Chính phủ sẽ bơm 120 nghìn tỷ đồng ra thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bocap1, 01/06/2012.

7389 người đang online, trong đó có 1026 thành viên. 13:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 936 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. bocap1

    bocap1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ sẽ bơm 120 nghìn tỷ đồng ra thị trường .... LS sẽ hạ xuống 9% .... 7 tháng cuối năm mưa tiền

    chính thức giải cứu BĐS ...... chết toi SS, chim lợn rồi .... ko cover ngay vỡ mõm =))=))=))=))=))=))=))=))

    Chính phủ sẽ bơm 120 nghìn tỷ đồng ra thị trường
    21:54 | 31/05

    Trong vòng 7 tháng tới, Chính phủ sẽ bơm 120 nghìn tỷ đồng cho đầu tư công và địa ốc để gỡ thế bế tắc.

    Tại hội thảo Vực dậy thị trường bất động sản diễn ra ngày 31/5, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, trong số 180 nghìn tỷ đồng đầu tư công dành riêng cho năm 2012, Chính phủ mới dùng 60 nghìn tỷ đồng. Vì thế trong 7 tháng còn lại của năm, 120 nghìn tỷ đồng nữa sẽ được bơm vào thị trường. "Dòng tiền này khi được lưu thông chắc chắn sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến nhiều ngành nghề khác, trong đó có địa ốc", ông Nam nói.

    Theo ông Nam, gói đầu tư công, cộng thêm 38.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tạm ứng trước vốn năm 2013 thì trong 7 tháng cuối năm thị trường có thể đón nhận khoảng 200.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến gói giải pháp khoanh nợ 100.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) tạo điều kiện cho các ngân hàng giải ngân cho vay giúp tăng trưởng kinh tế.

    Lãnh đạo Bộ Xây dựng dự báo thêm, nền kinh tế còn có dòng tiền trong dân đang đầu tư vào vàng, USD, gửi tiết kiệm. Tiền của người dân sớm muộn cũng sẽ chảy vào bất động sản khi lãi suất hạ nhiệt và các kênh đầu tư còn lại bắt đầu mất dần tính hấp dẫn. Ngân hàng thừa vốn sẽ cho vay trở lại, tạo bước đệm hỗ trợ thị trường bất động sản. Chẳng hạn như BIDV đang tung gói 4.000 tỷ đồng cho vay bất động sản trong vòng 2 năm. ACB và một số ngân hàng khác cũng đang dự tính đến gói này.

    "Song dù có bao nhiêu cơ chế, chính sách hỗ trợ đi nữa, doanh nghiệp địa ốc phải chủ động cơ cấu lại hàng hóa, nhằm vào phân khúc có nhu cầu lớn với khả năng thanh toán cao. Hãy cơ cấu lại dự án, nguồn vốn để tự cứu mình trước", ông Nam nói.

    Đồng quan điểm với ông Nam, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Lê Xuân Nghĩa cũng tin rằng khi giải ngân 120 nghìn tỷ đồng thúc đẩy đầu tư công sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế, trong đó có bất động sản.

    Theo ông Nghĩa, việc chống lạm phát quá liều dẫn dến GDP sụt giảm, nền kinh tế có nhiều dấu hiệu bị giảm phát, hàng tồn kho tăng cao. Chính vì thế, thúc đẩy chi tiêu đầu tư công theo kế hoạch được duyệt của năm 2012 là cần thiết để khôi phục lại sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này có thể từng bước kéo thị trường bất động sản trở lại với tốc độ chậm, đến cuối năm nay thị trường này sẽ có chuyển biến.

    "Chưa bao giờ bất động sản được quan tâm như hiện nay. Thậm chí Chính phủ đang có hẳn một chương trình tìm giải pháp vực dậy ngành này và bắt đầu xem đây là thị trường nền tảng. Nếu để nó lung lay là chết chắc", ông Nghĩa nói.

    Trong khi các chuyên gia hàng đầu của Chính phủ tin tưởng dòng tiền hàng trăm nghìn tỷ đồng bơm vào thị trường sẽ vực dậy bất động sản vào cuối năm 2012 thì không ít doanh nghiệp lo ngại theo chiều ngược lại.

    Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, Phó giám đốc điều hành Quỹ đầu tư VinaCapital, cho rằng, trông đợi thị trường địa ốc khởi sắc trở lại trong vài tháng tới là quá lạc quan. Bởi lẽ các thị trường bất động sản phát triển hơn Việt Nam như Mỹ, Nhật thậm chí cùng khu vực là Thái Lan bị khủng hoảng phải mất đến vài chục năm vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn.

    "Bài học cũ về bất động sản của các nước chúng ta không cần phải học lại. Biện pháp cứu thị trường địa ốc cần phải căng thẳng hơn nữa, không nên vội vàng", ông Chí nhấn mạnh.

    Tổng giám đốc Công ty Việt Trust, Nguyễn Lam Sơn đề nghị chỉ nên giải cứu địa ốc bằng cách tài trợ cho người mua nhà vì hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhiều quá sẽ dẫn đến thị trường phát triển lệch lạc. Chuyên gia này cho rằng cần xây dựng cơ chế thẩm định giá trong giai đoạn mới vì thị trường địa ốc sụt giảm quá mạnh, đồng thời xây dựng chỉ số khả năng tín dụng của người mua nhà. Chẳng hạn như người mua nhà lần đầu tiên sẽ được nhà nước bù lãi suất. "Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp chỉ có thể xem là tạm thời, về lâu dài ưu đãi cho người mua nhà mới cứu được thị trường".
    Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu cho rằng, cần phải xem bất động sản là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, Chính phủ không nên để doanh nghiệp địa ốc nằm ngoài rìa nhóm được vay với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn này. Nghị quyết 13 cần bổ sung mục giảm thuế cho doanh nghiệp bất động sản. Cấp bách nhất là phải sửa Nghị định 69 về việc thu tiền sử dụng đất bằng 100% giá thị trường vì đây là văn bản bất hợp lý.

    Theo ông Châu, hàng tồn kho bất động sản hiện rất lớn, các ngành liên quan như xi măng, sắt, thép, vật liệu xây dựng, nội thất cũng "chết" theo. Năm 2011 có hơn 90% doanh nghiệp bất động sản thua lỗ, bức tranh rất xấu. "Bất động sản là con chim báo bão khi thị trường khủng hoảng. Nếu nó tắt, nền kinh tế cũng lâm nguy, cần có biện pháp cứu thị trường này trước khi quá trễ", ông nói.
    Vũ Lê


    vnexpress
    Xem các chủ đề tương tự:
  2. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    nhìn vào thực tế thì ss vẫn sống kìa bác
    tt có lên đc đâu, đừng bảo thủ quan điểm nữa
  3. bocap1

    bocap1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    lại còn tin này nữa =))=))=))=))=))=))

    Có thể hạ lãi suất huy động xuống 9%/năm
    Thứ Sáu, 01/06/2012 | 06:15
    Theo thông tin từ cuộc họp giữa NHNN cùng 14 ngân hàng thương mại chiều qua (31.5), từ nay đến hết 2012, nếu kinh tế vĩ mô không có những biến động bất thường, lạm phát duy trì mức tăng thấp như thời gian vừa qua, lãi suất huy động sẽ được đưa về mức 9%/năm để tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
    * Kinh tế Vĩ mô Tuần 28/05 – 01/06: Tiếp tục hạ lãi suất lúc nào và bao nhiêu?

    Cũng tại cuộc họp này, NHNN đưa ra chủ trương thành lập công ty mua bán nợ trực thuộc, với tổng vốn điều lệ khoảng 100.000 tỉ đồng, nhằm thực hiện việc mua bán nợ xấu tại các ngân hàng cổ phần trong quá trình tái cơ cấu hệ thống.

    Anh Vũ

    THANH NIÊN
  4. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    nhìn vào tt chứ đừng nhìn vào tin
    toàn họ hứa cả thôi, chơi chứng bao nhiêu năm ko rút ra dc kinh nghiệm
  5. bocap1

    bocap1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    lại còn mưa tiền nè =))=))=))=))=))=))

    7 tháng cuối năm 2012: Mưa tiền
    – May 31, 2012

    Trong 7 tháng cuối năm 2012, Chính phủ có năng lực giải ngân tới 200.000 tỷ đồng đầu tư công và bất động sản (VnExpress, 31-5).

    [​IMG]


    Cơn mưa tiền này có nguồn gốc (i) 120.000 tỷ đồng đầu tư công 2012 chưa giải ngân hết, (ii) 38.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, và (iii) tạm ứng vốn của năm 2013.


    Ngày 27-5, định hướng điều hành kinh tế của Chính phủ đã nêu rõ: “Bộ Tài chính đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư, ước tính mỗi tháng 25.000 tỷ đồng. Chi đầu tư công 2012 có 240.000 tỷ đồng (nguồn: 180.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản, 45.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, và nguồn khác). 5T.2012 đã giải ngân 66.000 tỷ đồng”.
  6. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    bơm trên giấy tờ thôi :))
  7. Meoato

    Meoato Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Chim lợn chuyến này tuyệt chủng :))
  8. h0li

    h0li Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Đã được thích:
    0
    [:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p]
    'Lãi suất tiết kiệm 8-9% là hợp lý'
    Thứ năm, 31/5/2012, 11:299 GMT+7

    Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, lãi suất cần hạ thêm nữa để đảm bảo hài hòa lợi ích của người có tiền gửi ngân hàng và người đầu tư vốn.
    > Lãi suất giảm, khách dành tiền cho người thân vay

    Ông Kiên trao đổi với báo chí tại hành lang Quốc hội hôm qua, ít ngày sau khi trần lãi suất huy động tiền đồng được đưa về 11% một năm và lãi suất cho vay ngắn hạn không quá 14% một năm.


    Lãi suất huy động về 11% một năm, nhiều người cân nhắc rút ra cho bạn bè, họ hàng vay. Ảnh: Lan Anh
    - Lãi suất giảm có thể khiến tiền nhàn rỗi trong dân khó thu hút được vào ngân hàng mà tìm đến các kênh đầu tư khác. Ông nghĩ sao?

    - Người gửi tiền tiết kiệm thường dựa trên lạm phát kỳ vọng. Nếu lạm phát kỳ vọng của năm nay giữ được ở 7-8% và lãi suất huy động ở 9-10%, chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc đầu tiên của hệ thống tín dụng là lãi suất thực dương. Như vậy người dân vẫn gửi.

    - Theo ông lãi suất sẽ giảm tới mức nào để đảm bảo cân đối lợi ích người gửi tiền và doanh nghiệp cần vốn đầu tư?

    - Trong bối cảnh kinh tế khó khăn thế này, lãi suất tiền gửi 8-9% là hợp lý để đạt được hiệu quả, hiệu suất của đồng tiền khi không tham gia vào sản suất kinh doanh.

    Và khi lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở mức bình quân 12% một năm, tôi nghĩ nó sẽ ổn định. Ở khoảng 10- 12%, nó sẽ đạt được sự hài hòa giữa tốc độ phát triển, giữa lợi nhuận của người đầu tư vốn với người dân đang có tiền nhàn rỗi. Với tốc độ phát triển của hai lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ trong rất nhiều năm khoảng 14-16% một năm, lãi suất vay ngân hàng giữ được 10-12% thì các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư.

    - Các tổ chức quốc tế gần đây khuyến cáo lãi suất giảm nhanh sẽ có tác dụng ngược tới thị trường, xin cho biết quan điểm của ông?

    - Tất cả các chính sách bao giờ cũng có hai mặt. Các tổ chức quốc tế, các nhà tư vấn tài trợ cho chúng ta khuyến cáo hạ từ từ để tránh sốc nhưng tất cả các biện pháp phụ thuộc vào đặc thù của nền kinh tế nước ta.

    Đến giờ phút này có nhiều tín hiệu đảm bảo có thể hạ được lãi sất, và nếu như chúng ta không tiếp tục hạ thì hệ thống doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn nữa. Chúng ta phải tính bài toán hài hòa giữa hạ lãi suất và tạo sức sống mới cho doanh nghiệp VN.

    - Có những tín hiệu gì từ thực tế để tin chính sách của chúng ta đang đi đúng hướng?

    - Đến hết tháng 4/2012 nhìn vào bức tranh kinh tế thì thấy rằng số lượng doanh nghiệp mới thành lập trừ đi số lượng doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động vẫn dương 10.000. Đây là một điểm sáng chứng tỏ môi trường vĩ mô của chúng ta đang dần dần đi vào ổn định. Không ai dám nói là ổn định.

    Một số tín hiệu khác cũng tích cực, CPI cũng đang từ từ đi xuống, 3 tháng nay dao động dưới 1%. Các chỉ số phát triển công nghiệp bắt đầu tăng trở lại, nếu quý I, tăng trưởng tín dụng của chúng ta là âm, thì tháng 4 và tháng 5 mức âm đó nhỏ dần và hy vọng trong tháng 6 chuyển sang dương. Nhìn tổng thể vận động của nền kinh tế, chúng ta thấy nó bắt đầu có đà đi lên. Bảo tăng tốc ngay trong thời điểm này là khó. Giống như chiếc ôtô, muốn đi phải có đà.

    Kỳ Duyên
  9. NhaDauTu.Net

    NhaDauTu.Net Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    17/01/2010
    Đã được thích:
    77
    [r2)][r2)][r2)] [r24)]
  10. bocap1

    bocap1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    lại còn hạ trần lãi suất nữa này =))=))=))=))=))=))=))

    Trần lãi suất có thể giảm thêm 1% vào cuối tháng
    Thứ 6, 01/06/2012, 07:13

    Nếu kế hoạch này thành hiện thực, trong quý II, trần lãi suất huy động và cho vay giảm tổng cộng 3%, lần lượt về 10 và 13%/năm. Sẽ có thêm một số lĩnh vực được ưu tiên hưởng trần lãi suất cho vay.
    Nguồn tin từ một ngân hàng tham gia cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước với nhóm G14 sáng 31/5 cho hay, trần lãi suất tiếp tục hạ thêm 1%, về 10% một năm với huy động và 13% với cho vay. Theo ông nhiều khả năng, quy định này sẽ phải chờ tới cuối tháng mới áp dụng vì lần giảm về 11% mới diễn ra cách đây chưa được một tuần. Hai lần điều chỉnh lãi suất từ 14% về 13% và từ 13% về 12% trước cũng cách nhau khoảng 1 tháng.

    Tại cuộc họp, một số ngân hàng kiến nghị được mở rộng đối tượng áp dụng trần lãi suất cho vay 14% một năm, song cần có sự bàn bạc mới đưa ra quyết định. Vì hiện nay, không phải tất cả các đơn vị đều sẵn sàng cho vay với lãi suất 13% do khác nhau về quy mô vốn, tài sản… Không nói cụ thể đối tượng nào sẽ được thêm vào “nhóm ưu tiên”, nguồn tin nói trên tiết lộ sẽ có khoảng 3 lĩnh vực và nhiều khả năng “loanh quanh ở chứng khoán, bất động sản”.

    Tháo gỡ vốn ứ đọng, hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện tình hình tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm cũng là những nội dung chính trong cuộc họp trên. Lãnh đạo một ngân hàng chia sẻ, mức lãi cho vay 14-15% một năm vẫn còn quá cao so với chịu đựng của doanh nghiệp. “Tối đa là 12% một năm, hoặc giảm về 10%, doanh nghiệp mới vay được. Còn nếu kinh tế giảm phát, đến cho vay với lãi suất 10% cũng khó”, vị này thẳng thắn. Ông nói thêm, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho vay dưới mức trần, nhưng không có khách hàng vì doanh nghiệp sản xuất còn nhiều hàng tồn kho không giải phóng được, sản xuất ngưng trệ.

    Về tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cùng các ngân hàng đã "ngồi lại" với nhau nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi hiệu quả. Một số thông tin cho biết hiện tín dụng mới đang nhích lên khỏi điểm âm so với cuối 2011. Và trong 7 tháng cuối năm, để tăng trưởng là một mục tiêu không dễ. Do đó, hạ lãi suất nhanh hơn được cho là cách để các ngân hàng kéo cho vay đi lên.

    Hạ lãi suất huy động về 10% một năm là tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trong một Hội nghị Chính phủ với địa phương tháng 12/2011. Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, với mục tiêu khống chế lạm phát dưới 10%, cuối năm 2012, lãi suất huy động cũng dao động trong khoảng 10% một năm. Đến ngày 6/3, trong họp báo Chính phủ, ông lại tuyên bố mỗi quý có thể hạ 1% lãi suất để thực hiện mục tiêu về 10% vào cuối năm.

    Lần giảm lãi suất trong quý I/2012 diễn ra vào ngày 13/3 với mức giảm từ 14% về 13% một năm. Quý II, lãi suất đã hạ 2 lần, từ 13% về 12% vào ngày 11/4 và từ 12% về 11% vào ngày 28/5. Như vậy, nếu cuối tháng 6, lãi suất tiếp tục giảm từ 11% về 10%, thì trong quý II, lãi suất đã giảm tổng cộng 3%.

    Theo Tuệ Minh
    Vnexpress

Chia sẻ trang này