Toàn vàng - không có Kiên đầu bạc chắc giờ này em nó đã 2x rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BVS_BBs, 04/09/2012.

3252 người đang online, trong đó có 58 thành viên. 02:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2392 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. BVS_BBs

    BVS_BBs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    0
    KTB: Quặng vàng
    Sản phẩm chính từ quặng vàng là vàng miếng 99,6%. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là cung cấp cho các Công ty vàng bạc trong nước.
    [​IMG]
    Địa điểm khai thác chính của Công ty:
    Mỏ Vàng Pắc Ta, xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lại Châu. theo giấy phép số 1111/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu cấp ngày 29/8/2007; diện tích khai thác 38,85ha;
    Mỏ Vàng Bản Pểng – Hua Non; xã Ít Ong, Huyện Mường La, tỉnh Sơn La theo cấp phép số 1372/QĐ-UBND Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La cấp ngày 5/6/2007; diện tích khai thác 5ha;
    Mỏ Vàng Bản Háng Trợ xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên theo cấp phép số: 98/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên ngày 23/1/2008; diện tích khai thác 20ha.
    Với thời gian khai thác lâu dài, cộng với trữ lượng lớn, vàng đang trở thành mặt hàng chủ chốt của Công ty.
    (Nguồn KTB)


    [/COLOR]
  2. BVS_BBs

    BVS_BBs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Quặng vàng bắt đầu được khai thác mạnh .... Quý 3 sẽ còn lãi nhiều hơn Quý 2 [r2)]
    Dòng tiền vào KTB mạnh nhất trong dòng KS .... mà hình như còn 10% cổ tức chưa trả [:D]


    Quý 2 LN gấp hơn 240 lầ quý 1 và gấp hơn 3,3 lần cùng kỳ năm ngoái: đã có giải trình ....
    Được biết, quý 2/2012 hầu hết lợi nhuận của KTB thu từ hoạt động tài chính. Doanh thu tài chính quý 2/2012 của KTB cũng tăng vọt từ 7,5 tỷ đồng quý 2/2011 lên 41 tỷ đồng và lợi nhuận thuần 40,2 tỷ đồng quý 2/2012.
    KTB đã tiến hành giải trình Kết quả kinh doanh theo yêu cầu của HoSe. Theo đó:
    [​IMG]
    Nghi Phương
  3. LAM_LAM

    LAM_LAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2012
    Đã được thích:
    0
    Mua may co hang lom lam j. Mua VKC di
  4. BVS_BBs

    BVS_BBs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Quặng Antimon

    Sản phẩm chính của Công ty là Antimon dạng cục. Sản phẩm được xuất khẩu 100% cho các nước có nền công nghiệp chế tạo trình độ phát triển cao.
    [​IMG]

    (Sản phẩm Antimon của công ty)
    Sản phẩm antimon được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất sau:
    Ắc quy
    Hợp kim chống ma sát
    Hợp kim đúc chữ in
    Lớp bọc cho sợi cáp
    Diêm
    Các loại thuốc phòng trừ sinh vật nguyên sinh ký sinh
    Hàn chì
    Hàn thiếc – một vài loại thiếc hàn “không chì” chứa 5% Sb
    Các vòng bi chính và lớn trong động cơ đốt trong (dưới dạng hợp kim)
    Dùng trong các máy in kiểu linô
    Hiện tại Công ty có quyền khai thác mỏ Antimon tại thôn Bù Lọt, xã Tân Mỹ và xóm Đén, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. theo giấy phép số 23/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình cấp ngày 8/2/2007; diện tích khai thác 15ha.
    (Nguồn KTB)
  5. BVS_BBs

    BVS_BBs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Quặng Đồng
    [​IMG]

    Đồng là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp. Xét về khối lượng tiêu thụ, đồng xếp hàng thứ ba trong các kim loại, chỉ sau thép và nhôm. Do tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, độ bền khá cao nên đồng và hợp kim đồng được sử dụng rộng rãi làm dây dẫn điện trong các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng. Ngoài ra, đồng và hợp kim đồng còn được sử dụng nhiều trong chế tạo máy, xây dựng, sản xuất điện cực,… Các hợp chất đồng như đồng oxit, đồng sunfat, đồng oxyclorua…vcũng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như nông nghiệp, đóng tàu, bảo quản gỗ,…
    Trong thiên nhiên, quặng đồng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như tinh thể, cục, mẩu, tấm,… Về mặt hóa học, đồng tồn tại phổ biến nhất là ở quặng chứa đồng có gốc sunfua, ngoài ra cũng ở dạng cacbonat hoặc oxit. Những quặng đồng quan trọng nhất là chalcopyrit CuFeS2, bornit Cu3FeS3, chalkosin Cu2S, bournonit 2PbS.Cu2S.Sb2S3, ngoài ra còn một số loại quặng đồng có ý nghĩa kinh tế là: malachit Cu2{(OH)2/CO3)}, azurit 2CuCO3.Cu(OH)3, cuprit Cu2O, chrysocol CuSiO3.2H2O,… Phần lớn quặng đồng trên thế giới chỉ có hàm lượng đồng khoảng 2% nên không thể sử dụng trực tiếp để chế biến mà phải được xử lý làm giàu quặng.
    Quặng đồng Việt Nam thuộc vào 4 loại có nguồn gốc hình thành khác nhau là: magma, thuỷ nhiệt, trầm tích, biến chất. Quặng đồng phân tán ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Bắc, Quảng Nam-Đà Nẵng, Lâm Đồng… Các mỏ quặng đồng ở những tỉnh này thường có trữ lượng nhỏ, thành phần khoáng đa dạng, bao gồm nhiều loại như quặng sunfua, cacbonat, nhưng thường gặp là quặng chalcopyrit. Tổng trữ lượng các mỏ đã thăm dò ước đạt khoảng 600.000 tấn đồng.
    Những vùng tụ khoáng quặng đồng quan trọng ở nước ta là:
    - Vùng tụ khoáng Sinh Quyền (Lào Cai)
    - Vùng tụ khoáng Bản Phúc (Sơn La)
    - Vùng tụ khoáng Vạn Sài (Sơn La)
    - Điểm quặng Bản Giàng (Sơn La)
    - Vùng tụ khoáng Suối Nùng (Quảng Ngãi)
    Ngoài các vùng quặng chính như trên, còn có rất nhiều điểm quặng khác phân bố rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa. Lạng Sơn, Lào Cai.
    Khu vực khai thác quặng đồng chủ yếu của Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản Tây Bắc:
    - Khu vực khoáng sản Đồng Vạn Sài – Suối Chát phần thuộc huyện Mộc Châu, Sơn La theo giấy phép khai thác và chế biến số 1569/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La cấp ngày 02 tháng 07 năm 2007; diện tích khai thác 20ha.
    - Khu vực khoáng sản Đồng Vạn Sài – Suối Chát phần thuộc huyện Phù Yên, Sơn La theo giấy phép khai thác và chế biến số 1568/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La cấp ngày 02 tháng 07 năm 2007; diện tích khai thác 148ha
    - Khu vực khoáng sản Đồng Vạn Sài – Suối Chát phần thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La theo giấy phép khai thác và chế biến số 1570/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La cấp ngày 02 tháng 07 năm 2007; diện tích khai thác 12ha
    - Giấy chứng nhận đầu tư số: 24121000018 ngày 10 tháng 5 năm 2007 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La cấp
    - Giấy phép chế biến, luyện kim quặng Đồng & Vàng số 915/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La cấp ngày 21/4/2007
    Sản phẩm sau khai thác và chế biến: Đồng tinh (thỏi) 99,9%; Vàng 99,6%
    Thị trường tiêu thụ: dùng cho công nghệ chất dẫn điện trong ngành công nghiệp sản xuất dây đi ện, cáp điện; sản phẩm của Công ty có thị trường tiêu thụ khá ổn định tại thị trường trong nước và nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu.
    (Nguồn KTB)
  6. hoatulu

    hoatulu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    24.142
  7. hoatulu

    hoatulu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    24.142
  8. GINOSI

    GINOSI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
  9. BVS_BBs

    BVS_BBs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    0
  10. thoikhunghoang

    thoikhunghoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Thảo nào vừa rồi KTB được gom mạnh, tay to tranh thủ nhất là mấy hôm dính vụ Bầu Kiên vét mạnh KLGD toàn cỡ tr cp/ phiên :-bd

Chia sẻ trang này