Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5003 người đang online, trong đó có 464 thành viên. 21:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41330 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    30 tấn cá tươi chuyển từ cảng Vĩnh Lương sang Trung Quốc mỗi ngày




    [​IMG]
    Phó ban Quản lý cảng cá Vĩnh Lương Nguyễn Thanh Hậu cho hay: Từ đầu năm đến nay sản lượng cá về cảng xấp xỉ 6.000 tấn, nhóm thương lái Trung Quốc thu mua khoảng 70%.
    Đám đông phụ nữ chuyên nghề rẩu cá bên chân cầu cảng Vĩnh Lương - Nha Trang toét miệng cười đón A Ty, A Chân, A Cường... đến tận thuyền, rồi tất bật cân đong, ghi chép... Thì ra, những thương lái đến từ phương Bắc ấy thường trực ở Nha Trang đã nhiều năm và cũng đã kết nối “đường dây” thu gom hải sản với nhiều bến cá dọc theo bờ biển từ Phú Yên đến Bình Thuận.

    Giữa mùa biển động vậy mà ngày nào nhóm thương lái Trung Quốc cũng gom đủ 1 container (hơn 30 tấn) cá tươi chở sang bên kia biên giới. Quan sát suốt buổi chợ mới thấy họ làm chủ thị trường từ khâu chọn hàng, “cho giá” đến thuê nhân công khuân vác, sơ chế, tổ chức bảo quản và vận chuyển... Lắng nghe cách họ chọn hàng cũng lạ - chỉ mua cá dã cào, nhiều mà rẻ! Chẳng hiểu tại sao cơ quan quản lý thị trường địa phương thả cửa cho người nước ngoài ồ ạt thu mua hải sản và tại sao ngành thuỷ sản buông xuôi, để ngư dân đua nhau sắm lưới dã cào vét trơ đáy biển?

    “Nhiều mua hết, ít không mua!”


    Len lỏi sau cánh rẩu cá đang nôn nao, hấp tấp chờ đôi thuyền dã cào cập sát bờ, tôi có cảm giác cầu cảng tựa như con tàu nhỏ kéo xóm chài đông đúc nhô ra biển. Nép mình phía bắc vịnh Nha Trang, làng cá Vĩnh Lương giống hệt tấm lưới xộc xệch giăng đầu bờ, chờ đàn cá đói mồi bơi lạc. Tất thảy ngư dân thứ thiệt đã mấy đời gắn bó với nơi này cũng chẳng hiểu vì sao đến bây giờ Vĩnh Lương vẫn nghèo. “Cha truyền, con nối” ra biển đánh cá, trong lúc những người anh em ở Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường... đua nhau đóng mới tàu thuyền công suất lớn, mua sắm phương tiện hiện đại để “xa khơi”, ngư dân Vĩnh Lương vẫn cứ nhọc nhằn góp nhặt từng đồng, chỉ mong có được chiếc thuyền nhỏ mưu sinh quanh bờ.
    Ông Nguyễn Thanh - suốt một đời làm thuê trên biển - kể: “Phần lớn thuyền nghề ở Vĩnh Lương là hàng cũ sang nhượng lại, phương tiện chắp vá. Mùa biển động, thuyền nhỏ ở trong lộng nương theo con sóng, thả lưới dã cào hốt sạch bầy cá nhỏ”. Tôi hiểu vì sao tháng này, những cảng lớn như Hòn Rớ, Vĩnh Trường... vắng tanh, riêng Vĩnh Lương vẫn tấp nập, rộn ràng. Và, tôi hiểu vì sao thương lái Trung Quốc chỉ túc trực tại Vĩnh Lương để gom hàng.
    Phó ban Quản lý cảng cá Vĩnh Lương Nguyễn Thanh Hậu cho hay: “Từ đầu năm đến nay sản lượng cá về cảng xấp xỉ 6.000 tấn, nhóm thương lái Trung Quốc thu mua khoảng 70%. Vụ cá nam, ngày nào họ cũng áp sát thuyền, chọn mua cá hố, cá chim, cá lạt, cá nóc... Biển động, mỗi ngày chỉ có khoảng chục đôi tàu đi và về, lượng cá không nhiều, nhưng giá bán cao hơn nên ai cũng ham; chỉ khi nào nghe tin báo bão, bà con mới neo thuyền ở nhà”.
    Theo lời kể của những người chuyên cân, vác thuê tại cảng cá Vĩnh Lương, mấy năm trước người Trung Quốc đến đây xem xét rồi đặt hàng cho đầu nậu người địa phương đứng mua, nhưng 2 năm gần đây họ thuê khách sạn, nhà xưởng tại Nha Trang và trực tiếp xuống bến gom hàng. Thường ngày, hễ lượng cá về nhiều thì thương lái “cho giá” cao hơn đầu nậu khoảng 1.000-2.000 đồng/kg, bà con đổ xô bán, rồi lại tức tốc “quay vòng” ra biển. Hàng về nhiều, thương lái thu mua tất tần tật, miễn là con cá lớn hơn 1 ngón tay, nhưng hôm nào cá ít, họ “đóng mặt lạnh” ngó lơ!


    Đứng giữa đám thanh niên đang hùng hục kéo thùng cá dưới hầm tàu lên bờ, chẳng cần “chỉ điểm” cũng nhận diện được nhóm “người lạ” toàn là đàn ông trung niên, tóc húi cua, mặc áo thun tém thùng, cặp kè điện thoại di động với chùm chìa khoá lủng lẳng bên hông. Họ chỉ biết đôi câu tiếng Việt, nhưng rất thạo “đường đi, nước bước” và quá sành sỏi chuyện bán buôn. Quan sát suốt buổi “chợ”, tôi nhận thấy trong số 7-8 thương lái đang thường trực tại cảng cá Vĩnh Lương, chỉ có 2 người biết tiếng Việt, nhưng ai cũng thuộc tên chủ tàu, số hiệu từng con tàu. Nhìn những người đàn ông tóc húi cua ngồi xổm lật từng sọt cá, nhặt nhạnh, so sánh..., rồi gọi điện thoại “hội ý”, sau đó mới trả giá từng đồng, từng đồng...; tôi có cảm giác “người lạ” không chỉ làm chủ thị trường ở Nha Trang mà còn chi phối cả đường dây thu gom hải sản dọc các tỉnh Nam Trung Bộ.

    Trong vai người nhà của một ngư dân, tôi làm quen A Cường và biết rằng mùa này ở Trung Quốc không có cá biển và người Trung Quốc không ăn cá khô, do đó các nhà buôn cử người sang Việt Nam thu mua cá tươi. Về Trung Quốc, cá nguyên liệu được chế biến cùng với rất nhiều loại gia vị rồi xuất bán khắp nơi. A Cường nói: Ông chủ chúng tôi chỉ mua cá nhỏ, giá rẻ. Tại Nha Trang có thể thuê xưởng đông lạnh chứa được cả trăm tấn. Cá mua từ Phan Thiết, Phan Rang, Sông Cầu... tập trung về “đại bản doanh” Bình Tân (Nha Trang) cấp đông. Biển lặng, mỗi ngày mua được 3-4 xe container loại 40 feet (tương đương khoảng 100-120 tấn), hiện giờ chỉ gom đủ 1 container/ngày. Hàng nhiều thì mua hết vì giá rẻ, hàng ít đương nhiên là giá cao, nên nhất định không mua”.

    Thua trên sân nhà


    Ông Thảo - chủ thuyền KH 10509 - tâm sự: “Dù thế nào ngư dân cũng “nắm đằng lưỡi”, cá nhiều thương lái Trung Quốc “bắt tay” với các đầu nậu dìm giá xuống, hoặc mua rất nhanh với điều kiện thanh toán “gối đầu” hàng trăm triệu đồng, rồi lặn mất tăm. Cá ít, họ bảo rằng không đủ chuyến hàng, nên không mua; bà con phải hạ giá, kiểu gì cũng phải bán để lấy tiền trả nợ vay từng chuyến. Hơn nữa, mùa biển động cá dã cào bị sóng nhồi bầm giập, tiêu thụ tại chỗ rất chậm, nếu không chấp nhận để thương lái Trung Quốc “cho giá”, thì chỉ có nước làm thức ăn gia súc”.
    Trò chuyện với các chủ thuyền, mới hay rằng phương thức khai thác và bảo quản sản phẩm của ngư dân vẫn chưa thoát khỏi lối mòn truyền thống. Vâng, cả nước tập trung khuyến khích đầu tư đóng mới tàu thuyền, trang bị ngư cụ mà chưa địa phương nào quan tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật để bảo quản nguyên liệu sau khai thác. Khánh Hoà là một trong những tỉnh có nghề cá phát triển, nhiều tàu công suất lớn, sản lượng đánh bắt năm sau cao hơn năm trước, nhưng do bảo quản kém nên chỉ có khoảng 40-50% tổng sản lượng hải sản đạt tiêu chuẩn chất lượng của các nhà máy chế biến thuỷ sản trong nước.
    Ông Võ Thiên Lăng - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam - phân tích: “Nghịch lý là ở chỗ trong lúc hầu hết nhà máy chế biến thuỷ sản của Khánh Hoà phải nhập khẩu nguyên liệu để duy trì hoạt động, cơ quan quản lý thị trường và chính quyền địa phương vẫn thả cửa cho thương lái Trung Quốc thu mua nguyên liệu thô giá rẻ, đưa về nước chế biến thành sản phẩm tinh rồi xuất ngược lại Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Đó là chưa kể, việc họ ồ ạt thu mua cá nhỏ là trực tiếp khuyến khích ngư dân ta phát triển nghề dã cào - nghề nguy hiểm chuyên khai thác ở tầng đáy, đang huỷ diệt nguồn tài nguyên sinh vật biển”.
    Còn nhớ 5 năm về trước, Viện Hải dương học Nha Trang từng khuyến cáo ngành thuỷ sản Khánh Hoà nên áp dụng các biện pháp chế tài nhằm hạn chế ngư dân đăng ký nghề dã cào; vậy mà hiện tại toàn tỉnh đã có trên 1.100 phương tiện chuyên nghề dã cào, “cày đi, xới lại” đới ven bờ. Riêng cảng Vĩnh Lương, những ngày cao điểm thường xuyên có hơn 200 đôi thuyền dã cào đầy ắp cá. Hơn ai hết, tất thảy chủ thuyền tận mắt thấy lưới dã cào cuốn trơ bùn đá, kéo theo vô số tôm, cá... nhỏ bằng đầu ngón tay. Nhưng, bắt được bao nhiêu hải sản, thương lái Trung Quốc thu mua hết bấy nhiêu, 2 năm gần đây, tại Khánh Hoà đã có gần 300 tàu câu khơi chuyển sang làm nghề dã. Xin nói thêm, thời điểm này Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Khánh Hoà đã có kết quả so sánh: Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ giảm hơn 50% so với 5 năm trước!


    “Thả cửa” đến bao giờ?



    Theo tài liệu của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tổng trữ lượng hải sản ở vùng biển và vùng ven biển nước ta ước khoảng 5,1 triệu tấn/năm, tương ứng với khả năng khai thác cho phép khoảng 2,1 triệu tấn/năm. Trong khi đó năng lực đánh bắt của cả nước đã lên đến 2,27 triệu tấn/năm và hơn 80% phương tiện không đủ năng lực ra khơi. Nhà nghiên cứu biển Nguyễn Tác An - nguyên GĐ Viện Hải dương học Nha Trang - cảnh báo: Năng lực khai thác đã vượt giới hạn bền vững, cơ cấu ngành nghề mất cân đối trước sự gia tăng lối khai thác quá mức. Các nhà khoa học đặc biệt lo ngại tài nguyên sinh vật biển Việt Nam sẽ cạn kiệt trong tương lai gần. Nhưng, ngư dân sẽ không tự bỏ nghề dã cào cho đến khi nào cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương xác định được lộ trình loại bỏ, gắn với chính sách hỗ trợ bà con tìm sinh kế mới thay thế.
    Nghị định 90/2007 NĐ-CP và Nghị định 23/2007 NĐ-CP quy định: “Thương nhân nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các quy định về hải quan, thuế, cấp phép nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động - thực vật”. Theo đó, họ không được tổ chức mạng lưới thu gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, mà chỉ được đứng tên mở tờ khai, làm thủ tục xuất khẩu.
    Tại sao trên biển tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, thường xuyên bị “tàu lạ” uy hiếp? Tại sao “người lạ” vào nước ta, ung dung đến chợ cá thu gom hàng hoá? Và, tại sao im lặng? Theo đường tiểu ngạch, ít nhất mỗi ngày thương lái Trung Quốc xuất qua biên giới hơn 30 tấn hải sản; nếu tính đúng, tính đủ... chúng ta đã và đang thất thu không biết bao nhiêu tiền thuế. Đó là chưa kể những tổn hại lâu dài đối với tài nguyên, môi trường và cả thói quen “ăn xổi” đeo đẳng lối sống dân ta.
    Gần đây, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thuỷ sản (Vasep) liên tục nhận “thông tin báo động” của hội viên về tình trạng thiếu nguyên liệu nghiêm trọng, trong đó có nguyên nhân bị thương lái Trung Quốc tranh mua hết nguyên liệu. Vasep đã gửi văn bản lên Bộ Công Thương phản ánh tình trạng trên và đề nghị các ngành chức năng can thiệp.
    Muộn còn hơn không, đã đến lúc chính quyền sở tại và ngành thuỷ sản các địa phương “vào cuộc”, hướng dẫn ngư dân... tự cứu mình!
    Theo Bảo Chân
    Lao động


    Bâng khuâng một tiếng thở dài ...
    Lỗi ai ? Ai biết ? Trách ai bây giờ ?
    Tổ tiên nào có đâu ngờ ...
    Ngày nay con cháu ngu - khờ - khùng - điên !

    ~X~X~X~X~X~X~X~X~X
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Nén tiếng thở dài cuối đêm gần sáng ...
    Nuốt hận vào lòng sống ráng qua ngày !
    Ai đang là chủ ở đây ?
    Ai đang thao túng tiếp tay giặc thù ?

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w

    Viết xong lúc 4 giờ .
    Phải chờ vì ... rớt mạng !

  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các Hội nghị cấp cao liên quan:


    Thông qua Tuyên bố chung về Đối tác toàn diện ASEAN-Liên hợp quốc


    > ASEAN và các đối tác tăng cường hợp tác


    Tối 19-11, Thủ tướng *************** cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã rời Bali (Indonesia), kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các Hội nghị cấp cao liên quan.
    Tại Bali (Indonesia), Thủ tướng *************** đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 4, Hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 9 và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS).




    [​IMG]
    Thủ tướng *************** và các trưởng đoàn. Ảnh: TTXVN.
    Với tinh thần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong đề xuất các giải pháp tăng cường hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN; triển khai Kết nối ASEAN và mở rộng quan hệ đối ngoại của Hiệp hội; xem xét, giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực mà các bên cùng quan tâm.
    Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo ASEAN đều nhấn mạnh quyết tâm chính trị cao và dành nguồn lực cần thiết để thực hiện đúng thời hạn Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột.
    Thủ tướng *************** đề nghị ASEAN tiếp tục tăng cường hợp tác và đầu tư thích đáng cho các lĩnh vực như thu hẹp khoảng cách phát triển, an ninh năng lượng, an ninh lương thực cũng như tăng cường hợp tác nhằm xử lý hiệu quả các thách thức đang nổi lên, kể cả biến đổi khí hậu, an ninh hàng hải, môi trường, khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước trên các dòng sông, nhất là sông Mekong, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và đồng đều ở khu vực.
    Thủ tướng *************** nhấn mạnh ASEAN cần phát huy vai trò chủ động trong việc xây dựng khuôn khổ hợp tác và các chuẩn mực ứng xử ở khu vực, vì hòa bình, xây dựng lòng tin và hợp tác phát triển; tiếp tục phát huy vai trò và giá trị của các diễn đàn, cơ chế hiện có vì hòa bình, an ninh trong khu vực.
    Với hàng loạt các văn kiện quan trọng được ký kết giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, Hội nghị lần này đã ghi đậm dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển cũng như vai trò, vị thế của ASEAN trong khu vực và trên trường quốc tế.
    Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono - trên cương vị là Chủ tịch ASEAN năm 2011 - khẳng định vị thế và vai trò ngày càng tăng của ASEAN trong khu vực và trong giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.
    Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã chính thức chuyển giao cương vị Chủ tịch ASEAN cho Thủ tướng Campuchia Hunsen. Từ tháng 1-2012, Campuchia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN.


    Nhất trí thúc đẩy quan hệ ASEAN - Liên hợp quốc

    Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Liên hợp quốc, Thủ tướng *************** đánh giá cao những tiến triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Liên hợp quốc kể từ Hội nghị cấp cao lần thứ 3 tại Hà Nội tháng 10-2010; đánh giá cao sự hợp tác và giúp đỡ tích cực của Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn trong việc xây dựng cộng đồng và hội nhập khu vực của ASEAN, nhất là trong việc triển khai thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), phòng chống thiên tai, cứu trợ nhân đạo, tăng cường đối thoại giữa hai Ban Thư ký...
    Kết thúc hội nghị, hai bên đã thông qua Tuyên bố chung về Đối tác toàn diện ASEAN-Liên hợp quốc.


    ASEAN coi trọng chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ

    Các nước ASEAN coi trọng chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ, đánh giá cao sự ủng hộ của Ấn Độ đối với ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng, tăng cường liên kết và kết nối cũng như vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực; nhất trí cùng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ vào năm 2012.
    Thủ tướng *************** đánh giá cao sáng kiến của Ấn Độ thành lập Mạng lưới ASEAN - Ấn Độ về biến đổi khí hậu và hoan nghênh việc triển khai Quỹ Xanh ASEAN-Ấn Độ tài trợ cho các dự án hợp tác trong lĩnh vực này.



    Hoan nghênh Nga và Hoa Kỳ lần đầu tiên chính thức dự và tham gia EAS

    Tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), các nước tham gia EAS hoan nghênh Nga và Hoa Kỳ lần đầu tiên chính thức dự và tham gia EAS.
    Các nhà lãnh đạo các nước nhấn mạnh EAS cần đóng góp tích cực vào việc củng cố và tăng cường môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực, trong đó có an ninh, an toàn hàng hải trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
    Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố EAS về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi và kết nối ASEAN.


    TTXVN
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/558524/Re-hoa-dat-tpp.html


    Chọn nhà thầu Trung Quốc:
    Rẻ hóa đắt


    > Hàng nội “ra rìa” trong các dự án lớn
    > Kiến nghị xem lại chất lượng nhà thầu Trung Quốc


    TP - Những năm gần đây, hàng loạt dự án điện, xi măng nhà thầu Trung Quốc thắng thầu thi công tại Việt Nam, vì có giá bỏ thầu thấp. Nhưng khi triển khai phần lớn chậm tiễn độ, sự cố hỏng hóc liên tục xảy ra khiến nhiều dự án bị đội vốn, rẻ hoá đắt.

    [​IMG]
    Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1 do nhà thầu Trung Quốc
    thực hiện là một trong những dự án bị chậm tiến độ. Ảnh: Vũ Hân.
    Trục trặc và chậm tiến độ
    Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, từ năm 2003 đến nay có 13 dự án nhiệt điện than, chiếm gần 30% công suất toàn ngành điện, do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC (chìa khoá trao tay). Trong lĩnh vực xi măng, 62 dây chuyền thì có tới 49 dây chuyền do nhà thầu Trung Quốc thực hiện.
    Ngành hóa chất có 6 dự án đạm urê, DAP thì có tới 5 dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu, chiếm 83%. Có 2 dự án chế biến khoáng sản (tổ hợp chế biến Bauxite- nhôm Lâm Đồng và dự án alumin Nhân Cơ- Đăk Nông) thì cả hai đều do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Với tổng giá trị các gói thầu lên tới cả trăm tỷ USD.
    Đặc điểm chung, nhiều dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện do ngành than và EVN quản lý, làm chủ đầu tư, dù được bỏ thầu giá rẻ nhưng lại bị chậm tiến độ gây thiệt hại khó thống kê được. Như nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn bị chậm 28 tháng, Nhiệt điện Sơn Động chậm 24 tháng, Nhiệt điện Nông Sơn chậm 20 tháng, Nhiệt điện Cẩm Phả 1 chậm 10 tháng, Nhiệt điện Cẩm Phả 2 chậm 3 tháng. Các dự án do ngành điện quản lý và đầu tư như Nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 và Nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2 đều chậm từ 18- 24 tháng, đến nay vẫn chưa thể bàn giao được.
    Điển hình như bộ phận đuôi hơi Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn; thiết bị phụ và hệ thống thải tro xỉ dự án Nhiệt điện Sơn Động; đường ống sinh hơi, quá nhiệt, máy nghiền và hệ thống than của dự án Nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh…trong quá trình vận hành thử đã bộc lộ những khiếm khuyết như hệ thống quạt gió, thải xỉ, cấp than dẫn đến phải dừng lại để sửa chữa hoặc thay thế mất rất nhiều thời gian do phải chờ đặt thiết bị từ nước ngoài.
    Thực tế ở một số nhà máy, trong quá trình thực hiện công tác mua sắm thiết bị, nhà thầu nước ngoài, chủ yếu là nhà thầu Trung Quốc thường đề xuất một số thay đổi tiêu chuẩn vật liệu và thay đổi hoặc bổ sung nhà cung cấp thiết bị, vật tư.
    Đây cũng là những vấn đề đã được chính các chủ đầu tư như EVN, Vinacomin báo cáo trong các văn bản gửi Bộ Công Thương mới đây. Ước tính việc chậm tiến độ các dự án gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Tính cả phần đội vốn thì con số này phải lên tới cả nghìn tỷ đồng.
    Không dám xử mạnh tay
    Tại hội thảo “Nhà thầu Việt, cần gì để thắng thầu” do Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia cho biết nhà thầu nội mặc dù đã có nhiều nỗ lực song vẫn bị lép vế trên sân nhà.
    Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), cho biết: Hầu hết các dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận trong Quy hoạch Điện VI đều bị chậm tiến độ kéo dài, thậm chí không triển khai được là do các nhà thầu năng lực yếu, không thực hiện được các cam kết với chủ đầu tư. Ngoài ra, lỗ hổng trong quy định thắng thầu nhờ giá rẻ cũng cần phải sớm sửa đổi.
    Theo ông Dương Văn Cận, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, hiện có nhiều ý kiến cho rằng có tình trạng trên là do chúng ta đang “dĩ hòa vi quý” với nhà thầu Trung Quốc. Nhà thầu này chấp nhận hết các điều kiện chủ đầu tư đặt ra khi đàm phán, nhưng khi thực hiện hợp đồng lại không tuân thủ các điều khoản ghi trong hợp đồng. Còn về phía chúng ta, thì chủ đầu tư, vì nhiều lý do, lại không dám mạnh tay với các nhà thầu vi phạm.
    Trao đổi với PV, TS Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí, Bộ Công Thương, nói: “Hiện trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo nhà máy nhiệt điện chúng ta chưa có thế mạnh gì. Chúng ta chỉ có thế mạnh là thị trường lớn. Như phân tích từ nay đến 2025 chúng ta có thị trường gần 100 tỷ USD. Nếu chế tạo trong nước được thì đã được 30-40 tỷ USD.
    Đây là thế mạnh để đi đàm phán với nước ngoài. Nếu làm cách đó, chắc chắn chỉ cần 3 đến 5 dự án là ta đạt được mục đích 40% tỷ lệ nội địa hóa. Trung Quốc và Hàn Quốc họ vận dụng việc này triệt để và đã thành công. Việt Nam, Indonesia và Thái Lan không tận dụng được lợi thế này, chưa có sự hỗ trợ quyết tâm của Chính phủ”.
    Thống kê của Bộ Kế hoạch&Đầu tư cho thấy, năm 2010 có tới 248.000 tỷ đồng giá trị gói thầu xây lắp. Trong đó, nhà thầu Trung Quốc chiếm gần 50% giá trị gói thầu, Việt Nam 39%, còn lại là Nhật Bản và các nước khác.
    Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 1 năm vừa qua, giá trị thiết bị sản xuất trong nước được sử dụng trong các dự án đầu tư chỉ đạt khoảng hơn 16.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 18,6%. Các dự án do tổng thầu Trung Quốc thực hiện được họ bao thầu từ đầu đến chân, thậm chí mang cả lao động phổ thông vào Việt Nam, trong khi có rất nhiều hạng mục chúng ta có thể đảm nhận.


    Phạm Tuyên

    Bao phen đá tại sân nhà ...
    Tiền , quyền ta nắm , thế mà để thua !
    Thôi về bắt ốc mò cua ...
    Quan vô trách nhiệm đừng đùa với dân !

    [-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-(

  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh?Nov 19, '11 7:50 PM
    for everyone


    Hai cường quốc mạnh nhất thế giới đang tranh dành quyền lãnh đạo khu vực phát triển nhanh nhất của hành tinh. Nga - một bên quan sát thụ động.


    Trong chín ngày cuối cùng Barack Obama đã thực hiện một loạt các hành động quyết định được thực hiện một cách dễ dàng để tạo thành một hệ thống duy nhất. Đó là một chiến lược mạnh mẽ để thể hiện các cường quốc mạnh nhất trên thế giới. Bắt đầu từ George Bush với chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, nay Washington làm cho thế giới hiểu rõ ràng rằng từ nay những nỗ lực chính của Hoa Kỳ sẽ tập trung vào việc duy trì sự lãnh đạo trong khu vực kinh tế năng động nhất và thành công của hành tinh - tại Thái Bình Dương. Trong số đó phần lớn trong những năm gần đây gần như không có tiếng ồn can thiệp vào quyền bá chủ thực sự và ngày càng khẳng định của Bắc Kinh, và thậm chí cố gắng để từ từ lật đổ ảnh hưởng quân sự Mỹ trong khu vực.


    [​IMG]


    Vào giữa tuần trước, một bài báo thú vị được công bố với việc Ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ với Trung Quốc trong vấn đề kinh tế và an ninh. Trong báo cáo hàng năm của mình, Washington thông báo rằng Trung Quốc bây giờ nhận được một tiềm năng có thể cho phép họ "đánh bại đối thủ mạnh hơn về công nghệ và ngăn chặn đối thủ có hiệu quả trên các vùng ngoại vi của Trung Quốc." Trong đó các chuyên gia tin rằng, việc chuẩn bị thực sự cho việc chặn trước của Bắc Kinh, mặc dù giới hạn trong phạm vi và tác động vào người Mỹ. Sở hữu khả năng này được thiết kế để thực sự gần với các lực lượng vũ trang của Mỹ và các đồng minh của họ rộng lớn trong vùng biển dọc theo bờ biển của Trung Quốc - đặc biệt là ở Hoa Đông và vùng biển phía Nam Trung Quốc. Trên đó là chiến lược quan trọng trong việc vận chuyển từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương và sau đó đến Trung Đông.


    Bắc Kinh được cho cũng có ý đồ như Washington, như một mục tiêu tối thiểu để tìm kiếm đầy đủ sự kiểm soát quân sự trong khu vực bên trong cái gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" được vẽ bởi người Nhật từ Okinawa đến Đài Loan, quần đảo Trường Sa trong biển Đông. Khi quân đội được thiết lập, khu vực này sẽ hỗ trợ cho việc mở rộng "chuỗi đảo thứ hai" đi tới Hoa Kỳ như đảo Guam, nơi đặt các cơ sở của máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm hạt nhân.


    Bắc Kinh cùng với những nỗ lực tương tự Washington, dự định sẽ dạy cho người Mỹ thực tế là trong khu vực khoanh định bởi những dòng này, họ đều bị cấm. Đối với mục đích này, như đã nêu trong báo cáo của các ủy ban của Quốc hội Trung Quốc, đặc biệt, đang tích cực triển khai tên lửa đạn đạo DF-21 tầm xa và độ chính xác mà có thể chìm một chiếc tàu lớn ở khoảng cách 3.200 km - tức là có thể tới Guam.


    Ngoài ra, người ta tin rằng Bắc Kinh tăng cường các cuộc tấn công tên lửa tiềm năng vào Mỹ và các căn cứ quân sự và ngay cả bây giờ có thể ngay lập tức gây ra thiệt hại đáng kể đến năm trong số sáu căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực, chủ yếu trên đảo Okinawa của Nhật Bản, nơi mà Hoa Kỳ đang có khoảng 18.000 lính thủy đánh bộ và các phương tiện chiến đấu khác nhau.



    Bắc Kinh đã cử các học viên di đào tạo vận hành chiếc tàu sân bay của mình, với một nỗ lực hiện đại hóa "Varyag". Đó từng là con át chủ bài của Hải quân Liên Xô, nhưng với sự sụp đổ của Liên Xô nó không bao giờ được hoàn thành và nhà máy đóng tàu Nikolayev đã bán cho người Trung Quốc. Tàu "Varyag" chủ yếu sẽ được sử dụng trong các phương pháp tác chiến chiến thuật trong việc chống lại các tàu như vậy, cũng như sử dụng để đào tạo phi công cho Trung Quốc. Đến năm 2015, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng hai tàu sân bay thông thường của họ. Đến năm 2020, họ lên kế hoạch để có hai tàu sân bay hạt nhân. Chúng được trang bị máy bay chiến đấu của riêng Trung Quốc với công nghệ chiến đấu cơ thế hệ thứ năm sử dụng công nghệ "tàng hình", nó cũng đang gây nên mối quan tâm lớn của Hoa Kỳ. Máy bay-tàu sân bay, nhóm trang thiết bị này sẽ có thể không chỉ để ngăn chặn người Mỹ ở bên ngoài những" chuỗi đảo", mà còn để tạo những đột phá ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, nơi mà người Mỹ luôn luôn và hoàn toàn thống trị.


    Chiến lược của Bắc Kinh là thống trị trong khu vực xung quanh Trung Quốc tăng cường khả năng bổ sung cho không gian các hoạt động - Bắc Kinh đã chứng minh khả năng bắn hạ vệ tinh. Trong trường hợp xung đột, Trung Quốc phải đánh gục người Mỹ trong khả năng theo dõi quỹ đạo của đối phương và phối hợp hoạt động quân sự.


    Một xu hướng khác - cuộc chiến tranh không gian mạng.




    Đánh sập các hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ và các tập đoàn hàng đầu ở Mỹ và Nhật Bản trong những năm gần đây với những cuộc tấn công nặng nề, đó là những kẻ tấn công không gian mạng bí ẩn. Ví dụ năm nay cho thấy rằng các máy chủ văn phòng và máy cá nhân trong một số viện nghiên cứu và các nhà máy lớn nhất của Nhật Bản..., "Mitsubishi Heavy Industries" đã bị virus kiểm soát, tại thời điểm các mạng này bị kiểm soát bởi virus, nó cho phép tải các giữ liệu quan trọng ... Đó là về các nhà máy sản xuất, đặc biệt, động cơ và hệ thống hướng dẫn của tên lửa, tàu ngầm và tàu nổi, thiết bị cho các nhà máy điện hạt nhân.


    Hơn nữa, tin tặc không xác định đã đột nhập vào các hộp thư văn phòng của tất cả các thành viên của quốc hội ở Nhật Bản trong một thời gian dài lặng lẽ đọc thư của họ, bao gồm bí mật. Với những nỗ lực điều tra họ đã cho kết quả là những hành động từ phía Trung Quốc.


    Các chuyên gia tin rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh cục bộ nhanh chóng và hạn chế mà trong đó người Mỹ sẽ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự lây lan thiệt hại của cuộc xung đột. Đặt cược để thực hiện và thực tế là Mỹ không thể ngăn chặn tổn thất lớn về con người và có thể bị buộc phải rút khỏi khu vực, nơi Trung Quốc xem xét phạm vi kiểm soát của mình. Và đây là - một khu vực rất lớn, từ Vladivostok đến Singapore.




    Thủy quân lục chiến đang đi đến Úc
    ...


    Sức mạnh của Hoa Kỳ vẫn đang dàn trải cho những nỗ lực của họ, mặc dù ở những mức độ khác nhau, hỗ trợ một số nước ở Đông Nam Á, cảnh báo về sự gia tăng của Trung Quốc. Như đối với Singapore, Malaysia, Philippines và cả Việt Nam: tất cả các nước này có quan hệ kinh tế rất gần với Bắc Kinh, nhưng lại có tranh chấp dài trên các hòn đảo chiến lược quan trọng trong Biển Đông. Đặc trưng, ​​Hà Nội, mặc dù có các vết thương từ cuộc chiến tranh đẫm máu với Hoa Kỳ trong thế kỷ qua, hiện đang di chuyển gần hơn với người Mỹ,đáp trả với việc mở rộng ảnh hưởng quân sự và chính trị của Bắc Kinh.


    Tóm lại, Obama đã phát động một cuộc tấn công vào Bắc Kinh từ mọi hướng. Sau khi thất bại ở Trung Đông, Trung Á, và trong các vấn đề kinh tế nghiêm trọng trong Liên minh châu Âu, nhưng Hoa Kỳ có thể đạt được thành công chỉ có ở Thái Bình Dương.


    Kết quả là, Trung Quốc hiện đang được đặt vào vị trí hậu vệ và, rõ ràng, chưa thể sẵn sàng với các hành động kịch tính. Ở Trung Quốc vào năm 2012 có một sự thay đổi quản lý cấp cao, và với dự đoán tại thời điểm tinh tế này, Bắc Kinh dường như không làm trầm trọng thêm cuộc chiến kéo dài và đa phương để kiểm soát các khu vực đang phát triển mạnh mẽ nhất của hành tinh, vậy mà nước Nga đang theo dõi khá chậm chạp. Ngày 19 tháng 11 tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á trên đảo Bali của Indonesia, Tổng thống Medvedev đã không tới, để lại Ngoại trưởng Sergei Lavrov. Mặc dù trong diễn đàn này cả hai người đứng đầu Liên bang Nga và Hoa Kỳ đã được mời tham gia lần đầu tiên, để cân bằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.


    Theo: novayagazeta










  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nga giữ lập trường trung lập trong tranh chấp biển ĐôngNov 20, '11 5:47 PM
    for everyone
    Washington đã gây dựng lại một chính sách ngăn chặn đối với Trung Quốc. Mỹ sẽ gửi quân đội và máy bay tại những căn cứ quân sự tại Úc và Singapore. Chính sách này được sự hỗ trợ của Việt Nam và các nước Châu Á khác. Theo các chuyên gia "NG", Nga trong vấn đề tranh chấp này tốt nhất là giữ một vị trí trung lập.


    Mỹ và Singapore đã hoàn tất các cuộc đàm phán rằng các tàu chiến Mỹ, được thiết kế cho các hoạt động trong vùng ven biển, được quyền sử dụng căn cứ tại đảo quốc này. Địa điểm sẽ là cơ sở Hải quân Changi của Singapore.


    Những tàu Littoral Combat ship là một trong những con tàu hiện đại nhất trong Hải quân Hoa Kỳ. Chúng có thể săn tìm tàu ​​ngầm và tham gia các hoạt động đặc biệt trong vùng nước nông. Tốc độ tối đa - 40 hải lý.


    Washington Post, cho biết về cuộc đàm phán rằng Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đưa một đội ngũ thường trực các trang thiết bị quân sự như máy bay, thủy quân lục chiến và tàu đến Úc.
    Nếu các cơ sở ở Úc được phân cách bằng một khoảng cách khoảng 2.500 dặm từ Trung Quốc, thì Singapore với Mỹ có ý nghĩa chiến lược nhiều hơn. Singapore chiếm một vị trí chiến lược trong eo biển Malacca, thông qua đó là các tuyến đường biển quan trọng nhất từ ​​Trung Đông đến Đông Á. Ngoài ra, quốc gia nước này còn nằm ở mũi phía nam của Biển Đông, nới đã trở thành hiện trường của tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và các nước khác.
    Vì vậy, việc triển khai các tàu chiến Mỹ tại Singapore sẽ được xem xét với Trung Quốc như một mối đe dọa trực tiếp.


    Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào với sự hồi sinh thực sự của chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Washington như đã diễn ra trong những năm 50 và 70 của thế kỷ trước? Một phần của câu trả lời được hé lộ một nửa trong một số cuộc thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, được tổ chức cuối tuần qua tại Bali.
    Theo các nhà bình luận Mỹ, Trung Quốc sử dụng sức mạnh ngày càng tăng về kinh tế và quân sự của mình để đe dọa các nước láng giềng và tìm cách thiết lập kiểm soát trên vùng biển về phía Nam Trung Hoa. Vì vậy, tại hội nghị, nơi được dành chủ yếu để thảo luận về các vấn đề kinh tế, nhưng gần như tất cả các nhà lãnh đạo châu Á ở dạng này hay dạng khác đã bày tỏ mối quan tâm này, và Obama ủng hộ họ.


    Trong khi đó Thủ tướng Ôn Gia Bảo ở vào vị trí bất lợi và buộc phải biện minh cho hành động của nước ông. Theo Tân Hoa Xã, ông nói rằng hội nghị thượng đỉnh không phải là nơi thích hợp để thảo luận về Biển Đông. Các tranh chấp nên được giải quyết thông qua tham vấn thân thiện giữa các nước có liên quan trực tiếp đến họ.


    Nói cách khác, tại hội nghị thượng đỉnh này Bắc Kinh đã đến với một giọng điệu hòa giải. Trong một cuộc phỏng vấn với "Nezavisimaya Gazeta" Phó Giám đốc Viện châu Á và châu Phi, Trường Đại học Moscow State, ông Andrew Carney nói rằng có lẽ các lãnh đạo Trung Quốc đã có những bất đồng về cách thức thực hiện. Một mặt, một số cường quốc phương Tây đang chuyển sang Trung Quốc để được hỗ trợ tài chính, ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc đã tăng lên. Vì vậy, một số các nhà lãnh đạo, rõ ràng đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc khó khăn hơn để bảo vệ quyền lợi của họ. "Mặt khác, Ôn Gia Bảo là người ủng hộ uy tín của chính sách mềm dẻo, cả trong các vấn đề trong nước và thế giới bên ngoài. Đối mặt với một triển vọng rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một liên minh các nước châu Á, với sự hỗ trợ của Washington, Thủ tướng Trung Quốc đã không làm trầm trọng thêm các xung đột và kêu gọi một sự thỏa hiệp. Nhưng về nguyên tắc, vị trí của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Bắc Kinh yêu cầu việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với từng nước riêng biệt. Khi đó Trung Quốc có một lợi thế vượt trội so với các nước nhỏ. Nhưng trái ngược với ý định của Trung Quốc vấn đề tranh chấp này đã được thảo luận trong một khuôn khổ đa phương. Và các quốc gia nhỏ châu Á đã có những tiếng nói thống nhất, các chuyên gia tin rằng điều này thực sự khong có lợi cho Trung Quốc.


    Đối với Nga, nước chỉ là gián tiếp liên quan đến tranh chấp. Moscow cung cấp tàu ngầm và các vũ khí khác cho Việt Nam. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng đã chú ý đến điều đó. Nhưng Moscow không nên vuốt mặt bất cứ nước nào trong hai nước Việt Nam và Trung Quốc. "Với Trung Quốc và Việt Nam, Nga có một mối quan hệ đối tác chiến lược. Do đó, Nga nên đứng trên lập trường vị trí trung lập, để kêu gọi một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ", - các chuyên gia kết luận.




    Theo: ng.ru
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Hàn Quốc đối phó “liên hoàn thuyền” Trung Quốc

    Trong 4 ngày, Hàn Quốc hai lần điều động lực lượng truy bắt tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc hoạt động trái phép trong vùng biển nước này.

    Vụ mới nhất xảy ra vào ngày 19.11 tại vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc ngoài đảo phía nam Jeju. Theo Yonhap hôm qua, cảnh sát biển Jeju bắt một tàu cá Trung Quốc vì cho rằng tàu này hoạt động trái phép trong vùng biển nói trên lúc 4 giờ 25 phút (giờ địa phương). Ngay sau đó, 25 tàu cá khác của Trung Quốc lao tới một tàu tuần tra của Hàn Quốc để đòi thả tàu. Yonhap dẫn lời giới chức cho hay do các tàu này phớt lờ cảnh báo tránh xa nên cảnh sát biển Jeju đã huy động thêm 12 tàu tuần tra, 2 trực thăng để đối phó và bắt thêm 2 tàu cá. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người Trung Quốc bị bắt trong vụ này.
    Trước đó 3 ngày, Lực lượng tuần duyên (CG) của Hàn Quốc phải điều động 12 tàu tuần tra, 4 trực thăng và 20 thành viên đội đặc nhiệm để truy bắt 13 tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở Hoàng Hải. Phóng viên báo JoongAng Ilbo đã chứng kiến trực tiếp màn truy bắt này, diễn ra tại vùng biển cách đảo Ochong tây nam Hàn Quốc vào trưa 16.11.
    [​IMG]
    Lực lượng Hàn Quốc đụng độ tàu cá Trung Quốc ngày 16.11 - Ảnh: AFP
    Theo tường thuật của tờ báo, khi thấy tàu tuần tra, thuyền viên Trung Quốc đã buộc tàu lại với nhau rồi cầm giáo tre và ống sắt để chống trả. Vào 14 giờ 40 phút, chỉ huy Kim Guk-seong của đội đặc nhiệm ra lệnh cho 10 binh sĩ tiếp cận bên trái của các tàu cá Trung Quốc để chiếm giữ buồng lái. Cùng lúc, 12 tàu tuần tra tìm cách lôi kéo sự chú ý của các thuyền viên Trung Quốc. Sau cùng, một số thành viên đội đặc nhiệm lên được 2 tàu đối phương và khống chế thuyền viên. Sau 40 phút đụng độ, CG đã bắt 126 người và 12 tàu cá Trung Quốc, còn một tàu trốn thoát.
    Lâu nay, CG chỉ dùng vòi rồng và phát lệnh cảnh báo để đuổi các ngư dân mà họ cho là đánh bắt trái phép, nhưng những vụ trên cho thấy giới chức Seoul quyết định phải mạnh tay hơn để đối phó việc vùng biển nước này bị xâm phạm ngày càng tăng. Theo báo Chosun Ilbo, từ đầu năm tới nay có tới khoảng 200.000 tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc. “Cách duy nhất để ngăn chặn tình trạng này là áp dụng các biện pháp cứng rắn và hình phạt nghiêm khắc… Nếu ngư dân dùng vũ lực chống trả, họ phải bị bắt và bị truy tố”, Chosun Ilbo đề nghị trong bài xã luận mới đây.
    Trung Quốc vẫn chưa có phản ứng về những vụ việc nói trên. Điều đáng chú ý là chúng xảy ra gần như đồng thời với đợt hội nghị cấp cao của khu vực, trong đó lãnh đạo các nước nhất trí duy trì hòa bình và bảo đảm an ninh biển.


    www.thanhnien.com.vn


  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Mời bác Thai_Duong & bác phuongxa20 ! Các bác vất vả quá ! =D>[r2)] ...[​IMG]
    Em Bằng Lăng tím !!! [};-[r32)]
    [​IMG]
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??
    Chỉ cần nhìn vào 1 điểm là thấy bác Thai_Duong là trai hay gái !!!:)):)):)):))[r2)][r2)][r2)]
  10. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Có khi Pác ý là Trai mà nữ tính thì sao ?????=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))



    .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này