Sờ Là Sướng !!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 20/02/2021.

6024 người đang online, trong đó có 819 thành viên. 20:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32839 lượt đọc và 216 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.294
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.294
    “Ngọt” như cổ phiếu mía đường
    24-02-2021 - 07:33 AM | Thị trường chứng khoán

    [​IMG]
    Từ đầu năm tới nay cổ phiếu mía đường đang có những biến động khá tích cực với nhiều mã tăng trưởng mạnh, thậm chí tăng hàng chục phần trăm như Mía đường Lam Sơn (LSS), Mía đường Sơn La (SLS) hay Đường Kon Tum (KTS).

    Là nhóm cổ phiếu "nhỏ", ít được chú ý trên TTCK Việt Nam nhưng từ đầu năm tới nay cổ phiếu mía đường đang có những biến động khá tích cực với nhiều mã tăng trưởng mạnh, thậm chí tăng hàng chục phần trăm như Mía đường Lam Sơn (LSS), Mía đường Sơn La (SLS) hay Đường Kon Tum (KTS).

    Diễn biến tích cực của nhóm mía đường thời gian qua đến từ việc áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường thô từ Thái Lan hay việc giá đường thế giới đang tăng "phi mã".

    [​IMG]
    Đường trong nước "dậy sóng" trước tin áp thuế đường Thái Lan

    Ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Sau 5 tháng điều tra, Bộ Công thương xem xét và đánh giá kỹ lưỡng thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá và mức độ được trợ cấp của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đường mía của Thái Lan cũng như tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.

    Bộ Công Thương quyết định tạm thời thu thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%. Mức thuế này sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu đường tinh luyện, đường trắng sang nhập khẩu đường thô để lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp ở mức cao hơn.

    Theo đánh giá của CTCK Vietcombank (VCBS), sau khi mức thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực thì sản lượng đường thô nhập khẩu từ Thái Lan sẽ giảm mạnh và giá đường nội địa của Việt Nam có thể tăng giá. Điều này cũng đồng thời tạo tác động gián tiếp giúp các nhà máy đường tăng giá mía để khuyến khích nông dân phát triển và phục hồi trở lại vùng nguyên liệu trồng mía.

    Với mức thuế lên tới 33,88%, VCBS ước tính giá đường nhập từ Thái Lan sẽ ngang hoặc cao hơn giá đường Việt Nam, giúp giá đường trong nước cải thiện hơn trong bối cảnh giá đường Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực.

    Khoảng 2 năm qua, ngành đường trong nước gặp không ít khó khăn bởi theo cam kết ATIGA, Việt Nam phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ ASEAN từ ngày 1/1/2018. Do đó, với việc áp thuế chống bán phá giá với đường Thái Lan sẽ là thông tin rất tốt cho các doanh nghiệp trong nước. Trong quá khứ, tương tự như nhóm đường, nhóm ngành thép cũng từng có những con sóng lớn khi Bộ Công thương áp thuế tự vệ thương mại.

    Hưởng lợi từ giá đường thế giới tăng "phi mã"

    Bên cạnh yếu tố áp thuế, một thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp đường lúc này là giá đường thế giới đang tăng "phi mã". Số liệu từ Trading Economis cho biết giá đường thế giới hiện vào khoảng 18,8 USD/Pound, tăng khoảng 21% so với đầu năm và tăng hơn 70% so với đầu tháng 5/2020.

    [​IMG]
    Giá đường thế giới tăng "phi mã"

    Tình trạng thiếu hụt container ở các quốc gia như Ấn Độ đã tạo ra sự khan hiếm đường trên thị trường và sản lượng thất vọng tại một số nước sản xuất như Thái Lan và EU cũng hỗ trợ giá đường tăng.

    Theo VCBS, niên độ 2020-2021, sản lượng đường toàn cầu sẽ thấp hơn niên đô 2019-2020. Ấn Độ là nước hưởng lợi do sản lượng trong nước dư thừa, Thái Lan bị ảnh hưởng do thời tiết xấu và dự kiến không thể đạt mục tiêu xuất khẩu sang các nước khác. Brazil thu hẹp diện tích mía do chuyển hướng sang sản xuất ethanol. Bên cạnh đó, triển vọng giá đường sẽ được thúc đẩy bởi tác động của La Nina (được xác nhận trong tháng 10 và kéo dài đến nửa đầu năm 2021).
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.294
    Thuế chống bán phá giá được kích hoạt: Doanh nghiệp ngành đường có “đổi vận”?
    Tác giả Thế Hoàng / baodautu.vn

    3 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    Mức thuế chống bán phá giá tạm thời 33,88% đối với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan liệu có giúp ngành mía đường trong nước chuyển đổi tích cực hơn?
    Cú đỡ cho đường nội

    Sau 5 tháng điều tra, Bộ Công thương đã kích hoạt biện pháp tự vệ khi quyết định áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan với mức thuế CBPG, chống trợ cấp tạm thời đối với đường thô và đường tinh luyện Thái Lan lần lượt ở mức 44,88% và 33,88%.

    Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho hay, ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian qua do tác động tiêu cực từ đường mía nhập khẩu từ Thái Lan bán phá giá. Hệ lụy là một loạt nhà máy đường đã phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động.


    Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng. Kết cục là niên vụ sản xuất 2019 - 2020 chỉ còn 29/40 nhà máy hoạt động. Đến niên vụ 2020 - 2021, dự báo chỉ còn 25 nhà máy hoạt động, thêm 4 nhà máy đường đóng cửa gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong do không đảm bảo nguồn cung nguyên liệu.

    Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành đường từ ngày 1/1/2020, theo đó không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và mức thuế chỉ 5%. Ngay lập tức, một khối lượng đường kỷ lục đã tràn vào thị trường Việt Nam.

    Đường từ ASEAN với giá rẻ khiến đường trong nước hầu như không tiêu thụ được. Các nhà máy chỉ có hai sự lựa chọn, một là tiếp tục tồn kho, đối mặt với tình trạng cạn kiệt dòng tiền, hai là chấp nhận bán lỗ để duy trì dòng tiền hoạt động.

    Doanh nghiệp phải chuyển mình

    Ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam đánh giá, việc áp thuế tự vệ tạm thời với đường mía nhập từ Thái Lan được các doanh nghiệp rất mong chờ. Mức thuế 44,88% với đường tinh luyện và 33,88% đối với đường thô do Bộ Công thương đưa ra tương đối hợp lý, bởi mức chênh lệch giá đường nội địa so với đường Thái Lan khá tương đồng với mức thuế này.

    Nhưng, thuế CBPG và chống trợ cấp tạm thời không thể cứu ngành mía đường nếu các doanh nghiệp không tự thân chuyển đổi. Về lâu dài, các doanh nghiệp phải tái cơ cấu sản xuất, liên kết để tăng cường nội lực.

    Thông thường, một nhà máy đường phải có công suất ép từ 6.000 tấn mía/ngày đêm trở lên mới đạt được lợi thế và có khả năng cạnh tranh với đường trong khu vực. Qua thống kê, công suất ép bình quân của các nhà máy đường trong nước mới ở mức 3.700 tấn mía/ngày đêm và chỉ có 8 nhà máy (thống kê năm 2019) có công suất ép lớn hơn 6.000 tấn.

    Ông Phạm Văn Duy, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

    Thực tế, ngay cả khi thị trường đường chịu sự cạnh tranh không cân sức bởi đường nhập khẩu giá rẻ và đường nhập lậu, vẫn có những doanh nghiệp sống khỏe và không ngừng đầu tư các dự án lớn, củng cố năng lực sản xuất, đón bắt cơ hội thị trường.

    TTC Sugar (mã chứng khoán SBT) khẳng định, thị trường đường vẫn còn nhiều triển vọng khi nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng hơn. Do đó, doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên vật liệu đầu vào bằng cách tăng cường hợp tác và hỗ trợ nông dân. Trong niên vụ 2020 - 2021, diện tích hợp tác với nông dân tăng 20% so với cùng kỳ.

    TTC Sugar cũng nhanh chân mua lại vùng nguyên liệu tại Attapeu (Lào) từ năm 2017 để đầu tư sản xuất, hướng sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra những phẩm hấp dẫn với người tiêu dùng và có lợi thế trong xuất khẩu.

    Theo ước tính, tổng sản lượng đường organic từ vùng trồng này trong niên độ 2020 - 2021 có thể lên đến 42.000 tấn, tăng hơn 3 lần so với niên độ 2019 - 2020. Trước đó, TTC Sugar đã lập kỷ lục xuất khẩu hơn 250.000 tấn đường và mục tiêu niên độ này xuất khẩu 300.000 tấn đường.

    Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, một doanh nghiệp lớn tại phía Bắc cho rằng, Hiệp định ATIGA tuy gây nhiều khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để ngành mía đường Việt Nam hội nhập và cạnh tranh sòng phẳng với ngành mía đường trong khu vực.

    Để nâng cao giá trị của cây mía, cạnh tranh được trong thời kỳ hội nhập, Mía đường Lam Sơn đã hỗ trợ giống mới chất lượng cao, hỗ trợ chi phí làm đất đối với diện tích tập trung, hộ có diện tích mía lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Hàng năm Công ty đầu tư không tính lãi cho bà con trồng mía trên 300 tỷ đồng, cho các hộ vay tiền thuê thầu, tích tụ đất đai, trồng mía lâu dài với Công ty. Đặc biệt, Công ty có cam kết giá mía đến năm 2025 để nông dân yên tâm đầu tư, phát triển mía.

    Ngoài ra, Công ty đã liên kết với các địa phương thành lập 20 hợp tác xã với mục tiêu đến năm 2021 - 2022 sẽ có 40 hợp tác xã được thành lập. Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Mía đường Lam Sơn khẳng định, đây là giải pháp phát triển ổn định, bền vững vùng nguyên liệu trong thời gian tới.
    --- Gộp bài viết, 24/02/2021, Bài cũ: 24/02/2021 ---
    giá đẹp quá
  4. laonongqx

    laonongqx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2014
    Đã được thích:
    1.973
    SBT tiêu thụ 1 triệu tấn/năm, nếu giá đường tăng thêm 1000đ/kg, thì lợi nhuận SBT tăng thêm 1000 tỷ
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.294
    Trừ thuế TNDN thì EPS tăng thêm bao nhiêu
  6. chuatebanme

    chuatebanme Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2010
    Đã được thích:
    532
    Kts năm nay lãi 50 tỉ.nhà máy tiếp tục xây dựng .Kts sẽ về 50 trong quý 3 4
    Kts là vừa đường
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.294
    Hoành tráng thế. Dựa trên ước tính giá đc bán buôn ở VN giá bao nhiêu
  8. chuatebanme

    chuatebanme Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2010
    Đã được thích:
    532
    Giá vốn đường của Kts tương với sls vì đều lãnh đạo a em với nhau.giá vốn khoản 9900 đồng.giá bán đường hiện tại khoản 16k
  9. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.564
    Giá vốn KTS mà bằng với SLs ? Cụ có bị ảo tưởng ko thế ? :))
    138nam thích bài này.
  10. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.564
    Giá mía nguyên liệu vụ ép 2020 - 2021 tăng lên 1 triệu đồng/tấn
    16:05 | 24/02/2021

    Chia sẻ
    Nhiều doanh nghiệp bắt đầu thông báo điều chỉnh tăng giá thu mua mía nguyên liệu, với mức giá có nơi chạm mốc 1 triệu đồng/tấn trong vụ ép 2020 - 2021.

    Thông tin từ Nhà máy đường An Khê (Công ty đường Quảng Ngãi) cho biết để khuyến khích người sản xuất và kinh doanh đầu tư phát triển, chủ đồng thu hoạch mía bán cho nhà máy, vụ ép 2020 - 2021 đơn vị tăng mức giá thu mua mía nguyên liệu lên 980.000 đồng/tấn mía thuần 10 CCS tại ruộng.

    Mức giá này tăng thêm 30.000 đồng/tấn so với lần điều chỉnh trước đó vào ngày 14/1. Đây cũng là lần điều chỉnh tăng giá thứ 3 kể từ giữa tháng 12/2020 đến nay.

    Về tiền mía bổ sung, công ty sẽ hỗ trợ trung chuyển mía 30.000 đồng/tấn mía thuần qua cân và mía sạch là 20.000 dồng/tấn mía thuần qua cân, áp dụng với mía có tạp chất dưới 2%. Lần điều chỉnh này được áp dụng từ ngày 21/2/2021 đến khi có thông báo mới.

    Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa cũng điều chỉnh tăng giá mua mía cơ bản 20.000 đồng/tấn mía sạch 10 CCS tại ruộng trên phương tiện vận chuyển. Thời gian áp dụng kể từ sau Tết Nguyên đán 2021.

    Theo đó, giá mua mía tươi 10 CCS tại ruộng trên phương tiện ở mức 965.000 đồng/tấn mía đối với vùng gần nhà máy có cự ly từ ruộng mía về nhà máy tối đa 30km thuộc Tây Ninh.

    Đối với khu vực còn lại thuộc Tây Ninh là 935.000 đồng/tấn mía và mía khu vực Campuchia là 930.000 đồng/lượng. Mức tăng hoạch giảm 1 CCS tương ứng mức tăng hoặc giảm là 87.000 đồng/tấn.







    Tương tự, Công ty CP Mía đường Sơn Dương cũng thông báo hỗ trợ các hộ trồng mía niên vụ 2020 - 2021 mức giá 30.000 đồng/tấn mía nguyên liệu từ tháng 12/2020 đến khi kết thúc vụ sản xuất.

    Với Công ty CP Mía đường Cao Bằng, đơn vị thu mua các giống Quế đường 42, KK3, BM423, BC66, DL49, HL1, ROC23, HL2 và BMI mức giá từ 840.000 - 920.000 đồng/tấn mía mua tại ruộng và 890.000 - 970.000 đồng/tấn mía mua tại công ty.

    Đối với các giống mía khác sẽ được mua ở mức 820.000 - 900.000 đồng/tán mía tại ruộng và từ 870.000 - 950.000 đồng/tấn mía mua tại công ty.

    Tại Công ty CP Mía đường 333, giá mua mía sạch có chữ đường trên 8 CCS tại ruộng, trên phương tiện vận chuyển là 1 triệu đồng/tấn mía, áp dụng từ 26/1/2021.

    Với những loại mía có CCS từ 7,5 đến 8 thì giá mua giảm 5% so với giá mua tại thời điểm. Mía có CCS từ 7 - 7,5 giá mua sẽ giảm 10%. Công ty sẽ không mua mía có CCS dưới 7. Xe mía đã về nhập giảm giá mua 20% so với giá thời điểm.

    Ngoài ra, với mía cháy được nhập dưới 48 giờ sau cháy công ty sẽ giảm giá mua 10% và giảm 15% đối với mía nhập sau cháy 48 - 72 giờ.

    Tương tự, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam điều chỉnh chính sách giá mua mía nguyên liệu cho nhà máy đường Sơn Hòa và nhà máy đường Đồng Xuân vụ ép 2020 - 2021 với mức giá 1 triệu đồng/tấn mía sạch với 10% chữ đường bình quân của trọng lượng mía đã cân.

    Thông báo cũng cho biết cứ mỗi 0,1% chữ đường bình quân của trọng lượng mía cân tăng lên thì sẽ cộng thêm 10.000 đồng vào giá trên.

    Ngoài ra, KCP mở rộng khoản hỗ trợ 20.000 đồng/tấn mía sạch nhập về nhà máy để ép. Số tiền hỗ trợ này sẽ được chi trả tại thời điểm thanh lý hợp đồng cho nông dân.

    Hồi cuối tháng 1 vừa, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) có văn bản số 09/CV-HHMĐ-BTT về việc khuyến cáo điều chỉnh tăng giá mua mía cho vụ ép 2020 - 2021.

    Theo VSSA trước những thông tin tích cực của thị trường, VSSA cho rằng tùy vào hoàn cảnh thực tế tại địa phương, các nhà máy đường cần sớm xem xét, điều chỉnh tăng giá mua mía, sao cho người nông dân có thể bù đắp đủ các chi phí đã bỏ ra, công thêm tối thiểu 10% lợi nhuận, để người nông dân có thể tồn tại và tiếp tục đồng hành cùng các nhà máy đường, nhằm phục hồi diện tích trồng mía và ngành mía đường.

    "Tùy vào tình hình tài chính cụ thể của mỗi đơn vị, các nhà máy đường cũng nên xem xét áp dụng hình thức "thanh toán hồi tố" nhằm thể hiện sự chia sẻ, đồng hành với người nông dân sau ba vụ liên tiếp gặp khó khăn vừa qua", VSSA khuyến nghị.
    138nam thích bài này.

Chia sẻ trang này