Tin kinh tế thị trường : Trung Quốc tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại Việt Nam và mua lại các doanh n

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Quang-Trung, 04/04/2012.

3741 người đang online, trong đó có 201 thành viên. 06:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7406 lượt đọc và 121 bài trả lời
  1. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Tin kinh tế thị trường , liên quan chứng khoán !

    http://tuoitre.vn/Kinh-te/Quan-sat-t...i-du-kieu.html

    Hàng xuất khẩu Trung Quốc được ưu đãi đủ kiểu


    TT - Hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam ngày càng bài bản, chuyên nghiệp hơn nhờ sự hỗ trợ đắc lực của chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc.
    >> Trung Quốc đưa hàng áp sát người tiêu dùng


    Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đang có chiến lược xâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam, thông qua việc mua lại các doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn thua lỗ...
    Trở về từ chuyến khảo sát thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Lâm Viên - chủ tịch hội đồng quản trị Vinamit - cho biết chính phủ nước này đang triển khai một loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc đẩy hàng hóa đi các nước, tập trung vào những nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Các chính sách như hoàn thuế, hỗ trợ lãi suất nhằm kích thích doanh nghiệp xuất khẩu càng nhiều càng tốt.
    Thậm chí công ty Việt Nam có văn phòng tại Trung Quốc, mua hàng của Trung Quốc xuất về Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi này. Theo đó, chỉ cần mua hàng, nguyên vật liệu của Trung Quốc phục vụ xuất khẩu, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng. Tất cả mặt hàng xuất khẩu sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng 17%, chưa kể các chương trình hỗ trợ mua máy móc, thiết bị do Trung Quốc sản xuất với mức ưu đãi nhất.
    Chính quyền Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy, công xưởng khi hỗ trợ vay vốn lãi suất chỉ từ 1-2%. Những điều kiện đó nhằm giúp doanh nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất ra những sản phẩm số lượng lớn với chi phí rẻ nhất. “Trung Quốc đang tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại thị trường Việt Nam một cách nhanh và sâu nhất. Ngoài nông sản, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng, may mặc của Việt Nam khó cạnh tranh lại được” - ông Viên nói.

    Lập lá chắn
    Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao vừa hoàn tất chuyến đi tiền trạm tại Quảng Châu và Tứ Xuyên cho dự án “Phát triển thị trường tại Trung Quốc cho doanh nghiệp Việt” vào đầu tháng 5 sắp tới. Đây được xem là một cách chủ động để phòng thủ khi hiệp định ASEAN + 1 có hiệu lực, thu hẹp phần nào khoảng cách trong kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Theo ông Lâm Hải Vương - trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty Vifon, chính nhờ những chính sách hỗ trợ vốn vay và thuế từ phía chính phủ, thương nhân Trung Quốc rất linh hoạt trong đàm phán giá cả và có thể đáp ứng những đơn đặt hàng lớn, giá mềm. Sự năng động của thương nhân Trung Quốc còn được thể hiện bằng việc sang thị trường Việt Nam mở cửa hàng, hay lớn hơn là quy mô kho hàng để cung ứng hàng hóa kịp thời cho đối tác Việt Nam. Trong một cuộc tiếp xúc gần đây với các doanh nghiệp Việt Nam, ông Tô Quốc Tuấn - tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc - cho biết đại diện Câu lạc bộ doanh nhân tại Trung Quốc đã tìm gặp lãnh sự đặt vấn đề mở đường đưa hàng hóa của 15.000 doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam. Họ muốn thuê 5-10ha đất mở một siêu thị trưng bày, kinh doanh hàng Trung Quốc tại Việt Nam.
    Siêu thị này sẽ cung ứng đa dạng các mặt hàng với mức giá rẻ tới hàng cao cấp. Trong khi chờ đợi vào Việt Nam một cách chính thống, các doanh nhân này vẫn chọn con đường tiểu ngạch nhưng chủ động kết hợp với doanh nghiệp, tiểu thương Việt Nam để trở thành nhà phân phối cho chính hàng hóa của mình.
    Theo ông Trần Vũ Nguyên - phụ trách dự án xúc tiến thị trường Trung Quốc của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, không ít doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực tài chính đang xúc tiến việc mua lại các xưởng, nhà máy của doanh nghiệp Việt Nam để xâm nhập thị trường Việt Nam.
    “Doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng mua lại các doanh nghiệp thua lỗ, do họ có thể hưởng thuế ưu đãi trong nước từ việc khai báo lỗ này, đồng thời nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp” - một doanh nghiệp thực phẩm nói.
    N.BÌNH


    Nếu các cơ quan hữu trách không có biện pháp thích đáng , e rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ bị thôn tính lũng đoạn !

    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  2. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/484462/Trung-Quoc-dua-hang-ap-sat-nguoi-tieu-dung.html



    Trung Quốc đưa hàng áp sát người tiêu dùng


    TT - Nhiều kho hàng, gian hàng do người Trung Quốc mang sang và trực tiếp bán cho người dùng VN đang xuất hiện ngày càng nhiều ở TP.HCM và các tỉnh lân cận.



    [​IMG]


    Cửa hàng gốm sứ Trung Quốc do người Trung Quốc bán trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
    Hàng Trung Quốc đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của thị trường VN, trong đó có nhiều thương nhân Trung Quốc trực tiếp mang hàng sang bán sỉ, bán lẻ.
    Đã có nhiều kho hàng, cửa hàng bán lẻ đồ chơi trẻ em, gốm sứ, nông sản, phụ tùng xe máy, ôtô... mọc lên ở TP.HCM và một số địa phương khác. Tiểu thương VN hay doanh nghiệp VN không cần phải sang Trung Quốc mua hàng mà có thể ngồi tại sạp để nhập hàng bán.
    Bán sỉ, bán lẻ, đại hạ giá!

    Theo quy định, thương nhân Trung Quốc được phép kinh doanh, mở kho hàng tại VN. Tuy nhiên, ngay cả với trường hợp kinh doanh “nay đây mai đó” cũng phải có giấy phép buôn chuyến. Theo một cán bộ Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, khi kiểm tra phát hiện thương nhân nước ngoài kinh doanh không có giấy phép, giấy phép buôn chuyến, bán hàng chui, thương nhân nước ngoài sẽ bị phạt nặng hơn thương nhân VN gấp nhiều lần. Mức phạt từ 10-20 triệu đồng tùy mức độ và quy mô hoạt động của cửa hàng, kho hàng.
    Cửa hàng gốm sứ Đức Cảnh Trần Trung Quốc nằm trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, nằm trong khuôn viên rộng khoảng trên 100m2, bày đủ các loại bình gốm cỡ lớn nhỏ, bộ ly, bình trà, chén đĩa, tượng, tranh... Cửa hàng có hai kệ, mỗi kệ dài khoảng 15m, có ba tầng để chất đầy hàng. Lối đi chính giữa cũng để chen chúc các loại bình lớn nhỏ với đủ màu sắc, hoa văn, kiểu dáng. Chủ cửa hàng họ Hong, là một thương nhân trẻ người Trung Quốc. Vừa thấy khách bước vào, anh niềm nở: “Xin chào! Xem hàng, mua hàng đi. Đang có đại hạ giá đó”. Khi được hỏi một chiếc bình gốm có chiều cao khoảng 30cm, nước men còn vụng về, Hong nhanh nhảu cho hay: “Bình này giá 300.000 đồng, nhưng hôm nay giảm giá còn 200.000 đồng. Mua đi, rẻ lắm!”. Có thể giao tiếp về các vấn đề giá cả nhưng chưa thành thạo tiếng Việt, vào những lúc cao điểm, Hong thuê thêm một nữ nhân viên bán hàng người VN. Theo nhân viên này, cửa hàng không bán cố định tại một địa điểm mà di chuyển thường xuyên, vì còn phụ thuộc vào thời gian chủ nhà cho thuê mặt bằng và lượng khách mua hàng. Không những bán lẻ, cửa hàng này còn bán sỉ cho những khách hàng mua số lượng lớn, đặt trước và vận chuyển miễn phí cho những khách mua từ 10 sản phẩm trở lên trong khu vực TP.HCM.
    Cách đó không xa, một cửa hàng gốm sứ khác cũng của thương nhân người Trung Quốc họ Từ được mọc lên trước sân vận động Quân khu 7. Nhân viên bán hàng ở đây cho biết mỗi ngày bán được khoảng 3 triệu đồng. Cửa hàng này cũng không kinh doanh cố định mà theo kiểu “du mục”. Mặc dù ông chủ người Trung Quốc nhưng làm thông qua Công ty Nam Hoa. Việc đăng ký kinh doanh, khai báo với cơ quan thuế sẽ do Công ty Nam Hoa chịu trách nhiệm. Ông chủ Từ chỉ việc chọn nơi nào thuận lợi, thuê địa điểm và bán hàng.
    Tại một khu hàng đồ chơi trẻ em tập trung ở đường Trần Bình (chợ Bình Tây, Q.6), hàng loạt mẫu mã đồ chơi “made in China” bày biện la liệt. Nhiều chủ hàng cho biết trước đây nhận hàng đóng gói từ Trung Quốc gửi sang, nhưng nay nhận trực tiếp tại các kho bãi của người Trung Quốc ở TP.HCM. Khu vực này cũng có một kho hàng đồ chơi trẻ em của ông chủ người Trung Quốc họ Lai. Ông chủ Lai thuê tới bảy nhân viên làm công việc sắp xếp và bán hàng cho khách. Phía bên ngoài những thùng hàng đồ chơi đang được các nhân viên khuân vác tấp nập từ xe tải xuống.




    [​IMG]
    Các loại đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc thu hút trẻ em VN - Ảnh: MINH ĐỨC Tìm thông tin trên Internet, chào mua tận nơi...
    Nhiều người kinh doanh hàng nông sản biết đến Công ty TNHH N - chuyên kinh doanh các mặt hàng nấm xuất xứ Trung Quốc. Để tiện cho việc kinh doanh, một kho hàng được công ty này đặt bên hông chợ Bình Điền (Q.8, TP.HCM), trực tiếp phụ trách bán hàng là lãnh đạo công ty - một người đàn ông Trung Quốc trên 40 tuổi. Các mặt hàng rất đa dạng, gồm nấm kim châm, nấm linh chi, nấm đông cô, nấm đùi gà, nấm bạch tuyết, bạch quả... Các thương nhân này chỉ trưng ra giới thiệu mỗi mặt hàng vài gói nhỏ, bày trên những thùng xốp màu trắng tinh, mới coóng. Sau khi xem hàng, thương lượng xong giá cả, ba nhân viên bốc dỡ của công ty sẽ vào kho lấy hàng ra cho khách.
    Theo nhân viên bán hàng của công ty, hàng được nhập về từ Trung Quốc qua cảng Cát Lái, rồi vận chuyển thẳng ra kho để trữ lạnh, giữ tươi. Mỗi đêm kho này bán được hàng trăm thùng. Người mua là tiểu thương lấy về bán tại chợ lẻ. Từ 1g-2g cho đến 5g-6g sáng, hết người này đến người khác chất hàng lên xe đem về chợ lẻ. Đến sáng là hàng trong kho gần như được “giải phóng” hết. Nhờ việc lấy hàng tận gốc, quy mô bán hàng lớn, công ty kinh doanh thoải mái mà không lo bị kiểm tra, xử phạt, dẹp tiệm như một số thương nhân bán “chui” nên công ty đã chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ nấm ở TP.HCM.
    Ông H.M., chủ một doanh nghiệp buôn bán linh kiện ôtô tại TP.HCM, cho biết các thương nhân Trung Quốc trong lĩnh vực này thường mở kho xưởng chính ở những cửa khẩu lớn. Sau khi giao dịch xong, chủ hàng người Trung Quốc còn thuê luôn đối tượng trung gian vận chuyển hàng hóa đến tận nơi cho doanh nghiệp mua hàng. “Thương nhân Trung Quốc tự kiếm thông tin khách hàng trên Internet rồi đến tận nơi chào hàng. Sau đó các doanh nghiệp trong nước ra tận nơi xem hàng và thỏa thuận giá cả, thương lượng xong đặt cọc 30%, 70% còn lại thanh toán khi hàng được vận chuyển đến nơi” - ông M. cho hay.
    Tuy nhiên theo ông H.M., cần cảnh giác khi giao dịch với các thương nhân Trung Quốc vì có một số đối tác lừa đảo. Trong 3-4 đơn hàng đầu, họ giao hàng đàng hoàng nhưng đến đơn hàng thứ 5 sẽ bắt chuyển tiền trước đủ 100% giá trị lô hàng. Sau đó có thể họ chạy mất hút, hoặc vận chuyển hàng dỏm. Công ty của ông đã nhiều lần nhận phải hàng không đúng chất lượng hoặc hàng lỗi...



    Lời như kinh doanh hàng Trung Quốc
    Theo một số tiểu thương tại chợ Bình Tây (Q.6, TP.HCM), các sạp bán mặt hàng giỏ, túi xách, ví cầm tay nam nữ xuất xứ Trung Quốc đang trúng lớn. Chị Tuyết, chủ một sạp túi xách, khẳng định hàng Trung Quốc thường được gia công với giá khá rẻ, các chủ sạp chỉ việc nhập hàng ngay trong nước nên khi bán sỉ cho các mối thường có lời khá lớn.
    Tại chợ này, sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn, phần còn lại là hàng gia công trong nước. Các sản phẩm túi xách với đầy đủ mẫu mã, nhiều nhãn hiệu như LV, Hermes, Nike, Adidas… Hàng được chất đầy các sạp, rất nhiều kiện hàng nằm ngổn ngang, liên tục được gửi đi cho các mối tại chợ, đi các tỉnh.
    Chủ sạp Phương Trúc cho biết các loại túi xách Trung Quốc ở chợ này đều được một số chủ mối người Trung Quốc tại khu vực Q.5, Q.6 (TP.HCM) nhập về. Giá thì vô chừng, muốn mua loại nào cũng có. Theo chủ sạp này, thay vì phải nhập hàng tận ngoài cửa khẩu, thời gian gần đây rất nhiều sạp đã tận dụng kênh phân phối hàng hóa từ các đầu mối Trung Quốc đưa hàng đến giới thiệu tận chợ, hoặc đến ngay các kho trong thành phố nhập hàng.
    Dũng Tuấn
    BẠCH HOÀN - ĐÌNH DÂN


    Tụi nó không cần lời ngay , cứ bán rẻ để bóp chết các doanh nghiệp Việt Nam đã , sau đó khi đã chiếm thế độc quyền , chúng sẽ quay sang tăng giá cắt cổ người tiêu dùng sau !
    Không đương nhiên mà nhà nước Trung Quốc miễn giảm thuế xuất khẩu , chịu mất một số tiền lớn để khuyến khích các cơ sở làm hàng xuất sang Việt Nam !


    Chúng muốn chiếm lĩnh thị trường này !
  3. cataput

    cataput Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Đã được thích:
    1.186
    ôi..kiểu này phải dùng hàng laos thôi.....chứ không thôi con cháu bị ung thư hết trơn......^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  4. Freelander

    Freelander Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Đã được thích:
    13
    Hàng Việt kém, ít và không rẻ, hàng tây đắt, không dùng hàng tàu thì dùng cái giề.
  5. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Chúng nó sẽ làm gì nếu mua được Vinamilk và Hanoimilk ?

    Trẻ con nó mà nó còn không từ , trẻ con Việt Nam nó tha à ?
    :-??
  6. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Không chỉ bán hàng mà Trung Quốc đang có chủ trương thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam !

    Hãy đọc kỹ bài đầu tiên ! [};-
  7. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Ở đâu có người Trung Quốc sinh sống , ở đó là lãnh thổ Trung Quốc !

    Đó là luận điệu mà chúng ta thường nghe thấy !
    Việc đó Trung Quốc cũng đã từng làm , cho người ra dựng ba cái mộ giả lên . chôn tiền cổ , rồi lại nói là xưa kia từng có người Trung Quốc sinh sống ở Hoàng Sa .

    Rồi sẽ đến lúc chúng tuyên bố Hà Tiên , Hội An có xương người TQ , có tiền cổ , có đền thờ Mã Viện nên ở đó là lãnh thổ TQ !


    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  8. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://dantri.com.vn/c76/s76-579912/doanh-nhan-trung-quoc-mo-kho-hang-tai-tphcm.htm

    Doanh nhân Trung Quốc mở kho hàng tại TP.HCM


    Các doanh nhân Trung Quốc đã đưa hàng hoá của họ đến gần hơn người tiêu thụ, bằng cách trực tiếp lập kho hàng, phân phối hàng hoá ngay tại TP.HCM. Cách làm ăn năng động và sự có mặt của họ tại thành phố là điều rất đáng suy nghĩ.
    Trong một căn nhà tại quận 5 TP.HCM, với bề ngang chừng 4m, sâu chỉ khoảng 11 – 12m, phía trước bày bán như một shop thời trang, trông khá chán với một vài bộ quần áo thời trang bám bụi treo trên móc, vài chiếc túi xách màu cũ kỹ bán giảm giá 30 – 50%, nên khách đi ngang hầu như chẳng có ai ghé vào. Còn khách quen đến cửa sẽ có người dắt tiếp vào trong, hàng hoá trưng bày còn hơn cả siêu thị chuyên bán túi xách, với vài ngàn chiếc đủ màu đủ kiểu, được trưng bày thành từng kệ, từng sào và xếp kín mặt bằng từ tầng dưới lên tầng trên.

    [​IMG]
    Thị trường đồ chơi trẻ em phổ biến các sản phẩm nhập khẩu. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)

    Thăm các “siêu thị” hàng Trung Quốc tại TP.HCM

    Tiu, một trong ba người bán hàng ở đây nói tiếng Việt bằng giọng lơ lớ, nhưng giọng đếm số và tính tiền bằng tiếng Việt chuẩn xác hơn nhiều, cho biết cô đến Việt Nam và mở cửa hàng này từ năm ngoái. “Mỗi tuần có 2 - 3 đợt mẫu mới với tổng cộng hơn 100 kiểu. Lấy hàng ở chỗ Tiu về bán cứ yên tâm là kiểu đẹp, giá rẻ nhất”, Tiu nói.

    Tiu qua Việt Nam cùng với hai người bạn. Khác với những người buôn chuyến và bỏ mối hàng thời trang trước kia chào hàng qua mẫu hoặc qua catalogue, Tiu mở luôn kho hàng với các sản phẩm thật, khách mua sỉ cứ vào lựa và mang hàng về ngay.

    Ban đầu khách chỉ là những người biết nói tiếng Hoa vào mua sỉ về bán ở chợ Bình Tây, An Đông hay tại các shop, họ mua bán với nhau bằng tiếng Hoa dễ dàng. Nhưng dần dà bạn hàng người Việt tìm tới, Tiu học thêm tiếng Việt thương mại từ một vài chủ shop thân quen. Hiện nay, vốn tiếng Việt của Tiu chưa đủ nhiều để chào mời đon đả như các tiểu thương trong chợ Bình Tây, nhưng chỉ cần khách bảo tìm túi “si” hay “da” hay “dù” (chất liệu may túi) là Tiu chỉ cho họ cả trăm kiểu để chọn. Bán giá sỉ, Tiu giảm giá theo tỷ lệ phần trăm tuỳ theo lượng hàng khách mua.

    Với sự giới thiệu của các chủ sạp, chủ shop, phóng viên đã đến bốn kho hàng Trung Quốc khác nhau tại TP.HCM để tận mắt chứng kiến sự thay đổi trong cách làm ăn, giao dịch của họ. Kho hàng đồ chơi của ông Thuý, quận 6 sắp xếp gọn hàng và ngăn nắp như ở các trung tâm bán sỉ hiện đại. Hàng trăm món đồ chơi được bày ra phía trước kệ. Phía trước mỗi món đều có bảng ghi giá bán lẻ. Còn trên sản phẩm chỉ có mã vạch. Khi khách chọn hàng, cho vào giỏ, nhân viên sẽ mang ra bàn vi tính quét mã, đồng thời trên máy tính cũng báo cụ thể giá sỉ khi mua dưới năm món, dưới mười món, dưới 20 món…

    Ông Thuý cho biết, do khách mua sỉ có cả người kinh doanh nhà sách, siêu thị nên ông có công ty xuất hoá đơn theo yêu cầu. Thậm chí khách mua hàng sỉ giá 43.000 đồng/món, muốn ghi hoá đơn theo giá bán lẻ 65.000 đồng… cũng được đáp ứng.

    Kho hàng lưu niệm của bà Thu nằm gần chợ Bình Tây. Ở đây có cả thế giới sắc màu của những món quà lưu niệm, với cả ngàn chiếc đồng hồ, kẹp tóc, khung ảnh… và nhiều nhất là thú nhồi bông. Tất cả được xếp khá trật tự, dễ lấy xem và dễ so sánh giá cả, mẫu mã. Nơi đây có đủ từ các nhân vật hoạt hình, các con vật nuôi dễ thương cho đến những hình ảnh mang biểu tượng tình yêu như trái tim đôi, gấu trái tim… với kích cỡ từ cài centimet đến loại cao gần cả mét. Khách mua hàng nếu cần lấy gấp, món hàng nhỏ, nhẹ có thể mang về ngay. Nếu mua nhiều thì chủ sẽ giao hàng tận nơi trong vòng một giờ sau đó.

    “Bán giá trực tiếp xưởng”

    Có thể thấy, hàng Trung Quốc đang thay đổi diện mạo, cũng như cách tiếp cận với giới kinh doanh ở TP.HCM. Những kiểu bán hàng trên mẫu, trên catalogue, rồi chờ khách mua đến đâu, gửi hàng vào đến đấy đang bị thay đổi.

    Nhà kinh doanh hàng Trung Quốc đang phải đầu tư vốn lớn hơn cho mặt bằng trưng bày, cho đội ngũ nhân viên bán hàng – giao hàng – theo dõi hàng trên quầy kệ như trong siêu thị, cũng như các phần mềm quản lý hàng hoá… để đáp ứng nhu cầu muốn có mẫu mới thật nhanh của người bán lẻ.

    Họ đáp ứng nhu cầu đa dạng mẫu của khách theo kiểu “bán sỉ mà như bán lẻ”. “Muốn lấy mười áo, mỗi áo một màu hoặc hoạ tiết khác nhau cũng được đáp ứng”, bà Kim, chủ sạp bán sỉ quần áo may sẵn ở chợ Bình Tây cho biết.

    Theo một số chủ sạp, tính đến nay có hơn mười kho hàng, mà cũng có thể gọi là siêu thị chuyên bày bán các mặt hàng nhập từ Trung Quốc, như quần áo lót, hàng thủ công mỹ nghệ, túi xách thời trang, đồ chơi trẻ em… trong các căn nhà có diện tích đất hơn 100m2 ở quận 5, quận 6, Tân Bình nhưng lại có đến 4 – 5 tầng lầu để bày hàng.

    Vốn là doanh nghiệp chuyên nhập sản phẩm dùng trong gia đình của Trung Quốc về bỏ mối, bà Nguyễn Thị Thanh, một doanh nghiệp ở Tân Phú đang xoay xở tìm mặt bằng, dự kiến mở “kho trưng bày” với diện tích cả ngàn mét vuông. Bà chia sẻ: “Đối tác ở Trung Quốc đã đồng ý cùng tham gia, tức tôi tìm thuê mặt bằng, họ đầu tư hàng”.

    Người bán hàng ở Sài Gòn bây giờ có thể ngồi tại sạp, hay tại shop là lập tức có người bán hàng Trung Quốc mang mẫu đến để chọn. Cô Hoè, người có cửa hàng “bán buôn đồ da mốt mới” tại phố Nam Bộ Lũng Vài, Bằng Tường, Quảng Tây mà phóng viên gặp vào sáng 27/3, đang đến từng sạp ở chợ Bình Tây để mời mua hàng với “bán giá trực tiếp xưởng” (nội dung ghi trên danh thiếp – có thể hiểu là bán bằng giá xuất xưởng – PV). Cô Hoè cho biết, trước chỉ bán sỉ ở Hà Nội, nay thấy mối ít đặt, nên phải vào tận nơi mời khách. Đối tác của cô tại Quảng Tây cũng đang muốn mở điểm bán trực tiếp ở Sài Gòn...

    Theo Bích Nga
    SGTT

    Rồi chẳng mấy nữa ...
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Nhà nước cần có các chính sách hổ trợ thiết thực , cấp bách cho các DNVN , ưu tiên vào các mặt hàng bị TQ thao túng.
    Nhà nước cần gia tăng hàng rào thương mại với giao thương TQ.
    Nhà nước cần nổ lực chống tham nhũng ở mặt trận gian thương , buôn lậu... nhất là đường tiểu ngạch qua biên giới...
    Cơ quan chức năng cần làm hết trách nhiệm kiểm tra , phạt nặng bọn gian thương tiếp tay với tàu , đưa hàng giả , dỏm , độc hại vào đầu độc nhân dân ta , làm suy kiệt con cháu ta lần mòn qua từng thế hệ!
    Truyền thông VN phải hết sức giáo dục cho người tiêu dùng VN hiểu rõ , phân biệt được đâu là hàng giả, hàng độc hại như thế nào mà tránh xa!
    Các gia đình VN , các ông bố , các bà nội trợ hãy là người tiêu dùng thông minh , đừng vì ham của rẻ , mau hư hỏng , lại tự mình đầu độc vợ chồng con cháu mình.
    Các DNVN cần SX hàng hóa có trách nhiệm với người tiêu dùng hơn , cần tăng cường PR hàng hóa , sản phẩm , và giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng giả.
    Nhà nước , và DNSX cần giáo dục + có chính sách khuyến khích các đơn vị phân phối sp , bán buôn , bán lẻ hàng Việt , giúp họ có điều kiện đề cao tinh thần trách nhiệm và tinh thần dân tộc.
  10. krazyvn

    krazyvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Đã được thích:
    226
    Gò Đống Đa có 1 đống xương Trung Quốc đới, cây ở đó hơi bị tốt [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]

Chia sẻ trang này