1 Bài viết quá Hay làm em nhận ra được nhiều điều .........

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luckyman79, 16/05/2011.

5195 người đang online, trong đó có 723 thành viên. 19:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1244 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. tuanka80

    tuanka80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    34
    Thắc mắc làm gì nhiều cho đau đầu.
  2. luckyman79

    luckyman79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    18
    Các nhân tố có thể tác động tới xu hướng TTCK tuần từ 16 - 20/5
    Thứ hai, 16/5/2011, 14:06 GMT+7

    (ATPvietnam.com) -Tuần lễ từ 16/05 đến 20/05, thị trường có thể chịu tác động của các yếu tố chính sau đây:


    Báo cáo chính thức chỉ số CPI tháng 05/2011 của Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh lân cận sẽ tác động đến thị trường trong tuần này.

    Nếu CPI tháng 05/2011 tăng khoảng 2% so với tháng 04/2011 như dự báo của 1 số tổ chức thì CPI tháng 05/2011 so với tháng 12/2010 có thể đã tăng gần 12% và so với cùng kỳ tháng 05/ 2010 thì CPI đã tăng khoảng 19%. Đây là những con số chưa thể chủ quan được đối với nhà điều hành.

    Vấn đề thứ 2 sẽ tác động đến thị trường trong tuần này là diễn biến tình hình lãi suất và động thái cụ thể của NHNN trong việc giải quyết tình hình lãi suất của hệ thống NH đang diễn ra có phần lộn xộn và căng thẳng trong những tuần gần đây.

    Thiết nghĩ, NHNN cần sớm có 1 chính sách rõ ràng: Hoặc cương quyết giữ trần huy động 14% hoặc tăng trần huy động lên cao hơn 14% cho phù hợp với tình hình thực tế thì cần nên minh bạch và rõ ràng hơn để tránh tình trạng huy động vốn của NH có phần lộn xộn như hiện nay. Hệ thống NH, huyết mạch của nên kinh tế, nếu không có một sự lưu thoát tốt thì khó nuôi sống nền kinh tế tốt được.

    Tình hình lạm phát tháng 05 có thể không tăng như tháng 04 do tháng 05 không có yếu tố tăng giá xăng và điện. Nhưng CPI tháng 05/ 2011 có thể tiếp tục đứng ở mức khá cao khi so sánh với CPI của tháng 05 các năm trước.

    Do đó, trần lãi suất huy động nếu có thay đổi thì chỉ có thể điều chỉnh theo xu hướng tăng thêm chứ chưa thể giảm ngay được.

    Ngoài ra, diễn biến tình hình thế giới, diễn biến của giá dầu thế giới cũng sẽ góp phần tác động đến thị trường khi bước qua tuần mới. Cuối tuần rồi, giá dầu thế giới thấp hơn 100 USD / 1 thùng và đứng ở mức 99.34 USD/ 1 thùng. Tuy nhiên, so với tuần trước đó, giá dầu thô vẫn hồi phục tăng 2%.

    Điều đáng lo ngại ở đây là nếu tình hình lãi suất cao tiếp tục kéo dài sẽ tác động xấu làm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước trở nên đình trệ, hệ lụy là sau lạm phát thì chúng ta lại có thể bị rơi vào một chu kỳ giảm phát mới như cuối năm 2008.

    Ngoài ra, những khoảng nợ xấu tiềm ẩn bên trong hệ thống ngân hàng ( có thể có) cùng với diễn biến của thị trường bất động sản không khả quan trong điều kiện tín dụng đang bị thắt chặt có thể tạo ra rủi ro của cho thị trường chứng khoán trong ngắn và trung hạn.
  3. luckyman79

    luckyman79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    18
    Tôi yêu "Trần lãi suất" :


    Vay tiêu dùng lùi về kỳ hạn ngắn, lãi suất ngày một cao

    Chấp nhận lãi cao, khách hàng cá nhân vẫn không dễ vay tiền ở ngân hàng. Hầu hết các nhà băng đang có xu hướng dâng cao lãi suất vay tiêu dùng và rút ngắn kỳ hạn cho vay.
    >Khách vay tiêu dùng xót xa vì lãi suất/ Vay tiêu dùng: Dễ mà khó

    Anh Hùng, nhân viên tín dụng một ngân hàng lớn trên phố Bà Triệu (Hà Nội) cho biết nhà băng này đang cân nhắc tăng lãi suất cho vay tiêu dùng vượt 22,5% một năm. Nguyên nhân là huy động vốn khó khăn, lãi suất đầu vào thậm chí vượt trần lên mức 17-18% mà vẫn không đủ.

    Ở một số ngân hàng khác như SeAbank, Eximbank..., lãi suất vay tiêu dùng cũng đã lên tới 22,8-24% một năm. Mức này so với mặt bằng chung thời điểm trước và sau Tết nguyên đán đã nhích thêm 2-3%. Đại diện Eximbank cho biết lãi suất dâng cao ngoài lý do thu hút vốn đầu vào khó khăn, còn do ảnh hưởng của quy định các ngân hàng duy trì mức dư nợ 22% đối với cho vay phi sản xuất (bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng...) trước 30/6.

    Một số nhà băng cỡ lớn còn thậm chí từ chối thẳng thừng ngay cả khi khách chấp nhập lãi suất cao. Chị Sinh, nhà ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) kể với VnExpress. net, đáo hạn vay 500 triệu đồng hợp đồng 5 năm của một ngân hàng lớn, chị đến làm thủ tục trả và vay tiếp. Tuy nhiên, nhân viên nhà băng này lập tức từ chối ngay cả khi chị Sinh đồng ý mức lãi suất 18% một năm (thay vì 14% như lần vay trước). Thắc mắc, chị Sinh được nhân viên giải thích là ngân hàng gặp khó khăn về nguồn vốn vì không "đi đêm" lãi suất huy động với khách.

    Lãi suất vay tiêu dùng ngày càng cao và quy dần về thời hạn ngắn khiến người có nhu cầu thêm khó khăn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà


    Song song với tăng lãi suất, ngân hàng có xu hướng ưu tiên cho các khoản vay ngắn hạn.

    Tại Techcombank, đối với vay tiêu dùng, kỳ hạn 15 năm đã dừng, thay vào đó, theo gợi ý của nhân viên tín dụng, người có nhu cầu nên vay tiêu dùng thấu chi. Hình thức này linh hoạt trả gốc, lãi và số tiền tối đa có thể vay là 500 triệu đồng. Lãi suất hiện hành với vay tiêu dùng tại ngân hàng này là 22,5% một năm. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng nâng mức phí đảm bảo giá trị tài sản từ khoảng 1% lên 2,75% (đã bao gồm thuế VAT).

    Nhân viên công ty bảo hiểm Prudential cho hay, hiện tại với nhu cầu vay tiêu dùng, ngoài có các giấy tờ cần thiết, khách hàng còn phải chứng minh thu nhập hàng tháng, có bảo hiểm... Số tiền giải ngân cũng chỉ cao nhất 190 triệu đồng, thời hạn trả từ 1 đến 4 năm thay vì dài hơn như trước. Lãi suất dao động 1,3 đến 1,8% một tháng (khoảng 15,6-21,6% một năm).

    Chị Thúy ở Mỹ Đình (Hà Nội) vay vài trăm triệu của một ngân hàng với lãi suất 22% một năm cho biết chị phải chạy vạy khắp nơi lo giấy tờ. Ngoài tiền lãi như trong hợp đồng (22% có thể linh hoạt điều chỉnh theo thị trường), chị Thúy phải trả 1,5 triệu đồng cho công ty thẩm định cùng hơn 2% phí đảm bảo giá trị tài sản.
    Khó huy động lãi suất cộng thêm việc ngân hàng ồ ạt chạy đua huy động được cho là nguyên nhân chính đẩy lãi suất cho vay lên cao chót vót như hiện nay. Ảnh minh họa: Tuệ Minh


    Đánh giá về xu hướng nâng lãi suất vay tiêu dùng của một số nhà băng trong thời gian vừa qua, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) cho rằng đó là giải pháp riêng của một số ngân hàng trong bối cảnh khó khăn như hiện tại.

    Ông Toại cũng nói thẳng, huy động vốn khó khăn và công cuộc chạy đua lãi suất của ngân hàng là nhân tố chính khiến cho lãi suất cho vay thường xuyên được điều chỉnh cao lên. Thậm chí, việc siết cho vay phi sản xuất trong đó có bất động sản có thể khiến cho số lượng người đi vay đầu tư vào lĩnh vực này giảm đi. Khi ấy, có khả năng nguồn huy động sẽ bớt ảm đạm hơn so với hiện nay.

    Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, 30/6 là hạn chót để ngân hàng kéo tỷ trọng cho vay phi sản xuất về mức 22%. Những biện pháp được một số nhà băng áp dụng trong thời gian vừa qua nhằm giảm dư nợ sản xuất là thu hẹp cho vay chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng... bằng cách đẩy lãi suất lên cao.

    30/6 cũng là thời hạn cuối cùng các ngân hàng thương mại phải báo cáo về lộ trình tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Do đó, theo ý kiến của một số chuyên gia, việc tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay, đồng thời lùi về cho vay kỳ hạn ngắn trong thời điểm hiện nay cũng là một trong những phương án để ngân hàng nhỏ bảo toàn vốn.

    Tuệ Minh

Chia sẻ trang này