Bài viết kinh điển ảnh hưởng TTCK VN. Đẳng cấp Thần chứng. Anh Huệ cũng phải hoảng.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bangbang1, 09/02/2012.

3744 người đang online, trong đó có 233 thành viên. 07:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 813 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    • 29-11-2009 03:36 PM
      [11:21:38 PM] trangotc: Căng thẳng ngoại tệ đã diễn ra 5 tháng nay, cái gốc do thâm thủng mậu dịch chưa được giải quyết, năm nào cũng nhập siêu hơn 12- 17tỷ USD phải bù bằng kiều hối và vốn đầu tư NN, nay các nguồn này đang suy giảm trầm trọng Tất cả các biện pháp của nhà nước chỉ có thể làm hạ nhiệt tức thời một lúc chứ chưa thể giải quyết tận gốc . Suy ra căng thẳng còn kéo dài.
      -Tháng 12 chỉ số lạm phát sẽ lên cao nó sẽ phản ánh qua tỷ giá do Việt nam nước nhập siêu là chủ yếu.Tất cả các mặt hàng đều đã tăng giá mạnh.
      - Sự thất bại nặng nề về gói kích cầu của chính phủ đã được nhiều tổ chức nước ngoài cảnh báo từ trước, nó chỉ làm loé lên một chút ảo tưởng sau đó tình hình còn tồi tệ hơn nhiều . Chỉ có 20% các doanh nghiệp vay được kích cầu. 100,000 tỷ cho vay lãi suất thoả thuận đi đâu chưa rõ. Khối doanh nghiệp đầu tư SXKD chỉ được hưởng không quá 20% tổng số vốn kích cầu. Điều đó khiến các NH hiện nay không thu hồi nổi vốn dẫn đến khan hiếm tiền mặt và căng thẳng tín dụng, chạy đua lãi suất...Nh đã bơm cho quả bong bóng BDS đã rất to nay còn to hơn rất nhiều.
      - Tỷ lệ nợ xấu thật của nền kinh tế là bao nhiêu ? đây là con số rất khó trả lời. Theo một quan chức NH cho biết hiện tại nợ xấu ở khối công ty cho thuê tài chính ít nhất cũng là 20%-30%.Phải xử lí 2-3 năm mới xong, hiện nay khối này đã hầu như dừng cho vay và chỉ lo đi thu nợ .Tại sao nó cao như vậy trong khi báo cáo của các tổ chức NH nợ xấu toàn ngành chỉ có 2-3% ?
      Thuê tài chính là một hình thức cho doanh nghiệp vay thế chấp bằng máy móc thiết bị. được trả góp dần cả lãi lẫn gốc hàng tháng. Chính vì vậy khó có thể đảo nợ , đáo hạn được dưới mọi hình thức do đó nợ xấu phản ánh rất trung thực hiện trạng của nền kinh tế và sức khoẻ của khối NH. Fitch Ratings cho rằng nợ xấu VN ít nhất là 13% hoàn toàn có cơ sở. Tình trạng có thể còn tồi tệ hơn nữa khi gói kích cầu đổ quá nhiều vào BDS,CK không kiểm soát được .Hiện nay 2 thị trường này đã và đang tuột dốc không phanh.
      - Khi thị trường BDS trầm lắng áp lực thanh khoản Ngân hàng sẽ lên rất cao do tính thanh khoản BDS mất, các NH không thu hồi được vốn sẽ kéo cuộc chạy đua lãi suất lên đỉnh điểm. Các tổ chức nước ngoài như HSBC dự báo LSCB 2010 sẽ lên đến 11% vào quý 3/2010 và không tăng trong 2009. Nhưng tình hình có vẻ tồi tệ hơn và đến sớm hơn dự kiến, Chỉ còn 1 tháng là hết 2009 nhưng tình hình LSCB đã không thể cầm cự nổi như lời các quan chức đã từng lớn tiếng..
      - Lợi nhuận khối NH có thể kéo thị trường CK lên nhưng hiện nay đang có xu hướng suy giảm trầm trọng do lãi suất gần như không có chênh lệch đầu ra và đầu vào, nhiều NH quý 3 lợi nhuận đã giảm 30-50%. Xu thế còn giảm rất mạnh vào quý 4 khiến cổ phiếu khối NH khó có thể đi lên.
      - Hiện nay các khối NH vẫn không có tiền cho vay do không huy động được vốn, cung cầu tín dụng mất cân đối rất nghiêm trọng..Các Doanh nghiệp hầu như chỉ nghe nói "giảm dư nợ, xiết tín dụng" chứ việc vay thêm gần như là không thể , việc tăng LSCB lên thêm 1% cũng chẳng đáng là bao để có thể sớm giải quyết tình hình. Vì nếu 2010 tăng trưởng tín dụng dưới 20-25% có thể thành quả năm 2009 coi như mất hết ,kinh tế sẽ chìm vào suy thoái. Nhưng hiện nay huy động vốn tín dụng chưa đủ để cho tăng trưởng tín dụng chỉ từ 10-12%. Còn thiếu khoảng 20% nữa trên tổng dư nợ tín dụng 1,600,000 tỷ = khoảng 320,000 tỷ cho năm 2010 .Dự báo tháng 1/2010 sẽ phải tăng ít nhất 1% nữa và tăng liên tục hết năm 2010. 320,000 tỷ thiếu hụt này sẽ là mấu chốt của suy thoái kinh tế 2010
      [11:21:47 PM] trangotc: cái này tổng hợp thực trạng Việt nam
      =========

  2. monkkha

    monkkha Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2003
    Đã được thích:
    0
    ===

    Bác này đúng là CAO THỦ! Hố hố hố

    ===
  3. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Đồng yên mạnh, người Nhật đua nhau đầu tư vào Việt Nam
    Năm 2011, khoảng 208 công ty Nhật đã đầu tư vào Việt Nam, con số cao kỷ lục. Họ có kế hoạch rót khoảng 1,8 tỷ USD vào Việt Nam.

    Các công ty Nhật đang đổ xô đến Việt Nam với số lượng lớn chưa từng có để tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ cũng như thị trường đang tăng trưởng nhanh. Izakaya Yancha, một chuỗi nhà hàng Nhật, kinh doanh rất tốt tại Việt Nam.

    Ông Shinya Nakao, quản lý của nhà hàng, cho biết: “Phần lớn đàn ông Nhật độ tuổi khoảng 40 thường muốn hẹn hò với bạn gái người Việt Nam tại đây và sau đó họ đi hát karaoke. Chúng tôi cho rằng sẽ còn nhiều công ty Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam vì vậy chúng tôi đang mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.”

    Thông tin về đàn ông Nhật tại Việt Nam có thể là tin xấu đối với nhiều vợ và con của họ tại Nhật, những người bị bỏ lại nước Nhật một khi các công ty cắt giảm các gói hỗ trợ dành cho người thân. Thế nhưng làn sóng đầu tư của Nhật vào Việt Nam đang được chào đón nồng nhiệt ở Việt Nam, nơi mà tình hình kinh tế vĩ mô có khi khiến nhà đầu tư nước ngoài nản lòng.

    Năm 2011, khoảng 208 công ty Nhật đã đầu tư vào Việt Nam, con số cao kỷ lục. Họ có kế hoạch rót khoảng 1,8 tỷ USD vào Việt Nam. Năm 2010, khoảng 114 công ty Nhật đến Việt Nam và cam kết đầu tư 2 tỷ USD.

    Dù Nhật đứng sau Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore xét về vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng đầu về tỷ lệ vốn được đầu tư thực tế (theo số liệu của cơ quan xúc tiến thương mại Nhật tại Việt Nam – Jetro).

    Người Nhật đầu tư mạnh vào Việt Nam một phần bởi đồng yên mạnh và còn bởi chính sách khuyến khích của chính phủ Nhật để giúp các công ty bớt khó khăn với tăng trưởng kém và dân số già tại Nhật.

    Ông Tony Foster, CEO của công ty luật Freshfields Bruckhaus Deringer tại Việt Nam, khẳng định các công ty Nhật đã nhiệt tình đầu tư hơn từ sau trận động đất và sóng thần tác động xấu đến Nhật vào tháng 3/2011. Ông Fosster, người tư vấn cho Mizuho trong thương vụ Vietcombank, khẳng định: “Các công ty Nhật đang nhận ra họ sẽ không tồn tại nếu chỉ ở Nhật. Chính phủ Nhật hỗ trợ doanh nghiệp vào Việt Nam bởi nhiều lý do địa chính trị khác.”

    Minh Ngọc

    Đầu tư vào nhà hàng, massage và các dịch vụ liên quan trong chuỗi giá trị gia tăng của loại này các bác nhé :)):)):))
  4. Nicolas-Darvas

    Nicolas-Darvas Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/08/2010
    Đã được thích:
    1
    Đẳng cấp là đây chứ đâu?
    =))=))=))=))=))
    2 năm trôi qua. Giờ các con giời mới toát mồ hôi.
  5. Nicolas-Darvas

    Nicolas-Darvas Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/08/2010
    Đã được thích:
    1
    Chặn kênh cấp vốn cho thị trường bất động sản
    Nguồn tin: Đầu tư Chứng khoán điện tử | 15/02/2012 1:43:55 CH
    In tin |

    Lưu vào sổ tay |

    RSS


    Chỉ thị 01 của NHNN một lần nữa tái khẳng định chủ trương siết tín dụng với doanh nghiệp bất động sản.

    Tình trạng nợ dây chuyền sẽ tiếp tục diễn ra, nguy hiểm hơn là khách hàng đang mất dần niềm tin vào thị trường.

    Theo chỉ đạo của NHNN, các TCTD kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay của TCTD trong suốt cả năm 2012 tối đa là 16%. Trong đó, dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến gồm dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Chia sẻ trang này