1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3003 người đang online, trong đó có 48 thành viên. 03:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 34985 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: Thai_Duong, hoatimbanglang


    Bây giờ chỉ có hai ta ...
    Phải chăng mình bận , hay là giận anh ?
    Xa nhau không nhớ sao đành ?
    Gặp nhau không hỏi thăm anh thế nào ?
    Hay là tình đã bay cao ...
    Lạnh lùng như thể ngày nào chưa quen ?

    =((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đoàn quân đội Việt Nam khảo sát đào tạo tại Ấn Độ

    03/12/2011 | 18:27:00
    Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Đoàn đại biểu Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam do Trung tướng Phạm Xuân Hùng, Phó Tổng Tham mưu trưởng, dẫn đầu đã đi thăm và làm việc tại Ấn Độ từ ngày 26/11-3/12.

    Mục đích chuyến thăm nhằm khảo sát chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011-2020, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa quân đội hai nước.

    Trong khuôn khổ chuyến thăm, đoàn đã tới chào xã giao Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma; hội kiến Tư lệnh Tham mưu Quốc phòng hợp nhất và Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, Đại tướng V.K. Singh.

    Đoàn cũng đã đến thăm và làm việc tại Học viện Quốc phòng, Học viện Đào tạo Sỹ quan Gaya, Trường Đào tạo Lính dù tại căn cứ không quân Agra và Trung tâm Huấn luyện Rajrij tại thủ đô New Delhi./.
    [r32)][r32)][r32)]
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Anh Em trên một diễn đàn,
    Tuy xa mà lại ... rất gần - ngay bên!
    Xa nhau, không nhớ sao đành?
    Chẳng yêu? Chẳng ghét? Chẳng hờn? Chẳng sao?
    Dẫu rằng cho có thế nào?!
    Gần nhau, ngay cạnh, mà sao xa vời!
    Đôi lời nhắn nhủ ai ơi!

    >:D:D:D:D:D<​
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc huấn luyện đạo đức công chức


    TT - Cục Công chức quốc gia Trung Quốc vừa công bố “Đại cương huấn luyện đạo đức nghề nghiệp công chức” áp dụng với tất cả công chức nhà nước trên toàn quốc.
    Theo Cục Công chức, lớp bồi dưỡng đạo đức công chức sẽ là môn học bắt buộc đối với mọi công chức với ít nhất sáu học phần. Mục tiêu là giáo dục một bộ phận không nhỏ các công chức nhà nước đang ngày càng tha hóa về đạo đức.
    Gần đây hàng loạt công chức Trung Quốc dính vào các vụ bê bối nghề nghiệp như ăn hối lộ, tham nhũng, cắt xén ngân quỹ...
    Một công chức thuộc Cục Tài chính và phát triển quận Minh Tân tại thành phố Thâm Quyến đã bị lên án dữ dội khi đánh đập và đuổi cha mẹ già ra khỏi nhà. Chủ tịch Liên đoàn người tàn tật huyện Bồng An, tỉnh Tứ Xuyên là Lưu Tập Toàn vừa bị bắt vì tội cưỡng dâm phụ nữ.
    Theo các chuyên gia xã hội, việc mở lớp huấn luyện đạo đức công chức chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn nạn tha hóa đạo đức.
    ĐÔNG PHƯƠNG (Theo THX, báo Chiều Tân Dân)
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Philippines bắt 6 ngư dân Trung Quốc

    Hải quân Philippines vừa bắt 6 ngư dân Trung Quốc bị cho là có hành động đánh bắt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia Đông Nam Á.

    Tàu cá của các ngư dân nói trên bị chặn lại hôm 1/12 ở ngoài khơi bờ biển thị trấn Balabac thuộc tỉnh Palawan ở phía tây của Philippines, AFP đưa tin.

    "Chúng tôi tịch thu được 11 con rùa biển, lưới đánh cá và các đồ dùng cá nhân khác khi bắt giữ 6 ngư dân Trung Quốc", người phát ngôn cảnh sát quốc gia Philippines, sĩ quan cảnh sát trưởng Agrimero Cruz, cho hay.

    Ông Cruz cho hay 6 ngư dân đang bị tạm giữ, trong khi tàu cá của họ bị đưa vào bờ. Những người này đang chờ bị đưa ra xét xử.

    Hiện không rõ liệu đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines đã được thông báo về vụ việc này hay chưa. Không một người nào của đại sứ quán này hiện sẵn sàng bình luận về vụ bắt giữ.

    Link: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/12/philippines-bat-6-ngu-dan-trung-quoc/


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Phó Chủ tịch tỉnh TQ mua 46 nhà cho 46 tình nhân



    [​IMG]
    Hoàng Thắng, quan tham Trung Quốc vừa bị "ngã ngựa".

    Hoàng Thắng cho 46 cô bồ 46 ngôi nhà mà ông ta được các chủ thầu đất đai “tặng”. Bà vợ Hoàng Thắng dựa vào uy danh của chồng lũng đoạn thị trường bất động sản ở Đức Châu.
    Mấy ngày nay báo chí Trung Quốc liên tiếp đưa những thông tin gây chấn động về ông Hoàng Thắng, Phó chủ tịch tỉnh Sơn Đông tham ô tổng cộng 9 tỷ USD, và vụ lừa tình của phụ nữ U50.

    Ngày 1/12, hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đã xác nhận việc Hoàng Thắng, Phó chủ tịch tỉnh Sơn Đông bị cách chức, bị bắt để điều tra do liên quan đến việc vi phạm kỷ cương đặc biệt nghiêm trọng.

    Theo báo Kinh tế Trung Quốc, nguyên nhân khiến Hoàng Thắng bị bãi chức là do tham ô và bán chức tước. Các chức chủ tịch huyện, cục trưởng đều có “đơn giá” và đều tính bằng triệu Tệ.Chiến dịch chống tham nhũng đang được Trung Quốc đẩy mạnh trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSTQ lần thứ XVIII.

    Chỉ trong năm 2011 này đã có 4 vị quan to bị cách chức, bao gồm Lý Chí Quân- Bộ trưởng Đường sắt, Lý Nguyên- Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài nguyên dân số của Trung ương Chính Hiệp, Lý Thành Vân- Phó chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên và nay là Hoàng Thắng.

    Theo Tân Hoa xã, Hoàng Thắng sinh năm 1954, quê Sơn Đông, vào Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1975, đã tham gia quân đội, sau chuyển ra ngoài công tác, lần lượt giữ các chức vụ từ cán bộ đoàn, Thư ký văn phòng tỉnh ủy, đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội), rồi Phó chủ tịch tỉnh Sơn Đông từ tháng 3-2007.

    Việc Hoàng Thắng bị cách chức rồi bị bắt đã gây chấn động dư luận. Dân chúng địa phương vui mừng hể hả vì từ lâu, tiếng xấu của ông ta đã lan truyền rộng rãi. Hoàng Thắng được đặt biệt danh “Hoàng tam ức” (Hoàng 300 triệu).

    Ông ta bao nuôi 46 cô bồ theo phương châm “không thể cho danh phận thì cho căn nhà”. Tất cả số nhà này đều do ông ta được các chủ thầu đất đai “tặng”. Bà vợ Hoàng Thắng dựa vào uy danh của chồng lũng đoạn thị trường bất động sản ở Đức Châu.

    Ủy ban Kiểm tra kỷ luật T.Ư đã nhận được đơn tố cáo Hoàng Thắng bán chức quan từ năm 2010 và đã bắt tay vào điều tra, nhưng các thông tin về kết quả chưa được thông báo. Nhiều người tỏ ý hoài nghi về con số 9 tỷ USD mà Hoàng Thắng đã kiếm được do tham nhũng đang được lan truyền vì nó quá lớn.

    Theo T.H
    VnMedia

  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]BienDong.Net: Trong cuộc đấu tranh đòi lại quần đảo Hoàng Sa từ tay Trung Quốc và bảo vệ quần đảo Trường Sa, việc hệ thống hóa các bằng chứng để chứng minh rằng “quần đảo này là vô chủ vào thời điểm VN xác lập chủ quyền” và “VN thực thi chủ quyền liên tục” là hai vấn đề mấu chốt.

    [​IMG]
    Bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa năm 1930
    [​IMG]
    Đơn vị lính bảo an thực hiện nghi thức chào cờ trên đảo Hoàng Sa
    Với việc Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, cuộc đấu tranh giành lại các phần biển đảo bị chiếm đóng đòi hỏi một chiến lược tổng thể và đồng bộ. Trong cuộc đấu tranh dài lâu này, việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc là yếu tố cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong vấn đề thu thập tài liệu, bằng chứng.
    Tư liệu thời Việt Nam Cộng hòa
    Theo bài trên báo Thanh Niên ra ngày 30/11, lâu nay, báo chí quốc nội thường đưa tin về việc phát hiện các tài liệu thời Nguyễn, thời Pháp thuộc, những tài liệu của người Trung Quốc, người phương Tây đề cập tới chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Nghiên cứu để sử dụng hợp lý những tài liệu này là rất quan trọng.
    Tuy nhiên, theo bài báo, bên cạnh các tài liệu “cổ xưa” như trên, chúng ta còn có một hệ thống tư liệu là các văn kiện khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam Cộng hòa. Những tài liệu thời Việt Nam Cộng hòa, trong đó có các tuyên bố phản đối chính thức sau sự kiện Trung Quốc nổ súng chiếm Hoàng Sa năm 1974, là những bằng chứng quan trọng cho chính nghĩa Việt Nam.
    Trước kia- bài báo viết- do nhiều vấn đề còn tồn đọng của lịch sử, chúng ta ít khi công khai những tài liệu trong giai đoạn này. Giờ đây, để phục vụ cho công cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền Trường Sa, những tài liệu ấy cần được nghiên cứu và công bố nhiều hơn, để người dân hiểu rõ hơn về lịch sử chủ quyền, về lập trường xuyên suốt của các chính quyền tại Việt Nam. Không chỉ ở trong nước, các tài liệu này cần được giới thiệu rộng rãi ra quốc tế, để thế giới biết được chính nghĩa của Việt Nam, cũng như nhận thấy hành động dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa mà Trung Quốc đã thực hiện vào năm 1974 và thập niên 1980.
    [​IMG]
    Trụ sở hành chính của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974
    Cũng theo bài báo, một nguồn tư liệu sống dồi dào mà lâu nay báo chí trong nước ít đề cập, đó là những con người bằng xương bằng thịt. Họ là những binh sĩ, kỹ thuật viên dân sự Việt Nam Cộng hòa từng chiến đấu và làm việc tại Hoàng Sa. Nhiều người đã ngã xuống khi Trung Quốc nổ súng xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, nhưng cũng rất nhiều người còn sống và là những bằng chứng hùng hồn cho chủ quyền Việt Nam, cũng như là bằng chứng tố cáo hành động phi nghĩa và phi pháp của Trung Quốc.
    Để đấu tranh đòi lại vùng biển đảo bị chiếm đóng, chúng ta phải chứng minh các ý chính mà Thủ tướng *************** nêu ra khi nói về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa - đó là xác lập chủ quyền đối với đảo vô chủ và thực thi chủ quyền liên tục, trong hòa bình. Về ý “xác lập chủ quyền đối với đảo vô chủ”, chúng ta đã có một hệ thống tư liệu đồ sộ; còn về ý “thực thi chủ quyền trên thực tế và liên tục”, chúng ta cần khai thác mạnh hơn nữa những bằng chứng trong giai đoạn chính quyền Sài Gòn quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, bài báo kết luận.
    Chi Lăng ( theo báo quốc nội Thanh Niên )
    Ảnh tư liệu của Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi và Bảo tàng TP Đà Nẵng
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    TẠP CHÍ XƯA & NAY -CƠ QUAN HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
    SỐ 391 THÁNG 11-2011
    Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc

    Mai Thị Huyền
    [​IMG]Thời Nguyễn, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất về mặt lãnh thổ. Triều Nguyễn trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền luôn đặt vấn đề duy trì và bảo vệ vững chắc cương giới làm nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều vấn đề nảy sinh khiến triều đình gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. Trong khoảng thời gian 1848-1883, thời trị vì của Tự Đức, tình trạng mất ổn định về an ninh quốc phòng đã diễn ra một số tỉnh biên giới phía Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hoá(1), Tuyên Quang và Quảng Yên(2).
    Các tỉnh biên giới phía Bắc của nước ta đều nằm ở vị trí có đường biên giới giáp với phía nam Trung Quốc. Qua biên giới các tỉnh này, việc thông thương với Trung Quốc tương đối thuận tiện, song những vùng này có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt; là địa bàn quan trọng trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ về quân sự, nhưng do địa hình hiểm trở nên cũng hạn chế tầm nhìn, tầm bao quát của nhà nước phong kiến trung ương, các nhóm phản loạn vì vậy dễ có điều kiện trú ẩn lâu dài.


    Đọc tiếp »
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Bảy, 03/12/2011, 07:38 (GMT+7)
    Hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam


    TT - Lực lượng chống buôn lậu Cục Hải quan Đồng Nai vừa bắt quả tang công nhân Công ty TNHH công nghiệp SPC Tianhua Việt Nam (doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, có trụ sở tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3) đang thay thế các nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam trên lô hàng hợp chất xử lý nước để xuất khẩu đi Hoa Kỳ.
    >> Read this on Tuoitrenews.vn
    Tổng cộng lượng hàng kiểm tra phát hiện là 100 kiện (bằng 100 tấn), trị giá xuất khẩu 4,5 tỉ đồng. Theo Hải quan Đồng Nai, mặt hàng 100 tấn nói trên có công dụng làm sạch, diệt vi khuẩn, xử lý tảo trong nước tại các hồ bơi có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc, được chuyển thẳng từ cửa khẩu nhập (cảng Cát Lái, TP.HCM) về kho của Công ty Tianhua ở Đồng Nai.
    Việc giả mạo xuất xứ này nhằm hưởng ưu đãi về chính sách thuế của VN với hàng hóa vào Hoa Kỳ.
    V.H.Q.


    Tịch thu lô hàng sung công !
    Trích 20% thưởng nóng cho đơn vị và cá nhân phát hiện vụ việc , tránh bọn nó đút lót chạy án !
    Thu hồi giấy phép kinh doanh doanh nghiệp này , vì chuyện tái phạm là chắc chắn !


    Lừa đảo phá hoại vô liêm sĩ đến thế là cùng !


    [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Ấn Độ cung cấp phụ tùng tàu chiến cho Việt Nam

    05/12/2011 00:10
    Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony cho biết, sẽ hỗ trợ toàn diện cho Việt Nam để tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng quân đội.

    Ấn Độ đang cung cấp các phụ tùng thay thế cho các tàu chiến có nguồn gốc từ Nga như tàu chiến lớp Petya và tàu tên lửa lớp OSA-II mà Hải quân Việt Nam đang sử dụng.

    Ấn Độ cũng giúp Việt Nam đào tạo nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin và kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh. Ngoài ra hai nước cũng cam kết sẽ thực hiện các cuộc tập trận chung để có thể tập huấn, trao đổi kinh nghiệm chiến đấu



    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này