quân hàm cấp tướng năm 2011.
    Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã chủ trì buổi lễ này tại Hà Nội chiểu theo quyết định này của thủ tướng chính phủ vào chiều cùng ngày 16/12.
    Theo báo Quân đội nhân dân, các cán bộ quốc phòng được thăng quân hàm trung tướng và thiếu tướng mà không đưa ra thông tin cụ thể.
    Trong vòng chưa đầy một tháng, Việt Nam đã hai lần liên tiếp thăng quân hàm và phong tướng cho nhiều cán bộ ngành ******* và quân đội.
    Tại buổi lễ thăng tướng, hai lãnh đạo đứng đầu ngành Quốc phòng và ******* đều yêu cầu "các cán bộ vừa được bổ nhiệm chức vụ và phong quân hàm cấp tướng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia”.
    Phát biểu của Thượng tướng ******* Trần Đại Quang nêu rõ “lực lượng ******* cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó” trong thời gian tới.
    Đại tướng Phùng Quang Thanh ca ngợi "đây là vinh dự và tự hào cho Quân đội nhân dân Việt Nam".
    Việc thăng quân hàm tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang và ******* được xét duyệt và tổ chức thường xuyên theo kỳ hạn.
    Nhưng nhìn sâu vào cơ cấu bổ nhiệm cán bộ cao cấp thuộc lực lượng này, có vẻ thấy Thủ tướng *************** có một số dấu ấn nhất định.
    Trong quân đội Việt Nam, Thủ tướng có quyền phong tướng lên đến quân hàm trung tướng.
    Người ta cũng chú ý việc thời gian qua, một số tướng lĩnh ******* đã được cơ cấu sang lãnh đạo các cơ quan bộ ngành dân sự, như tại Tòa Án Nhân Dân Tối Cao và Thường trực Ban Bí thư.
  9. thichthanhdam

    thichthanhdam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    noi năng dài dòng quá!!! tóm lại là thế nào????? up hay down đây????[r37)][r37)][r37)]
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Túm lại là có cái " Úp có cái Đau " ! =))=))=))=))=))
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này