Trung Quốc " tốt " thật ! Tặng 150 bút ghi hình cho sinh viên Việt Nam !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hoa_Sim, 19/05/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6603 người đang online, trong đó có 826 thành viên. 08:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 961 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Theo tin từ báo Tuổi Trẻ của thành đoàn TP Hồ Chí Minh :

    http://tuoitre.vn/Giao-duc/548965/trung-quoc-tang-sinh-vien-but-ghi-hinh-luu-ban-do-trung-quoc.html
    Trung Quốc tặng sinh viên bút ghi hình lưu bản đồ Trung Quốc

    18/05/2013 09:22 (GMT + 7)
    TT - Mới đây, một đoàn của Trung Quốc đã đến thăm một cơ sở đại học ở Quảng Ninh. Tại đây, đoàn này tặng cho sinh viên 150 chiếc bút có chức năng ghi âm, ghi hình, trong đó có chứa bản đồ của Trung Quốc.


    Tại cuộc họp với Sở GD-ĐT Hà Nội về vấn đề đảm bảo an ninh cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, ông Vũ Minh Chính, phó trưởng Phòng an ninh chính trị nội bộ (PA83) ******* Hà Nội, cho biết một đoàn của Trung Quốc khi thăm một cơ sở đại học ở Quảng Ninh đã tặng cho sinh viên 150 chiếc bút có chức năng ghi âm, ghi hình (tương tự chiếc bút dùng để ghi hình ảnh tiêu cực ở Trường THPT Đồi Ngô, Bắc Giang năm trước).
    Nhưng trong những chiếc bút này có chứa bản đồ của Trung Quốc. Như vậy chiếc bút này cũng có thể thay thế bản đồ bằng nội dung liên quan tới bài thi.
    Điều này đồng nghĩa với việc “bút ghi hình” này không được mang vào phòng thi.
    Đại diện PA83 đề nghị ngành GD-ĐT cần có hướng dẫn rất cụ thể về việc này để những người làm công tác thi, đặc biệt là thí sinh, tránh vi phạm quy chế, ảnh hưởng tới kết quả thi.
    VĨNH HÀ


    Người ta sợ sinh viên sử dụng tài liệu chứa trong cây bút nên đề nghị cấm mang chúng vào phòng thi.
    Sao không thấy mưu đồ thâm độc của chúng là bản đồ đó thâu tóm phần lớn Biển Đông của Việt Nam và nhận xằng Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thành Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc ?
    Chúng muốn đầu độc thế hệ tương lai của chúng ta bằng món quà tuy nhỏ nhưng cực độc này đây !


    Lẽ ra ******* nên tịch thu toàn bộ số quà này vì trong đó có chứa văn hoá phẩm độc hại, xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam !

    Không phải ngẫu nhiên mà mấy ông bạn khựa này lại nổi hứng " tốt " bất tử như vậy !

    Có mưu đồ thâm độc cả !

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách đại học kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội
    Cần sự can trường của nền kinh tế Việt Nam

    Chủ nhật 19/05/2013 07:09
    ANTĐ - "Quan điểm của tôi trong ứng xử thương mại với Trung Quốc hay bất cứ một nước nào khác là sự lành mạnh, thực dụng và can trường của chính nền kinh tế Việt Nam, chứ không phải đổ lỗi cho sự lấn lướt không biết giới hạn của người ngoài."



    - Với tư cách là một nhà nghiên cứu và phân tích kinh tế, ông nhận định như thế nào về sự ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc tới nền kinh tế Việt Nam hiện nay?

    - Trung Quốc có một ảnh hưởng to lớn đến Việt Nam trên mọi phương diện, chưa bao giờ gián đoạn, điều đó hẳn không phải bàn cãi. Đó cũng là điều hoàn toàn bình thường và dễ hiểu, do điều kiện địa lý và lịch sử. Trên phương diện kinh tế cũng như vậy, nhưng ảnh hưởng của Trung Quốc lên Việt Nam ngày càng gia tăng vì mấy lý do: Thứ nhất, bản thân Trung Quốc đang trở thành một siêu cường kinh tế toàn cầu, và chúng ta thì ở ngay cạnh họ. Thứ hai, các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia có liên quan đến Trung Quốc ngày càng trở nên tự do. Thứ ba, bản thân chúng ta cũng đang có nhu cầu phát triển nên chúng ta cần Trung Quốc vừa là thị trường đầu vào vừa là đầu ra. Điều quan trọng, là chúng ta thích ứng và phát huy môi trường này như thế nào.

    - Với tư cách là một người tiêu dùng Việt Nam, ông có cảm giác như thế nào khi một người dân Việt Nam buộc phải tiêu dùng (vì nhiều khi không có cơ hội lựa chọn, hoặc không tự phân biệt được) những thứ hàng hóa kém chất lượng và độc hại do Trung Quốc sản xuất đang tràn ngập thị trường Việt Nam?

    - Trong những việc hệ trọng thế này, nên thực hiện phương châm của chính người Trung Quốc cổ đại, là “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, hay nếu có thể can đảm hơn, thì lắng nghe phương châm của triết lý yoga, là mọi sự không hay xảy ra với ta đều bắt nguồn từ ta. Ấn Độ cũng là một nước đang phát triển, mức sống bình quân còn nghèo hơn Việt Nam, nhưng khi đi du lịch bên đó tôi thấy rất ít hàng hóa Trung Quốc. Ngay cả Campuchia cũng không tràn ngập hàng Trung Quốc như ở Việt Nam. Hẳn là có một vấn đề gì đó khác, không liên quan đến trình độ dân trí thấp hay mức sống còn nghèo nàn. Xã hội thị trường rất nghiệt ngã, nếu anh để mặc họ làm, họ sẽ làm cái gì lợi nhất cho họ và bất chấp quyền lợi của ta. Tôi nghĩ chúng ta nên thực sự thấm đẫm tư duy sinh tồn đơn giản đó. Vấn đề là chúng ta có thực sự muốn ngăn chặn hành vi của họ hay không. Tôi nói như vậy chắc là đã đủ, để cho thấy, tình trạng hàng Trung Quốc chất lượng thấp ngập tràn Việt Nam, chính là vấn đề chính sách của bản thân chúng ta.

    - Có ý kiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng Việt Nam đang bị “chết chìm” vì lệ thuộc vào nền kinh tế của Trung Quốc, hàng hóa của Trung Quốc, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Đó là một thực tế đáng lo ngại?

    - Muốn cải thiện chất lượng hàng hóa hiện diện trong thị trường Việt Nam, chúng ta cần áp đặt những hàng rào kỹ thuật, kiểm soát chất lượng theo như chúng ta mong muốn. Có thể sẽ có người nói ngay rằng chúng ta không thể làm như vậy. Câu trả lời đơn giản là khi ta không thể làm thì ta phải chấp nhận hiện thực thôi.
    Tuy nhiên, bây giờ tôi muốn thảo luận sâu hơn về cái gọi là “không thể” đó. Thứ nhất, điều trước tiên chúng ta cần là ở sự “thông thái” của người mua hàng. Nếu người mua có đủ tri thức, đủ tầm nhìn, đủ thu nhập và đủ vững vàng về quan điểm, người ta sẽ cân nhắc hành động lựa chọn hàng hóa trong từng hành vi mỗi ngày. Cá nhân tôi không ưa đồ chơi Trung Quốc cho con cái tôi, nên tôi cân nhắc thật kỹ với mỗi món đồ chơi. Nếu có điều kiện về tài chính, chúng ta mua những mặt hàng tốt hơn đến từ nước khác, hoặc những món đồ chơi của dân tộc ta. Và nếu như lựa chọn những món đồ bị thu hẹp vì ta ngoảnh mặt với hàng Trung Quốc, chúng ta hãy hướng dẫn con cái vào những thú vui khác, như đọc sách hay đùa nghịch ngoài trời. Nhưng không có nghĩa ta nói không tuyệt đối với hàng Trung Quốc, vì nếu có những sản phẩm có giá trị, chất lượng tốt, ta vẫn nên mua, đặc biệt nếu có lợi về tài chính. Chính hành động này của chúng ta, sẽ làm những người nhập khẩu hiểu là nên nhập khẩu cái gì.

    Thứ hai, nếu ta cho rằng người tiêu dùng không biết lựa chọn gì cho đúng thì chúng ta cần sử dụng các chính sách kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu. Nhưng nếu như cứ vò đầu gãi tai nói rằng làm thế không khả thi, ta sẽ bị trả đũa, hay đơn giản buôn lậu sẽ tràn lan. Than vãn như thế thì có khác gì một người cha khóc lóc trước những đứa con rằng cha không thể bảo vệ được các con. Khi không được bảo vệ, những đứa trẻ buộc phải chấp nhận một số phận hẩm hiu thôi.

    - Sự chênh lệch cán cân thương mại Việt Nam và Trung Quốc là rất lớn, nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng, ông có cho rằng đấy là dấu hiệu không bình thường?

    - Khi tôi đến thăm một làng của những người cổ dài sắp tuyệt chủng ở Bắc Thái Lan gần Tam Giác vàng, tôi và những người đồng hành thấy dâng lên một mối xúc động ghê gớm, và thực sự muốn làm một cái gì đó để giúp họ. Có một cách rất tốt, là mua thật nhiều sản phẩm họ đang chào bán, để họ có tiền mà mua sắm những gì họ muốn. Thế nhưng chúng tôi chỉ có thể mua được mấy cái khăn quàng cổ mà thôi. Tôi đã đi bâng khuâng trong cái làng tồi tàn đó vào buổi hoàng hôn, và thấy điều đó hiện rõ ra như một ẩn dụ sinh động cho nền kinh tế Việt Nam trong mối tương quan với Trung Quốc.

    Lý giải thâm hụt cán cân thương mại Việt-Trung, trước hết phải thấy rằng chúng ta đã không sản xuất được những hàng hóa mà Trung Quốc cần (bởi vì họ đã sản xuất những hàng hóa đó tốt hơn chúng ta cho dân chúng của họ), trong khi chúng ta lại rất cần những thứ mà họ đang sản xuất tràn lan ra. Máy móc chẳng hạn. Doanh nghiệp Việt Nam thực sự muốn nhập từ Trung Quốc dù họ biết chất lượng kém xa máy của Nhật hay Đức. Bởi vì giá của chúng rất rẻ và bản thân họ cũng muốn quay vòng vốn nhanh. Đây là thực tế cần thừa nhận, và vì thế cần thời gian để thay đổi.

    Lưu ý rằng các nước phát triển hơn ta trong ASEAN như Thái Lan và Malaysia luôn có xuất siêu sang Trung Quốc, và chẳng bao giờ họ phàn nàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đối với họ, sự trỗi dậy và bành trướng về kinh tế của Trung Quốc là một niềm may mắn.

    Cho nên, tôi cho rằng chính vì chúng ta còn quá nghèo nàn, yếu ớt và các chính sách kiểm soát dòng nhập khẩu cũng yếu ớt như thế, nên chúng ta phải chấp nhận thực tế đó.

    - Tình trạng thương lái Trung Quốc đang biến người nông dân của Việt Nam thành “con tin” và lũng đoạn thị trường Việt Nam, bóp nghẹt các ngành sản xuất, chăn nuôi của Việt Nam. Chúng ta đã nhìn thấy những điều đó, nhưng vẫn chưa có giải pháp hiệu quả?

    - Tôi cho rằng việc thương lái Trung Quốc đang lũng đoạn và sẽ ngày càng lũng đoạn thị trường Việt Nam, bắt nguồn từ chính sách do dự, dùng dằng của chúng ta trong việc xây dựng một thị trường cạnh tranh, dựa trên nền tảng tư nhân chứ không phải là doanh nghiệp Nhà nước, trong lĩnh vực phân phối lương thực. Cần phải nghiêm túc trong việc giải quyết mô hình chi phối của các Tổng công ty lương thực hiện nay. Thời gian không đợi chúng ta. Càng dùng dằng, khu vực tư nhân càng chậm lớn, và khu vực nước ngoài càng lấn sâu vào thị trường. Thái Lan đã tư nhân hóa hệ thống phân phối gạo vĩ đại của họ từ 100 năm trước, và đó là khoảng thời gian đủ dài để các thương lái dân tộc họ trưởng thành, đối đầu với bất cứ thương lái nào đến từ bên ngoài. Tất nhiên chính sách nội địa có thể giúp đỡ thương lái trong nước một cách tinh vi. Nhưng nếu không có cơ sở là những thương lái dân tộc ấy, chính sách sẽ chẳng biết giúp ai.

    - Là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, ông có đưa ra ý kiến nào tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách để bảo vệ một nền kinh tế lành mạnh?

    - Hãy tưởng tượng nền kinh tế như một cơ thể con người. Môi trường kinh doanh bên ngoài như môi trường xã hội, thời tiết..., và những quốc gia, đối tác thương mại khác như những cá thể khác. Sự tương tác qua lại giữa các cá thể, hay thậm chí là sự “bắt nạt”, lấn lướt là chuyện bình thường trong một thế giới sinh tồn lành mạnh giữa các thực thể sống. Và điều dễ hiểu là để một cơ thể chống đỡ được những tác động bên ngoài, phát triển vững chắc thì chính cơ thể đó trước tiên cần lành mạnh và cường tráng đã. Do đó, để làm cho nền kinh tế lành mạnh, trước hết là cần làm cho những yếu tố bên trong đó lành mạnh, có sức cạnh tranh. Muốn như thế, thì trước tiên cần để cho bộ phận nào có chức năng gì thì thực hiện đúng chức năng đó. Doanh nghiệp tư nhân là động lực của nền kinh tế thị trường, thì hãy để cho họ làm điều đó. Chính phủ cần đưa ra những chính sách sáng suốt, và thực thi chúng một cách cứng rắn, thì Chính phủ hãy tập trung làm điều đó.

    Một lần nữa, quan điểm của tôi trong ứng xử thương mại với Trung Quốc hay bất cứ một nước nào khác là sự lành mạnh, thực dụng và can trường của chính nền kinh tế Việt Nam, chứ không phải đổ lỗi cho sự lấn lướt không biết giới hạn của người ngoài. Để làm được điều này một cách thực sự từ trong căn cốt, thì phải biết tôn trọng những giá trị của thị trường, những giá trị về sự công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giá trị mang tính kiến tạo văn minh của giới doanh nhân chứ không chỉ vinh danh họ như đối tượng để bóp nặn, và tiếp tục áp đặt những chi phí ngày càng cao lên giao dịch và hoạt động của họ. Cuối cùng, cần tự hỏi đã bao giờ chúng ta thực sự thấu hiểu giá trị đạo đức của sự cạnh tranh hay chưa?

    - Xin cảm ơn ông!
    Đinh Hương Bình (Thực hiện)
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tin hôm nay từ báo Thanh Niên :

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130518/phat-hien-gao-nhiem-chat-doc-hai-cadmi-o-trung-quoc.aspx

    Phát hiện gạo nhiễm chất độc hại cadmi ở Trung Quốc

    19/05/2013 06:40
    [​IMG]

    Gạo nhiễm cadmi là nỗi ám ảnh của người tiêu dùng Trung Quốc - Ảnh: Reuters (TNO) Chính quyền thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) cho biết gạo có chứa chất độc hại cadmium (còn gọi là cadmi theo tiếng Việt) đang được bán tràn lan tại thành phố này, ba tháng sau khi tờ Nanfang Daily cho rằng khoảng 10.000 tấn gạo cadmium được tuồn bán tại tỉnh Quảng Đông.

    Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Quảng Châu đã tiến hành kiểm tra 18 loại sản phẩm gạo trong ba tháng đầu năm 2013, phát hiện 8 trong số 18 loại gạo này có chứa một lượng lớn cadmi, theo Nhật báo Thượng Hải ngày 18.5.
    Tuy nhiên, chính quyền Quảng Châu lại từ chối công bố tên công ty nào bán gạo nhiễm cadmi, cũng như tổng số lượng gạo bẩn được phát hiện.
    Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Quảng Đông cho biết gạo nhiễm cadmi có nguy cơ gây ung thư cho người tiêu dùng, cadmi có thể ẩn náu trong cơ thể người đến 30 năm, gây ra bệnh Itai-itai làm đau khớp và xương nghiêm trọng, dẫn đến mềm xương và bệnh thận.
    Hoàn cầu Thời báo dẫn bài phóng sự điều tra trên báo Nanfang Daily ngày 27.2 cho biết có khoảng 10.000 tấn gạo nhiễm cadmi được tuồn ra bán ở khắp tỉnh Quảng Đông.
    Công ty Shenzhen hồi năm 2009 đã bán hơn 10.000 tấn gạo nhiễm cadmi vượt mức cho phép của chính phủ Trung Quốc là 0,2 mg/kg, theo báo Nanfang Daily.
    Tờ Nanfang Daily cho hay Công ty Shenzhen đã mua gạo bẩn nhiễm cadmi ở Hồ Nam, rồi bán tại thị trường tỉnh Quảng Đông, đạt doanh thu lớn.

    Theo Nanfang Daily, các công ty ở tỉnh Hồ Nam có thể mua giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với giá 5.000 nhân dân tệ (802,5 USD), và chính quyền tỉnh từ chối bình luận về thông tin này.
    Chen Tongbin, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết Trung Quốc có khoảng 5,36 triệu héc ta đất nông nghiệp bị ô nhiễm cadmi.
    Giáo sư thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Kinh ước tính khoảng 10% sản lượng gạo hằng năm của nước này, tương đương 20 triệu tấn, thu hoạch từ tỉnh Giang Tây và Hồ Nam, bị nhiễm cadmi vượt mức cho phép của Trung Quốc.

    Bệnh Itai-itai được đặt tên theo ngôi làng ở Nhật Bản, nơi có hàng loạt người bị ngộ độc cadmi, bị đau khớp và xương nghiêm trọng, dẫn đến mềm xương và bệnh thận.
    Căn bệnh này được phát hiện hồi năm 1992 do một nhà máy xả chất thải chứa cadmi xuống dòng sông ở làng Itai-itai.
    Phúc Duy

    Hầu như mỗi ngày đều phát hiện thêm hàng độc hại từ Trung Quốc !

    Xem thêm tại đây :

    http://f319.com/home/1595978
  4. bql1234

    bql1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Đã được thích:
    39
    giờ đây khi nói đến hàng trung quốc người ta không còn nói đến tính ưu việt là giá rẻ như lúc trước nữa, mà đồng nghĩa với hóa chất, độc hại ...
    tương lai có thể nhìn thấy làn sóng bài trừ hàng trung quốc...âm ỉ rồi đấy.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bên cạnh Cadmium, trong gạo Trung Quốc bán tại Mỹ còn có cả ... chì nữa !

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^

    http://195.188.87.10/vietnamese/world/2013/04/130411_us_rice_import_hamful.shtml
    Gạo nhập khẩu ở Mỹ bị nhiễm chì

    Lúa gạo được trồng trọt ở nhiều nơi trên thế giới


    Gạo nhập khẩu vào Mỹ nhằm phục vụ tiêu dùng được phát hiện là nhiễm chì ở mức độ cao hơn ngưỡng an toàn.
    Một số mẫu đưa đi xét nghiệm đã cho kết quả vượt mức nhiễm có thể chấp nhận (PTTI) mà Cơ quan Quản lý An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra.
    Bản phúc trình nêu tại Hội nghị Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ nêu vấn đề trên, trong lúc người ta đang đề cập tới việc gạo có chứa chất arsenic
    FDA nói với BBC rằng họ sẽ xem xét kết quả nghiên cứu này.
    Chì là chất gây hại cho nhiều cơ quan nội tạng và cho hệ thống thần kinh trung ương ở con người.
    Chất này đặc biệt gây hại cho trẻ nhỏ.
    Các nghiên cứu mới đây cho thấy trong lúa gạo có chất arsenic, khiến cho Cơ quan Quản lý An toàn Thực phẩm của Anh đã ra khuyến cáo tiêu dùng nói không nên cho trẻ nhỏ ở nhóm tuổi đang tập đi trở xuống dùng các sản phẩm thay thế sữa làm từ gạo.
    Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 7% tổng lượng gạo tiêu thụ, và nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu để xét nghiệm từ các lô hàng nhập từ Bhutan, Italy, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Israel, Cộng hòa Czech và Thái Lan - là các thị trường cung cấp 65% lượng gạo cho thị trường Mỹ.
    Gạo từ Trung Quốc và Đài Loan có mức nhiễm chì cao nhất, tuy người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói tất cả các mẫu được xét nghiệm đều có hàm lượng chì cao hơn PTTI.

  6. nghela9

    nghela9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    665
    thưởng cho những sinh viên Hoàng sa, Trường sa ngoan ngoãn
  7. warren

    warren Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    1.637
    Chủ đề đã bị khóa với lý do: Stop
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này