1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tin mới ngày 28-8-2012 : Tư liệu khẳng định Hải Nam là biên giới cuối của TQ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 4_mua, 28/08/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7322 người đang online, trong đó có 997 thành viên. 10:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1154 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Tin từ trang mạng của thủ tướng *************** :

    http://nguyentandung.org/tu-lieu-khang-dinh-hai-nam-la-bien-gioi-cuoi-cua-tq.html

    Tư liệu khẳng định Hải Nam là biên giới cuối của TQ

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 28/08/2012 0 phản hồi
    Ngày 28/8, tại Trụ sở Báo Giác Ngộ, Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ Công bố Tập sách “Địa dư đồ khảo,” xuất bản dưới triều Vua Quang Tự nhà Thanh (1875-1908). Tập sách này có kèm theo bản đồ chi tiết rõ ràng, nội dung chính thức xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc.
    Tập sách do cụ Trần Đình Bá (1867-1933) lúc làm Thượng thư bộ Hình triều Khải Định (1916-1925) đã cho sao chép cất vào tủ sách Phước Trang ở tư thất (số 114 Mai Thúc Loan, thành phố Huế), truyền đến đời thứ 4 là Trần Đình Sơn thừa kế, di chuyển vào Sài Gòn từ năm 1968, hiện vẫn được lưu giữ tại 128 Đinh Tiên Hoàng, Thành phố Hồ Chí Minh.
    Tập sách Địa dư đồ khảo, viết trên giấy xuyến tốt, bên ngoài có bìa cứng, bọc lụa đỏ, kế đến là bìa giấy cũ màu nâu. Tổng cộng có 65 tờ viết chữ Nho hai mặt, chữ còn rõ đẹp, gồm 20 mục khảo cứu về địa dư và 20 bản đồ chi tiết đính kèm.


    [​IMG]

    Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn công bố Tập sách “Địa dư đồ khảo” trước báo chí. (Ảnh: Hà Huy Hiệp/Vietnam+)

    Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: Dân tộc và Phật giáo luôn gắn liền với nhau. Bằng việc công bố tài liệu cổ liên quan đến vấn đề lãnh hải của đất nước, Giáo hội Phật giáo quan niệm rằng, ngoài công việc tu học theo giáo pháp của Đức Phật, những việc gì mang lại lợi ích cho dân tộc, cho số đông cũng là Phật sự – việc cần phải thực hiện.
    Giáo sư Cao Huy Thuần, giảng dạy về Luật học và Chính trị tại Đại học Picardia (Pháp) đánh giá cao đóng góp của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã cung cấp một chứng cứ mới, thêm một trong những bằng chứng “sáng chói”, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; khẳng định từ xa xưa, chính Trung Quốc chỉ công nhận biên giới của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
    Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết thêm: Ngày nay tại Du Lâm, cực Nam của Hải Nam vẫn còn các tảng đá rất to lớn ghi hàng chữ lớn Thiên Nhai Hải Giác (chân trời góc biển), hoặc Hải Khoát Thiên Không (biển rộng trời không, mênh mông vô bờ bến).
    Ông cũng trích bài viết về biển Đông của học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc), có đoạn viết: “Vào thời nhà Thanh, có một chiếc tàu buôn của Pháp chở đồng đi qua vùng biển Tây Sa thì gặp cướp biển, bị cướp sạch. Theo quy tắc vận tải hàng hóa trên biển, họ phải đến gặp chính quyền sở tại để trình báo, đề nghị giúp bắt bọn cướp, đồng thời xin chính quyền nơi đó xác nhận làm bằng chứng để khi về báo cáo lại với chủ hãng và đòi bảo hiểm bồi thường. Viên thuyền trưởng người Pháp đưa tàu chạy đến cảng gần nhất là Du Lâm ở đảo Hải Nam, trình báo với tri phủ địa phương. Viên quan địa phương nói với thuyền trưởng người Pháp: ‘Nơi chúng ta đứng đây có tên là Thiên Nhai Hải Giác. Đất của Thiên triều đến đây là hết rồi. Chuyện ông bị cướp ngoài biển biết là ở chỗ nào? Ông bị cướp, chúng tôi không chịu trách nhiệm. Không quản được mà cũng không muốn quản.’ Viên thuyền trưởng đành phải cho tàu chạy vào cảng Hải Phòng. Quan chức địa phương ở đó rất tốt, xác nhận cho ông ta, lại còn cho tàu ra chạy ngoài biển, coi như đã truy bắt cướp. Đó là chứng cứ về kiểm soát và quản lý thực tế. Chứng cứ này nói lên: Chính phủ Trung Quốc ngay từ thời triều Thanh đã không thừa nhận Tây Sa là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở đó. Còn chính quyền Việt Nam khi đó không những đã cho Tây Sa là lãnh thổ của mình, mà còn thực thi công tác giữ gìn trật tự ở đó. Điều đó chẳng chứng minh Tây Sa từ xưa đến nay đều thuộc về Việt Nam hay sao?”./.
    Hà Huy Hiệp (TTXVN)
  2. dedocavil

    dedocavil Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    96
    đưa sách vở làm cái gì, phải mang mấy quả bom nguyên tử mới giải quết được ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  3. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    http://nguyentandung.org/trung-quoc-dang-muu-do-gi-tren-dao-chu-thap-cua-viet-nam.html

    Trung Quốc đang mưu đồ gì trên đảo Chữ Thập của Việt Nam?


    Cùng với việc đưa tin sai lệch về 30 chiếc tầu cá hiện đang đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa, báo chí Trung Quốc còn khẳng định đảo Chữ thập chính là “trái tim” của cái gọi là thành phố Tam Sa.
    [​IMG]Trên thực tế đảo Chữ Thập chính là đảo thuộc hệ thống quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép từ năm 1988 đến nay...

    [​IMG]Một đoàn phóng viên đã được cử theo tầu ra đảo Chữ Thập (phía Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thư) để đưa những thông tin nhằm mị dân...

    [​IMG]Trung Quốc đã cho xây dựng pháo đài, hệ thống truyền tin vệ tinh trên hòn đảo đá ngầm này

    [​IMG]Hình ảnh đảo Chữ Thập trên bản đồ thuộc lãnh hải Việt Nam, nhưng Trung Quốc hiện đang chiếm đóng trái phép, thậm chí còn khẳng định đây chính là trái tim của thành phố Tam Sa trên biển Đông

    [​IMG]Hình ảnh tầu Trung Quốc đưa đồ tiếp tế và phóng viên đến đảo Chữ Thập để đưa thông tin không chính xác...

    [​IMG]Quảng cảnh chuyển đồ từ tầu tiếp vận lên đảo bằng thuyền nhỏ...

    [​IMG]Những chuyến hàng tiếp tế được chuyển lên thuyền để đưa lên đảo

    [​IMG]Hiện trên đảo Chữ Thập, Trung Quốc luôn duy trì quân số khoảng hơn 100 người. Hòn đào này chính là nơi cung cấp những thông tin cập nhật liên tục về biển Đông báo cáo về Bắc Kinh

    [​IMG]Những chiếc tầu đánh cá của Trung Quốc mỗi khi xâm phạm lãnh hải Việt Nam đều neo đậu nơi đây

    [​IMG]Ảnh cận hòn đào Chữ Thập của Việt Nam, mặc dù chiếm đóng trái phép nhưng Trung Quốc vẫn rêu rao hòn đảo này là một phần lãnh thổ của Trung Quốc...

    (PNT)
  4. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Đưa tư liệu để chứng minh Trung Quốc là tên xâm lược, làm cho thế giới và cả nhân dân Trung Quốc thấy rõ đường lối bành trướng của Bắc Kinh là phi nghĩa !
    Để nhân dân ta không mơ hồ trước luận điệu xảo trá ngụy biện của bọn xâm lăng !
  5. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Bài này lấy từ trang mạng của thủ tướng *************** :

    http://nguyentandung.org/su-dung-don-gi-de-chong-lai-trung-quoc.html

    Sử dụng đòn gì để chống lại Trung Quốc?


    Trước hàng loạt hành động khiêu khích đầy mưu mô, xảo quyệt của Trung Quốc trong những ngày qua trên Hoàng Sa và Trường Sa, người dân Việt Nam ai cũng sốt ruột sôi sục ý chí đuổi kẻ xâm lược về nước. Có người bày tỏ ý kiến phải đánh Trung Quốc, có người trông chờ sự can thiệp của quốc tế, có người tạo áp lực để nhà nước ta có hành động thiết thực, có người ủng hộ quan điểm giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình…Thế nhưng, Việt Nam sẽ sử dụng chiến lược nào để Trung Quốc mãi mãi từ bỏ hành vi xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của đất nước Việt Nam?


    [​IMG]Đòn đánh của Việt Nam là sử dụng sức mạnh của cộng đồng quốc tế thông qua hội nghị như ASEAN

    Giáo sư De Castro thuộc Đại học De La Salle Philippines: “Các tàu Trung Quốc sẽ tìm cách quấy rối, gây khó dễ để tìm cách khiêu khích phía Việt Nam và Philippines phản ứng trước. Và khi đó, họ chỉ chờ chúng ta bắn phát súng đầu tiên là hùng hổ trấn áp và tuyên bố là họ chỉ tự vệ” cho thấy Trung Quốc thực hiện chiến lược của mình không chỉ thâm độc mà còn khôn ngoan. Một mặt ra vẻ hùng hậu, ngang tàn mặt khác tạo ra cái lý “trót lọt”, “vừa ăn cướp vừa la làng”. Từ đó ngôn thuận phao tin trên toàn thế giới. Đối phó với phù thủy áo trắng, giỏi biện minh thích bịa chuyện như Trung Quốc đòi hỏi Việt Nam phải khéo léo nếu không sập bẫy vào âm mưu do Trung Quốc bày ra.
    Trên thực tế, luật pháp quốc tế công nhận 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của đất nước Việt Nam và chính bản đồ của Trung Quốc cũng công nhận đều đó. Vậy tại sao Trung Quốc vẫn ngoan cố khiêu khích, lâm le ồ ạt thực hiện vũ lực trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
    [​IMG]Bản đồ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Hiện Trung Quốc đang yếu lý lẽ trên chính trường quốc tế nên không dại gì gây chiến tranh với Việt Nam và Philippines ngay thời điểm này. Bởi vì nếu xả súng lúc này chỉ làm Trung Quốc thâm hụt ngân sách, tổn thất về kinh tế và mất đi vị trí đứng thứ 2 thứ giới. Hiện Trung Quốc đang chơi chiêu bài giương đông kích tây, bề mặt vung tay với Việt Nam nhưng đòn đánh mà Trung Quốc đang hướng đến là Mỹ. Nếu không có cái nhìn sáng suốt thì Việt Nam vô tình tạo cái cớ cho Trung Quốc bắt chẹt, lấn lướt.
    Những ngày qua, dễ nhìn thấy Việt Nam chiến đấu với Trung Quốc trên bàn đàm phán, sử dụng luật quốc tế để bày tỏ sự xâm phạm phi pháp, ngang ngược của láng giềng hiếu chiến. Tại sao Việt Nam không chiến đấu trực diện với Trung Quốc bằng vũ lực? Vì nếu sử dụng vũ lực thì Việt Nam không khác nào lấy trứng chọi đá. Việt Nam có nhiều thứ để mất hơn Trung Quốc, thế yếu hơn Trung Quốc, và tiềm lực quân sự, nhất là không quân và hải quân có thể tác chiến trên biển kém xa.
    [​IMG]Lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh

    Việt Nam đang tránh chiến tranh chứ không phải sợ chết, sợ đánh. Việt Nam luôn trong tư thế cầm thủ và sẵn sàng ra đòn bất cứ lúc nào nhưng phải đúng lúc, đúng huyệt. Việc Trung Quốc tạo áp lực với Việt Nam, tung tin thất thiệt cũng là tự tạo áp lực cho mình, lộ rõ bộ mặt xấu với bạn bè thế giới đặc biệt là học giả Trung Quốc đang bày tỏ sự không ủng hộ chính quyền Trung Quốc đi xâm lược phi nghĩa Việt Nam.
    Có thể nói, Việt Nam kiên quyết giải quyết các vấn đề bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Không hung hăng, nhưng Việt Nam dùng lý lẽ, thời thế từng bước buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán song phương và đa phương.
    Chiêu Việt Nam sử dụng “đánh nhưng không đánh, không đánh mà lại đánh”. Hiện tại Việt Nam không sử dụng đòn đánh trực diện với Trung Quốc nhưng dần làm cho Trung Quốc “còi cọc” các kế hoạch xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Và việc Trung Quốc phải chịu ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế là chuyện sớm muộn, nếu như Trung Quốc không muốn cả thế giới cô lập và từ chối mọi sự hợp tác, phát triển. Đòn đánh của Việt Nam là sử dụng sức mạnh của cộng đồng quốc tế, luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp.
    [​IMG]Chiến thắng Ngọc Hồi là sự thể hiện sức mạnh tổng hợp của Việt nam

    Về mặt quân sự thì chiêu của Việt Nam là đưa địch đến chỗ yếu, lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh, nhằm tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, từng bước làm thay đổi cục diện, trong điều kiện Việt Nam yếu hơn đối thủ.
    Sức mạnh của Việt nam là sức mạnh tổng hợp, không đơn thuần là sự so sánh tương quan lực lượng. Bài học của cha ông ta với các chiến công hiển hách: Triều Lý: 10 vạn quân thắng 30 vạn quân Tống, Triều Lý đã thực hiện “Tiên phát chế nhân”; Triều Trần: 15 vạn thắng 60 vạn Nguyên Mông với chiêu “Lấy đoản binh, chế trường trận”; Triều Lê: 10 vạn thắng 80 vạn quân Minh với chiêu “Vây thành, diệt viện”; Quang Trung: 10 vạn thắng 29 vạn quân Thanh với chiêu “đánh bất ngờ”.
    [​IMG]Việt Nam đã và đang hiện đại hóa lực lượng Hải quân, Không quân để có thể tung “cú đánh” đúng lúc, đúng huyệt

    Việt Nam không cần diễu võ dương oai sức mạnh quân sự, mà âm thầm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên Biển, kiên cố hóa các đảo, hiện đại hóa lực lượng Hải quân, Không quân, chăm lo cho đời sống nhân dân trên các đảo, củng cố chứng cứ lịch sử vững chắc… để có thể tung “cú đánh” đúng lúc, đúng huyệt khi cần thiết như các thế hệ cha ông người Việt từng làm.
    Thanh Thủy

  6. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    http://nguyentandung.org/sụ-hoang-tuong-cua-trung-quoc-ve-chu-quyen-o-bien-dong.html

    Sự hoang tưởng của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông


    Yêu sách hết sức phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông cùng luận điệu tuyên truyền ngụy tạo chứng cứ đang khiến nhiều người liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc xã.


    [​IMG]

    Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Goebbels nói rằng: “Nếu nói dối đủ to và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”. Đó là thủ thuật nói dối đúng lúc, nói dối nhiều lần với tham vọng bá quyền độc chiếm Biển Đông. Diễn biến phức tạp trên Biển Đông cùng bản chất ngụy tạo chứng cứ thô thiển về chủ quyền lãnh thổ theo kiểu “biến không thành có”, biến vùng không tranh chấp trở thành vùng tranh chấp của Trung Quốc đang làm cho nhu cầu của chính người dân Trung Quốc muốn hiểu rõ sự thật lịch sử trở nên bức thiết. Lịch sử Trung Quốc hiển nhiên khẳng định lãnh thổ quốc gia này không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
    Lãnh thổ Trung Quốc qua các triều đại được ghi dấu bằng các bản đồ như “Hoàng triều dư địa toàn đồ” (1728-1729), “Hoàng triều nhất thống dư địa toàn đồ” (1894), và “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản năm 1904 của Trung Quốc được công bố thời nhà Thanh (do Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904) là những chứng cứ lịch sử không thể chối cãi, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn không thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Nhiều chứng cứ, trong đó có các bản đồ của chính Nhà nước Trung Quốc công bố với cả thế giới thể hiện rõ ràng cực nam lãnh thổ của quốc gia này chỉ đến đảo Hải Nam. Cũng như sử sách của Trung Quốc đã khẳng định rõ cực nam của Trung Quốc là núi Nhai (Nhai Sơn hay Thiên Nhai Sơn) nằm phía nam Nhai Châu (đảo Hải Nam ngày nay) ở vị trí 18030’ vĩ độ Bắc. Những chứng cứ lịch sử như vậy không thể xóa bỏ, không thể bị bóp méo nhằm mục đích thực hiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý trên Biển Đông. Trong khi đó, ít nhất từ thời Chúa Nguyễn, Việt Nam đã thực thi chủ quyền thường xuyên và ổn định ở Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng với bản đồ, còn nhiều chứng cứ lịch sử khác khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    [​IMG]Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Thế nhưng, với yêu sách hoang đường của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua người dân Trung Quốc chỉ được tiếp cận những chứng cứ ngụy tạo do chính quyền Trung Quốc cố tình đưa ra. Người dân Trung Quốc không có điều kiện để biết rõ thực chất các chứng cứ lịch sử – khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Giới trí thức tiến bộ ngay tại Trung Quốc cũng đã phải lên tiếng về chủ quyền ngụy tạo “biến không thành có” của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa, với cả “đường lưỡi bò” phi lý chiếm gần trọn Biển Đông. Tuy nhiên những tiếng nói trung thực đúng đắn ấy ngay “trong lòng Trung Quốc” vẫn bị trùm phủ bởi luận điệu ngụy biện về chủ quyền qua các kênh truyền thông ở Trung Quốc. Sự tưởng tượng về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc thậm chí còn lọt vào các trang sách giáo khoa giảng dạy ở trường học và nhiều tài liệu khác. Sự nói dối động trời nếu được lặp đi lặp lại vẫn sẽ có người tin.
    Câu chuyện nỗi tiếng “Tăng Sâm giết người” thời Xuân Thu với sự lặp đi lặp lại những thông tin giả dối đã khiến mẹ của Tăng Sâm tin con mình phạm tội tày đình – dường như đang được tái lập trong kỹ thuật truyền thông của Trung Quốc về chủ quyền hoang đường trên Biển Đông. Trung Quốc bị nhiều quốc gia phản đối khi chính thức đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” bằng Công hàm CML/17/2009 được gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 7-5-2009 nhưng Trung Quốc không nêu được cơ sở pháp lý chặt chẽ nào. Vậy nhưng, quốc gia này vẫn ngông nghênh triển khai các hoạt động gọi là “chấp pháp trên biển” trong phạm vi “đường lưỡi bò” phi lý. Trung Quốc đã không ngần ngại gửi các đoàn đến các nước để thuyết trình với những chứng cứ ngụy tạo về chủ quyền với biển Đông, với Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng cách ấy, Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận lầm tưởng Trung Quốc có quyền đối với vùng biển mà Trung Quốc đã tuyên bố, nhằm đánh lừa cộng đồng quốc tế thừa nhận sự tồn tại của “đường lưỡi bò”. Các dữ liệu ngụy tạo thất thiệt của Trung Quốc đã được kỹ thuật truyền thông tại quốc gia này gieo vào lòng tin của người dân Trung Quốc về chủ quyền tưởng tượng của họ trên Biển Đông mà mới nhất là cái gọi là “thành phố Tam Sa” được thành lập. Luận điệu nói dối đã phát huy hữu hiệu, những viên đạn truyền thông đã bắn vào tâm tưởng người dân Trung Quốc khiến cho nhiều người trong số họ ngộ nhận rằng Việt Nam “xâm chiếm” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Trước sự ngụy tạo chứng cứ tuyên truyền sai trái của Trung Quốc, cộng đồng thế giới rất cần được tiếp cận các tài liệu về sự thật lịch sử và những căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dù Việt Nam luôn kiên trì với đường lối hòa bình, hành xử phù hợp với pháp luật quốc tế, không sử dụng vũ lực, nhưng cần tăng cường hoạt động chấp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thiết nghĩ, chân lý sẽ soi sáng khi các vụ việc Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, công khai, khách quan tại Tòa Trọng tài Quốc tế, để cộng đồng quốc tế thấy rõ chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Theo (ĐVO)
  7. Swingtrader

    Swingtrader Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    12
    TQ chiếm biển đông để thực hiện chiến lược phòng thủ từ xa là chính, để có thể phát hiện tàu/máy bay đối thủ từ vài trăm km xa đất liền, từ đó sẽ đánh chặn hiệu quả tên lửa đối phương. Do vậy, càng chiếm được biển xa bao nhiêu càng tốt, vì tầm bắn của tên lửa bây giờ lên đến cả ngàn km. Còn việc khai thác dầu khí chỉ là phần phụ, vì VN/ Malaysia/Philippines đều đã thăm dò và khai thác từ lâu, giờ đâu còn bao nhiêu. Chi phí khai thác lại rất lớn vì chỉ còn toàn những vùng biển sâu là các nước trên chưa thăm dò. Cho nên họ đang lấy công làm thủ, chừng nào còn là đối thủ của Hoa kỳ thì TQ sẽ không bao giờ ngừng dã tâm chiếm biển đông. Biển Đông chắc sẽ không bao giờ bình yên cho đến khi TQ chiếm được gần hết.
  8. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    835
    [r2)][r2)][r2)]
  9. dedocavil

    dedocavil Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    96
    chẳng giải quyết vấn đề gì , bằng chứng là trường sa đang bị mất dần . Võ mồm không ăn thua :((:((:((:((:((:((
  10. Rocketqueen

    Rocketqueen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Đã được thích:
    34
    Sự thật rành rành là Trung quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974, một phần Trường Sa năm 1988, cần gì phải chứng minh bằng bản đồ làm gì.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này