1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Thời cơ mới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kotex_siteen, 28/08/2010.

8840 người đang online, trong đó có 1202 thành viên. 15:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 730 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. kotex_siteen

    kotex_siteen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Tâm trạng: Vui vẻ
    Thời cơ mới


    Đăng ngày: 16:15 27-08-2010 Thư mục: Phân tích, dự đoán TTCK Việt Nam
    • Quan trọng



    Lực cầu luôn thể hiện sức mạnh tuyệt đối khi chỉ số VNIndex trong 3 phiên gần đây rơi về mốc 421 điểm, điều đó cho thấy sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư khi các cổ phiếu bị bán ra ở mức giá thấp, đặc biệt là các cổ phiếu bluechips. Điều khác biệt lớn nhất trong đợt phục hồi tăng điểm lần này dễ dàng nhận thấy các cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò chủ đạo. Những tín hiệu đảo chiều cảnh báo sẽ có đợt tăng giá trở lại của mã VCB xuất hiện hôm 13/08/2010 và gần đây nhất là CTG, bên cạnh đó còn có khá nhiều các “bluechips thế hệ cũ” cũng xuất hiện tín hiệu cảnh báo đảo chiều tăng giá trở lại. Chúng tôi cho rằng lực mua vào các phiên vừa qua là dòng tiền mới hoàn toàn đã tham gia vào thị trường, đây là tín hiệu rất tích cực, nó phản ảnh sự kỳ vọng mới đối với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Hàng loạt các cổ phiếu có tính chất đầu cơ tăng giá mạnh trong thời gian vừa qua đã giảm giá điểm rất lớn, đồng thời kéo theo tâm lý bi quan của các nhà đầu tư lướt sóng, điều đó cho thấy dòng tiền đang chờ đợi thời cơ mua vào lại chiếm ưu thế trên thị trường. Việc khối lượng giao dịch sụt giảm nhưng giá trị điểm số VNIndex vẫn tăng cho thấy áp lực bán tháo bằng mọi giá đã suy kiệt hoàn toàn, ngược lại một bộ phận nhỏ các nhà đầu tư mạo hiểm thực hiện “thử bắt đáy” đã tạo ra ưu thế tăng điểm nhẹ, xu thế “bắt đáy” này được chúng tôi dự đoán là sẽ mạnh lên vì thời điểm hiện tại đang tạo ra luồng tâm lý mốc 421 điểm chính là “vùng đất cứng” khó có khả năng xuyên thủng.

    [​IMG]

    Chỉ số VNIndex đang ở vùng giá nhạy cảm 430 điểm và xảy ra hiện tượng phân kỳ cảnh báo đảo chiều xu hướng giảm giá sẽ xảy ra (tức là tăng giá trở lại), bên cạnh đó chúng tôi còn thấy những tín hiệu tích cực khác từ sự khả quan của các chỉ báo kỹ thuật như Stochastic Oscillator, Momentum… đặc biệt là phiên cuối tuần đã tạo nên mẫu nến xác nhận sự đảo chiều “Bullish Engulfing”. Trong lúc này đã có thêm khá nhiều các dấu hiệu tích cực ủng hộ cho xu hướng hồi phục, như vậy sự chắc chắn của tín hiệu trước đó (hiện tượng phân kỳ giữa đường giá và chỉ báo kỹ thuật RSI cảnh báo sẽ xảy ra đảo chiều tăng giá trở lại) đang được khẳng định mạnh hơn, sự hồi phục cũng sẽ tỏ ra mạnh mẽ và rõ ràng hơn được chúng tôi dự báo là có thể xảy ra vào những ngày giao dịch trước kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh.

    Trịnh Phát
  2. kotex_siteen

    kotex_siteen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Khả năng sẽ vừa đạt tăng trưởng GDP, vừa kiềm chế lạm phátThứ bảy, 28/8/2010, 09:08 GMT+7Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng thấp, có khả năng cả năm sẽ đạt được mục tiêu “kép”: vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, vừa đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát.

    * Chuyện trò trực tiếp cùng giới đầu tư


    Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,23% so với tháng 7. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp, giá tiêu dùng tăng ở mức thấp. Sau 8 tháng (tức là tháng 8/2010 so với tháng 12/2009), CPI chỉ tăng 5,08%. Nếu tính bình quân 8 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước, giá cả hàng hóa đã tăng 8,61%. Như vậy, lạm phát - vấn đề nóng nhất từ cuối năm ngoái đến tháng 3 năm nay - đã được coi là hạ nhiệt.

    Thông thường, những tháng cuối năm, giá cả thường tăng cao hơn, nhưng nếu CPI từ nay tới cuối năm chỉ tăng ở mức 0,7%/tháng, thì tốc độ tăng giá cả năm sẽ không vượt quá 8%. Nếu vậy, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu “kép”: vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, vừa đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát.

    Lạm phát được kiềm chế do nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố rất quan trọng là giá lương thực đã giảm 5 tháng liên tiếp (từ tháng 3 đến tháng 7), với mức giảm tổng cộng lên tới 5,77% và tính chung 8 tháng chỉ tăng 1,96% - chưa bằng một nửa tốc độ tăng chung.

    Nhiều khả năng giá lương thực sẽ tăng lên trong những tháng tới theo sự tăng lên của mặt bằng giá lương thực thế giới do tác động của thiên tai, nhưng cân đối lương thực của Việt Nam trong năm nay được cải thiện hơn năm trước, đủ để đưa lượng gạo xuất khẩu lên 6,5 triệu tấn, thậm chí 7 triệu tấn để tranh thủ giá lương thực thế giới tăng, mà không sợ gây sốt giá gạo.

    Trong khi đó, chính sách tam nông, cùng với việc giúp ổn định trong nước để ứng phó với bất ổn ở bên ngoài, sẽ góp phần bảo đảm an ninh lương thực, tăng xuất khẩu, tăng tiêu thụ trong nước, thu hút trở lại số lao động bị mất việc, góp phần kiềm chế lạm phát…

    Một yếu tố khác giúp kiềm chế lạm phát là chính sách tiền tệ. Với việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận, tốc độ tăng dư nợ tín dụng thấp so với dự kiến cả năm, trong đó dư nợ tín dụng bằng VND tăng rất thấp.

    Ngoài ra, còn có yếu tố từ bên ngoài. Khi tăng trưởng kinh tế thế giới chưa phục hồi, đầu tư và tiêu dùng, vốn bị “co lại” trong thời kỳ khủng hoảng, chưa được mở rộng trở lại, thậm chí một số nền kinh tế lớn có dấu hiệu giảm phát, thiểu phát…

    Đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, thì kiềm chế được lạm phát là một thành công, bởi lạm phát là một “đỉnh” quan trọng của “tứ giác mục tiêu” (tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô có thể yên tâm hơn, mạnh dạn hơn trong việc điều hành, như nới lỏng hơn chính sách tiền tệ - tín dụng, thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ…

    Đối với các nhà đầu tư, nhất là đầu tư chứng khoán, lạm phát được kiềm chế sẽ tác động đến nhiều mặt. Tiền tệ - tín dụng không bị thắt chặt, mà sẽ được nới lỏng hơn, dẫn đến lãi suất cho vay nói chung sẽ giảm, nên lãi suất vay đầu tư chứng khoán cũng sẽ giảm. Lãi suất huy động giảm, nhiều khoản tiền gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ được rút ra để chuyển sang kênh chứng khoán.

    Đối với người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập bằng tiền cố định, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, lạm phát còn quan trọng và thiết thực hơn nữa, bởi nó tác động trực tiếp đến mức sống thực tế hàng ngày, hàng tháng của họ.

    Mặc dù lạm phát đã được kiềm chế trong 8 tháng, nhưng để đạt được mục tiêu cả năm và ứng phó với các yếu tố có thể làm tăng giá trong các tháng còn lại, chúng ta không thể chủ quan, thỏa mãn. Mùa mưa bão đã bắt đầu, rồi dịch bệnh có thể phức tạp khó lường. Giá lương thực thế giới tăng và giá trong nước sẽ tăng theo. Tỷ giá tăng thì giá nhập khẩu tăng sẽ “khuếch đại” giá trong nước. Nhu cầu đầu tư, tiêu dùng cuối năm thường tăng cao hơn. Chính sách tiền tệ - tín dụng sẽ được nới lỏng, thậm chí có mức “tăng bù” cho mức còn thấp ở đầu năm… Hơn nữa, năm 2010, nếu GDP tăng 6,5% mà lạm phát có được kiềm chế ở mức 8% thì lạm phát cũng vẫn là mức cao.(Nguồn: Đầu tư)

  3. Macho

    Macho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    94
    Doanh thu, lợi nhuận của các công ty niêm yết tăng khá [​IMG][​IMG] Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước và Hãng thông tin quốc tế Dun&Bradstreet (D&B) vừa công bố kết quả xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp (DN) niêm yết năm 2010.

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đây là lần thứ thứ 4, CIC công bố kết quả xếp hạng này. Theo đó, 20 DN tiêu biểu nhất được lựa chọn, trong đó có 10 DN trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và 10 DN trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Phạm Quang Lợi, Giám đốc CIC cho biết, những tiêu chí cơ bản để lựa chọn những DN tiêu biểu, gồm DN được xếp hạng tối ưu (AAA) 3 năm liên tiếp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng tốt, nhóm DN có thu nhập ròng trên một cổ phiếu (EPS) cao, nhóm DN có tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cao và nhóm DN có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Năm 2010, CIC đưa ra kết quả phân tích, xếp hạng 539 DN niêm yết trên cơ sở Báo cáo tài chính năm 2009 (CIC và D&B không xếp hạng các tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo báo cáo xếp hạng năm 2010, số lượng DN hạng ưu tăng 46%, hạng khá tốt tăng 50,2%, hạng trung bình tăng 66,7%. Cụ thể, tại HOSE, có tới 82 trên 240 DN xếp hạng AAA (chiếm 34,2%), tại HNX có 83 trên 299 DN xếp hạng AAA (chiếm 27,8%).[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo đánh giá của CIC và D&B, nhìn chung, các tiêu chí tài chính của các DN niêm yết năm nay khá khả quan, doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng khá mạnh.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Các chỉ số thanh khoản khá cao cho thấy, khả năng thanh toán được cải thiện, tài sản ngắn hạn của DN có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt cũng khá tốt...[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo CIC, các DN được xếp hạng khá, tốt từ BB đến AA chiếm 66,6% (năm 2009 là 66,2%). Tỷ trọng các DN xếp hạng trung bình cũng có chiều hướng tăng từ 9 DN năm 2009 lên 15 DN năm nay.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong số 539 DN được xếp hạng, có 149 DN tăng hạng so với năm 2009, trong đó 73 DN ở sàn HOSE và 76 DN ở sàn HNX. So với năm 2009, có 124 DN giảm hạng, trong đó có 53 DN ở sàn HOSE và 71 DN ở sàn HNX.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngoài những thông tin xếp hạng đối với từng DN niêm yết, CIC và D&B cũng đưa ra đánh giá, kết quả xếp hạng theo ngành.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Kết quả xếp hạng theo ngành cho thấy, nhóm ngành công nghiệp cao su, giấy có số lượng DN được xếp hạng AAA chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 62,1%; xếp hạng từ AA đến BBB chiếm 37,9% trong số 29 DN.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tiếp theo là nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng với số DN xếp hạng AAA chiếm 50% trong tổng số 42 DN, xếp hạng từ AA đến BBB chiếm 50% còn lại.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Xếp ở vị trí cuối cùng là ngành công nghiệp chế tạo với số DN được xếp hạng AAA chỉ chiếm 11,5%, xếp hạng từ AA đến BBB chiếm 80,8% trong tổng số 26 DN.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam nhận xét, việc công bố bảng xếp hạng DN đã đáp ứng được một trong những vấn đề quan trọng nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay là cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và có tính hệ thống về các DN niêm yết.[/FONT]

  4. Macho

    Macho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    94
    Tính đến tháng 8, đã có khoảng 10,79 tỷ USD vốn đăng ký mới đổ vào Việt Nam, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2009.


    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]“Nếu nhìn trên lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới trong 8 tháng đầu năm, dường như giai đoạn khó khăn đã không còn ảnh hưởng”, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Tứ phát biểu trong buổi họp giao ban sản suất tại Bộ chủ quản, ngày 26/8.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif][/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Con số hơn 11 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới trên địa bàn Thủ đô là một kỷ lục mới. Góp vào “thành tích” chung cả nước, tính đến tháng 8 đã có hơn 59 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký là 370 nghìn tỷ đồng, bằng 102% về số doanh nghiệp và tăng 28% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif][/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sự nhìn nhận Việt Nam như một cơ hội kinh doanh ở giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới cũng có ở nhiều nhà đầu tư quốc tế, khi dòng vốn FDI vào Việt Nam đang tăng trưởng trở lại sau khi giảm mạnh trong 2009. Tính đến tháng 8, đã có khoảng 10,79 tỷ USD vốn đăng ký mới đổ vào Việt Nam, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2009.[/FONT]
  5. hungfinel

    hungfinel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Đã được thích:
    2
    Thế này có chết dân ko: hơn 500 mặt hàng "đòi" tăng giá.

    (Tin24h) - Những ngày này, các bà nội trợ là khổ nhất vì gas được điều chỉnh tăng từ 8.000 - 10.000 đồng/bình 12 kg, giá thực phẩm, rau củ, thịt, cá tại nhiều chợ cũng đang tăng chóng mặt.
    window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Ngay khi tỷ giá USD được điểu chỉnh tăng 2%, không chỉ hàng nhập khẩu, mà ngay cả hàng tiêu dùng sản xuất trong nước cũng “té nước theo mưa”.
    Ngất ngưởng giá chợ
    Phản ứng bất lợi đầu tiên đối với thị trường tiêu dùng là giá cả ở chợ đã quá “nhạy cảm” với tỷ giá VND/USD. Những ngày này, các bà nội trợ là khổ nhất. Gas vừa được các công ty điều chỉnh tăng từ 8.000 -10.000 đồng/bình 12 kg. Đại lý gas Bình Minh (Q.Tân Phú, TP HCM) đã điều chỉnh giá bán gas bình 12kg từ 289.000 đồng lên 298.000 đồng/bình. Vì “Giá gas nhập khẩu tăng, giá xăng tăng, chi phí đi lại cũng tăng, và các đơn vị cung cấp gas đã điều chỉnh tăng nên đại lý phải theo”.
    Giá thực phẩm, rau củ, thịt, cá tại nhiều chợ ở TP HCM đang tăng chóng mặt. Ngày 24 và 25/8, tại chợ phường 18 (đường Nguyễn Sơn, Tân Phú), giá cá lóc nuôi từ 55.000 đồng/kg đã vọt lên 65.000 đồng/kg; thịt gà ta từ 80.000 đồng/kg đã lên 90.000 đồng/kg, tăng 12%. Thịt bò thăn từ 135.000 đồng/kg leo lên 140.000 đồng/kg. Các loại rau củ cũng tăng từ 1.000 đồng đến gần 10.000 đồng/kg tùy loại. Những chợ bán lẻ khác như chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình), Chợ Thủ Đức (Thủ Đức), chợ Cư xá 26 (Gò Vấp), tình hình giá rau, củ quả thực phẩm cũng diễn ra tương tự. Theo Ban quản lý chợ Vườn Chuối, Q.3, giá các loại rau, củ tăng khoảng 10%, thịt cá từ 7-13% được điều chỉnh từ cuối tuần trước (ngày 22/8).
    [​IMG]
    Các loại thực phẩm thiết yếu đồng loạt tăng giá. (Ảnh minh họa).
    Ngày 28/5, nhiều siêu thị tại TP HCM rục rịch tăng giá. Bà Dương Quỳnh Trang, Giám đốc truyền thông big C, cho biết đơn vị này sẽ phải tăng giá các loại thực phẩm đóng hộp (khoảng 10%), vì nhà cung cấp đã gửi thông báo tăng giá. Sài Gòn Co.op cũng sẽ tăng giá từ 3 - 12% các hàng tiêu dùng, hóa mỹ phẩm, nhựa, giấy, bánh kẹo… Maximark đã có danh sách tăng giá khoảng 500 mặt hàng tiêu dùng, với mức tăng từ 3 - 10%.
    Hàng loạt mặt hàng đòi tăng giá
    Thị trường tiêu dùng tháng 8 đã chứng kiến hai lần điều chỉnh giá sắt thép, nhưng mới đây, khi tỷ giá USD được điều chỉnh, giá thép xây dựng tăng ngay 300.000 đồng/tấn. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch tập đoàn thép Tiến Lên giải thích hầu hết DN sản xuất thép đều điều chỉnh giá tăng lên, nên tập đoàn này cũng phải “đi cùng xu hướng”. Sự điều chỉnh này còn thấp, khiến các DN thép bị lỗ khoảng 800.000 đồng/tấn. Vì phôi thép tăng đến 100 USD/tấn mà tỉ giá USD lại quá cao so với VND lúc này. “
    Tôi nghĩ, trong thời gian tới, giá thép sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng, thậm chí còn tăng mạnh, vì nhu cầu xây dựng cuối năm sẽ tăng, các khoản giải ngân cho công trình xây dựng cũng nhiều hơn so với thời điểm này”, ông Hà nói.
    Việc điều chỉnh giá bán tăng lên cũng “ứng” với các mặt hàng điện, điện tử như nồi điện, tủ lạnh, ti vi... Theo siêu thị điện máy Chợ Lớn, giá các mặt hàng điện gia dụng đã tăng 3%, điện lạnh tăng 4%. Còn ti vi LCD loại “xịn” tăng chóng mặt, với mức giá tăng tối đa có cái lên đến 7 triệu đồng. Các công ty kinh doanh vi tính cũng lập tức điều chỉnh giá bán máy tính xách tay, các mặt hàng điện tử.
    Tại công ty máy tính Phong Vũ, giá các loại máy tính xách tay của hãng Sony, Toshiba, IBM-Lenovo đều tăng từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/chiếc. Như máy tính Sony Vaio VPCF115FG, trước ngày 18/8 có giá 27.254.000 đồng/chiếc thì nay đã lên hơn 28.500.000 đồng/chiếc. Đại diện phòng kinh doanh công ty này cho biết, họ điều chỉnh giá bán theo sự điều chỉnh của giá USD, bởi các sản phẩm ngoại nhập được tính theo giá USD. Theo công ty này, sự điều chỉnh giá vẫn chưa dừng lại.
    Tỷ giá đã bị vu oan
    TS Nguyễn Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, cho rằng thực chất việc điều chỉnh tỷ giá và giá các mặt hàng thi nhau tăng là hai hiện tượng tách rời. Nếu không có việc điều chỉnh tỷ giá USD, thì giá các mặt hàng tiêu dùng vẫn tăng, và “người ta sẽ kiếm lý do khác để đổ tội”. Thông thường, giá các mặt hàng trong quý IV sẽ tăng, nên CPI quý 4 sẽ không thể giống như CPI các quý khác trong năm. Tuy nhiên, việc giá các mặt hàng đợt này tăng có vẻ quá sớm so với thực tế những năm trước.
  6. 055-C-130669

    055-C-130669 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/08/2010
    Đã được thích:
    0
    cuc cu muc muccccccccccccccccc=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  7. kotex_siteen

    kotex_siteen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    0
    :)>-
  8. 055-C-130669

    055-C-130669 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/08/2010
    Đã được thích:
    0
    =D>=D>=D>=D>
  9. ManKieu

    ManKieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/08/2010
    Đã được thích:
    0

    [r32)][r2)] tên nick hay quá. H không còn bông bạch tuyết nữa rồi hix hix
  10. ngochoavcu

    ngochoavcu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    1
    Đọc kỹ lý thuyết đi bác và xem lại chart :D

Chia sẻ trang này