Với những tin cực tốt từ những nguồn tầm cỡ như thế này thì Chứng khoán còn tăng dài dài trong nghi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimlong_nt, 30/01/2012.

7309 người đang online, trong đó có 991 thành viên. 13:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6087 lượt đọc và 78 bài trả lời
  1. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Bộ máy Chính phủ: “Tôi tin là họ đang tạo được niềm tin”

    [​IMG] LÊ HƯỜNG
    26/01/2012 10:48 (GMT+7)
    [​IMG] Ông Bùi Kiến Thành: Tôi nhìn thấy “bánh xe” minh bạch đã chuyển, và cần được thúc để chạy nhanh hơn.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (2)

    Nhiệm kỳ Chính phủ mới đã vận hành với nhiều động thái chính sách mạnh mẽ và quyết liệt. Niềm tin về một nền kinh tế khởi sắc được gửi gắm không chỉ ở những phát ngôn “độc và lạ” mà còn kỳ vọng vào các chiến lược “thoát hiểm” cho nền kinh tế một cách căn cơ, vì lợi ích của gần 90 triệu người dân Việt Nam.

    Nhân dịp xuân về, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành bày tỏ một số quan điểm về cách điều hành chính sách của bộ máy Chính phủ mới.

    Có ý kiến cho rằng một “luồng gió mới” đang thổi vào nền kinh tế Việt Nam kể từ khi Chính phủ mới bắt đầu nhiệm kỳ, ông có bình luận gì?

    Đội ngũ lãnh đạo mới được trẻ hóa khá tốt. Chính phủ mới thể hiện lòng quyết tâm tạo chuyển biến cho đất nước. Từ luồng gió mới của nhân sự trong Chính phủ có thể cảm nhận sẽ có một luồng gió mới thổi vào nền kinh tế. Người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng *************** cũng đã có những lời nói thể hiện quyết tâm mạnh mẽ.

    Tôi còn nhớ, trong cuộc họp với các chuyên gia kinh tế ngày 20/8/2011, cùng với thái độ cầu thị, sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, Thủ tướng cũng đã có một số phát ngôn rất quyết liệt.

    Đó là, quyết tâm tái cơ cấu đầu tư công, xử lý những tập đoàn kinh tế yếu kém theo hướng chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh chính, nhanh chóng thoái vốn và cổ phần hóa các công ty con. Đồng thời, Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc thay đổi thể chế phân cấp phân quyền, xem xét lại tổ chức thể chế của nhà nước.

    Bộ máy lãnh đạo của Chính phủ mới cũng đã nhận thức rõ vấn đề quan trọng của nền kinh tế hiện nay là các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn vì lãi suất cao, từ đó, các giải pháp chính sách đã bắt đầu được thực thi.

    Quan điểm chú trọng đến doanh nghiệp là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ, doanh nghiệp gặp khó thì đất nước cũng gặp khó. Mặc dù hiệu quả của các chính sách này vẫn cần được xem xét và đánh giá, tuy nhiên, tinh thần quyết tâm của Chính phủ tạo niềm tin về một vận hội mới của nền kinh tế đất nước.

    Trong đội ngũ lãnh đạo mới, xuất hiện một số chính khách “sao” với những phát ngôn “bạo” hơn so với trước đây. Theo ông, liệu có quá lạc quan khi đặt niềm tin vào một thế hệ chính khách dám nói dám làm?

    Có thể nói, trong đội ngũ lãnh đạo mới đã xuất hiện một số phát ngôn khá mạnh mẽ, thẳng thắn hơn so với trước đây.

    Anh Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã có một số tuyên bố sắc sảo, đáng ghi nhận, tuy nhiên, câu hỏi đặt ra vẫn là “Liệu có dám làm?”. Làm chính khách khác với nghệ sĩ, mỗi một phát ngôn sẽ bị soi xét kỹ hơn, mỗi lời tuyên bố phải tính đến khả năng thực thi, phải nói được làm được mới tạo được sức nặng cho những lời nói sau đó.

    Khác với anh Thăng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ thể hiện những quan điểm rõ ràng về các vấn đề liên quan đến tài chính. Trong đó, tôi thích nhất khi anh ấy nói rằng “nếu Petrolimex không làm được thì sẽ để người khác làm” trong cuộc họp về điều hành giá xăng dầu gần đây nhất. Anh Huệ thể hiện là một người quyết liệt, dám nói, dám làm, có kiến thức và hiểu rõ về chuyên môn.

    Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là phải tạo cơ hội để chữ “dám” của hai bộ trưởng này được chín muồi. Bên cạnh đó, làm chính khách không chỉ đòi hỏi khả năng dám làm mà còn phải biết cách tiến thoái phù hợp.

    Một tư lệnh ngành khác là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Thống đốc đã có một số động thái chính sách tích cực mang lại hiệu quả nhất định. Rõ ràng, anh Bình có cách tư duy khá mới, những chính sách ban đầu đã được thực thi khá tốt nhưng có lẽ vẫn chưa đạt được mong muốn, chưa kéo được lãi suất xuống mức thấp phù hợp để doanh nghiệp hoạt động. Theo tôi, anh Bình vẫn chưa thật sự nắm vững hết các vấn đề của ngân hàng trung ương. Trong tập thể lãnh đạo, tôi chưa thấy anh Bình là một đại tướng xông pha chiến trận về vấn đề tiền tệ. Mong là anh Bình sẽ quyết liệt và kiên trì trên mặt trận tiền tệ, rút kinh nghiệm từ trận trước để đánh tiếp trận sau.

    Trong khi đó, một số chính khách khác có phần lặng lẽ hơn, phải chăng họ e ngại không làm được nên không dám nói?

    Trong khi các tư lệnh ngành khác đã bắt đầu thể hiện khả năng điều hành nền kinh tế, thì Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại có phần trầm tĩnh hơn.

    Đây là một vị thế then chốt của nền kinh tế. Vì nắm trong tay Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nên thủ lĩnh của ngành - anh Vinh - cũng có những kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Có lẽ, anh ấy đang đo lường các rào cản để tìm cách vượt qua được khó khăn.

    Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam vừa qua, Bộ trưởng Vinh đã đưa ra những phân tích, đánh giá khá sát với tình hình hiện nay, thể hiện lập trường rõ ràng và quyết liệt. Cũng tại diễn đàn này, các đại diện Chính phủ đã thể hiện tinh thần tiến bộ hơn nhiều những kỳ trước về lập trường và tư duy.

    Mỗi chính khách một vẻ, nhưng điều dễ nhận ra rất là tinh thần quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo mới và tôi tin là họ đang tạo được niềm tin về một vận hội mới của đất nước.

    Rào cản của các công cuộc cải cách kinh tế thường xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích nhóm, sự thiếu minh bạch cũng một phần do ngại đụng chạm đến mâu thuẫn này. Theo ông, khó khăn này sẽ tiếp tục là trở lực của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế?

    Quả thật lợi ích nhóm là vấn đề khó giải quyết. Tuy nhiên, lợi ích nhóm cũng từ lợi ích quốc gia mà ra. Quốc gia phải hưởng lợi thì từng nhóm và các cá nhân mới có lợi.

    Chuyện thiếu minh bạch dẫn đến tham nhũng cũng là một nguyên nhân làm đất nước tụt lùi. Vấn đề này đã được đặt ra từ mười mấy năm nay nhưng mới dừng ở chữ “nói” còn hành động cụ thể thì chưa được bao nhiêu.

    Bây giờ không còn là lúc để nói nữa mà phải bắt tay vào làm. Cải thiện tính minh bạch cũng phải cần lộ trình và chiến lược cụ thể. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay của Chính phủ. Cần có sự trao đổi thường xuyên và cởi mở với các chuyên gia trong và ngoài nước với tinh thần cầu thị.

    Tôi nhìn thấy “bánh xe” minh bạch đã chuyển, và cần được thúc để chạy nhanh hơn.

    Một khó khăn nữa của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế là thiếu kinh nghiệm, ông có tin là đội ngũ lãnh đạo mới có đủ khả năng chèo lái con tàu kinh tế Việt Nam vượt qua các thách thức hiện tại không?

    Chính phủ mới chưa hoàn toàn đủ kinh nghiệm vì những biến đổi của đất nước và nền kinh tế nói riêng là rất nhanh trước các tác động từ bên ngoài. Nhưng những gì chưa biết thì hoàn toàn có thể học hỏi.

    Điều quan trọng là Chính phủ cần có ban cố vấn tốt. Nguồn nhân lực trong nước hoàn toàn không hiếm, nguồn nhân lực từ bên ngoài cũng không phải quá khó, quan trọng là phải biết cách tìm người và dùng người. Thực tế, chúng ta cũng đang có một bộ máy tương đối tốt.

    Nhiệm kỳ trước của Chính phủ đã để lại một số ấn tượng không tốt, “Vinashin” là một cái tên mà nhiều người không muốn nhắc đến. Theo ông, hết nhiệm kỳ này, người ta sẽ nhắc đến điều gì?

    Tôi phải nhắc lại là đội ngũ nhân sự của nhiệm kỳ Chính phủ này là khá tốt với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ nhiều phía.

    Một trong những cái “hỏng” của nhiệm kỳ trước là “ung nhọt” Vinashin, và nhiệm kỳ này cần giải quyết được để lấy lại niềm tin với người dân trong nước và uy tín trong mắt bạn bè quốc tế.

    Khó nói trước câu chuyện của mấy năm nữa sau khi nhiệm kỳ này kết thúc, nhưng tôi vẫn đặt niềm tin vào Chính phủ mới.
  2. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Bộ trưởng Vương Đình Huệ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên năm Nhâm Thìn

    [​IMG]
    Ngay sau hồi cồng khai trương phiên giao dịch, một số mã tăng kịch trần chỉ sau ít phút giao dịch.
    Sáng ngày 30/1/2012, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên trong năm Nhâm Thìn với kỳ vọng TTCK năm 2012 sẽ đi vào thế ổn định vững chắc về mặt trung và dài hạn. Ngay sau hồi cồng khai trương phiên giao dịch, những tín hiệu lạc quan cho các mã cổ phiếu giao dịch chiếm bao trùm trên bảng điện tử, trong đó có một số mã tăng kịch trần chỉ sau ít phút giao dịch.
    Trả lời phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí về khả năng phát triển của TTCK trong năm 2012, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, quan điểm nhất quán của Bộ Tài chính coi TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, song hành với sự phát triển của thị trường tín dụng, thì TTCK cũng đồng hành với thị trường tín dụng để tài trợ vốn cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế.

    TTCK là phong vũ biểu đo lường kinh tế vĩ mô, ngược lại, kinh tế vĩ mô mà tốt thì cũng là yếu tố thúc đẩy thị trường chứng khoán ổn định, tăng trưởng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động được nhiều vốn trên thị trường.

    Chính vì vậy, mục tiêu tổng quát nhất trong năm 2012 đối với nền kinh tế nói chung, chính sách tài khóa cũng như thị trường vốn trên TTCK nói riêng, Bộ Tài chính kiên trì thực hiện quyết liệt chương trình hành động Nghị quyết 01 của chính phủ; Thực hiện chính sách tài khóa hiệu quả nhưng linh hoạt và phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ giúp cho nền kinh tế vi mô của Việt Nam đi vào ổn định, kiểm soát lạm phát dưới 2 con số; Đồng thời bắt đầu quá trình tái cấu trúc nền kinh tế một cách mạnh mẽ.

    Bộ Tài chính cũng đang chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ và UBCKNN triển khai quyết liệt chiến lược chính sách phát triển TTCK đến năm 2020 cùng với việc bắt tay vào thực hiện ngay từ những ngày đầu năm để tái cấu trúc TTCK, công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm cũng như các định chế tài chính tín dụng khác.

    Với những giải pháp quyết liệt như vậy và những giải pháp thuộc về kỹ thuật trong việc tổ chức thị trường đảm bảo cho thị trường hiện đại thông suốt dễ dàng hơn, công khai và minh bạch hơn cũng như với những nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, Bộ trưởng Vương Đình Huệ hy vọng TTCK năm 2012 sẽ đi vào thế ổn định vững chắc về mặt trung và dài hạn.
  3. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    TTCK 2012: "Cứ tin ngày mai trời sẽ đẹp"

    "Trong thời buổi hiện nay, 1 đồng vốn có ý nghĩa bằng 2 đến 3 đồng so với lúc bình thường, nguồn tiền này sẽ được các nhà đầu tư thực hiện tái đầu tư giúp TTCK bớt ảm đạm".
    Trong bức thư chia sẻ, tâm sự với các nhà đâu tư kết thúc năm con Tân Mão, bước sang năm mới Nhâm Thìn, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VN Nguyễn Hoàng Hải thẳng thắn cho rằng năm 2011 là năm xấu nhất của thị trường chứng khoán VN, đa phần các nhà đầu tư chứng khoán đều thua lỗ, mức độ thua lỗ là rất lớn, tài sản của nhà đầu tư đã bị vơi đi từ 50% cho đến 100% ( mà vẫn còn nợ ).
    Trong năm 2011, đa phần các công ty công chúng , công ty niêm yết đều làm ăn sa sút, tăng mức độ kinh doanh thua lỗ đến mức lợi nhuận giảm nhiều so với các năm trước, chỉ một bộ phận nhỏ công ty công chúng duy trì lợi nhuận bằng năm trước hoặc có tăng trưởng lợi nhuận nhưng không nhiều, vì vậy việc thanh toán cổ tức tiền mặt cho nhà đầu tư trong năm 2011 bị giảm sút nhiều so với những năm trước.Do tình hình đầu tư, tình hình lãi suất cao nên sẽ có nhiều công ty không có nguồn tài chính dồi dào để trả cổ tức hoặc mức chi cổ tức bằng tiền mặt sẽ thấp đi.
    Nguyên nhân của tình trạng trên là : Do tác động xấu của kinh tế vỹ mô trong nước và ngoài nước; Cũng còn do yếu tố chủ quan của Ban quản lý doanh nghiệp : Do chậm đổi mới nhân sự, do đầu tư vẫn còn dàn trải, do khát vọng nhanh chóng trở thành tập đoàn kinh tế mạnh mà đầu tư quá nhiều… Tựu trung lại là do yếu tố quan liêu, chủ quan, duy ý chí của những người điều hành doanh nghiệp.
    Cổ phiếu thì bị giảm giá mạnh, cổ tức thì hầu như không có hoặc ít hơn ( không thấm tháp vào đâu so với số tài sản bị mất đi). Tuy nhiên nhà đầu tư có thể được an ủi bằng niềm tin vào “ngày mai trời sẽ đẹp “ từ cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ, tài chính cố gắng đưa ra nhiều giải pháp phát triển TTCK và từ sự rút kinh nghiệm và cam kết cố gắng của các Ban quan lý doanh nghiệp.
    Trong bài viết này, để khôi phục và tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam ( VAFI ) khuyến nghị một số điểm về công tác quản trị doanh nghiệp.
    Những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có mức lợi nhuận sau thuế tương đối so với các năm trước, ít vay nợ ( kể cả trong tương lai ) cần tăng mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt so với các năm trước ; Đặc biệt đối với những doanh nghiệp nông nghiệp như doanh nghiệp cao su, mía đường, … đa phần lợi nhuận cao đột biến so với năm trước nhờ được hưởng lợi nhiều về giá bán cần xem xét tăng cao mức chi trả cổ tức cho cổ đông.
    Trong thời buổi rất khó khăn hiện nay, 1 đồng vốn có ý nghĩa bằng 2 đến 3 đồng so với lúc bình thường, nguồn tiền này sẽ được các nhà đầu tư thực hiện tái đầu tư giúp TTCK bớt ảm đạm đồng thời cũng là cơ hội để bù một phần kinh doanh thua lỗ .
    Các Ban quản trị doanh nghiệp cần nghiêm túc đánh giá lại chương trình đầu tư của mình để có đối sách phù hợp, nên tạm ngừng các dự án đầu tư mới nếu hiệu quả thấp hoặc phải đi vay mượn nhiều nhằm tăng cường khả năng tài chính doanh nghiệp, giảm chi phí lãi vay, đồng thời tạo khả năng doanh nghiệp luôn có dòng tiền nhàn rỗi để thường xuyên thanh toán cổ tức cho cổ đông. Trong bối cảnh TTCK như hiện nay và trong vài năm nữa việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu có thể còn khó khăn, doanh nghiệp nên có phương án thanh toán mức cổ tức bằng tiền mặt cao trên giá vốn đầu tư cao hơn lãi suất huy động. Nếu đa phần các doanh nghiệp niêm yết làm được như vậy thì không lẽ gì TTCK kéo dài sự ảm đạm ?
    Không nên nôn nóng đặt mục tiêu doanh nghiệp của mình phải trở thành 1 Tập đoàn , 1 Tập đoàn mạnh hoặc 1 Tập đoàn lớn so với các nước trong khu vực mà đưa ra nhiều dự án đầu tư để rồi đi vay nợ nhiều, từ đó ít có điều kiện chăm lo quyền lợi cho cổ đông . Sắp tới năm mới, cộng đồng doanh nghiệp cần phải đổi mới tư duy, cụ thể là phải tăng cường khả năng tài chính doanh nghiệp, giảm đáng kể nợ nần để có khả năng chống chọi tốt với các biến cố không mong muốn, đồng thời cải thiện quyền lợi cho các “ ông chủ “ của mình bằng việc gia tăng dần mức chi cổ tức tiền mặt.
    Năm nay là 1 năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp, nên cần xem xét lại chính sách thưởng cho người lao động và Ban quản lý trong tương quan khả năng tài chính doanh nghiệp và quyền lợi của nhà đầu tư theo hướng doanh nghiệp phải trích lập dự phòng đầy đủ với các khoản nợ xấu, chênh lệch tỷ giá, các quỹ dự trữ…
    Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc gặp khó khăn về khả năng tài chính thì kiên quyết cắt giảm các khoản thưởng, đặc biệt là đối với Ban quản lý còn phải cắt giảm mức lương, thù lao…không để cao như trước ; Không theo phong trào, không sỹ diện , hào phóng thực hiện chính sách thưởng như các đơn vị kinh doanh hiệu quả ….
    Ông Nguyễn Hoàng Hải nhấn mạnh, không thể để tình trạng Ban quản lý lương cao hoặc có thưởng trong khi cổ đông của doanh nghiệp không được nhận cổ tức bằng tiền mặt.
    Từ năm 2012 trở đi , Hội đồng quản trị các doanh nghiệpkhông thực hiện các Dự án đầu tư mới nếu như việc thực hiện này không đảm bảo khả năng thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho nhà đầu tư một cách thường xuyên. Nếu HĐQT có ý chí mạnh cương quyết thực hiện các dự án đầu tư mới thì cần phải thuyết trình kỹ cho nhà đầu tư biết và cần nhận được ý kiến chấp thuận của đông đảo cổ đông doanh nghiệp.
    "Chuẩn bị tới mùa ĐHCĐ năm 2012, các nhà đầu tư cần góp ý về công tác quản trị doanh nghiệp, nhất là công tác đầu tư để tránh tình trạng chủ quan duy ý chí luôn tồn tại trong HĐQT nếu như ít có ý kiến phản biện từ các cổ đông", bức thư viết.
    Theo Hương Giang
    Infonet
  4. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Năm 2012, dự kiến miễn - giảm 850 tỉ đồng thuế chuyển nhượng chứng khoán

    [​IMG]
    Năm 2012, Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng các giải pháp tháo gỡ về mặt tài chính, tham mưu các biện pháp giãn, miễn thuế.
    Theo dự kiến của Tổng cục Thuế, số thuế miễn - giảm gia hạn trong 2012 là 5.412 tỉ đồng. Trong đó, số thuế TNDN gia hạn của năm 2012 là 3.250 tỉ đồng, số thuế miễn - giảm là 2.162 tỉ đồng (trong đó thuế TNCN là 850 tỉ đồng, thuế TNDN và thuế đối với hộ khán là 1.352 tỉ đồng).

    Trong đó, 850 tỉ đồng thuế TNCN được miễn - giảm trong 2012 là số miễn - giảm áp dụng cho đối tượng chuyển nhượng CK.
    Theo Lưu Thủy
    Báo Lao động
  5. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    UB Giám sát tài chính quốc gia kiến nghị tăng room cho NĐT nước ngoài

    [​IMG]
    Khoảng đầu quý II/2012, các giải pháp hỗ trợ thị trường sẽ được triển khai ***g ghép với biện pháp tái cơ cấu TTCK.
    Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã kiến nghị Chính phủ tăng room mua cổ phần cho nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài.
    Cùng với các giải pháp mang tính kỹ thuật, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia kiến nghị Chính phủ áp dụng một số biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất, nhằm hỗ trợ lành mạnh cho TTCK. Về vấn đề này, ĐTCK có cuộc trao đổi với TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
    Được biết, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã kiến nghị Chính phủ xem xét triển khai một số giải pháp hỗ trợ TTCK. Bao giờ các giải pháp này được áp dụng, thưa ông?
    Qua trực tiếp tiếp xúc, lắng nghe nhu cầu của các NĐT lớn nước ngoài, có 3 vấn đề họ mong muốn TTCK Việt Nam cần sớm cải thiện nếu muốn thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư gián tiếp, đó là: thanh khoản, chất lượng hàng hóa và tăng room mua cổ phần.
    Trên cơ sở nhu cầu này, cũng như xuất phát từ đòi hỏi phục hồi lành mạnh, bền vững TTCK, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã kiến nghị Chính phủ xem xét triển khai một số giải pháp cụ thể. Trong đó, trọng tâm là tăng room mua cổ phần cho NĐT nước ngoài.
    Tuy nhiên, cũng cần triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hàng hóa cho TTCK. Muốn vậy, ngoài đẩy nhanh CPH các DNNN lớn, có chất lượng, cần khẩn trương thoái vốn nhà nước khỏi các DN mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối.
    Điều cần lưu ý là phải nâng cao tỷ lệ cổ phần phát hành lần đầu ra công chúng, chứ bán nhỏ giọt 5 - 7% như thời gian qua thì sẽ không thể thu hút được NĐT lớn nước ngoài tham gia. Các NĐT cũng mong đợi việc CPH các tập đoàn, tổng công ty lớn sắp tới phải gắn với niêm yết trên TTCK, nhằm tăng tính minh bạch trong hoạt động.
    Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nghiên cứu các kiến nghị trên để cụ thể hóa vào Đề án tái cơ cấu TTCK.
    Đề án chi tiết này đang được khẩn trương hoàn chỉnh và theo kế hoạch sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý I/2012 để sớm tổ chức triển khai. Như vậy, khoảng đầu quý II/2012, các giải pháp hỗ trợ thị trường sẽ được triển khai ***g ghép với biện pháp tái cơ cấu TTCK.
    Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo loại bỏ việc áp dụng trần lãi suất huy động 14%/năm vào đầu quý II/2012, để kéo lãi suất cho vay giảm dần?
    Tỷ lệ lạm phát tính theo tháng đã giảm khá bền vững từ tháng 7/2011. Theo độ trễ của chính sách thắt chặt tiền tệ, thì tỷ lệ lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong nửa đầu năm 2012.
    Nếu chính sách tiền tệ, tài khóa được duy trì theo hướng chặt chẽ, thận trọng trong thời gian tới, cùng với mặt bằng giá hàng hoá thế giới trong năm 2012 ước giảm khoảng 4%, thì theo dự báo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, lạm phát trong năm 2012 của Việt Nam giảm còn 7 - 8%, GDP tăng trưởng khoảng 5,5 - 5,9%.
    Bởi vậy, trên cơ sở diễn biến vĩ mô của quý I/2012, chúng tôi kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo loại bỏ việc áp dụng trần lãi suất huy động 14%/năm, cũng như áp dụng một loạt giải pháp khác để kéo mặt bằng lãi suất giảm xuống. Chỉ có như vậy mới hỗ trợ lành mạnh cho DN, cũng như TTCK, thị trường bất động sản.
    Nhưng một khi vấn đề căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng như hiện tại chưa được giải quyết, thì nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất là không khả thi, thưa ông?
    Đúng vậy. Do đó, trong hệ thống giải pháp mà chúng tôi kiến nghị, thì trước hết phải giải quyết cho được tình trạng đáng lo ngại nhất trong nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô năm 2012 là đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
    Kinh nghiệm thế giới cho thấy, ngay cả khi lạm phát đã giảm khá sâu và ổn định kéo dài hàng năm, nhưng mặt bằng lãi suất vẫn không thể giảm một khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng không được đảm bảo, cũng như kỳ vọng lạm phát của người dân chưa bị “đánh sập”.
    Việc bỏ áp dụng trần lãi suất huy động 14%/năm là một trong những giải pháp mạnh nhằm cải thiện thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
    Để giảm thiểu tác động không mong muốn của giải pháp này, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước đồng thời áp dụng các giải pháp như khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào “sức khỏe” của các nhóm ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động huy động và cho vay.
    Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu trong quý I/2012 sẽ cải thiện thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Đảm bảo thanh khoản là bước 1, trước khi thực hiện bước 2 là giải quyết nợ xấu và bước 3 là tái cấu trúc tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng, nhằm đảo bảm hoạt động an toàn, bền vững.
    Theo Hữu Đạo
    ĐTCK
  6. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Ông Nguyễn Duy Hưng: "Chưa bao giờ có thể mua lại doanh nghiệp với mức giá rẻ như bây giờ"

    [​IMG]
    Đối với các nhà đầu tư nhỏ thì có điều kiện mua rẻ được cổ phiếu tốt, những vẫn phải khẳng định dù là cổ phiếu tốt, thì cũng không thể mong sau đó giá cổ phiếu sẽ đi lên ngay được,” ông Hưng nói.
    Bước sang năm mới 2012, giới chuyên gia kinh tế trong nước dự báo vẫn còn rất nhiều thách thức đang ở phía trước. Theo đó, thị trường chứng khoán cũng sẽ tiếp tục là một trong những khu vực “đầu sóng ngọn gió” gánh chịu những "cơn thịnh nộ" khó lường từ nền kinh tế.

    Trong khi đó, hầu hết các công ty chứng khoán hiện đang ở trong những cơ thể không còn khỏe mạnh. Báo cáo từ Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ rõ, thời gian qua thị trường chứng khoán có nhiều biến động, lúc tăng trưởng nhanh, lúc suy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và yếu tố vĩ mô trong nước.

    Vì vậy, hoạt động công ty chứng khoán cũng rơi vào các trạng thái lãi, lỗ không ổn định. Thêm vào đó các tài sản đầu tư kém thanh khoản đã khiến khả năng tài chính (vốn khả dụng) của công ty chứng khoán gặp khó khăn.

    “Chèo lái con thuyền” vững vàng trong bối cảnh hiện tại quả là điều không dễ dàng đối với những người đứng đầu tại các công ty chứng khoán.

    Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, đầu năm 2011, SSI đã lường trước những thách thức sẽ gặp phải, theo đó chính sách điều hành đã nghiêng về rút gọn chứ không mở rộng, do dự báo tốt nhờ đó con thuyền có thể vững vàng đi qua sóng gió.

    Dự cảm thị trường chứng khoán năm 2012, ông Hưng cho rằng sẽ còn khó khăn hơn nhiều so với năm 2011. Đối với các công ty chứng khoán, tất cả các lĩnh vực dịch vụ đều bị tác động tiêu cực.

    Mặc dù là một trong những điểm sáng trong ngành và dẫn đầu về thị phần giá trị giao dịch môi giới năm 2011, song SSI cũng không thể là ngoại lệ. Ông Hưng phân tích, nguồn tiền đầu tư từ phía các ngân hàng trong năm Nhâm Thìn tiếp tục bị thắt chặt, huy động từ quản lý quỹ không dễ dàng. Tuy SSI đứng đầu về thị phần môi giới nhưng đó chỉ là tỷ số phần trăm, chứ trên thực tế thanh khoản toàn thị trường năm qua sụt rất giảm mạnh.

    “Tuy nhiên thị trường lại mở ra cơ hội về dịch vụ tư vấn M&A cho khách hàng. Đây là hoạt động cuối cùng có tiềm năng, chưa bao giờ có thể mua lại doanh nghiệp với mức giá rẻ như bây giờ. Tuy nhiên cũng phải ‘so bó đũa chọn cột cờ’, bởi không có nghĩa là tất cả các cổ phiếu đều rẻ và có triển vọng. Đối với các nhà đầu tư nhỏ thì có điều kiện mua rẻ được cổ phiếu tốt, những vẫn phải khẳng định dù là cổ phiếu tốt, thì cũng không thể mong sau đó giá cổ phiếu sẽ đi lên ngay được,” ông Hưng nói.

    Đối với ông Phạm Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán FLC, quan điểm là phải nhìn nhận những khó khăn của thị trường theo hướng tích cực hơn. Những biến động trong nền kinh tế sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường chứng khoán, tuy nhiên đây là thời điểm các công ty chứng khoán phải vững vàng sát cánh với doanh nghiệp, với nhà đầu tư.

    Khẳng định thị trường chứng khoán không thể thiếu trong một nền kinh tế thị trường, do đó ông Thắng nhấn mạnh: “Về lòng tin, theo tôi không có gì phải hoảng sợ. Rõ ràng là rất cần phải thận trọng, tuy nhiên không nên chỉ là ngồi chờ, cần phải có những giải pháp đột phá, bắt buộc phải thay đổi để trụ vững và phát triển. Yếu tố quan trọng ở đây là tạo ra sự khác biệt đó là con người, còn về công nghệ thì hầu hết các công ty chứng khoán gần tương tự như nhau.”

    Một giám đốc chi nhánh ngân hàng chuyển qua điều hành một Công ty chứng khoán và đã đưa doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ môi giới cho nhà đầu tư cá nhân tại Hà Nội cho biết, thực trạng kinh tế vĩ mô quá xấu, do Công ty may mắn không có tự doanh nên ảnh hưởng từ thị trường vẫn đang trong tầm kiểm soát, tuy nhiên khó khăn là không thể tránh khỏi.

    Để tồn tại trong thị trường này, ban điều hành công ty hướng tầm nhìn tới những mục tiêu lâu dài, lường trước khó khăn ít cũng phải tới ba năm nữa. Bao giờ cũng phải tính đến phương án xấu nhất, kịch bản xấu nhất, do đó chiến lược hiện tại của công ty là làm cách nào để tồn tại, xây dựng lực lượng, lên kế hoạch đón thời cơ sau khi khủng hoảng kết thúc.

    Đồng thời vị giám đốc này khẳng định, ông không cho rằng khủng hoảng là cơ hội để mua được tài sản giá rẻ. Điều này chỉ đúng một nửa và nó nghiêng về lý thuyết, bởi quan trọng là thời điểm mua vào lúc nào thì không phải ai cũng biết và không dễ gì nắm được. Đã sống trong khủng hoảng thì hầu hết là tổn thương, do đó không dễ dàng gì mà đi ngược lại xu thế. Chỉ khi thị trường phát triển, cơ hội lúc đó mới là sự thực và nó có thể chia đều cho mọi người.

    “Thị trường chứng khoán đang rất u ám, do đó nên tự để nó tự đào thải. Khi thị trường tiền tệ co thắt, bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách quay lại thị trường vốn và khi đó chứng khoán sẽ tự hồi phục, còn các chính sách chỉ giải quyết những biện pháp tình thế, mà không đi sâu vào giải quyết thực chất vấn đề,” vị giám đốc trên nói.

    Khá đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Duy Hưng bản thân thị trường chứng khoán chỉ là hàn thử biểu của nền kinh tế. Trong khi đó nền kinh tế lại phụ thuộc vốn chủ yếu vào hệ thống ngân hàng. Lạm phát vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp còn khó khăn thì thị trường chứng khoán làm sao lội ngược dòng nước được.

    “Theo tôi, chuyện doanh nghiệp này, hay doanh nghiệp kia phá sản phải cho đó là sự bình thường, không thể giải cứu bằng chính sách và giải pháp tình thế. Khi chúng ta tuân theo quy luật kinh tế thị trường, chấp nhận đau đớn thì khi đó nền kinh tế sẽ trở về quỹ đạo vốn có,” theo ông Hưng./.


    Theo Hạnh Nguyễn
    Vietnam+
  7. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    “Cơ hội đầu tư tốt nhất 2012 nằm ở Việt Nam”

    [​IMG]
    Chính sự đi xuống của thị trường đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư thực hiện mua vào đối với cổ phiếu của một số doanh nghiệp niêm yết vào hàng lớn nhất ở Việt Nam.

    Chứng khoán VN đang quá rẻ, quá hấp dẫn. Đó là nhận định mà tác giả Peter Cohan đưa ra trong bài viết nhan đề “Why you should invest in Vietnam” (tạm dịch: “Lý do nên đầu tư vào VN) mới đăng trên tờ Forbes.


    Ông Cohan cho biết, trong chuyến thăm đầu tháng 1 này tới Singapore, ông đã gặp một nhà quản lý quỹ giàu kinh nghiệm. Nhà quản lý quỹ này đưa ra một ý tưởng khá thú vị rằng, đầu tư vào Indonesia - thị trường được coi là hấp dẫn trong năm qua - giờ đã “lỗi mốt”, và rằng, cơ hội đầu tư tốt nhất trong khu vực trong năm 2012 nằm ở thị trường Việt Nam.


    Theo nhà quản lý quỹ trên, giá cổ phiếu ở Việt Nam đang rất rẻ. Cụ thể, ông này cho biết đã tìm được 20 cổ phiếu của Việt Nam có hệ số giá/thu nhập (P/E) ở mức 2 lần, tăng trưởng dòng tiền 14% và lãi cổ tức (dividen yield) ở mức ít nhất 12%.


    Tác giả bài viết lý giải, việc đầu tư cổ phiếu theo giá trị (value investing) phụ thuộc vào khả năng của nhà đầu tư tìm ra những cổ phiếu mà tương quan giữa thị giá và thu nhập thấp hơn mức tăng trưởng thu nhập được kỳ vọng của cổ phiếu đó.


    Đây được xem là nguyên tắc “tăng trưởng với giá cả phải chăng” (GARP). Trong đó dòng tiền - số tiền còn lại của doanh nghiệp niêm yết sau khi trả hết mọi chi phí - tăng trưởng với tốc độ cao hơn hệ số P/E. Khi đó, cổ phiếu được coi là rẻ.


    Theo trường phái đầu tư như vậy, nếu những con số mà nhà quản lý quỹ nói trên đưa ra là chính xác, thì tác giả cho rằng, những cổ phiếu mà nhà quản lý quỹ tìm ra được ở Việt Nam đang quá rẻ.


    Cổ phiếu được đánh giá là có mức giá hợp lý nếu tỷ lệ giữa hệ số P/E và tăng trưởng thu nhập ở mức từ 1,0 trở xuống. Trong khi đó, tỷ lệ này đối với các cổ phiếu Việt Nam được nhà quản lý quỹ phát hiện là 2/14 = 0,14, một con số cho thấy mức giá quá rẻ.


    Nhà quản lý quỹ còn chỉ ra một lợi thế khác của cổ phiếu Việt Nam là mức lãi cổ tức - tỷ lệ giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu - rất cao. Mức lãi cổ tức 12% như đã nói ở trên là cực cao, nếu so với mức lãi suất tiền gửi ngân hàng dưới 1% ở Mỹ hiện nay.


    Mức lãi cổ tức cao trên có thể sẽ không được duy trì lâu, vì giá cổ phiếu sẽ tăng trong khi cổ tức không tăng hoặc các công ty giảm cổ tức. Tuy nhiên, cho dù mức lãi cổ tức có giảm xuống mức 8%, thì khoản cổ tức tiền mặt hàng năm vẫn đủ hấp dẫn để bù đắp cho những rủi ro mà các nhà đầu tư đương đầu khi nắm giữ các cổ phiếu này.


    Tác giả nhận xét, năm 2011, kinh tế Việt Nam gặp một số khó khăn, trong đó có việc lạm phát tăng vọt lên 23% vào tháng 8, buộc Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất cơ bản từ 9% lên 15%. Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” 28% trong cả năm.


    Tuy nhiên, chính sự đi xuống của thị trường đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư thực hiện mua vào đối với cổ phiếu của một số doanh nghiệp niêm yết vào hàng lớn nhất ở Việt Nam. Và việc mua vào này đang đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư.


    Tác giả bài viết lấy ví dụ, vào tháng 1/2011, hãng tin Reuters loan tin hãng rượu mạnh Diageo mua 23,6% cổ phần của Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội với giá 33 triệu USD từ quỹ VinaCapital. Một thương vụ khác phải kể đến là công ty Mount Kellett Capital Management đầu tư 100 triệu USD vào tập đoàn Masan.


    Cuối cùng, bài viết đưa ra khuyến nghị nên đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam thuộc các lĩnh vực ngân hàng, thực phẩm và đồ uống, vì đây là các lĩnh vực sẽ chứng kiến nhu cầu gia tăng từ tầng lớp trung lưu của Việt Nam.


    Theo Kiều Oanh
    VnEconomy
  8. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    TTCK Việt Nam chỉ có 1 sở giao dịch vào quý II/2012

    [​IMG]
    Theo Đề án tái cơ cấu TTCK, TTCK Việt Nam chỉ có 1 sở giao dịch và sở này dự kiến sẽ được thành lập trong quý II/2012.
    Ngày 13/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, Đề án tái cơ cấu TTCK đã được Thường trực Chính phủ thông qua. Sau khi bổ sung, hoàn chỉnh, Đề án vừa được Bộ Tài chính trình Bộ Chính trị xem xét quyết định, để làm cơ sở chỉ đạo hoạt động tái cơ cấu TTCK mạnh mẽ ngay trong năm nay.

    TTCK Việt Nam chỉ có 1 sở giao dịch
    Ông Huệ nhấn mạnh, theo định hướng của Đề án, tái cấu trúc TTCK nhằm sớm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và quan trọng hơn là đáp ứng yêu cầu về vốn dài hạn cho nền kinh tế. Việc tái cơ cấu TTCK được tiến hành toàn diện, trong đó tập trung vào 4 trụ cột là tái cấu trúc CTCK, các sở GDCK, cơ sở NĐT và hàng hoá.
    Trong khi chờ Bộ Chính trị thông qua Đề án tái cơ cấu TTCK, trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đang chỉ đạo UBCK triển khai nhiều phần việc cụ thể nhằm từng bước triển khai tái cơ cấu TTCK.
    Quyết định 62/2012/QĐ-BTC về việc phê duyệt Đề án tái cấu trúc các CTCK mà Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành, trong đó đưa ra nhiều giải pháp chi tiết, chính là thể hiện quyết tâm tiến hành tái cơ cấu TTCK khẩn trương, hiệu quả.
    Việc tái cơ cấu CTCK nhằm nâng cao năng lực tài chính, quản trị DN và khả năng kiểm soát rủi ro. Cùng với nâng cao chất lượng hoạt động, số lượng các CTCK sẽ giảm dần hợp lý, nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trong số các cấu phần cần tập trung tái cơ cấu trên TTCK, thì tái cấu trúc CTCK đang được triển khai khẩn trương, quyết liệt nhất…
    Còn việc cơ cấu lại các Sở GDCK, thị trường giao dịch chứng khoán tập trung sẽ tạo bước tiến mới trong nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động của các thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và thị trường phái sinh theo nguyên tắc tạo ra một thị trường giao dịch chứng khoán thống nhất.
    Theo đó, các tiêu chí về niêm yết, giao dịch, công bố thông tin… áp dụng theo chuẩn mực chung và một hệ thống quản trị điều hành, quản trị rủi ro thống nhất. Tái cấu trúc các Sở GDCK nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển dài hạn của TTCK Việt Nam đã được đề ra trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020: bảo đảm cho thị trường hoạt động lành mạnh, vững chắc, được quản lý, giám sát chặt chẽ; cơ cấu quản trị điều hành minh bạch, chuyên nghiệp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; cơ cấu sản phẩm đa dạng, hoàn chỉnh; hoạt động thanh toán bù trừ an toàn…
    Để cụ thể hóa định hướng tái cơ cấu các Sở GDCK theo hướng trên, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, Bộ đang chỉ đạo UBCK chủ trì xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở GDCK Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2012.
    Tăng NĐT lớn, chuyên nghiệp
    Tái cấu trúc cơ sở các NĐT là nhằm đa dạng hơn NĐT cho thị trường, trong đó chú trọng mở rộng cơ sở NĐT có tổ chức và chuyên nghiệp. Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở và chuẩn bị ban hành Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó gồm quỹ đóng, quỹ thành viên, quỹ ETF, quỹ đầu tư bất động sản và các loại công ty đầu tư chứng khoán là nhằm gia tăng NĐT tổ chức và chuyên nghiệp cho thị trường.
    Cùng với đó, tập trung khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn tham gia thị trường, kết hợp với tăng cường công tác quản lý, giám sát, có giải pháp phù hợp, hiệu quả để chủ động đối phó với biến động của dòng vốn này.
    Riêng việc cơ cấu lại hàng hoá trên thị trường được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng phát hành, niêm yết, đăng ký giao dịch và phát triển hàng hoá mới có chất lượng cho thị trường bằng nhiều giải pháp cụ thể.
    Trong đó, đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN lớn gắn với niêm yết trên TTCK, thúc đẩy quá trình thoái vốn nhà nước khỏi các DN đã cổ phần hóa mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối… là những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường.
    Việc triển khai tái cấu trúc TTCK, theo ông Huệ, đang được triển khai chủ động, có lộ trình cụ thể, thận trọng, hạn chế tác động tới các hoạt động kinh doanh và đầu tư trên thị trường.
    Tái cấu trúc thị trường vừa phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật, vừa dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt, đồng thời phù hợp với kế hoạch tái cơ cấu cả nền kinh tế nói chung, mục tiêu tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng.
    Hy vọng rằng, những đề án cải cách quyết liệt sẽ được thực thi càng sớm càng tốt
    Theo Hữu Hòe
    ĐTCK
  9. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Khối ngoại mua ròng 54 tỷ đồng trên 2 sàn trong phiên đầu năm

    [​IMG]
    Đà mua ròng tiếp tục được duy trì trên sàn Hà Nội, khi số phiên mua ròng liên tiếp tại đây đã lên tới 29 phiên.
    Chuỗi mua ròng ấn tượng của khối ngoại tại HNX kéo dài từ ngày 13/12/2011 tới phiên 30/1/2012 hôm nay, phiên đầu tiên của năm Nhâm Thìn. Trong 29 phiên này, tổng cộng khối ngoại mua ròng 196 tỷ đồng tại HNX.

    Cả năm 2011 thì khối ngoại mua ròng 643 tỷ đồng trên sàn Hà Nội. Như vậy chỉ trong hơn 1 tháng rưỡi khối ngoại mua ròng với 29 phiên liên tiếp, giá trị thu được đã ngang bằng 30% tổng giá trị mua ròng của cả năm 2011.

    Cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất hôm nay là cổ phiếu Masan, MSN với giá trị mua ròng trong phiên đạt 12,2 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng thứ 9 liên tiếp của cổ phiếu này. MSN hôm nay tăng trần và đóng cửa ở mức 106.000 đồng/cp.

    Tại sàn HOSE, khối ngoại mua vào 3,62 triệu đơn vị trong khi bán ra 1,69 triệu đơn vị. Giá trị mua ròng trong phiên đạt 49,8 tỷ đồng. VN-Index hôm nay tăng 11,9 điểm và đóng cửa ở mức 384,9 điểm.

    [​IMG]
    Diễn biến VN-Index, HNX-Index và GTGD ròng của khối ngoại từ 1/7/2011

    Tại sàn Hà Nội, trong phiên mua ròng 29 liên tiếp, khối ngoại mua vào 580,5 nghìn đơn vị và bán ra 148,2 nghìn đơn vị. Giá trị mua ròng trong phiên đạt gần 4 tỷ đồng.

    Gần như toàn bộ các mã được mua ròng mạnh nhất hôm nay đều tăng giá, phần lớn là tăng trần. Sau MSN, các mã được mua ròng nhiều là SSI (8,8 tỷ), HAG (5,9 tỷ) và DPM (5,3 tỷ).

    Bảng thống kê Top 15 cổ phiếu có giá trị mua/bán ròng lớn nhất trong phiên 30/1:

    [​IMG]

    Bộ phận Dữ Liệu
    Theo TTVN/HoSE/HNX
  10. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    “Siêu tổng công ty” tính chuyện đầu tư…
    [​IMG] VŨ CA
    26/01/2012 11:01 (GMT+7)
    [​IMG] Hơn 4.000 tỷ đồng là quy mô đầu tư dự kiến trong năm 2012 của SCIC.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (1)

    Năm 2011, nhiều tổ chức sa lầy trong đầu tư tài chính, càng “cựa quậy” càng dễ lún sâu. Nhưng năm 2012 có thể xem xét để trở lại.

    Tại một cuộc gặp cuối năm 2011, lãnh đạo một ngân hàng thương mại nói rằng: “Đầu năm 2011, tôi nói với bạn bè của mình là nên nằm im, càng cựa quậy trong đầu tư tài chính thì càng dễ lún, tốt nhất là tạm đem tiền gửi ngân hàng. Không phải là giờ nhìn lại để nói, mà thực tế anh nào nằm im thì sống, tiền lãi ngân hàng cũng đáng kể chứ”.

    Trên thị trường chứng khoán, phần lớn thời gian của năm 2011 giới đầu tư cũng bàn luận nhiều đến “cục tiền” Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS) cất kho ở ngân hàng. Thị trường khó khăn kéo dài và chưa hé mở cơ hội phục hồi, KLS chọn giải pháp bảo toàn…

    Tại cuộc gặp báo chí mới đây, lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng tiết lộ một thông tin rằng, trong năm 2011 “siêu tổng công ty” này gần như không mua vào một cổ phiếu nào… Lý giải cho điều này là nhìn nhận thị trường vẫn chưa cho thấy triển vọng khả quan, thậm chí còn khó khăn hơn những trước.

    Với SCIC, không chỉ trong đầu tư, sự thận trọng còn thể hiện rõ trong quyết định gây “sốc” với các công ty chứng khoán ở hoạt động thoái vốn. Trước đây, lượng tiền thanh toán đấu giá cổ phần doanh nghiệp mà SCIC chào bán được lưu lại các công ty chứng khoán đại lý ít lâu, có giá trị nhất định với họ. Nhưng trong năm 2011, nhận thấy có yếu tố rủi ro, tổng công ty này đã quyết định thay đổi quy trình, chuyển thẳng nguồn tiền đó về tài khoản của mình; bảo toàn vốn được ưu tiên hàng đầu.

    Tính chung cả năm 2011, SCIC đã thực hiện đầu tư tổng số tiền 586 tỷ đồng, nhưng chủ yếu là đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp và mua trái phiếu. So với kế hoạch giải ngân ban đầu là 2.629 tỷ đồng thì số vốn đầu tư thực tế đó chỉ đạt 22,28% kế hoạch.

    Lũy kế đến 31/12/2011, tổng số vốn công ty này đã đầu tư là hơn 6.500 tỷ đồng, trong đó đầu tư hiện hữu hơn 3.000 tỷ đồng (tại các doanh nghiệp đang có sở hữu trước đó), đầu tư góp vốn/mua cổ phiếu doanh nghiệp khoảng 2.700 tỷ đồng, đầu tư trái phiếu là 800 tỷ đồng. Trong đó, phần góp vốn và mua cổ phiếu doanh nghiệp thì chủ yếu là các khoản đầu tư vào Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, Thủy điện Thác Bà, Nhiệt điện Hải Phòng… (những khoản đầu tư dài hạn) những năm trước; phần đầu tư trên sàn niêm yết coi như không đáng kể.

    Nhưng năm 2012, “siêu tổng công ty” sẽ xem xét để có thể nhập cuộc thực sự.

    Theo lãnh đạo tổng công ty này, điểm kích thích họ quay lại xem xét đầu tư là sự hấp dẫn của giá cổ phiếu trên sàn. “Có những ngân hàng làm ăn vẫn tốt mà thị giá nằm dưới mệnh giá, giá cổ phiếu đang rẻ”, đại diện SCIC nhìn nhận.

    Tất nhiên, quyết định lựa chọn đầu tư ngoài yếu tố giá còn tùy thuộc vào bối cảnh thị trường và triển vọng phục hồi, triển vọng hoạt động doanh nghiệp... Nhưng có thể thấy trong năm 2012 SCIC đang có dự tính lớn ở hướng trở lại và mở rộng đó.

    Cụ thể, trong năm 2012, SCIC đã lên kế hoạch dự kiến với quy mô hơn 4.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều dự tính trong năm 2011. Nguồn vốn này tập trung vào 4 nhóm đầu tư chính.

    Trước hết, là công cụ của nhà nước, SCIC sẽ thực hiện đầu tư theo chỉ định của Chính phủ. Nhóm thứ hai là đầu tư hiện hữu, lựa chọn một số doanh nghiệp mà Tổng công ty đang sở hữu vốn nhằm tránh pha loãng phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp hiệu quả, bảo toàn và gia tăng phần vốn nhà nước.

    Nhóm trọng tâm khác là đầu tư hiệu quả và linh hoạt, đầu tư vào các dự án, cổ phiếu và trái phiếu.

    Và có một nhóm đáng chú ý mà SCIC đang hoạch định là đầu tư hợp tác với các tập đoàn và tổng công ty vào các dự án trọng điểm; mua lại các khoản đầu tư của họ khi phải thoái vốn do đầu tư ngoài ngành…

    Lãnh đạo SCIC nói rằng, thực ra đó là một ý tưởng, dự tính cho năm 2012; có thể xem đó là một cơ hội. Cụ thể, theo định hướng mà Chính phủ đã đề ra, từ nay đến năm 2015, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước phải thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành, SCIC xác định mình là một đầu mối để “đón nhận” nguồn hàng này.

    “Thực tế chúng tôi là một tổ chức đầu tư, không bị giới hạn trong đầu tư tài chính hay yếu tố ngoài ngành như các tập đoàn và tổng công ty khác nên có điều kiện để tham gia vào quá trình thoái vốn đó. Như riêng lĩnh vực ngân hàng, hiện nay nhiều tập đoàn và tổng công ty đang có phần vốn góp tại các ngân hàng thương mại, chúng tôi sẽ hợp tác với họ để có thể xem xét mua lại…”, đại diện SCIC nói.

    Hơn 4.000 tỷ đồng là quy mô chung cho năm 2012, với định hướng mới và các kênh đầu tư quen thuộc, có thể tỷ lệ giải ngân thực tế của “siêu tổng công ty” sẽ cao hơn nhiều so với sự thận trọng chỉ 22,28% trong năm 2011.

    Đẩy mạnh đầu tư theo đó sẽ tạo hoạt động của SCIC sôi động hơn trong năm 2012 và có thể tạo hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.

    Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của SCIC đạt 3.207 tỷ đồng, vượt 10,2% so với kế hoạch và tăng 28,2% so với năm 2010; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 11,8% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đạt 16,4%.

Chia sẻ trang này