Mở bát 02/08/2013 : Hoảng loạn cực đỉnh !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Killpig, 01/08/2013.

4293 người đang online, trong đó có 329 thành viên. 07:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1761 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. Killpig

    Killpig Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    143
    ‘Bão’ giá mới: Dân sống trong sợ hãi

    - 3 lần tăng giá xăng, chưa đầy nửa tháng sau giá điện, giá gas lại được điều chỉnh tăng tiếp khiến người dân không khỏi hoang mang, lo sợ còn mặt hàng nào sắp tới tăng nữa đây khi mà túi tiền cho chi tiêu sinh hoạt bấy lâu nay đã cạn.

    Điện tăng giá 5%
    Chịu hết nổi, DN đồng thanh đòi tăng giá
    Qua 6 tháng, sữa 5 lần tăng giá
    Xem bài khác trên Vef.vn
    Ngồi tính toán lại cách chi tiêu, cắt chỗ này, giảm chỗ kia làm sao không bị hụt chi, sống được với đồng lương ít ỏi của mình, chị Vũ Như Lan ở Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) than thở: “Lần vừa rồi giá xăng tăng mấy trăm đồng, tôi đi chợ thấy hàng hóa đua nhau tăng, từ mớ rau tới lạng thịt, con cá”.

    “Cứ đà tăng thế này người dân như chúng tôi lại phải gồng mình, tính toán “thắt lưng buộc bụng” để không bị “thủng” túi”, chị Lan ngao ngán.

    Còn anh Nguyễn Văn Quân ở Nguyễn Khang (Cầu Giấy, Hà Nội) khi biết tin ba mặt hàng xăng dầu, điện và gas cùng lúc tăng giá liền đặt câu hỏi: “Trong khi lương mới chỉ điều chỉnh tăng được 5% thì nào thì xăng liên tục tăng, giá điện cũng tăng 5%, giá gas cũng thêm 8.000 đồng/bình (lần trước tăng 13.000 đồng/bình), rồi chẳng hiểu còn những mặt hàng nào tăng giá nữa. Tôi sợ nhất là lại phải đối mặt một cơn “bão” tăng giá mới. Số tiền lương tăng ít ỏi còn thực chất là thu nhập đa phần đang giảm thì chúng tôi biết tính toán thế nào cho đủ sống”?

    Bão giá, tăng liên tiếp, mặt hàng thiết yếu, nhiên liệu, giá điện, xăng dầu, giá gas, chi tiêu, sinh hoạt, tiểu thương, ế ẩm

    Trước thực tế ngày, chị Nguyễn Thị Hồng (ngõ 2, Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội) chỉ biết ngồi đăm chiêu lo lắng. Gần một năm nay, chồng chị đi làm bị nợ lương, chị phải cáng đáng cả 4 miệng ăn trong gia đình nhờ đồng lương công chức ít ỏi.

    “Cứ sau mỗi lần tăng giá thế này, mỗi tháng tôi phải bỏ ra khoảng 500.000-700.000 đồng để bù đắp vào phần phí đi lại, tiền sinh hoạt bị đội lên do giá cả. Giờ tăng đồng loạt thế này tôi sống thế nào đây?”, chị Hồng nói.

    Trong bối cảnh sức mua giảm mạnh, hàng hóa ế ẩm, việc tăng giá làm cho các tiểu thương tại chợ cũng méo mặt.

    Bà Trần Thị Hà, tiểu thương chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) nói: “Chẳng ai muốn tăng giá, vì mỗi lần tăng lượng hàng bán ra lại giảm thêm. Nếu không tăng thì lỗ vốn. Tiểu thương ở chợ như chúng tôi chỉ còn nước đóng quầy, bỏ sạp đi kiếm việc khác mất thôi”.

    Ông Phùng Văn Chính, Giám đốc một công ty vật liệu xây dựng, cho hay, thị trường bất động sản vẫn đóng băng, hàng làm ra không tiêu thụ được. Mỗi lần giá xăng, điện tăng, công ty đã phải gồng mình, vất vả cắt giảm nhiều khoản để không ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. Số tiền phải bỏ ra thêm cho mỗi đợt tăng giá thế này là không hề nhỏ, lên đến hàng chục triệu đồng.

    “Đợt này công ty cũng chưa biết phải tiết giảm khoản nào nữa bởi khoản nào cắt giảm được công ty đã cắt rồi, tiết kiệm cũng hết sức. Sắp tới, tình hình vẫn còn khó khăn như thế này, nhiều khả năng tôi sẽ phải cho công nhân nghỉ luân phiên”, ông Chính cho hay.

    Phó Tổng giám đốc một hệ thống siêu thị tại Hà Nội, nhận định, giá các mặt hàng nhiên liệu tăng dồn dập sẽ làm cho sức mua giảm hơn bởi túi tiền của người dẫn vẫn chỉ có vậy.

    Theo vị này, lần trước khi giá xăng dầu tăng, doanh nghiệp đã cố kìm giá nhưng lần rất có thể nay mai, giá các mặt hàng thiết yếu có thể tăng đồng loạt.

    Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, cho rằng đây là một “cú sốc” đối với người dân. Nếu muốn tăng giá phải tăng dần dần chứ không tăng dồn dập và phải tăng hợp lý bởi sức cầu đang yếu, siêu thị vắng khách mua.

    “CPI tăng 2,68% không ý nghĩa gì. Các vị làm chính sách phải chống gậy ra chợ, ghi nhận giá cả hàng hóa ngoài chợ tăng giảm thế nào, nghe các bà nội trợ đi chợ nói mới hiểu được. Hiện nay giá tăng, sức mua đang giảm liên tiếp do túi tiền của người dân ngày càng teo tóp”, ông Phú nói.

    Ông Phú nhận định, thời gian tới chắc chắn giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, nhà sản xuất sẽ không tăng theo cách thô thiển từ 10-15% như những lần trước mà tăng khéo léo, kín đáo. Họ sẽ giảm trọng lượng, thay đổi mẫu mã theo kiểu “chiếc bánh mỳ giá vẫn vậy nhưng trọng lượng chỉ còn 2/3 hay vẽ thêm bông hoa vào cốc để tính giá khác”.

    Bảo Hân
  2. Killpig

    Killpig Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    143
    Người dân, doanh nghiệp thêm nặng gánh vì giá điện tăng
    Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chán nản vì giá điện tăng 5% khiến chi phí của họ lại nhích lên trong khi tình hình tiêu thụ chưa cải thiện. Người dân lo lắng mặt hàng thiết yếu có thể cùng "đua" giá.
    Ngành thép đòi công bằng giá điện
    Giá điện tăng 5%
    Dù ngành điện đã nhiều lần chia sẻ việc tăng giá là không thể tránh khỏi nhưng quyết định được đưa ra tối 31/7 và được áp dụng chỉ vài giờ sau đó không khỏi khiến người dân và doanh nghiệp bất ngờ.

    Tại Hà Nội, chị Hoa (phố Hạ Đình) tỏ rõ sự thất vọng khi biết tin tăng giá điện lúc đi chợ sáng nay. “Điện tăng sẽ khiến giá hàng hóa khác tăng theo. Trong khi đó, lương hai vợ chồng chỉ hơn 10 triệu đồng và sắp tới còn phải lo tiền học cho 2 con. Tôi cảm thấy ngày càng mệt mỏi vì phải thu xếp tài chính trong nhà”, chị Hoa nói.

    Cũng có cảm nhận như chị Hoa, bác Hà cho biết mọi khoản chi trong gia đình đang được tiết kiệm tối đa khi hằng tháng chỉ trông chờ vào khoản lương hưu hơn 3 triệu đồng của bác trai. “Hiện hai vợ chồng chỉ dám bật tivi xem thời sự vào buổi tối, đèn và quạt cũng rất hạn chế. Tưởng qua mùa nóng đã thoát nhưng không giờ giá điện lại bất ngờ tăng”, bác nói.

    Câu chuyện giá điện tăng 5% cũng khiến nhiều hộ dân ở TP HCM thêm chán nản khi vừa tiết kiệm được đầu này đã phải chi thêm đầu khác. "Biết tin sữa tăng giá từ đầu tháng 8, tối qua tôi đã phải mua liền 8 hộp cho con, mong tiết kiệm được mấy chục nghìn đồng. Sáng nay mở mắt ra đã thấy điện tăng giá, gas cũng lên", chị Thúy Hằng, nhà ở quận 11, TP HCM cho biết.

    Theo chị Hằng, mức tăng không cao nhưng mỗi mặt hàng chút ít sẽ khiến cuộc sống thêm khó khăn, đó là chưa kể những thứ vịn cớ leo thang. Lương của người lao động thì không tăng thêm nên muốn xoay sở thì nhiều gia đình buộc phải tính kế làm thêm lúc rảnh rỗi.

    gia-dien-0-1375345472_500x0.jpg
    Ngành điện giải thích phải tăng giá vì chi phí đầu vào tăng cao, và thu hút thêm vốn đầu tư phát triển điện lưới. Ảnh: Hoàng Hà
    Người dân lo một thì theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, họ còn lo gấp mười. Giám đốc Công ty may Sơn Việt - Hà Xuân Anh thở dài ngao ngán khi sắp tới phải tính lại kế hoạch kinh doanh để đối phó với nguyên liệu đầu vào tăng liên tục. "Hết xăng, nay tới điện, mà toàn đùng một cái tăng. Doanh nghiệp vào thế bị động hoàn toàn, cứ mỗi lần nghe cái gì tăng là mình thấy oải", ông chia sẻ.

    Mỗi tháng Sơn Việt phải chi cả trăm triệu đồng tiền điện. Nay giá điều chỉnh 5%, riêng tiền tăng trực tiếp đã 5-7 triệu đồng. Với 300 nhân viên, khi xăng lên, điện lên, gas lên thì doanh nghiệp buộc phải tính các cơ chế tăng tương ứng cho nhân viên.

    "Nguyên liệu vải thì từ đầu năm đến nay đã lên giá khoảng hơn 10%, cứ mỗi thứ thêm vài phần trăm là chúng tôi đủ thấm đòn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là sức mua của người dân giảm, kinh doanh đang lỗ lại càng thêm ảm đạm", giám đốc Sơn Việt phân tích.

    Vì những lý do đó, doanh nghiệp này đang tính đến phương án tăng giá sản phẩm vào cuối năm do không thể chịu đựng thêm nổi. Cùng chung cảnh ngộ, nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cũng như "ngồi trên lửa" khi nghe giá điện vừa tăng.

    Ông Đỗ Hoàng Phúc, chủ quán cà phê 3D ở quận Tân Bình, TP HCM cho biết điện lên, chưa kinh doanh thì đã thấy phải mất thêm 1-2 triệu tiền điện cho tháng này. "Do đặc thù nên quán toàn xài điện những giờ cao điểm, khoản chi hàng tháng cứ thế nhảy vọt", anh Phúc nói.

    Cũng chung cảnh thiệt thòi khi buôn bán nhỏ, chủ tiệm mỹ phẩm trên phố Khương Trung, Hà Nội nhanh trí nghĩ ra chiêu tiết kiệm: "Hiện cửa hàng không dám bật hết đèn trang trí mà chỉ dùng cho các khu vực trưng bày sản phẩm cao cấp. Tối đến, chúng tôi cũng dọn sớm hơn vì ở thêm giờ nào tốn tiền điện giờ đó”, chủ tiệm này chia sẻ.

    Ông Hùng - chủ cơ sở sản xuất kim khí Minh Hùng trên đường Khương Đình, Hà Nội tỏ rõ bực bội. “Hôm trước còn bảo là chưa tăng nhưng bỗng chốc lại tăng. Chúng tôi không kịp xoay sở nhưng cũng đành phải chịu vì đây là quyết định chung”, vị này bày tỏ. Cơ sở sản xuất của ông trả hơn 3 triệu tiền điện mỗi tháng. Mức tăng khoảng 5% tuy không quá lớn nhưng cũng đội vào giá thành. Trong khi đó, nếu tăng giá bán trong điều kiện hiện nay, rất dễ mất khách. Lương cho nhân viên cùng lúc cũng không thể hạ do đã là mức tối thiểu.

    thep-0-1375345473_500x0.jpg
    Thép là ngành chịu nhiều khó khăn khi giá điện tăng. Ảnh: Hoàng Hà
    Về phía doanh nghiệp thép và xi măng, hai ngành chịu áp lực lớn nhất từ điện tăng giá cũng có chung quan điểm đã là quyết định tăng giá chung thì phải chấp nhận, song đề xuất cần có lộ trình sớm hơn để doanh nghiệp chuẩn bị.

    Ông Lại Quang Trung – Phó Tổng giám đốc Công ty thép Việt – Úc cho biết, giá điện tăng thì chắc chắn sẽ khiến chi phí sản xuất tăng theo, nhưng giá bán thì chưa thể tăng ngay do còn tùy thuộc vào thị trường quyết định. “Doanh nghiệp đã ý kiến nhiều lần về việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến ngành. Nếu tăng giá điện để đảm bảo tái đầu tư thì doanh nghiệp rất đồng tình nhưng cần phải có lộ trình”, ông cho hay.

    Đại diện một doanh nghiệp thép khác cũng bộc bạch dù nghe loáng thoáng giá điện sẽ tăng nhưng “không nghĩ lại nhanh đến vậy”. “Tăng giá điện phải theo lộ trình, cần có thông báo trước để doanh nghiệp chuẩn bị, thay đổi các trang thiết bị máy móc sao cho tiết kiệm điện năng”, bà nhấn mạnh.

    Điện, xăng liên tục tăng giá mà vẫn phải giữ giá để cạnh tranh, vị này cho biết doanh nghiệp đã tính tới các biện pháp để tối ưu hóa chi phí khởi động, vận hành máy từ đó giảm giá thành sản phẩm.

    Ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng cho biết điện đang chiếm 10 – 15% giá thành sản xuất. Giá điện tăng dù ít cũng khiến doanh nghiệp trong ngành rất khó khăn, giá bán lại không thể tăng theo. Một phần ba doanh nghiệp xi măng đang làm ăn thua lỗ, thậm chí ngừng một phần hoạt động hoặc chuyển sang làm dịch vụ nghiền gia công cho các đơn vị khác. Phần còn lại đang làm ăn có lãi hoặc hòa vốn nhưng cũng thu hẹp so với trước đây.
  3. BIXI-99

    BIXI-99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2013
    Đã được thích:
    1.022
    Chạy loạn-Cơ hội cho kẻ móc túi~X~X~X~X
  4. HBO.COM

    HBO.COM Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/04/2013
    Đã được thích:
    0
    quen rồi có gì phải xoắn
  5. mtkrin91

    mtkrin91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2012
    Đã được thích:
    775
    Cũng chờ hoảng loạn, nhưng sao kỳ này hơi bị lâu nhỉ.
  6. fxpro.com

    fxpro.com Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Đã được thích:
    181
    Mai TT đứt 50 điểm là cái chắc.. mai mới bắt đầu ngấm... mới ớ ớ... hô hô
  7. sunset2

    sunset2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2009
    Đã được thích:
    447
    Chờ mãi chờ mãi không hoảng loạn nên đành phải vào hàng!
  8. superuptrend

    superuptrend Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2013
    Đã được thích:
    0
    Rồi sớm muộn cũng có kết cục như Hungpvn thoi.
  9. Dowtrendvni

    Dowtrendvni Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    2.319
  10. scorpion83

    scorpion83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Đã được thích:
    5.472
    Nói tóm lại là tttooo.sssu bọn nhóm lợi ích...nó giết dân giết nền kinh tế này rồi >:)

Chia sẻ trang này