Đầu tư theo giá trị DN – Những điều nên biết, nên làm và bắt đầu không bao giờ là muộn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 25/03/2013.

1067 người đang online, trong đó có 426 thành viên. 07:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 26576 lượt đọc và 154 bài trả lời
  1. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Qua bài viết trước đây của mình (http://f319.com/home/1588560) tôi đã đưa ra một số nhận xét và so sánh cơ hội thành công trên ttck của 2 phương pháp khi tham gia vào ttck là đầu cơ và đầu tư theo giá trị DN. Trong bài viết ấy, tôi cũng đã nói rõ những rủi ro và thiệt thòi thế nào nếu tham gia đầu cơ trên ttck và cá nhân tôi đã chọn đi theo hướng đầu tư theo giá trị DN.
    Để có được quyết định ấy, tôi cũng như nhiều người khác trên F319 này phải trả giá rất nhiều. Đến với ttck, đại bộ phận nhỏ lẻ là những người không chuyên bị cuốn hút vào xu thế mới lạ và đều chưa có sự chuẩn bị đón nhận những khốc liệt của nó một cách chu đáo. Vì thế ban đầu ai cũng thuộc nhóm đầu cơ. Nhìn ra xung quanh thấy ai cũng mua mua bán bán, ai cũng bình luận, phỏng đoán xem “con này” có tốt không, “con kia” sẽ tăng giá vì a,b,c … Rồi làm quen, kết bạn mới với những người cùng sở thích, rồi bị hút và không dứt ra được khỏi vòng xoáy: hồ hởi khi kiếm được chút lợi nhuận và choáng váng với những ngày tháng lao dốc của thị trường. Đại bộ phận đến khi tỉnh ra 1 chút nhìn lại thì tk đã vơi đi ít nhiều, chưa kể những mất mát về thời gian, về sức khỏe, về những thay đổi tính cách do tác động của kết quả kd trên ttck… Đến một ngày, tôi chợt nhận ra rằng nếu mình không lao vào ck thì mình đã có thể có thời gian cho học tập nâng cao trình độ chuyên môn, có thể có thời gian cho gia đình nhiều hơn, có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn, có thể sẽ luôn vui tươi chứ không nhăn nhó như những ngày ttck lao dốc … Ô hay, sao ttck lại tác động đến mình như sòng bạc thế nhỉ ? Ngẫm lại hành vi mua bán ck của mình thì thấy cũng có khác đánh bạc mấy đâu. Vậy chẳng hóa ra ttck là một sòng bạc khổng lồ à? Và thế là tôi để tâm tìm hiểu nhiều hơn về ttck và tìm đến với Đầu tư theo giá trị DN.
    Vì đã trải qua mua bán đầu cơ nên tôi chưa bao giờ bài bác những nhà đầu cơ. Ngay cả trên ttck thế giới, giới đầu cơ cũng được thừa nhận và tôn trọng. Nhưng qua kinh nghiệm tôi nhận thấy rằng mình không phải là một nhà đầu cơ tiềm năng, bởi vì:
    - Tôi không có nhiều vốn -> thua thiệt rất nhiều khi gd
    - Tôi không chấp nhận việc đặt cược toàn bộ tiền bạc của mình qua 1 vụ mua bán ->có thể mất mát ít nhưng cũng không tận dụng được cơ hội do đó ->Thời gian dành cho chứng khoán quá nhiều mà điều mang lại lại quá ít
    Điều quan trọng nhất khi tôi tìm đến với đầu tư theo giá trị DN là tôi có được những điều đúng như mình muốn, đó là:
    - Tìm được một phương án giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào ttck giúp tôi có thể chủ động tự tin hơn và gắn bó với ttck lâu dài (một điều tôi luôn thích thú)
    - Dưới góc nhìn của nhà đầu tư theo giá trị DN, tôi tin rằng cơ hội luôn có cho mọi người, vì thế tôi bình thản hơn trước biến động lên xuống hàng ngày của thị trường, nỗi lo mất tiền đeo đẳng mỗi khi nắm giữ cổ phiếu được thay bằng niềm tin là tôi đang có một tài sản trong tay, rằng tiền của tôi đang thay tôi hoạt động để đem lại lợi nhuận trong tương lai cho tôi. Mỗi khi chưa mua kịp một cổ phiếu nào đó mà cổ phiếu đó đã tăng giá phi mã, tôi không còn cay cú đua giá CE, hay khi chưa kịp chốt lời 1 cp ở mức giá cao thì thị trường đổ dốc tôi không còn day dứt nữa, đơn giản vì tôi cho đó chỉ là một vài trong rất nhiều cơ hội (thậm chí đó chưa phải là cơ hội tốt nhất) của thị trường. Việc theo dõi ttck hàng ngày giờ đây chỉ là để giúp cho việc tìm tòi cơ hội đầu tư, cảm giác thật thích thú giống như khi bạn đang nhìn từ trên cao xuống một thành phố nhộn nhịp. Chính những lúc đó, bạn lại có thể nhìn được bao quát nhất, dễ thấy những góc khuất nhất của thị trường giúp cho hàng loạt các cơ hội hiện ra trước mắt mà chẳng cần phải mất thời gian lao vào những phỏng đoán lên hay xuống của thị trường.
    - Khi áp lực mua bán có lãi mất đi, tôi thấy mình như thành người khác. Tôi sẵn sàng chia sẻ những thông tin về các DN mà mình có được với mọi người hơn, tôi thấy mình thoải mái hơn, vui vẻ và hay giúp đỡ những người xung quanh mình hơn. Và thật vui vì qua những việc đó, tôi lại được mọi người chia sẻ những hiểu biết và những thông tin có ích khác.
    - Còn nhiều, rất nhiều điều lợi khác nữa mà có lẽ chẳng bao giờ tôi có thể liệt kê ra được, có lẽ để dành cho các bạn tự rút ra nếu một ngày nào đó bạn cũng đi theo Đầu tư theo giá trị DN.
    Khi viết ra những điều trên đây, tôi vẫn luôn tự hỏi liệu mình có lãng mạn quá không nhỉ? Liệu tôi có cường điệu quá về Đầu tư theo giá trị DN không nhỉ? Tôi cũng không biết nữa. Nhưng có một điều chắc chắn đó là Đầu tư theo giá trị DN đã giúp tôi như thấy một con đường sáng trong mịt mù ma trận của ttck, và vì thế tôi rất muốn chia sẻ điều đó với những người khác, những người giống tôi trước đây, những người còn đang cầm tiền lưỡng lự, giằng xé giữa lòng tham và nỗi sợ hãi, xem có nên mua bán ck hay không, hay những người muốn tìm đường đi ít mạo hiểm hơn và chắc chắn hơn trên ttck.
    I/ Đầu tư theo giá trị DN – những bước khởi đầu:
    Trước khi đi vào chi tiết, tôi xin một lần nữa nhắc lại để tránh những hiểu nhầm rồi dẫn tới tranh cãi vô ích: những gì tôi viết trong bài này chỉ là những chia sẻ của tôi với mọi người do đó nó không là những kiến thức căn bản như sách vở. Những khái niệm hay định nghĩa, nhận định đều là diễn giải theo hiểu biết và suy diễn của tôi vì thế nó có thể sai lệch với quan điểm của nhiều người. Qua bài viết tôi cũng không có ý định lên lớp hay dạy bảo người khác, đơn giản chỉ là một thông tin tham khảo cho những ai muốn quan tâm mà thôi. Nếu bạn nào thấy đúng thấy đồng điệu bạn có thể tán thành và làm theo, nếu thấy chưa đúng các bạn cứ chỉ ra lỗi, mọi phản hồi của các bạn tôi đều vui và đánh giá cao.
    1. Một số điều cần hiểu rõ để làm nền tảng cho hành động:
    1.1 Đằng sau cái tên Đầu tư theo giá trị DN nói ở đây chúng ta cần hiểu thế nào?
    Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là thế này: tôi thấy một công ty A đang làm ăn tốt, công việc đem lại lợi nhuận hợp lý và có tương lai phát triển lâu dài nên tôi muốn và thực hiện việc góp vốn vào công ty đó qua hành động mua một số cổ phần của công ty đó. Kỳ vọng của tôi qua việc mua cổ phần là công ty A làm ăn có lãi và sẽ chia sẻ cho tôi định kì lợi nhuận mà công ty làm ra.
    Phân tích chi tiết một chút, chúng ta sẽ thấy có khá nhiều điều liên quan từ mô tả công việc ngắn gọn ở trên:
    - Cái đầu tiên và cũng là quan trọng nhất cần rõ ràng đó là lợi nhuận công ty sẽ trả cho tôi trong tương lai là bao nhiêu để tôi thấy chấp nhận được hay nói cách khác là đạt được kì vọng của tôi? Chúng ta đều biết lợi nhuận của các công ty cổ phần trả cho cổ đông thường được tính trên % mệnh giá cổ phần, vd cổ tức là 20% bằng tiền có nghĩa là cổ đông sẽ nhận được 20% tính trên mệnh giá (hiện nay thống nhất là 10 ngàn đồng) cho mỗi cổ phần mà mình nắm giữ, bằng con số cụ thể là 2000 đồng/cp, bất chấp thị giá cổ phiếu tại thời điểm trả cổ tức là bao nhiêu. Và cũng như hoạt động khác của công ty, việc dự kiến chi trả cổ tức đều có kế hoạch từ trước cả về giá trị và hình thức. Như vậy, chúng ta luôn có thể dự tính được trước khi quyết định mua cp lợi nhuận tương lai mà ta có thể có qua các thông số như thị giá cp (bao gồm cả phí gd) lúc mua vào, số lượng cp nắm giữ khi chốt danh sách chia cổ tức và tỷ lệ cổ tức sẽ chia theo kế hoạch. Với chi phí mua vào là GV, số lượng cổ phiếu nắm giữ là SL và tỷ lệ cổ tức là E%, lợi nhuận thu về L sẽ được tính qua công thức: L=10000*E%*SL và tỷ lệ lãi trên vốn đầu tư LS=L*100/GV hay LS=10000*E%*SL*100/GV. Ví dụ: với 1000cp giá mua là 30000đồng/cp, tỷ lệ cổ tức là 20% ta sẽ thu được lợi nhuận L=10000*20%*1000=2000000 đồng và tỷ lệ lãi trên vốn là LS=2000000*100/30000000=6,67%. Để biết lợi nhuận sẽ thu được có đạt được kì vọng hay không chúng ta cần có lãi suất kì vọng định mức để so sánh. Lãi suất kì vọng định mức có thể phù hợp là lãi suất tiền gửi tiết kiệm kì hạn 12 tháng của ngân hàng, thời điểm hiện nay có thể lấy tròn 10%/năm cho tiện việc so sánh.
    - Điều thứ 2 có thể thấy rõ ràng rằng lợi nhuận mà tôi kì vọng qua việc mua cổ phần đến từ hoạt động có lãi của DN. Sau khi tôi hoàn tất việc mua cp, tức là giá vốn của khoản đầu tư đã hình thành, và vì việc quyết định mua cp với giá nào đã được tính toán cân nhắc trên phép so sánh với lãi suất kì vọng định mức nên khoản lợi nhuận tương lai của món đầu tư ấy chỉ còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động của DN và không bị ảnh hưởng bởi thị giá cp biến động ra sao. Tất nhiên là thị giá cp cũng bị tác động bởi tình hình hoạt động thực tế của DN, nhưng thị giá cp còn phụ thuộc vào nhiều điều khác nữa như: chênh lệch cung cầu đối với cp trên ttck, ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư từ các vấn đề chính trị, xã hội tầm vĩ mô, của đặc điểm chung đối với lĩnh vực hoạt động của DN, … Do đó với việc xác định giá mua cp một cách có tính toán là một cách giúp ta loại bỏ được không ít rủi ro khi tham gia đầu tư. Nhưng cùng với đó nó cũng lấy đi của ta cơ hội mua cp giá rẻ vượt quá kì vọng. (Tôi sẽ nói thêm về vấn đề này ở phần tiếp theo)
    - Điều thứ 3 chúng ta có thể rút ra là qua ttck, cơ hội đầu tư luôn có và có thể nói là không giới hạn đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Với hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động có lãi, việc đầu tư chỉ còn giới hạn bởi kì vọng về lợi nhuận và sở thích đối với lĩnh vực hoạt động của DN của nhà đầu tư mà thôi. Đó là còn chưa kể tới các cơ hội do sự vận động của ttck mang lại (tôi sẽ phân tích kĩ hơn về điều này ở phần sau)
    1.2 Đầu tư theo giá trị DN có rủi ro hay không?
    Câu trả lời ngắn gọn là có và sau đây chúng ta sẽ cùng nhìn nhận xem rủi ro của Đầu tư theo giá trị DN là gì, mức độ rủi ro ra sao và làm thế nào để hạn chế những rủi ro ấy?
    Rõ ràng khi ta góp vốn cho một DN và chờ đợi việc nhận lại tiền lãi từ lợi nhuận DN mang lại thì rủi ro cho khoản đầu tư như thế chính là kết quả hoạt động của DN. Khi DN hoạt động không tốt, kết quả kinh doanh bị lỗ thì không chỉ kì vọng lợi nhuận của khoản đầu tư không đạt được mà nguy cơ mất vốn là hiển hiện. Tuy nhiên nếu chúng ta chọn lựa tốt từ đầu thì những rủi ro thế này hoàn toàn thấp. Ngay cả khi hoạt động kinh doanh cốt lõi của DN là tốt, vẫn còn các tiêu chí khác của DN có thể tạo ra rủi ro cho khoản đầu tư, ví dụ: hoạt động ngoài ngành, hoạt động đầu tư tài chính, biến động nhân sự cấp cao, đạo đức của Ban điều hành DN, … Do đó việc thường xuyên theo dõi hoạt động DN là rất cần thiết để có thể phát hiện rủi ro sớm và có các biện pháp nhằm khắc phục và hạn chế tổn thất.
    Một vấn đề sẽ được đặt ra ở đây là khi thị giá của cổ phiếu giảm xuống so với giá lúc ta mua cp có phải là tổn thất hay không? Về vấn đề này quan điểm của tôi là khi thị giá cp giảm xuống, chúng ta cần xem xét tìm hiểu nguyên nhân thị giá cp đi xuống. Nếu nguyên nhân xuất phát từ nội tại doanh nghiệp thì rõ ràng việc thị giá cp giảm chính là một cảnh báo về tổn thất có thể xảy ra cho khoản đầu tư. Khi đó chúng ta cần có những cân nhắc và hành động để cơ cấu lại khoản đầu tư cho phù hợp với tình hình mới của DN (như giảm tỉ trọng nắm giữ hay thậm chí là cắt lỗ để tránh tổn thất lớn hơn). Nếu nguyên nhân giảm thị giá cp là những nguyên nhân khác (ví dụ như thay đổi tỉ lệ cung cầu trên ttck, những tác động tâm lý đến đám đông nhà đầu tư,…) thì chúng ta phải cho việc giảm giá cp là cơ hội để chúng ta có thể cân nhắc gia tăng tỉ lệ nắm giữ để có được khoản đầu tư cao hơn kì vọng. Việc mua thêm cp khi thị giá giảm đến mức nào hay số lượng mua thêm bao nhiêu là việc phụ thuộc vào các điều kiện riêng của mỗi nhà đầu tư.
    Một biện pháp rất tốt để giảm thiểu rủi ro trong Đầu tư theo giá trị DN đã được đúc rút qua câu nói: “Không để tất cả trứng vào một rổ”. Điều đó được hiểu rằng chúng ta không nên đặt cược toàn bộ vốn đầu tư vào một DN mà nên tạo cho chúng ta một Danh mục đầu tư bao gồm nhiều khoản đầu tư vào các DN khác nhau. Khi một vài khoản đầu tư trong DM gặp rủi ro, tổn thất từ những khoản đầu tư ấy sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận từ các khoản đầu tư tốt trong DM. Và một điều rất hay là chính có sự bù đắp qua lại ấy mà áp lực cắt lỗ của các khoản đầu tư gặp rủi ro giảm đi rất nhiều, chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và đưa ra quyết định cuối cùng. Rất nhiều trường hợp, sau một khoản thời gian nhất định, những khó khăn DN gặp phải sẽ được khắc phục và các khoản đầu tư tưởng như bị rủi ro ấy lại đem lại những lợi nhuận đột biến cho những nhà đầu tư kiên định đồng hành cùng DN. Tuy nhiên chúng ta cũng phải thấy rõ việc đầu tư dàn trải trên một DM cũng có những hạn chế nhất định, đó là
    - Đòi hỏi tăng thời gian và chi phí cho việc theo dõi và giám sát các khoản đầu tư
    - Chính việc đầu tư thiếu tập trung lại là một trong các nguyên nhân dẫn đến rủi ro (lựa chọn khoản đầu tư sai sót, phát hiện rủi ro của 1 khoản đầu tư trong DM không kịp thời, …)
    - Việc đầu tư dàn trải nhiều khi làm giảm hiệu quả đầu tư vì khoản đầu tư tốt phải bù đắp cho các khoản đầu tư yếu kém
    Như vậy việc chọn lựa cp để đưa vào DM đầu tư và việc quyết định số lượng các khoản đầu tư trong DM là những việc cực kì quan trọng quyết định đến hiệu suất đầu tư của 1 DM và nó cũng rất khác biệt giữa các nhà đầu tư khác nhau.
    1.3 So sánh Đầu tư theo giá trị DN với Gửi tiền tiết kiệm
    Phần trên, tôi đã có ít nhiều so sánh giữa Đầu tư theo giá trị DN và Đầu cơ trên ttck, nhưng thực tế nhiều người vẫn cho rằng tham gia ttck là rất rủi ro và gửi tiết kiệm là giải pháp thay thế hoàn hảo mỗi khi cần tránh rủi ro. Ngay cả nhiều nhà Đầu cơ khi không xác định được xu thế tt hay khi nhận định tt bước vào giai đoạn downtrend đều có hành vi tất toán tk và chuyển vốn sang kênh gửi tiết kiệm. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau xem xét kỹ lưỡng và so sánh hơn thiệt giữa việc gửi TK và Đầu tư theo giá trị DN xem sao nhé.
    1.3.1 Gửi tiết kiệm có kì hạn
    Khi gửi tiết kiệm ở ngân hàng tức là chúng ta chi tiền cho ngân hàng và nhận về một Chứng chỉ tiền gửi TK từ ngân hàng. Trên Chứng chỉ đó ghi rõ các thông tin của người gửi và tỉ lệ lãi mà người gửi nhận được khi đến kì lĩnh lãi, tỉ lệ ấy được đảm bảo bằng uy tín của ngân hàng. Như vậy Chứng chỉ tiết kiệm về bản chất là một dạng Hợp đồng vay vốn giữa người gửi tiền và ngân hàng. Vì người gửi tiền đã đưa tiền cho ngân hàng và chỉ nhận lại cả vốn và lãi khi đến hạn nên có thể nói Hợp đồng vay vốn ấy được bảo đản bằng uy tín của ngân hàng nhận tiền tk. Do đó về bản chất Gửi tiền tk cũng có rủi ro phụ thuộc vào uy tín và tình hình hoạt động của ngân hàng. Cái cảm giác an toàn mà chúng ta có được khi gửi tiết kiệm đó là do ở VN chưa có tiền lệ về sự phá sản của ngân hàng. Mặt khác do khi đến hạn, người gửi nhận được số tiền lớn hơn số tiền gửi ban đầu nên chúng ta phần nào bị ngộ nhận về hiệu quả đầu tư qua hình thức gửi tiết kiệm. Bản chất thực của việc gửi tk cũng bao hàm 2 khả năng lãi và lỗ nếu chúng ta lưu ý đến tỷ lệ trượt giá của đồng tiền. Ví dụ trong năm 2011, nếu gửi tiền tk được lãi suất là 14%/năm nhưng tỉ lệ trượt giá là 24%/năm thì bản chất khi đến hạn người gửi tiền đã bị lỗ 10%/năm, một khoản lỗ không hề nhỏ. Hơn nữa, do ngân hàng là một tổ chức trung gian điều phối vốn giữa DN-những người cần và sử dụng vốn với những người có tiền nhàn rỗi đem gửi ngân hàng nên lãi suất tiết kiệm mà ngân hàng trả cho người gửi nói chung là thấp hơn đáng kể so với lãi suất mà DN có thể trả được cho đồng vốn mà họ sử dụng.
    1.3.2 Đầu tư theo giá trị DN
    Khi thực hiện Đầu tư theo giá trị DN qua việc mua cp DN, chúng ta đã chi tiền để nhận về cổ phiếu ghi danh, xác nhận sự góp vốn cho DN. Như vậy cổ phiếu chính là Hợp đồng vay vốn giữa DN và người góp vốn. Hợp đồng này dựa hoàn toàn trên uy tín của DN nhưng khác biệt với Chứng chỉ tiết kiệm là trên đó không có cam kết về lãi suất và thời hạn trả lãi mà DN phải thanh toán cho người góp vốn. Những thông tin như vậy được công bố qua kế hoạch thường niên được ĐHCĐ thông qua. Bằng việc chọn lựa DN để đầu tư việc chênh lệch uy tín giữa ngân hàng và DN hoàn toàn có thể bỏ qua hay nói cách khác việc Đầu tư vào DN cũng chẳng rủi ro hơn việc đem tiền gửi ngân hàng. Do DN là những người sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị thặng dư đích thực cho xã hội nên chắc chắn lợi nhuận DN (được coi là tốt trên trung bình) đem lại cho người góp vốn sẽ cao hơn lãi suất tk, và vì thế khoản đầu tư vào DN sẽ có hiệu suất cao hơn gửi tk.
    Đến đây, chắc chắn có người sẽ nêu lên vấn đề, khi tk đến hạn người gửi chắc chắn nhận được số tiền cao hơn lúc gửi, ngược lại khi đầu tư vào DN, chúng ta có thể nhận được lãi suất cao hơn, nhưng tổng lại vẫn có khả năng chúng ta nhận lại số tiền thấp hơn cả lúc đầu tư do thị giá của cổ phiếu khi ấy bị giảm xuống so với lúc mua cổ phiếu. Đúng! Khả năng ấy có thể xảy ra nếu sau khi nhận lãi chia ta bán cổ phiếu để qui ra tiền. Vấn đề ở đây là tại sao ta phải bán cổ phiếu vào lúc ấy? Nếu bạn không có một cơ hội tốt hơn thì tại sao ta không tiếp tục một vòng quay mới với cổ phiếu đang nắm giữ, tương tự như khi sổ tk đáo hạn ta lại tiếp tục một kì hạn mới với lãi suất mới vậy? Như vậy cái cần làm khi đến một kì hạn trả cổ tức và khi DN có kế hoạch cho một năm mới là ta cần tính toán lại xem có nên tiếp tục đầu tư không? Bù đắp lại cho cái rủi ro thị giá giảm khi ta cần rút vốn, Đầu tư theo giá trị DN lại cho ta cơ hội mà sổ tk không bao giờ mang lại đó là lợi nhuận khi thị giá tăng. Việc tăng giá cổ phiếu nhiều khi diễn ra rất nhanh và rất lớn, có thể lớn hơn rất nhiều lần lãi suất kì vọng định mức mà ta đặt ra để so sánh ban đầu. Một cơ hội có thể có lợi nhuận đột biến nữa cho những khoản Đầu tư vào DN là sự tăng trưởng về qui mô của DN. Rất nhiều khoản Đầu tư vào DN có thể chấp nhận tỉ lệ lợi nhuận =0 cho những năm đầu để đổi lại sự phát triển về qui mô DN. Công bằng mà nói thì lợi nhuận đột biến cũng như sự tăng trưởng về qui mô DN không dễ có được vì mọi hoạt động và phát triển của DN đã được lên kế hoạch và công bố rộng rãi nên đã phản ánh phần lớn vào thị giá cổ phiếu.
    1.3.3 Tóm lại:
    Trong ngắn hạn, việc Đầu tư trực tiếp vào DN không hề rủi ro hơn việc gửi tiết kiệm mà lại thường cho lợi nhuận cao hơn nên hiệu quả đầu tư cao hơn. Trong trung và dài hạn thì việc Gửi tk lại càng không thể so sánh với hình thức Đầu tư vào DN. Thực tế cũng phản ánh điều đó rất rõ qua việc các ngân hàng VN có thể huy động tiết kiệm trung và dài hạn với tỉ lệ rất thấp.

    Kỳ sau: Cần có những gì để có thể thực hiện Đầu tư theo giá trị DN?
    Rose2018, SANHANGDOC, oliveoil23 người khác thích bài này.
    Rose2018 đã loan bài này
  2. NSTB-FSP

    NSTB-FSP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2012
    Đã được thích:
    212
    =D>
    =D>=D>
    =D>=D>=D>=D>
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
    Đây là lựa chọn mà sẽ ngày càng có nhiều người áp dụng.
    Để Nội lực và Tương lai doanh nghiệp làm động lực tăng giá
  3. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Tôi cũng hy vọng truyền được phần nào cảm hứng của mình đến mọi người[r2)]
  4. oracle_82

    oracle_82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    3.443
    Viết dài thế. bạn viết cái gì vậy.
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Nếu nói ngắn gọn thì xem tiêu đề bạn nhé:))
    Rose2018thangnd_1211 thích bài này.
  6. anhnguyen79

    anhnguyen79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Đã được thích:
    2.415
    Bác ơi! Hướng mới

    1. Là
    -
    -
    2. Tình hình
    -
    -
    -
    3. Kết luận
    -
    -
    Em khẳng định bác 90% đọc hiểu được.

    Phải tìm hiểu kỹ. 4M rồi, thương hiệu,..... tiềm lực tài chính....

    Trong kd lợi nhuận trả cho sự mạo hiểm ---> đầu tư ck ko ngoại lê đều có rủi ....
  7. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Đúng là có rủi ro, nhưng kiểm soát được và cũng không rủi ro hơn gửi tk nhiều. Hơn nữa đầu tư ck lại có thêm cơ hội, cái mà gửi tk không bao giờ có.:)>-
    Rose2018, thangnd_1211CHAU ANH thích bài này.
  8. underprice

    underprice Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    47
    dài thế
  9. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Trình độ diễn đạt hơi kém, chịu khó đọc nhé:))
    Rose2018, thangnd_1211TungTienHn thích bài này.
  10. only_hangchat

    only_hangchat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/05/2012
    Đã được thích:
    18
    Đầu cơ hay đầu tư đều tốt, ko có gì là xấu.
    QUan điểm đang bị bóp méo vì cách chọn hàng...
    CHọn hàng giấy vụn như PVX PVA THV SCR SBS ..v....v.. rồi gắn mác đầu cơ là sai lầm, xuyên tạc...
    Khi 1 món hàng ko có giá trị sử dụng mà bơm vá để lừa ng khác mua ôm về như đống của nợ hay nhiều ng biết thế vẫn mua là sai lầm. 3 năm qua sai lầm của họ bị trả giá rất nhiều tiền....
    Nhiều CP trên sàn chỉ niêm yết nhưng nếu có sự minh bạch nó đã bị tháo niêm yết hay có thể doanh nghiệp đó đã dừng hoạt động mà cổ đông ko hay.
    CP là gì? Là cổ phần mỗi DN, khi bán ra CP thu tiền về là coi như DN vay của NĐT 1 khoản tiền. DN phải có trách nhiệm giữ vốn, trả cổ tức, tái tạo dòng tiền đã hút đi trên TT CK để trả lại cho NĐT, trả lại cho TTCK dù ít hay nhiều...
    Nhưng nhiều Cty cầm tiền ko làm ra lợi nhuận, ăn cụt vốn, lại lừa lọc NĐT, bưng bít thông tin..v.v.. bơm vá rồi bán ra lượng lớn CP vào đầu nhỏ lẻ.. ĐÓ ko phải đầu tư, ko phải đầu cơ mà là lừa đảo...

    Còn Đầu cơ thì có 2 loại: Đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống,,,
    Mỗi CP đều có 2 dòng tiền: Đầu tư và Đầu cơ.
    Khi dòng tiền đầu tư > Dòng tiền đầu cơ thì CP tăng giá và ngược lại...
    Còn nhiều đièu để nói nhưng tôi chỉ nói qua.... lúc khác nói sau...v.v..v
    xuanhai2501Moscowevening thích bài này.
  11. levu21262

    levu21262 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    871
    [:D][:D][:D]

Chia sẻ trang này