1 bài viết cần quan tâm - Các nhà đầu tư trung và dài hạn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi emyeuchung, 20/07/2009.

5312 người đang online, trong đó có 699 thành viên. 19:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 226 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. emyeuchung

    emyeuchung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2009
    Đã được thích:
    0
    1 bài viết cần quan tâm - Các nhà đầu tư trung và dài hạn

    ĐÚNG LÀ TIẾN SĨ NÓI CÓ KHÁC - MỌI NGƯỜI NÊN QUAN TÂM BÀI VIẾT NÀY

    (ĐTCK-online) Nhà đầu tư ?olướt sóng? hay còn được gọi là nhà đầu cơ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính thanh khoản và sôi động của TTCK. Tuy nhiên, khi tham gia TTCK, nhà đầu tư cũng cần căn cứ vào các yếu tố cản bản về triển vọng lâu dài của TTCK.
    TTCK Việt Nam vẫn sôi nổi hàng ngày với đề tài ?olướt sóng?, cũng có những ý kiến ủng hộ và cũng có những ý kiến không đồng tình với cách đầu tư này. Tuy nhiên, khi những nhà đầu tư cá nhân đã đóng vai trò quan trọng trong việc kéo VN - Index từ 235 điểm vào cuối tháng 2 lên đến 512 điểm vào giữa tháng 6 (tăng 117% trong 3 tháng rưỡi), thì khó ai có thể bỏ qua tầm quan trọng của nhóm đầu tư cá nhân và sự tồn tại của kiểu đầu tư ?olướt sóng?.
    Tuy nhiên, người viết vẫn muốn nhấn mạnh đến cách đầu tư ?ocổ truyền?, tức là nhìn vào các yếu tố căn bản về triển vọng lâu dài của TTCK Việt Nam, chú trọng đến nền kinh tế vĩ mô, lợi nhuận, tỷ số P/E?
    Nói chung là người viết sẽ đề xuất một cái nhìn dài hạn về cách đầu tư thường được các nhà đầu tư tổ chức hay các quỹ đầu tư áp dụng, thay vì chỉ lo thăm dò xem VN - Index đang ở mức 433 điểm (ngày 16/7/2009) liệu có xuống ?ođáy? mới 380-400 điểm hay ?ođáy cũ? 235 điểm để chọn lúc ?onhảy vào? hay tiếp tục ?ongồi chờ?(?).
    Câu chuyện đặt ra vì có một số công ty chứng khoán ra báo cáo khuyến nghị nhà đầu tư không mua để chờ ?oxuống đáy?, cùng lúc lại âm thầm mua vào các cổ phiếu ?oblue chips?, sau đó khi thị trường được củng cố, họ sẽ bán ra và chính họ sẽ lại hô hào ?oTTCK đã qua đáy và đang lên?. Nên tìm hiểu kỹ những thông tin này hay ngồi ?ochờ đáy? quả là khó khăn cho quyết định của nhà đầu tư.
    Vì những lý do trên, người viết đề nghị nhà đầu tư nên có một cái nhìn dài hạn căn bản về TTCK.
    Dù không mua được ở đáy (trong nghề này, ít ai làm được như vậy thường xuyên), nhưng mất đi tạm thời 10%-20% trong 1-2 tháng, nếu vào sớm lúc đầu và chờ được lợi nhuận 30%-40% trong 5-6 tháng và hơn thế nữa (ví dụ trên 100%) trong 2-3 năm, mới là kế hoạch cần có của nhà đầu tư cơ bản nhắm lợi nhuận lâu dài.

    Yếu tố cơ bản: triển vọng kinh tế Việt Nam sớm ra khỏi khủng hoảng
    Nền kinh tế Việt Nam, cùng với Trung Quốc hy vọng sẽ vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế trước các nền kinh tế Âu, Mỹ và một số nền kinh tế châu Á khác do Việt Nam và Trung Quốc không phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu như mọi người đã từng nghĩ. Cả hai nền kinh tế này đã dựa vào sức cầu nội địa để tăng trưởng trong những tháng vừa qua khi chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính.
    Trong 6 tháng đầu năm 2009, chúng ta đã tăng trưởng 3,9%, hy vọng sẽ đạt tới 5% cho 6 tháng tới, để cả năm sẽ có độ tăng trưởng GDP khoảng chung quanh 4,5% (Trung Quốc tăng trưởng 7,9% trong quý 2 vừa qua và có thể tăng trưởng 7,5% trong năm 2009). Đây là cơ sở để nhà đầu tư nước ngoài trở lại với TTCK Việt Nam, và họ đã mua ròng trong hơn 4 tuần qua.

    Thắt nhẹ tín dụng sẽ tác động như thế nào đến thị trường chứng khoá?
    Sau một thời gian nới lỏng tín dụng, ngày 17/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tuyên bố giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc (reserve requirements) của các ngân hàng thương mại từ 3,6% xuống 1,2%/năm, nhằm làm tăng tổn phí vốn (cost of capital) của các ngân hàng, khiến ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay thỏa thuận. Đây là biện pháp thắt chặt nhẹ, nhưng sẽ có ảnh hưởng tâm lý lớn trong vài ngày tới vì được coi là động thái mở đầu nhằm thắt chặt tiền tệ của NHNN.
    Thực ra điều này đã được thực hiện từ giữa tháng 6 bằng các chính sách kiểm soát cho vay đầu tư chứng khoán (ngưng repo cổ phiếu), sau đó là kiềm chế tín dụng tiêu dùng. Lạm phát thấp như hiện nay (3,9% so với cùng kỳ năm ngoái) là kết quả của chính sách thực thi từ năm 2008, và bây giờ là lúc cần thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát cho nửa cuối năm 2009 và năm tới.
    Trong ngắn hạn, biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN sẽ làm giảm dòng tiền chảy vào TTCK và giảm tính thanh khoản của thị trường. Điều này có thể gây ?ohoảng loạn? cho nhà đầu tư cá nhân và tạo ra tâm lý muốn ?ochạy nhanh? trong tuần tới. Nhưng nếu suy xét kỹ, chính sách này sẽ có tác dụng ngăn chặn nguy cơ tái lạm phát cao và tạo ổn định vĩ mô, và trong dài hạn sẽ tốt cho TTCK.
    Vấn đề đặt ra cho NHNN trong vài tháng tới là liều lượng các biện pháp quản lý, duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, không tiếp tục nới lỏng quá đáng gây tái lạm phát cao và cũng không xiết chặt quá mức, chặn đà phục hồi nền kinh tế đang có. Thêm vào đó, chính sách kích thích tài khóa công cũng cần áp dụng hiệu quả nhằm cùng vào 2 mục đích đó.

    Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn
    Lợi nhuận quý 2 và quý 3 của doanh nghiệp sẽ tốt hơn dự đoán ban đầu và sẽ giữ cho chứng khoán không giảm quá nhiều dù là trong các đợt điều chỉnh thường lệ hay do vài đột biến tâm lý (do tin tức hay suy luận sai lầm ngắn hạn, như biện pháp mới thắt chặt tiền tệ nhẹ hôm 17/7).
    TTCK có thể sụt xuống tạm thời, nhưng dự báo sẽ giữ được quanh mức 500 điểm vào cuối năm (một điểm ngoại lệ cần lưu ý là trừ phi TTCK Mỹ và thế giới giảm mạnh bất ngờ trong thời gian tới). Nhưng như đã có nhiều ?oánh sáng le lói cuối đường hầm? cho nền kinh tế Mỹ, nhất là vào cuối năm 2009. Như vậy, hy vọng TTCK Mỹ sẽ phục hồi bền vững hơn trong các tháng tới dù vẫn còn nhiều thử thách ngắn hạn.
    Kể từ tháng 3/2009, ảnh hướng của TTCK Mỹ đối với VN - Index là khá đáng kể. Trong xu thế hiện tại, hãy cùng tìm ra một vài ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật cho TTCK Việt Nam trong việc phân tích đồ thị của chỉ số S&P 500 trong 5 tuần kể từ sau ngày 1/6 và điều chỉnh (mất) 6%.
    Hầu hết các nhà quan sát thị trường đều tin rằng, TTCK Mỹ sẽ giảm trở lại mức thấp hơn mức đáy trước khi nó có những bước nhảy vọt vào cuối tháng 3. Nhưng thực tế từ ngày 14/7, chỉ số S&P 500 đã phá vỡ xu hướng đi xuống kỹ thuật và đang phục hồi mạnh.
    Theo phân tích kỹ thuật, trong 2 tuần qua, mức xuyên thủng kỹ thuật đầu vai (the head and shoulders technical breakdown (hình dưới)), đối với S&P 500 đã không xảy ra vào tuần giữa của tháng 7. Sau khi phá vỡ mức "neckline" cho ngày đầu hoặc ngày thứ hai, chỉ số trên đã tăng 3 ngày liên tiếp từ ngày 14/7, và ngày 16/7 nó đã phá vỡ xu hướng đi xuống trong ngắn hạn được lập từ đầu tháng 6.
    Phải chăng điều đó có nghĩa là chỉ số S&P 500 sẽ quay đầu trở lại mức hồi phục cao trước đây, hay chỉ là một xu hướng đi lên giả tạo khác giống như mô hình đầu vai (head and shoulders pattern) được quan sát gần đây? Chúng ta sẽ chờ xem diễn biến trong các tuần tiếp theo hoặc tháng tới, nhưng ít nhất một vài sự hỗ trợ tâm lý sẽ có ảnh hưởng đối với VN - Index.


    Source: Bespoke Premium, 25/6/2009
    P/E của TTCK Việt Nam cao hay thấp?
    Chúng ta cũng cần xem xét, hiện tại, định giá của VN - Index có cao so với tỷ số P/E của một số TTCK quốc tế ? Dưới đây là đồ thị chỉ ra việc định giá này.
    Như đồ thị dưới, TTCK Nga hiện là thị trường có chỉ số P/E thấp nhất (vào khoảng 6 lầ), theo sau là Ý (10) và Pháp (11). Với mức P/E là 14 thì TTCK Mỹ có vẻ hấp dẫn hơn căn cứ trên P/E của nó so với hầu hết các quốc gia khác. Đài Loan có P/E cao nhất vơi mức 60, và Anh tồi tệ một cách đáng ngạc nhiên với mức P/E là 34, mức P/E này còn tệ hơn cả P/E của Trung Quốc. Đức cũng có một tỷ số P/E rất cao là 27.
    Như vậy, với mức P/E của Việt Nam khoảng 15 (vào giữa tháng 7) chỉ ra rằng việc định giá VN-Index khá tốt.

    Source: Bespoke Premium, 25/6/2009

    Nhìn về dài hạn
    Không ai có thể phủ nhận tác động quan trọng nhất lên TTCK là mức tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận kinh doanh trong dài hạn của các doanh nghiệp niêm yết. Với mục đích này, chúng ta nên có cái nhìn dài hạn cho 5 năm thay vì chỉ ?odò đáy? cho vài tuần hay vài tháng tới.
    Kết quả đã được cập nhật trong quý 2/2009 của hơn 20 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất TTCK Việt Nam cho thấy kết quả kinh doanh tốt và nhiều khả năng sẽ vượt mức thu nhập ròng sau thuế (NPAT) năm 2009 đã đề ra (mức NPAT này được nhiều doanh nghiệp đặt ra khá thận trọng vào đầu năm do lo sợ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu).
    Dự đoán kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp hàng đầu được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng khá cao, lên tới trên 40%. Do hiện tượng loãng cổ phiếu cao như năm 2007 vì nhiều doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, chúng ta sẽ dự độ tăng trường lợi nhuận bình quân của cổ phiếu (EPS) chỉ là 13% trong năm 2009 (xem các kịch bản 1 và 2 dưới đây).
    Mức P/E của sàn HOSE vào cuối tháng 6 dựa trên kết quả 12 tháng qua (trailing P/E) được tính là 21,9 và trước mặt (forward P/E) dựa vào cả năm 2009 được dự kiến khoảng 15 do lợi nhuận được dự báo sẽ tăng nhanh hơn vào 6 tháng cuối năm.

    Hai kịch bản cho tăng trưởng và lợi nhuận
    Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 4,5% vào năm nay và 6% vào năm 2010. Lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức 7% trong năm nay nhưng có thể tăng lên 9% vào năm tới do chính sách nới lỏng tiền tệ của năm 2009, nhưng từ năm 2011 sẽ trở lại mức 6%.
    Kịch bản 1, GDP phục hồi nhanh lên mức 8% từ năm 2011, tức là bằng với mức của năm 2007, thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lợi nhuận sẽ tăng khả quan theo nền kinh tế và ổn định vĩ mô. VN - Index sẽ tăng lên mức 500 điểm vào cuối năm 2009.
    Kịch bản 2, GDP tăng trưởng chậm hơn, ở mức 7% từ năm 2011 và lợi nhuận cũng sẽ tăng chậm tương ứng. VN - Index cuối năm 2009 dự kiến là 450 điểm, với giả thuyết TTCK sẽ chịu nhiều thử thách hơn trong 6 tháng tới do thắt chặt tiền tệ và ảnh hưởng tâm lý nặng nề hơn các điều kiện duy lý thông thường. Có thể, VN - Index sẽ xuống dưới 400 điểm tạm thời, rồi trở lại mức 450 điểm vào cuối năm.
    Trong cả hai kịch bản, người viết dự báo có thể tìm lại ?omức đẹp? trên 1.100 điểm của tháng 3/2007 dựa trên cách tính đơn giản của vài hệ số.

    Kịch bản 1: phục hồi kinh tế nhanh và tăng trưởng lợi nhuận cao
    2009 2010 2011 2012 2013
    Tổng sản phẩm quốc dân 4,5% 6% 8% 8% 8%
    Tỷ lệ lạm phát 7% 9% 6% 6% 6%
    Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 13% 18% 21% 22% 23%
    PEG 1,15 1,15 1,15 1,15 1,15
    PE 15 20,7 24,2 25,3 26,5
    VN Index 500 814 1.149 1.469 1.889
    Chú thích:
    1. P/E là tỷ lệ giữa thị giá của cổ phiếu và lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu.
    2. Tỷ số PEG là tỷ số được so sánh gữa tỷ số P/E với tỷ số tăng trưởng lợi nhuận bình quân kỳ vọng của mỗi cổ phiếu.
    3. Tỷ số PEG là một công cụ giúp nhà đầu tư có thể tìm thấy các cổ phiếu đang bị định giá thấp.

    Kịch bản 2: phục hồi kinh tế thấp hơn và tăng trưởng lợi nhuận ít đi
    2009 2010 2011 2012 2013
    Tổng sản phẩm quốc dân 4,5% 6% 7% 7% 7%
    Tỷ lệ lạm phát 7% 9% 6% 6% 6%
    Tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận 13% 18% 20% 20% 20%
    PEG 1,15 1,15 1,15 1,15 1,15
    PE 15 20,7 23,0 23,0 23,0
    VN - Index 450 733 977 1.172 1.407

    Kết luận
    Nhà đầu tư cá nhân thường quá lo lắng về các phân tích ngắn hạn và phân tích kỹ thuật để quyết định đầu tư lướt sóng, với lợi nhuận kỳ vọng cao trong vài tuần hay vài tháng. Nhưng phân tích kỹ có thể thấy, các số kỳ vọng cao cho TTCK không phải phản ánh thái độ quá lạc quan hay kỳ vọng lợi nhuận ?ohoang tưởng?của người viết. Nó có thể xảy ra trong các kịch bản tăng trưởng GDP đã đạt được mấy năm gần đây nhưng đòi hỏi chính sách kinh tế vĩ mô tương lai hợp lý và hiệu quả.
    Ngoài ra, kế hoạch đầu tư tối ưu mà người viết đề xuất là sự phối hợp cái nhìn dài hạn trên với triết lý đầu tư nổi tiếng của nhà đầu tư đại tài Warren Buffet là không coi việc đầu tư CK như việc mua bán CK thuần túy hàng tuần hàng tháng mà là chọn những ngành nghề kinh doanh tối ưu (top businesses) để đầu tư, để góp vốn kinh doanh lâu dài, và chỉ đo lợi nhuận sau vài năm bỏ vốn làm ăn.

    TS. PHẠM ĐỖ CHÍ

    ĐÚNG LÀ TIẾN SĨ NÓI CÓ KHÁC - MỌI NGƯỜI NÊN QUAN TÂM BÀI VIẾT NÀY

    VOTE CHO TS 5 SAO

Chia sẻ trang này