08/11/2018 PVX: TỪ NAY VỮNG BƯỚC ĐI LÊN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi moonsadman, 07/11/2018.

849 người đang online, trong đó có 339 thành viên. 06:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3978 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. VnIndex2020

    VnIndex2020 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    4.858
    Các cụ nào còn cầm Pvx thì cho ý kiến online tại báo dân trí để lãnh đạo cấp cao rõ về tình hình bi đát của con này để còn có hướng giải quyết , chứ để tiền của nhân dân bốc hơi thế này là không được rồi . Để gởi ý kiến thì cần nhấn vào mục đăng nhập tài khoản
    https://dantri.com.vn/kinh-doanh/ta...oc-hoi-hon-1200-ty-dong-20181108170848295.htm

    @Goverment , @phu_thuy_pho_wall , @moonsadman , @minhduc2003 , @datceramics , @nhat_thanh2010 ,....
    Goverment, nhat_thanh2010datceramics thích bài này.
    nhat_thanh2010 đã loan bài này
  2. datceramics

    datceramics Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Đã được thích:
    67
    Vẫn cái bài đổ lỗi cho 1 cá nhân của quá khứ hic hic
    GovermentVnIndex2020 thích bài này.
  3. nhat_thanh2010

    nhat_thanh2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/06/2010
    Đã được thích:
    192
    Nói chung tham ô như Trịnh Xuân Thanh thì ủng hộ nhà nước tuyên án tử hình. Ăn bao nhiêu tiền của dân như thế này khiến bao gia đình lao đao thì phải trả giá chứ có đâu sống nhởn nhơ như thế này !
    datceramics, GovermentVnIndex2020 thích bài này.
  4. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.002
    Cần cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho dự án NMNĐ Thái Bình 2
    18:41 | 09/11/2018

    Ngày 8/11, tại Thái Bình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra liên ngành làm việc tại dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2.
    Thành phần Đoàn công tác liên ngành gồm đại diện lãnh đạo, cán bộ thuộc Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Xây dựng, *******, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có Thành viên HĐTV Nguyễn Tiến Vinh, Thành viên phụ trách HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) Nguyễn Đình Thế, Trưởng ban QLDA NMNĐ Thái Bình 2 Nguyễn Ngọc Hải cùng lãnh đạo các Ban chuyên môn của PVN, Ban điều hành dự án NMNĐ Thái Bình 2 (thuộc PVC).

    [​IMG]
    Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tiến độ dự án trên công trường NMNĐ Thái Bình 2.
    Trưởng Ban QLDA NMNĐ Thái Bình 2 Nguyễn Ngọc Hải đã báo cáo tiến độ các hạng mục của Dự án, đặc biệt các hạng mục nằm trên đường găng, phục vụ mốc tiến độ đốt dầu lần đầu (first fire), đây là mốc tiến độ quan trọng đầu tiên của dự án, tiến tới đưa dự án vào vận hành thương mại.

    Tổng thầu dự án PVC đã đệ trình tiến độ dự kiến hoàn thành dự án, theo đó tiến độ cấp PAC các tổ máy lần lượt là 09/06/2020 và 03/10/2020. Trên cơ sở sự quyết tâm, nỗ lực của Tổng thầu PVC, các giải pháp tháo gỡ các khó khăn từ Chủ đầu tư và sự quan tâm, hỗ trợ giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Chủ đầu tư từ Chính phủ, các Bộ, ngành,.... PVN đánh giá tiến độ đề xuất của Tổng thầu PVC như trên là khả thi.

    Thời gian qua, các bên cho vay dừng giải ngân vốn vay, PVN đã ban hành Nghị quyết của HĐTV PVN về việc chấp thuận tạm sử dụng vốn chủ sở hữu đối với các dự án NMNĐ Sông Hậu 1 và Thái Bình 2. Do đó, PVN vẫn đảm bảo đủ nguồn vốn để triển khai dự án, thanh toán cho các Nhà thầu theo tiến độ.

    [​IMG]
    Đoàn công tác kiểm tra hạng mục xây dựng Hệ thống nước làm mát NMNĐ Thái Bình 2.
    [​IMG]
    Trưởng Ban QLDA NMNĐ Thái Bình 2 Nguyễn Ngọc Hải báo cáo tiến độ dự án NMNĐ Thái Bình 2.
    Phát biểu tại buổi làm việc, Thành viên HĐTV PVN Nguyễn Tiến Vinh cho rằng, khó khăn và vướng mắc lớn nhất của dự án là vấn đề tài chính. Một phần do năng lực tài chính của Tổng thầu ngày càng cạn kiệt, phần khác do một số cơ chế, chính sách chưa được cấp thẩm quyền hướng dẫn, dẫn đến chưa đủ cơ sở pháp lý để Chủ đầu tư có thể thanh toán cho Tổng thầu.

    Kiến nghị các giải pháp căn cơ để đưa dự án về đích, Thành viên HĐTV PVN Nguyễn Tiến Vinh đã điểm lại 3 nhóm vấn về cấp bách, đặc biệt nhấn mạnh các giải pháp đảm bảo đảm dòng tài chính cho dự án.

    Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện Văn Phòng Chính phủ, các Bộ, ngành đều khẳng định quyết tâm tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cho dự án, hỗ trợ Chủ đầu tư cũng như Tổng thầu về các thủ tục pháp lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực tế thực trạng các hạng mục công việc tại dự án. Từ đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có quyết định sớm nhất về cơ chế đặc biệt triển khai dự án.

    Kết luận buổi làm việc, Trưởng đoàn Đoàn công tác liên ngành, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định, với 17% khối lượng công việc còn lại, và xét đến tầm quan trọng của dự án đối với an ninh năng lượng Quốc gia, với trách nhiệm và lương tâm của những người Đảng viên, các Bên liên quan, từng cá nhân phải nhận thức rõ trách nhiệm, bằng mọi biện pháp đưa dự án về đích trong thời gian sớm nhất, tránh thiệt hại đến mức tối đa cho nền kinh tế quốc dân. Các cá nhân Đoàn công tác liên ngành phải xem xét các khó khăn, vướng mắc trên cơ sở thực tế của dự án, từ đó có ý kiến đánh giá, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ quyết định các vấn đề, nhằm thúc đẩy tiến độ dự án.

    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, Trưởng đoàn Kiểm tra liên ngành kết luận buổi làm việc tại dự án NMNĐ Thái Bình 2.
    Về cơ bản, mốc tiến độ hoàn thành Dự án theo đề xuất của PVN (trong năm 2020) là phù hợp với thực tế triển khai Dự án. Tuy nhiên, để xác định được mốc tiến độ chính xác, Tổng thầu PVC phải khẩn trương hoàn thành ký kết Hợp đồng dịch vụ chạy thử để nhà thầu có thể tiến hành đánh giá tình trạng máy móc, thiết bị, lên kế hoạch chạy thử chi tiết và xác định các mốc tiến độ cụ thể. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, PVN và PVC phải kiểm soát tiến độ hoàn thành dự án không muộn hơn năm 2020.

    Về các nội dung đề xuất, kiến nghị của PVN, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đề nghị các bên triển khai một số việc cụ thể: Bộ Công Thương chủ trì, sớm hoàn thành dự thảo của Đoàn công tác liên ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc để dự án hoàn thành vào năm 2020; Đối với khối lượng công việc “dở dang” trên công trường (khoảng 2.000 tỉ đồng), Tổng thầu/các nhà thầu phụ tập trung nguồn lực, hoàn thành hồ sơ nghiệm thu, thanh toán làm cơ sở để Chủ đầu thanh toán cho Tổng thầu/các nhà thầu phụ; PVN nhanh chóng hoàn tất thủ tục hồ sơ theo yêu cầu của Bộ Tài chính để sớm gia hạn thời hạn giải ngân; đối với các khoản vay thương mại trong nước, Ngân hàng Nhà nước cần sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để các ngân hàng thương mại có thể cấp vượt hạn mức tín dụng cho PVN...

    Về nguồn tài chính triển khai dự án là việc cấp bách, PVN cần linh hoạt giải quyết tình huống, đảm bảo nguồn vốn triển khai. Đoàn công tác ghi nhận và ủng hộ các giải pháp PVN đã thực hiện như giải ngân vượt 30% vốn chủ sở hữu, sử dụng số tiền PVC chuyển vào tài khoản của Tập đoàn tại Oceanbank để tạm khấu trừ khoản thu hồi tạm ứng trong các đợt thanh toán/tạm thanh toán của Chủ đầu tư cho PVC; và để tạm khấu trừ nghĩa vụ hoàn ứng cho phạm vi công việc cắt giảm (dự kiến) của PVC với vai trò nhà thầu chính tại dự án.

    Ngoài ra, về cơ chế 2414, để hướng dẫn chi tiết hơn, Bộ Công Thương chủ trì hướng dẫn PVN, PVC thực hiện. Các giải pháp hợp lý còn lại về thanh quyết toán, chủ đầu tư và Tổng thầu cần linh hoạt thực hiện để tập trung vào các công việc trọng tâm. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh.

    Thành Công
    --- Gộp bài viết, 09/11/2018, Bài cũ: 09/11/2018 ---
    Đọc bài này xong rồi thì còn thằng nào vào chim lợn PVX phá sản nữa không?
    datceramics, VnIndex2020nhat_thanh2010 thích bài này.
  5. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.002
    Bổ sung nguồn nhân lực cấp cao triển khai dự án NMNĐ Thái Bình 2
    16:29 | 09/11/2018

    Ngày 8/11, tại Thái Bình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) - Tổng thầu EPC dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 tổ chức lễ trao quyết định cho hai lãnh đạo Ban QLDA và hai Phó Tổng giám đốc PVC. Đây là sự bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần thúc đẩy dự án NMNĐ Thái Bình 2.

    Hiện nay, dự án NMNĐ Thái Bình 2 đã hoàn thành 83,7% toàn bộ các hạng mục công việc. Bước vào giai đoạn hoàn thành, dự án đang phải cùng lúc xử lý hàng trăm hạng mục công việc từ xây dựng, công nghệ đến vận hành chạy thử. Để thúc đẩy tiến độ dự án, góp phần hoàn thành NMNĐ Thái Bình 2, PVN và PVC đã tập trung mọi nguồn lực triển khai dự án. Để giải quyết tình hình phức tạp tại dự án, cần có những nhân lực giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm dày dạn, các phẩm chất phù hợp với môi trường dự án.

    [​IMG]
    PVN bổ nhiệm Trưởng - Phó ban QLDA NĐDK Thái Bình 2.
    PVN đã quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Hải, hiện đang đảm nhiệm Phó Trưởng ban phụ trách Ban QLDA Nhiệt điện Dầu khí (NĐDK) Thái Bình 2 chính thức đảm nhiệm Trưởng Ban QLDA NĐDK Thái Bình 2. Đồng thời, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Lâm đảm nhiệm Phó Trưởng ban QLDA NĐDK Thái Bình 2.

    Ông Nguyễn Ngọc Hải là cán bộ kỹ thuật có thâm niên hơn 20 năm tham gia triển khai xây dựng các dự án trọng điểm ngành Dầu khí trên khắp cả nước, một trong những cán bộ đầu tiên tham gia xây dựng dự án NMNĐ Thái Bình 2. Trong quá trình công tác, ông Nguyễn Ngọc Hải luôn bám sát và đưa ra các giải pháp để giải quyết các khó khăn vướng mắc của dự án.

    Tân Phó Trưởng ban QLDA NĐDK Thái Bình 2 Nguyễn Hoàng Lâm, nguyên là cán bộ chuyên trách về công tác kinh tế - hợp đồng dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Trong quá trình công tác, ông Nguyễn Hoàng Lâm đã có nhiều sáng kiến, giải quyết những vấn đề vướng mắc tại dự án. Được sự tín nhiệm và đề bạt của lãnh đạo PVN, ông Nguyễn Hoàng Lâm đã được cử giữ chức vụ quan trọng tại dự NMNĐ Thái Bình 2 nhằm tiếp tục gỡ khó cho dự án, đặc biệt là các vấn đề vướng mắc về pháp lý trong quá trình xây dựng, triển khai dự án.

    [​IMG]
    PVC bổ nhiệm hai Phó Tổng giám đốc Trần Toàn Thắng và Bùi Sơn Trường.
    Cũng trong dịp này, PVC đồng thời bổ nhiệm hai Phó Tổng giám đốc gồm ông Trần Toàn Thắng và ông Bùi Sơn Trường.

    Tân Phó Tổng giám đốc PVC Trần Toàn Thắng nguyên là Phó Trưởng ban QLDA NĐDK Thái Bình 2. Ông Trần Toàn Thắng được bổ nhiệm dưới dạng nhân sự biệt phái từ PVN. Với kinh nghiệm làm việc từ cả hai phía, ông Trần Toàn Thắng được lãnh đạo PVN kỳ vọng cùng lãnh đạo Ban QLDA và PVC kịp thời phát hiện và tham gia xử lí các vấn đề phát sinh liên quan đến dự án NMNĐ Thái Bình 2.

    Riêng ông Bùi Sơn Trường, bên cạnh nhiệm vụ Phó Tổng giám đốc PVC vẫn kiêm nhiệm Giám đốc Ban điều hành dự án NMNĐ Thái Bình 2. Ông Bùi Sơn Trường là một trong những cán bộ luôn thường trực trên công trường dự án trong suốt 8 năm qua, là cán bộ có kinh nghiệm triển khai các dự án xây dựng công nghiệp chuyên ngành của PVC trong gần 30 năm.

    Có thể nói, quyết định thành bại trong mọi dự án đều xuất phát từ yếu tố con người. Việc nhanh chóng kiện toàn bộ máy nhân sự cho dự án NMNĐ Thái Bình 2, sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ về đích của dự án đã thể hiện thái độ nghiêm túc của PVN cũng như Tổng thầu PVC. Hy vọng rằng với việc kịp thời bổ sung những nhân sự cấp cao có bản lĩnh, có kinh nghiệm, đồng thời tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc, dự án NMNĐ Thái Bình 2 sẽ vượt qua gian nan, nhanh chóng rút ngắn tiến độ về đích trong năm 2020.

    Thành Công
    datceramicsVnIndex2020 thích bài này.
  6. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.002
    GO chơi chứng luôn giữ vững lập trường của mình, không bao giờ tin những bài đặt hàng.
  7. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.002
    Bộ Công Thương bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu PVN về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước
    15:28 | 10/11/2018|

    Ngày 10/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ bàn giao các Tập đoàn, Tổng Công ty do Bộ Công Thương làm đại diện chủ Sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (UB QLVNN).
    Tham dự lễ bàn giao có Lãnh đạo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nội vụ, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát các doanh nghiệp bàn giao.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại lễ bàn giao.
    Triển khai nghị định 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UB QLVNN tại doanh nghiệp. Để triển khai công tác bàn giao 6 Tập đoàn sang UB QLVNN đúng thời hạn, Bộ Công Thương đã tích cực đôn đốc các doanh nghiệp, phối hợp với UB QLVNN thực hiện công tác chuyển giao.

    Các doanh nghiệp được bàn giao sang UB QLVNN bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba). Đây đều là các doanh nghiệp có quy mô lớn, chủ đạo trong các ngành công nghiệp hàng đầu của Việt Nam.

    [​IMG]
    Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước Nguyễn Hoàng Anh phát biểu tại lễ bàn giao.
    Đặc biệt, các doanh nghiệp này đều có vốn hóa cao, giá trị vốn nhà nước nắm giữ lên tới 555 ngàn tỉ đồng, chiếm hơn nửa tổng số vốn nhà nước mà Ủy ban nắm giữ trên Tổng số 19 doanh nghiệp chuyển về. 6 doanh nghiệp nêu trên đều là các Tập đoàn, Tổng công ty có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước trong các ngành như điện, than, dầu khí, xăng dầu, thuốc là và hóa chất.

    Phát biểu tại Lễ bàn giao, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Tôi mong rằng sau khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, các đơn vị tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, phối hợp tốt với Bộ Công Thương tiếp tục đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

    [​IMG]
    Chính thức bàn giao 6 Tập đoàn, Tổng Công ty từ Bộ Công Thương sang UB QLVNN.
    Về phía Ủy ban QLVNN, ngay sau khi Nghị định 131 được ban hành, Ủy ban dã tích cực phối hợp với các Bộ, Cơ quan có doanh nghiệp chuyển giao, các doanh nghiệp được chuyển giao triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Đồng thời Ủy ban đã chủ động hướng dẫn doanh nghiệp về các nội dung của hồ sơ chuyển giao, bám sát các quy định của Nghị định 131 và hướng dẫn 1515/QĐ-TTg vừa ban hành ngày 9/11/2018 về quy chế và các mẫu văn bản kèm theo để thực hiện chuyển giao doanh nghiệp, đảm bảo hồ sơ chuyển giao được hoàn thiện, đầy đủ, chặt chẽ, sẵn sàng cho công tác chuyển giao theo quy định.

    Mặt khác, Ủy ban đã bước đầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không để xảy ra khoảng trống trong quá trình bàn giao doanh nghiệp.

    Phát biểu tại lễ bàn giao, Chủ tịch UB QLVNN Nguyễn Hoàng Anh cho biết thêm, trước thời điểm bàn giao, các công việc liên quan giữa hai cơ quan đã được làm rõ, trên tinh thần đảm bảo không làm gián đoạn các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuân thủ các quy định hiện hành. Hai cơ quan xác định cơ chế phối hợp để tiếp tục chỉ đạo và quản lý doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2018, thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt.

    [​IMG]
    Lễ ký được diễn ra dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công Thương và các đơn vị được bàn giao.
    Nội dung bàn giao gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như Quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ tổ chức và hoạt động; Quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tư 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; Quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; Quyết định bổ nhiệm các chức danh…

    Việc bàn giao các doanh nghiệp nhà nước về UB QLVNN là một sự thay đổi lớn, được các chuyên gia kinh tế đánh giá là bước tiến của công tác đổi mới quản lý kinh tế đất nước. Từ đây có thể khắc phục những tồn tại, hạn chế của mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và việc hình thành một cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách, chuyên nghiệp và có trách nhiệm giải trình đầy đủ.

    Việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước là cần thiết để kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, chấm dứt hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi. Mặt khác cơ quan nhà nước sẽ tập trung hơn vào nhiệm vụ quản lý nhà nước ngày càng phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

    Thành Công
  8. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.002
    Cổ phiếu dầu khí: Không loại trừ một đợt tăng giá ngắn vào cuối năm 2018, nhưng cơ hội không dành cho người yếu tim
    10-11-2018 - 06:35 AM | Thị trường chứng khoán
    [​IMG]
    Theo CTCK VNDIRECT, với việc các cổ phiếu đầu “P” ở Việt Nam đã giảm mạnh trong những ngày gần đây, một vị thế mua ngắn hạn có thể được cân nhắc. Mặc dù vậy, với rất nhiều yếu tố địa chính trị phức tạp đang diễn ra, cơ hội này không dành cho những người yếu tim.
  9. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.002
    Bộ Công Thương bàn giao 6 "ông lớn" tổng vốn 550 ngàn tỉ đồng về siêu ủy ban
    10/11/2018 14:00

    Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký biên bản bàn giao 6 tập đoàn, tổng công ty thuộc bộ, trong đó có PVN, EVN, TKV, Petrolimex... với tổng vốn 550 ngàn tỉ đồng về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

    Sáng nay 10-11, Bộ Công Thương đã ký biên bản bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ bộ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban).

    Theo đó, 6 "ông lớn" thuộc Bộ Công Thương chính thức về Ủy ban gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA).

    Bộ Công Thương cho biết, đây đều là những doanh nghiệp có vốn hóa cao, tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ hiện tại trên 555 ngàn tỉ đồng tại các doanh nghiệp này (bằng 1/2 ổng số vốn nhà nước mà Ủy ban nắm giữ trên tổng 19 doanh nghiệp chuyển về Ủy ban)

    https://image.*********.vn/2018/11/10/scic-1.jpg
    Lễ bàn giao giữa Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
    Trước thời điểm bàn giao, các công việc liên quan giữa Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được làm rõ, trên tinh thần đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuân thủ các quy định hiện hành. Đồng thời phối hợp để tiếp tục chỉ đạo và quản lý doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2018, thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt.

    Nội dung bàn giao gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như: Quyết định thành lập doanh nghiệp; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất...

    Tại lễ bàn giao, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định việc bàn giao các doanh nghiệp nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một sự thay đổi lớn, khắc phục những tồn tại, hạn chế của mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước hiện nay bằng việc hình thành một cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách, chuyên nghiệp và có trách nhiệm giải trình đầy đủ.

    https://image.*********.vn/2018/11/10/scic-2.jpg
    Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
    "Bên cạnh đó, việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là cần thiết để kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước tập trung năng lực vào thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ngày càng phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

    Người đứng đầu Bộ Công Thương cũng tin tưởng và kỳ vọng với cơ chế quản lý và điều hành mới, các Tập đoàn, Tổng Công ty sẽ có nhiều điều kiện, cơ hội phát triển hơn.

    Tin-ảnh: Minh Chiến

    NGƯỜI LAO ĐỘNG
  10. Goverment

    Goverment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Đã được thích:
    31.002
    Chính thức có quy chế chuyển giao doanh nghiệp về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước

    Việc chuyển giao doanh nghiệp về Ủy ban được thực hiện theo nguyên tắc bàn giao nguyên trạng đối với từng doanh nghiệp chuyển giao, phần vốn nhà nước chuyển giao...
    [​IMG]
    Tổng cộng có 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc các bộ ngành được chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

    NGUYÊN HÀ
    10/11/2018 21:42
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định ban hành Quy chế về trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

    Chuyển giao nguyên trạng

    Theo đó, đối tượng chuyển giao là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, phần vốn mà nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp theo quy định, gồm: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

    Cùng với đó là Tổng công ty Viễn thông MobiFone; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam; Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam; các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    Việc bàn giao hồ sơ liên quan đến quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ Cơ quan chuyển giao về Ủy ban theo nguyên tắc bàn giao nguyên trạng đối với từng doanh nghiệp chuyển giao, phần vốn nhà nước chuyển giao.

    Số liệu của hồ sơ bàn giao là số liệu báo cáo tài chính quý, năm của doanh nghiệp được lập gần nhất với thời điểm chuyển giao trong thời hạn chuyển giao theo quy định tại Nghị định 131/2018/NĐ-CP; số liệu về nhân sự là Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiện có tại thời điểm chuyển giao.

    Quá trình thực hiện chuyển giao phải đảm bảo nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý doanh nghiệp trong quá trình chuyển tiếp theo quy định tại Điều 3 Nghị định 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời phải đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm; có kế thừa tiến độ sắp xếp, chuyển đổi, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp; có sự phối hợp giữa các bên để cùng xử lý các vấn đề phát sinh trong và sau quá trình chuyển giao theo quy định của pháp luật.

    Đối với doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện cổ phần hóa hoặc đối với phần vốn nhà nước đang thực hiện chuyển nhượng thì nội dung chuyển giao phải bao gồm kết quả công việc đã thực hiện liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp và chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ủy ban có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo doanh nghiệp triển khai các bước công việc còn lại của quy trình cổ phần hóa, trình tự thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước theo quy định.

    Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, Người đại diện vốn nhà nước đương nhiệm tại thời điểm chuyển giao có trách nhiệm tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình chuyển giao.

    Ủy ban chủ trì, phối hợp với Cơ quan chuyển giao có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi về tiền lương, tiền thưởng cho Người đại diện vốn nhà nước, Kiểm soát viên từ nguồn do doanh nghiệp chi trả trong quá trình thực hiện chuyển giao. Cơ quan chuyển giao có trách nhiệm xác định số tiền dư quỹ chung về tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các lợi ích khác của Người đại diện vốn nhà nước, Kiểm soát viên do doanh nghiệp chi trả đến thời điểm ký Biên bản chuyển giao để chuyển Ủy ban tiếp nhận, quản lý, sử dụng theo quy định.

    Thực hiện chuyển giao trong 45 ngày

    Quyết định nêu rõ, bên giao là Người đứng đầu hoặc cấp phó được Người đứng đầu Cơ quan chuyển giao ủy quyền bằng văn bản. Bên nhận là Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc cấp phó được ủy quyền bằng văn bản.

    Về thời gian thực hiện chuyển giao, cơ quan chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các bước công việc chuyển giao để Ủy ban tiếp nhận quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Nghị định 131/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

    Trong quá trình chuyển giao, trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn, bạo động, đình công, Cơ quan chuyển giao căn cứ tình hình thực tế khắc phục hậu quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thời hạn chuyển giao.

    Trường hợp do điều kiện, hoàn cảnh khách quan về thay đổi quy định của Nhà nước nên công tác chuyển giao không thể thực hiện theo đúng thời hạn nêu trên, Cơ quan chuyển giao kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép kéo dài thời gian nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn chuyển giao theo quy định nêu trên.
    --- Gộp bài viết, 11/11/2018, Bài cũ: 11/11/2018 ---
    Không để "siêu ủy ban" trở thành cơ quan quan liêu mới

    (TBTCO) - "Chúng ta sẽ xây dựng một ủy ban chuyên nghiệp, hiện đại, để thúc đẩy cải cách và nâng cao hiệu quả toàn diện của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), chứ không tạo ra một cơ quan quan liêu kiểu cũ, có thể làm gánh nặng cho hệ thống DN cũng như của cả đất nước"- Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định.

Chia sẻ trang này