Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/03/2013.

5656 người đang online, trong đó có 569 thành viên. 22:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 150222 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Hôm nay em thử tra tấn các bác không phải bằng TA với những dây điện xay đỏ tím vàng bện lấy nhau loạn xạ nhưng em sẽ tra tấn các bác bằng 1 thứ còn trừu tượng hơn, khó hiểu hơn. Nó giống như cái tên của topic này.

    Các bác đừng vội nghĩ cái tên của thớt này là câu của em nhé. Nó là của Donald Rusfeld tay cựu bộ trưởng QP Mẽo đấy nhé.

    Thằng cha này nói đầy nguy hiểm như cái vị trí hắn đã từng giữ nhưng chung quy hắn nói đến cái điều chúng ta đang nghĩ : Không có gì chắc chắn cả.

    Thế nên ở topic này em không chém về cụ thể mã CK mà nói đến xu thế tất yếu của TT tiền tệ, TT vốn.

    Như em nói ở trên cái này nó rất dị ứng với bác nào thích sự củ tỷ cù tỳ mà chỉ hợp cho bác nào thích ném đá muốn ném đến tận đáy vấn đề vì nó sẽ động đến những kiến thức vĩ mô như mớ bòng bong.

    Tuy nhiên bác nào muốn sục xạo đến cơ chế lạm phát, cơ chế tin tiền, cơ chế và hoạt động của NH Trung ương sẽ tác động và ảnh hưởng đến TTCK thế nào và tự tìm cho mình 1 kết luận riêng thì vào.

    Khuyến nghị: em tham gia tt dược nên bác nào đau đầu nhức óc thì liên hệ với em để em bán thuốc nhé !
  2. goalie

    goalie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Đã được thích:
    4.621
    Chào bác khongquen đại cao thủ của F319. Tôi muốn bác giải thích dùm về cái CPI và lạm phát ở Việt Nam. Tại sao mà CPI nước mình nó cao khiếp thế? Có thực sự là do cung tiền nhiều hơn cung hàng không? Hay là do có cả những vẫn đề khác nữa?
  3. duongteo

    duongteo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    462
    Như thế là suy thoái chứ còn gì nữa? Rất biện chứng!
  4. Warren_BocPhet

    Warren_BocPhet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2012
    Đã được thích:
    14
    Bác giải thích cho em: bán buôn bán lẻ phụ tùng ô tô chính hàng là của hãng nào ạ ... chả là em có công nông mới nhập từ Tung Của
  5. quyquyet

    quyquyet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2011
    Đã được thích:
    8
    những nước có IQ cao thì .... luôn luôn có CPI cao
  6. traveltour

    traveltour Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Đã được thích:
    123
    http://f319.com/home/1585380

    Dùng số đo của thằng Tí (CPI) để may áo cho thằng Tèo (Lãi suất)

    Lãi suất tác động trực tiếp, tức thì tới doanh nghiệp.

    Trong khi đó, CPI được quyết định rất lớn bởi các yếu tố uncertainty của tiểu thương buôn bán thực phẩm, lương thực (mưa gió, lễ tết, rét đậm, nắng gắt, ....). Mà tiểu thương thì chả bao giờ vay vốn ngân hàng cả, gần như không chịu tác động bởi lãi suất.


    - CPI ở Việt Nam chịu ảnh hưởng cực lớn từ tiểu thương, kinh doanh hàng hóa dịch vụ liên quan đến lương thực (bán rau cỏ, thịt thà, thực phẩm, cá mú, ....). Hàng tháng các chuyên viên điều tra của tổng cục thống kê cũng đi ra chợ thu thập giá cả các mặt hàng này như những người đi chợ thông thường. Và các bạn cũng biết rằng, những mặt hàng thực phẩm này chiếm tỷ trọng rất lớn trong rổ CPI. Có thể nói 1 cách không ngoa rằng: mụ bán rau, bà bán cá, ông giao thịt lợn, .... ảnh hưởng không nhỏ tới thống kê CPI
    Chỉ số CPI co giãn rất lớn theo tiểu thương, kinh doanh nhỏ lẻ.

    - Trong khi đó, chính sách lãi suất lại được xây dựng ra áp dụng chủ yếu cho doanh nghiệp, cho các thành phần kinh doanh không phải là tiểu thương. Các bà bán rau, ông bán thịt đâu có nhu cầu vay vốn ngân hàng để hoạt động đâu !?

    Điều này hiển nhiên đã dẫn tới sự phi lí trong mối liên hệ giữa CPI và chính sách lãi suất rồi. Việt Nam đang dựa vào nhân tố biến động CPI của tiểu thương (buôn rau bán thịt,...) để xây dựng chính sách lãi suất áp dụng cho "đại thương" (doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế,....).

    Ở các nước có nền kinh tế thị trường cao, kể các mặt hàng thực phẩm thiết yếu cũng nằm trong chuỗi sản xuất cung ứng của doanh nghiệp, tập đoàn. Biến động CPI và lãi suất có mối liên hệ nhân quả, chặt chẽ. Còn ở VN thì nó xa lắc à.

    Do vậy, ở hiện trạng VN, tôi không đồng tình với cách điều hành lãi suất quá lệ thuộc - phải nói lệ thuộc 1 cách tuyệt đối - vào CPI.
  7. goalie

    goalie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Đã được thích:
    4.621
    Phân tích của bác đúng 1 ý rồi. Là do chuỗi cung ứng phân phối có vấn đề. Điều này đang được giải quyết rất hiệu quả. Các tập đoàn phân phối bán lẻ đang nhảy vào, các tập đoàn tiêu dùng trong nước đang lớn mạnh và bành trướng, các đại siêu thị đang mọc lên nhanh chóng....

    Nhưng còn 1 vài điều quan trọng nữa của CPI Việt Nam mà...
  8. traveltour

    traveltour Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Đã được thích:
    123
    Em phiên dịch rõ hơn ý cụ này.
    Ý cụ là suy thoái đạo đức, không phải suy thoái kinh tế ợ
    =))=))
  9. thuypb

    thuypb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    8.654
    Bác chém vĩ mô ngon đấy =D>=D>=D>
  10. traveltour

    traveltour Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Đã được thích:
    123
    Theo quan điểm đạo Phật thì phải, cứ mở mồm ra nói là sai rồi. Ý nói, thực tại sắc sắc không không, cái mà chúng ta tưởng là thực tại, thực ra không phải là thực tại, không chắc chắn là thực tại.

    Còn với những người thường như chúng ta ( cùng với 7 tỷ người trên trái đất chưa giác ngộ) thì đành cứ "mở mồm" thôi, biết là sai trong mối so sánh với giác ngộ tuyệt đối, nhưng có thể đúng trong mối tương quan với khung tư duy của "người thường".

    Nói lan man dài dòng vậy, chốt lại là muốn nói tới bài viết của bác. Nếu bác chủ là người đã giác ngộ, là đắc đạo, thì không nói. Còn không thì mỗi bài viết, cần xác quyết với người đọc răng, mình cần nói đến cái gì, ý mình muốn thể hiện điều gì, và đưa kết luận gì. Kết luận đó hợp lý hay chưa, phản ánh phù hợp thực tại hay chưa (thực tại tương đối) thì người đọc sẽ phản biện, mổ sẻ.

    Tôi cũng dành nhiều thời gian tìm hiểu về tài chính, tiền tệ, nhưng đọc và cũng không hiểu ý bạn muốn gì qua bài viết của mình. Như đã nói, nếu bạn đã đắc đạo, bạn có thể thoát xác để linh hồn bay lên cao, nhìn xuống trần thế trần tục, thì không nói. Còn không thì bạn nên học cách đừng làm người khác mất thời gian.

    Còn nói về sự "Không có gì là chắc chắn cả", cái dòng bạn bôi đỏ í. Không hiểu ý bạn muốn nói về sự không chắc chắn trong sự tác động của cơ chế vận hành chính sách tiền tệ, hay tác động tới cũng như nguyên nhân của lạm phát,... thì thiết nghĩ bạn nên đừng viết lửng lơ, "đem con bỏ chợ" như vậy. Thiếu tôn trọng người đọc.

    Về "sự không chắc chắn", chả phải trong tài chính tiền tệ mới có, tôi lấy ví dụ luôn về cái ngành mà bạn đam mê, bạn là thành viên CLB gì đó, Vật lý học đúng không? Chắc cũng từng có thời đam mê với các ý nghĩa triết học thuộc về tư duy của Cơ học lượng tử rồi đúng không? Nói đến đây, nếu bạn yêu vật lý lý thuyết, hẳn bạn sẽ biết tôi muốn nói đến cái gì. Nói gì chứ, cái bàn, cái ghế, cái computer của bạn cũng chẳng có gì chắc chắn cả.

    Vũ trụ - suy cho cùng - chả có gì là chắc chắn trong đó cả.

    Viết bất kỳ điều gì, tệ nhất là khiến người đọc chả hiểu mình muốn nói cái gì. Đừng cố tỏ ra người đọc phải có 1 trình độ thâm sâu nào đó mới hiểu những điều mình viết - vì bạn chưa đắc đạo, tôi đoán vậy.

Chia sẻ trang này