Tại sao phải đổ vỡ......100%

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi cuty2011, 06/10/2012.

3204 người đang online, trong đó có 245 thành viên. 20:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4217 lượt đọc và 46 bài trả lời
  1. cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tôi hoàn toàn nhận thức được rằng, hệ thống tài chính Việt Nam sẽ đổ vỡ vào năm 2013 ( có thể bắt đầu vào quí 1 hoạc 2). Vì mấy lý do::-bd

    -
    Theo khảo sát thực tế của tôi, đến >90% công ty lớn nhỏ đang cầm hơi, chờ chết và đã chết. ( Ngành xây dựng, Xây lắp Viễn thông, kinh doanh và sx....) . Đặc biệt hơn là tất cả các công ty này đều vay ngân hàng nhưng không có khả năng trả nợ.....Bởi vậy, nợ xấu không có khả năng trả nợ của hệ thống NH sang năm 2013 có thể lên tới >20%, có thể còn cao hơn nhiều....:-bd

    - Phần lớn các nhà máy sx sẽ ngừng sx:-bd

    - Bong bóng BĐS sẽ vỡ tan 100% vào năm tới. :-bd

    - Người dân sẽ sử dụng đồng tiền bằng cách tích trữ nhưng vật chất có giá trị...Từ đó NH sẽ rống ruột....^:)^

    Phần lớn các công ty trên 2 sàn đã chết và chỉ còn cái tên, nên mọi người hết sức thận trọng
    . Họ đang bưng bít và chỉ cần lộ ra thì không có đường mà chạy đâu
    ^:)^^:)^^:)^^:)^
  2. Vanhac

    Vanhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Đã được thích:
    169
    Biết gì mà bình luận bác.
  3. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    Nghiên cứu của IMF cũng chỉ ra rằng, để có một “khoảng không” đủ cho việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng thì các nước cần có thời gian tăng trưởng ổn định từ 6 -7 năm.

    Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lấy làm buồn vì với Việt Nam gần như không có một chút “khoảng không” nào cho sự phục hồi kinh tế.

    Đặc biệt là những cú sốc nội tại của nền kinh tế như khó khăn trong hệ thống ngân hàng, quản lý các ngân hàng yếu kém, nới lỏng tín dụng và suy giảm kinh tế xảy ra liên tiếp, trong một thời gian rất ngắn.

    “Một chính sách tốt là yếu tố quyết định và phục hồi nhanh chóng, lấy lại đà tăng trưởng nhưng hiện tại gần như chúng ta không có một chính sách nào có thể toàn vẹn như thế” - Ông Cung thẳng thắn.

    Theo ông Cung, muốn tăng trưởng thì chúng phải nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa nhưng hệ quả để lại lại là lạm phát và bất ổn vĩ mô.

    “Việt Nam cũng như các nước mới nổi khác, để đối mặt với những vấn đề rủi ro Chính phủ phải cố gắng giữ lạm phát ở mức dưới 10% để có thời gian tăng trưởng dài hơn, đi kèm với đó là một dư địa chính sách đủ lớn thì mới có thể vượt qua các cú sốc một cách dễ dàng” - Chuyên gia IMF khuyến cáo.
  4. vietanh1879

    vietanh1879 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    0
    "CHỜ CHẾT" hả bác? Khối người đang khấp khởi cầm cuốc xẻng chầu chực đào hố...... chôn mấy xác không hồn đấy bác ạ!
  5. tocgiahanquoc

    tocgiahanquoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2011
    Đã được thích:
    1
    VN làm gì còn dư địa để thực hiện chính sách. Hết bài ! IMF, WB...về vườn.
  6. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    hết thuốc chữa^:)^
  7. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    Khi đó, đi chôn không công em cũng đi
  8. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    Rỗng tuếch rồi còn tái cái giề nữa....


    Đã có 53 tập đoàn, tổng công ty xây dựng đề án tái cơ cấu
    (Dân trí) - Tính đến tháng 8 đã có 53 tập đoàn, tổng công ty xây dựng đề án tái cơ cấu, trong đó có 9 đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Hiện tại, các tập đoàn, tổng công ty đang tích cực thực hiện biện pháp để thoái vốn đầu tư ngoài ngành.

    Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, công tác sắp xếp lại, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang được tiếp tục triển khai thực hiện.

    Tính đến hết tháng 7/2012, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.857 doanh nghiệp nhà nước và bộ phận doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hoá 3.952 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 67,4% tổng số doanh nghiệp nhà nước (khối Trung ương là 1.658 doanh nghiệp, khối địa phương 2.294 doanh nghiệp).

    Các hình thức sắp xếp khác, như chuyển sang công ty TNHH một thành viên, sáp nhập, hợp nhất, giao, bán... là 1.905 doanh nghiệp nhà nước.

    Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ 2011-2015 sẽ thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hoá đối với 899 doanh nghiệp nhà nước, riêng năm 2012 là 93 doanh nghiệp nhà nước.

    Năm 2012, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã triển khai mạnh mẽ nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, tiết giảm từ 5% - 10% chi phí quản lý. Tổng số tiền tiết kiệm do tiết giảm chi phí năm 2012 các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đăng ký là 12.548,7 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng chi phí đã thực hiện tiết giảm được theo báo cáo của các tổng công ty, tập đoàn là 4.433 tỷ đồng.

    Cũng theo Bộ Tài chính, hiện các tập đoàn, tổng công ty đang tiếp tục rà soát, điều chỉnh các dự án cho phù hợp với khả năng huy động vốn, đình hoãn, giãn tiến độ các dự án chưa cấp bách và không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; sắp xếp lại các dự án đầu tư theo hướng tập trung cho lĩnh vực kinh doanh chính; tiết giảm tối đa chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, mua sắm tài sản, điều chuyển vốn hợp lý... để tiếp tục thực hiện tiết giảm chi phí theo kế hoạch.

    Nguồn tin cho hay, Chính phủ đã và đang nỗ lực, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu DNNN. Trong đó việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thể chế, cơ chế quản lý DNNN và chuyển đổi DNNN đã được ban hành khá đồng bộ.

    DNNN có giảm về số lượng, nhưng DNNN trong những ngành, lĩnh vực quan trọng thì quy mô vốn tăng lên, hiệu quả hoạt động tốt hơn, cơ bản thực hiện được vai trò nòng cốt của kinh tế nhà nước, làm công cụ vật chất để Nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội...

    Nhiều tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có lãi, là chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn, có vai trò giúp Nhà nước trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định xã hội, ngăn ngừa suy giảm kinh tế… Tuy nhiên, trong thời gian qua, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ. Công tác quản trị doanh nghiệp chậm đổi mới. Việc quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN còn bất cập.

    Một số tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, đất đai thấp; một số lãnh đạo có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây lãng phí…
    Theo Nguyễn Hiền
    Dantri

    Cơ cấu, sáp nhập nhưng cục nợ lại to hơn, dễ đổ vỡ hơn...Các CT, TCT, TĐ phải bán cổ phần ( cổ phiếu) để thu lại đồng vốn ít ỏi...Tổng kết lại tài sản chẳng còn bao nhiêu
  9. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    Khi các quan kinh tế Vịt lạc quan về kinh tế thì kinh tế đang xấu, khi các quan nói xấu thì kinh tế sắp chết...Chưa có 1 thèng nói nói đúng, nói chuẩn...cả 1 lũ ăn theo nói leo
  10. Smart_Money_HSC

    Smart_Money_HSC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2012
    Đã được thích:
    898

    VNM mới thật sự đáng là doanh nghiệp số 1 VN, 2 sàn chỉ có 1 cty tốt.














Chia sẻ trang này