Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

479 người đang online, trong đó có 191 thành viên. 01:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 73021 lượt đọc và 666 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    PC1: Công ty xây lắp điện PCC1
    1. Mảng xây lắp và sản xuất công nghiệp (xây lắp điện PCC1 là nhà thầu hàng đầu VN)
    - Lượng hợp đồng chuyển tiếp sang 2020 nhiều
    - Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công giảm tác động covid 19 lên GDP để có số liệu tăng trưởng đẹp trước đại hội nên lĩnh vực xây lắp này sẽ hưởng lợi
    - Đất nước đang thiếu điện, điện Mặt Trời đang thiếu truyền tải, điện gió đang chạy đua để có giá điện tốt do đó PC1 sẽ hưởng lợi
    - Cả nước đang chạy đua làm điện gió. PC1 có đủ năng lực để thi công cột gió, mới đầu tư thêm một số cẩu chuyên dụng để thi công. PC1 sẽ có lợi thế hợp đồng xây lắp
    - Bộ Chính trị mới ban hành chiến lược về an ninh năng lượng khuyến khích phát triển nguồn năng lượng nên PC1 sẽ có nhiều dư địa mảng xây lắp.
    2. Mảng phát điện
    *Thủy điện: Có 114mW đang phát điện. Tháng 1/2020 có 30mW đưa vào vận hành, Q3/2020 có 24mW nữa vận hành. Lưu ý: suất đầu tư 1mW thủy điện hiện nay khoảng 35tỷ. Do PC1 nhiều mảng tự thi công nên tiết kiệm đc do đó xuất đầu tư rất thấp đặc biệt đối với 114mW đã hoạt động trước đó (các Cụ tự tìm hiểu) nên lợi thế rất lớn đối với sản xuất thủy điện. Nhược điểm: Năm 2020 ko có lợi thế về nước do một số nơi mưa ko nhiều. Về lâu dài lượng nước OK và các năm sau PC1 vẫn có kế hoạch đưa một số nhà máy tiếp theo vào hoạt động sẽ đem lại hiệu quả lâu dài vớ dòng tiền mạnh mẽ cho PC1.
    *Điện Mặt Trời
    Pc1 có kế hoạch nhưng thiếu kiên quyết xử lý thủ tục đầu tư nên tiên lượng ko xây đc nhà máy vào trước tháng 6/2019 để hưởng lợi giá điện cao. PC1 đã nhận thấy và quyết định tạm dừng chờ cơ chế rõ ràng. Đây là điểm trừ song cũng là điểm tôi thấy lãnh đạo PC1 biết người biết ta.
    *Điện gió
    Đang đầu tư khoảng 148mW với 3 nhà máy. Do phải đưa vào trước tháng 12/2021 mới được giá bán cao rút kinh nghiệm vụ điện mặt trời vướng thủ tục nên bị chậm. PC1 mua lại công ty điện gió đã xong phần thủ tục để tập trung thi công đáp ứng thời gian trước mốc quy định. Khi nhà máy vào hoạt động thì năm 2022 PC1 sẽ có thêm lợi nhuận tốt.
    3. Mảng BĐS
    Với kinh nghiệm triển khai mấy năm nay thì mảng này đưa lại lợi nhuận tốt cho PC1. Năm 2019 LN thấp do mảng này ít đóng góp, năm 2020 bán dự án Thanh xuân đưa vào hạch toán nên LN sẽ OK. Pc1 có tầm nhìn dài hạn quỹ đất còn khá nhiều nên mảng này rất yên tâm với KH triển khai lần lượt có gối đầu để tối ưu sử dụng nguồn vốn
    ThaoNguyenNguyen, Dumbothienquyen thích bài này.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam
    Thứ Ba, 18/2/2020 17:31
    (BĐT) - Bộ Chính trị vừa ký và ban hành Nghị quyết (NQ) về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nhấn mạnh tới việc bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, thu hút tư nhân tham gia vào phát triển ngành năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành năng lượng…
    [​IMG]
    Sau 15 năm thực hiện Kết luận số 26-KL/TW, ngày 24.10.2003 của Bộ Chính trị khoá IX về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam và 10 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25.10.2007 của Bộ Chính trị khoá X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực; bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu cụ thể đề ra.

    Tuy vậy, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc phát triển năng lượng của Việt Nam trong những năm tới yêu cầu có tư duy mới.

    Với Nghị quyết về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu tổng quát sẽ Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

    Nghị quyết cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể về năng lượng sơ cấp, tổng công suất của các nguồn điện, tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo, xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối, mức độ đáp ứng của các cơ sở lọc dầu, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng, mức giảm phát thải nhà kính…
    Để thực hiện các mục tiêu trên, Nghị quyết cũng đã đưa ra 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cho định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm:
    Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững.
    Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả.
    Phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng.
    Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hoá phát triển năng lượng.
    Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng.
    Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài.
    Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
    Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển ngành năng lượng.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẨU LẮP DỰNG TURBINES ĐIỆN GIÓ
    19/11/2019
    Khẳng định vị thế dẫn đầu Việt Nam trong việc thực hiện tổng thầu các công trình lưới điện và là đối tác chuyên nghiệp của các Nhà cung cấp Thiết bị điện gió thực hiện thi công xây dựng và lắp đặt trụ điện gió tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Công ty Cổ phần xây lắp điện I – PCC1 đang tiến hành đầu tư hệ thống cẩu chuyên dụng để thi công lắp dựng Turbines điện gió.

    [​IMG]

    Hệ thống cẩu bao gồm Cẩu siêu tải mới 800 tấn với lợi thế chiều cao lắp lên đến 180m, và hệ thống các cẩu, xe và thiết bị hỗ trợ phù hợp với biện pháp thi công lắp đặt các Turbine điện gió trên biển và trên bờ đến trên 5 MW, toàn bộ thiết bị sẽ được Nhà cung cấp bàn giao vào đầu quý 2 năm 2020.

    Đồng thời với tiến độ đầu tư thiết bị, PCC1 đang thực hiện đào tạo nhân sự vận hành, lắp đặt, quản lý an toàn, quản lý Thiết bị.

    Một số hình ảnh làm việc với Nhà cung cấp của PCC1.

    [​IMG]

    Làm việc với các chuyên gia điện gió

    [​IMG]

    Khảo sát quá trình thi công và tham gia thực nghiệm thi công

    [​IMG]

    Tham gia các khóa đào tạo vận hành và lắp dựng

    Xác định đầu tư công nghệ – nền tảng vững chắc cho sự phát triển, PCC1 luôn tiên phong, không ngừng nghiên cứu, đầu tư và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phục vụ quản lý điều hành và thi công nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tính chuyên nghiệp và An toàn vệ sinh lao động.
    138nam đã loan bài này
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    PCC1 ký hợp đồng EPC trị giá 12,5 triệu USD- Dự án Điện gió Trà Vinh
    29/11/2019
    Ngày 08/11/2019 vừa qua, Công ty CP Xây lắp điện I (PCC1) đã chính thức ký hợp đồng gói thầu EPC- Thiết kế, cung cấp hàng hoá và xây lắp đường dây và TBA Dự án Nhà máy điện gió Trà Vinh tại ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với tổng giá trị hợp đồng trên 12,5 triệu USD.
    Quy mô công trình gồm 1 TBA 110kV và toàn bộ tuyến ĐZ 110kV trên không, tuyến cáp ngầm 22kV kết nối từ các turbine gió đến TBA 110kV.

    Gói thầu thuộc Dự án nhà máy điện gió Trà Vinh do Công ty TNHH một thành viên điện gió Trà Vinh 1 làm Chủ đầu tư, nhà thầu Vestas Đan Mạch làm tổng thầu.


    Nhà máy điện gió Trà Vinh được xây dựng trên diện tích khoảng 1.200 ha mặt nước và trên đất liền, với 12 Turbine gió, công suất 48 MW, lượng điện năng cung cấp hơn 180 triệu KW/giờ. Tổng nguồn vốn đầu tư của dự án trên 2.400 tỷ đồng (tương đương 120 triệu USD). Dự kiến, Nhà máy điện gió Trà Vinh xây dựng hoàn thành cuối quý 4 năm 2020.

    [​IMG]

    Giai đoạn 2 của dự án với công suất 96 MW, sản lượng hơn 332.438 MWh/năm, tổng diện tích mặt nước 2.445 ha và 2,5 ha diện tích mặt đất xây dựng nhà điều hành của dự án, tổng nguồn vốn đầu tư là hơn 4.952 tỷ đồng (tương đương hơn 247,6 triệu USD) sẽ được tiếp tục triển khai khi đủ điều kiện.

    Dự án nhà máy điện gió Trà Vinh là dự án phát triển nguồn năng lượng sạch được xây dựng nhằm phát triển điện gió tỉnh Trà Vinh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

    Với bề dày kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án trọng điểm, và sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị áp dụng công nghệ hiện đại, đại diện chủ đầu tư, tổng thầu Vestas đánh giá cao năng lực của PCC1 trong việc thực hiện các dự án truyền tải điện Quốc gia quan trọng và tin tưởng PCC1 sẽ hoàn thành tốt kế hoạch triển khai thi công đã đặt ra của Chủ đầu tư.

    Xác định xây lắp công trình truyền tải điện là lĩnh vực cốt lõi, PCC1 vững vàng khẳng định năng lực dẫn đầu Việt Nam trong thi công các công trình truyền tải điện, đặc biệt là các dự án tổng thầu EPC, PC và các dự án có tính đặc thù cao.
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    Thêm hai dự án điện gió tại Quảng Trị về tay Xây lắp điện 1
    Thanh Thủy - 10:25 15/02/2020
    Sau thương vụ M&A Công ty Điện gió Liên Lập với giá hơn 195 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 (PCC1, mã PC1) tiếp tục bỏ vốn đầu tư vào hai doanh nghiệp điện gió khác, cũng đều đang sở hữu các dự án tại Quảng Trị.
    [​IMG]
    Chưa đầy nửa năm, PCC1 đã thâu tóm 3 dự án điện gió tại Quảng Trị.
    Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 (PCC1, mã PC1) vừa quyết định đầu tư thêm vào các dự án điện gió thông qua mua lại tới 96% cổ phần hai công ty, gồm Công ty Cổ phần Điện gió Phong Nguyên và Công ty Cổ phần Điện gió Phong Huy.

    Cụ thể, PCC1 sẽ mua 4,8 triệu cổ phần mỗi công ty, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 96%. PCC1 dự kiến thực hiện thương vụ trên vào quý I/2020.

    Hai doanh nghiệp trên đều đang sở hữu dự án nhà máy điện gió tại Quảng Trị. Chưa rõ giá trị chuyển nhượng trong thương vụ này. Trong quý IV/2019, PCC1 cũng đã mua lại 4,99 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Điện gió Liên Lập, chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Liên Lập (Quảng Trị) với giá 195 tỷ đồng, tương đương giá mua bình quân mỗi cổ phần hơn 39.000 đồng.

    Như vậy, đây là dự án điện gió thứ ba tại Quảng Trị được PCC1 mua lại thông qua các thương vụ M&A. Cả hai doanh nghiệp này đều thành lập vào tháng 8/2019 với trụ sở được đặt tại Đà Nẵng và vốn điều lệ ban đầu đều là 330 tỷ đồng. Sau khi thành lập 3 tháng, hai công ty đồng loạt giảm vốn về còn 50 tỷ đồng từ tháng 11/2019. Cơ cấu cổ đông của hai doanh nghiệp điện gió này cũng có sự tương đồng. Trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Liệu sở hữu tới 99% vốn ở cả hai công ty. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Thủy điện ĐaKrông và 1 cá nhân sở hữu mỗi bên 0,5% vốn. Sau khi thành lập 3 tháng, hai công ty đồng loạt giảm vốn về còn 50 tỷ đồng từ tháng 11/2019.

    Bên cạnh số tiền ban đầu mua lại công ty, PCC1 còn cần thu xếp nguồn vốn không nhỏ để thực hiện các dự án. Quy mô tổng mức đầu tư của hai dự án này đều hơn 1.600 tỷ đồng. Nhà máy điện gió Phong Huy được xây dựng tại các xã Tân Thành và Hướng Tân (huyện Hướng Hóa), có công suất 48MW. Cũng cùng mức công suất trên, Nhà máy điện gió Phong Nguyên do Công ty Cổ phần Điện gió Phong Nguyên làm chủ đầu tư được xây dựng tại các xã Tân Thành, Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa).
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    Năm 2020, PCC1 đặt mục tiêu doanh thu đạt 7.222 tỷ đồng, tăng 23,6% trong khi lợi nhuận sau thuế ước tăng 33,6% so với năm trước, đạt 501 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Tăng trưởng chậm lại

    CTCP Xây lắp Điện I (PCC1 – mã PC1) tiền thân là Công ty Xây lắp Đường dây và Trạm được thành lập từ năm 1963. Công ty thực hiện cổ phần hóa vào năm 2005 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Sau nhiều lần phát hành cổ phần huy động vốn thực hiện các dự án và chia trả cổ tức, cổ phiếu thưởng, PCC1 đã nâng vốn điều lệ lên mức 1.593 tỷ đồng.

    Hoạt động kinh doanh cốt lõi của PCC1 xoay quanh 4 mảng chính: xây dựng điện (xây lắp), sản xuất cột thép, bất động sảnnăng lượng (thủy điện). Tính đến hết năm 2019, tổng tài sản của doanh nghiệp xây lắp này vào khoảng 8.314 tỷ đồng trong đó tài sản cố định chiếm 29%, phải thu ngắn hạn chiếm 22%, hàng tồn kho chiếm 17% và chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm 14%...

    [​IMG]

    Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất

    Mới đây, PCC1 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 đầy tham vọng sau một năm 2019 không mấy khả quan. Theo đó, công ty đặt mục tiêu đạt 8.248 tỷ đồng sản lượng xây lắp, tăng gần 5% so với 2019. Doanh thu dự kiến đạt 7.222 tỷ đồng, tăng 23,6% trong khi lợi nhuận sau thuế ước tăng 33,6% so với năm 2019, đạt 501 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Nguồn: PCC1

    Đáng chú ý, trong năm 2019 vừa qua, PCC1 lại ghi nhận doanh thu tăng trưởng chậm lại xuống mức 14,9% so với năm trước, đạt 5.842 tỷ đồng. Kết quả này khiến công ty chỉ thực hiện được 96,7% kế hoạch năm. Biên lãi gộp cũng giảm mạnh từ 17% năm 2018 xuống mức 14% năm 2019. Lợi nhuận sau thuế thậm chí sụt giảm đến 23,7% xuống còn gần 375 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 356 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất
    Xây lắp điện vẫn chiếm tỷ trọng lớn

    Mặc dù không còn tăng trưởng mạnh như năm trước đó tuy nhiên PCC1 lại ghi nhận sự phục hồi tích cực từ mảng xây lắp trong năm 2019, vốn là lĩnh vực thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu.

    Năm 2019, sản lượng và doanh thu xây lắp điện đều tăng tăng mạnh lần lượt 77% và 73% so với năm trước. Dù vậy, biên lợi nhuận gộp của mảng này lại giảm từ 9,9% xuống 8,8% do quý IV/2019 doanh thu mua sắm thiết bị tăng mạnh so với cùng kỳ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu các hợp đồng EPC. Ngoài ra, khó khăn chung của ngành điện về mặt đơn giá và công tác giải phóng mặt bằng cũng ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của mảng này.

    [​IMG]
    Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất
    Bước sang năm 2020, mảng xây lắp dự kiến sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu với 47% (thấp hơn con số 51% năm 2019) tương ứng ở mức 3.410 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm trước. Tổng giá trị các hợp đồng xây lắp ký mới với khách hàng năm 2020 dự kiến là 3.712 tỷ đồng, tăng 26% và chưa bao gồm 1.200 tỷ đồng hợp đồng mà PCC1 sẽ là tổng thầu EPC dự án điện giá do công ty con là chủ đầu tư.

    Theo đánh giá của CTCK BSC, mảng xây lắp điện vẫn là lĩnh vực hấp dẫn trong ngắn hạn và trung hạn do EVN sẽ tiếp tục phải đẩy nhanh tiến độ của các dự án xây dựng truyền tải điện lớn đặc biệt ở tuyến Trung – Nam để giải tỏa công suất cho các dự án điện mặt trời và điện gió tại khu vực này.

    Bên cạnh đó, khối lượng đường dây, trạm biến áp cần xây dựng theo quy hoạch điện VII sửa đổi trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ lớn hơn giai đoạn 2016 – 2020. Ngoài ra, chính sách ưu đãi cho điện mặt trời và điện gió vẫn tiếp tục kéo dài đến 2021.

    Dù vậy, PCC1 vẫn phải đối mặt với rủi ro từ áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp điện khiến biên lợi nhuận của mảng xây lắp giảm. Đây là rủi ro nếu xảy ra sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận của công ty.

    Thủy điện gặp khó, đẩy mạnh đầu tư điện gió

    Trong bối cảnh, biên lợi nhuận mảng xây lắp điện đang bị thu hẹp và mảng bất động sản sụt giảm mạnh, PCC1 phải tìm kiếm động lực tăng trưởng từ lĩnh vực đầu tư năng lượng cụ thể là thủy điện và điện gió.

    Mới đây, công ty đã thông qua việc mua 4,8 triệu cổ phần CTCP Điện gió Phong Nguyên (96% vốn điều lệ) và 4,8 triệu cổ phiếu CTCP Điện gió Phong Huy (96% vốn điều lệ) với mệnh giá đều là 10.000 đồng/cổ phần. Thời gian thực hiện dự kiến ngay trong quý I/2020.

    Được biết, Nhà máy Điện gió Phong Nguyên và Phong Huy được xây dựng tại các xã Tân Thành, Hướng Phùng, tỉnh Quảng Trị, cùng có công suất 48MW và tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng. Đây là các công ty thuộc sở hữu của CTCP Thủy điện Đakrông.

    Trước đó, PCC1 cũng đã mua lại CTCP điện gió Liên Lập, công ty sở hữu giấy phép phát triển dự án điện gió Liên Lập với công suất 48 MW. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng1700 tỷ, tương đương với khoảng 35 tỷ / MW, cao hơn so với suất đầu tư khoảng 30 – 33 tỷ / MW của một số dự án gần đây mới được chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án dự kiến sẽ được hoàn thành vào trước quý IV/2021.

    [​IMG]
    Việc đẩy mạnh đầu tư điện gió diễn ra khi mảng thủy điện của PCC1 đang gặp phải những khó khăn nhất định. Cuối năm 2019, các nhà máy thủy điện bị ảnh hưởng do lưu lượng nước giảm dẫn đến sản lượng điện giảm khiến doanh thu mảng này cũng theo đó sụt giảm nhẹ so với năm trước, đạt 550 tỷ đồng.

    Theo đánh giá của BSC, lượng nước về các thủy điện không đảm bảo làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của PCC1 trong năm 2020. Tuy nhiên kết quả định giá mảng năng lượng dựa trên việc chiết khấu dòng tiền với thời gian giả định là 40 năm, do vậy rủi ro này trong năm 2019 và 2020 là không lớn đối với PCC1
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    Quy định mới về giá điện gió
    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
    Trong đó, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg có sửa đổi quy định về giá điện đối với dự án điện gió nối lưới. Bên mua có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận như sau:

    Đối với các dự án điện gió trong đất liền, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 8,5 Uscents/kWh, tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ được tính theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 30/8/2018 là 22.683 đồng/USD). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

    Đối với các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,8 Uscents/kWh, tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ được tính theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 30/8/2018 là 22.683 đồng/USD). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

    Chi phí mua điện từ các dự án điện gió được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
    Giá mua điện ở trên được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

    Các dự án điện gió đã vận hành phát điện trước thời điểm ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg được áp dụng mức giá mua điện này kể từ ngày 1/11/2018 cho thời gian còn lại của Hợp đồng mua bán điện đã ký.

    Ngoài ra, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg cũng sửa đổi về điều kiện khởi công xây dựng công trình điện gió. Chủ đầu tư chỉ được phép khởi công khi đáp ứng các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng, có hợp đồng mua bán điện đã ký với Bên mua điện, có Thỏa thuận đấu nối với Đơn vị phân phối hoặc Đơn vị truyền tải điện và có báo cáo số liệu đo gió trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 12 tháng.
    Chi tiết Quyết định có file đính kèm.
    Quyetdinh39CP2018.pdf
  9. gesovt

    gesovt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/01/2020
    Đã được thích:
    329
    Ngành hưởng lợi nhiều nhất khi ký Hiệp định EVFTA là ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ. Hai công ty lớn nhất trong ngành gỗ là VIF và GVR
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    CTCP Xây lắp điện 1 (PC1): Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Trịnh Văn Tuấn đã mua 500.000 cổ phiếu qua phương thức giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận, từ ngày 2/10/2019 đến 30/10/2019. Sau giao dịch, ông Tuấn nắm giữ 28,6 triệu cổ phiếu, tương đương 17,8% vốn.
    Membermui thích bài này.

Chia sẻ trang này