1 bài viết rất hay.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luckyman79, 14/08/2011.

5651 người đang online, trong đó có 725 thành viên. 23:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1519 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. luckyman79

    luckyman79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    18
    ----------

    Là công dân VN tôi chẳng biết bám víu vào cơ sở nào để các anh ấy tính toán chuyện lỗ lãi.

    Tôi chỉ biết đưa ra 2 lý do:

    1. Khi Oil thế giới tăng cao 1 phát là các anh ấy đòi tăng giá xăng ngay, như thế được hiểu là dầu thô lên cao mình cũng phải lên ... Còn khi Oil thế giới giảm Dân tình mong đợi các anh ấy giảm giá xăng thì các anh ấy đưa ra lý do là Giá xăng thành phẩm thế giới vẫn cao không hạ. Thậm chí xăng dầu trong nước còn lỗ còn đòi kêu tăng giá.

    Mà trong đó khái niệm xăng thành phẩm còn xa vời với những kiến thức của người dân lắm, từ trước đến giờ mỗi lần tăng giá tôi chỉ thấy và nghe Câu cửa miệng :"Hôm nay Oils bao nhiêu rồi nhỉ? Vậy rõ ràng những kiến thức liên quan đến khái niệm tăng giá xăng của chúng ta gắn liền với Dầu thô hơn còn gì" [r24)]

    2. Chức năng của Quỹ bình ổn xăng dầu là gì ? Tiền đó rõ ràng là tiền trích ra của người dân ? Vậy trong giai đoạn này xăng dầu thế giới giảm mà trong nước vẫn cao? Vậy tính hiệu quả của quỹ này ???

  2. luckyman79

    luckyman79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    18
    Chiết khấu giá xăng quá cao rồi than lỗ là vô lý
    Chủ Nhật, 14/08/2011, 08:12
    In tin
    Gửi email
    RSS
    Nhà nước quy định DN xăng dầu chỉ chiết khấu cho đại lý 300 đồng/lít nhưng DN chi đến 1.000 đồng/lít.

    Theo TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường và giá cả, việc Bộ Tài chính công bố cơ chế điều hành giá xăng dầu là chưa tính đến quyền lợi người tiêu dùng.


    Tại sao? Vì “Bộ Tài chính luôn cho biết cơ chế điều hành sẽ đảm bảo hài hòa quyền lợi Nhà nước, doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng. Thế nhưng hiện tại Nhà nước đang thu khoảng 6.000 đồng/lít xăng, dầu từ các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và các loại phí…”.


    . Nhà nước thu thuế là để đóng góp ngân sách để chi cho an sinh xã hội, thưa ông?


    + TS Ngô Trí Long (ảnh): Tôi không đồng tình chủ trương của Bộ Tài chính cho rằng sẽ khôi phục thuế nhập khẩu khi giá thế giới giảm. Quyền lợi của người dân ở đâu? Thuế đúng là một nguồn thu để chi đảm bảo cho an sinh xã hội. Song đối với xăng dầu, mặt hàng này rất nhạy cảm với đời sống người dân và hoạt động của nền kinh tế. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, chi phí vốn vay đến 20%/năm thì việc giảm giá xăng dầu hết sức có ý nghĩa. Nó sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các DN giảm chi phí đầu vào. Còn đối với người tiêu dùng, một lít xăng dù có giảm 500 đồng thì họ cũng cảm nhận được sự chia sẻ của Nhà nước.


    . Có lý do chưa thể giảm giá là vì DN đang lỗ từ hơn 300 đến trên 500 đồng/lít tùy mặt hàng. Trong khi đó, các DN cho rằng họ phải tăng chiết khấu hoa hồng cho các đại lý lên 1.000 đồng/lít để đẩy hàng tồn. Ông bình luận gì về điều này?


    + Có hai vấn đề cần bàn. Mức chiết khấu là do DN thỏa thuận với đại lý. Khi chiết khấu tăng lên thì được hiểu là DN nhường bớt lợi nhuận cho đại lý. Nếu chiết khấu lên tới trên 1.000 đồng/lít, DN chịu được mà lại nói “không có điều kiện giảm giá” là điều vô lý, bởi nó chứng tỏ DN vẫn có lãi vì lợi nhuận định mức mà Nhà nước quy định là 300 đồng/lít mà thôi.


    Nếu DN nói là phải chạy đua tăng chiết khấu để đẩy hàng tồn thì cần phải xem lại cơ chế tính giá 30 ngày. Giá dầu thế giới họ điều chỉnh hằng ngày, nay chúng ta tính trong thời gian quá dài như vậy có nên không? Nếu không có sự điều chỉnh cách tính này thì mục tiêu giá xăng dầu theo cơ chế giá thị trường, có lên có xuống theo giá thế giới là bất khả thi.


    Hơn nữa, DN luôn đặt mục tiêu vì lợi nhuận lên hàng đầu, trong bối cảnh thị trường xăng dầu còn chưa có sự cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước nên ấn định giá. Petrolimex chiếm 60% thị phần thì rõ ràng là anh này đang giữ vị thế độc quyền. Nhà nước điều hành giá không phải là quay lại cơ chế bao cấp mà Nhà nước chỉ nên đưa ra giá để DN tự tính toán thời điểm nhập hàng sao cho có lợi.


    . Hôm 12-8, Bộ Tài chính công khai giá cơ sở giá xăng dầu, giá nhập khẩu trong 30 ngày qua. Đây là lần đầu tiên bộ này công khai dư luận về những con số này. Ông đánh giá điều này như thế nào?


    + Thực tế việc công khai này là tốt. Tuy nhiên, tôi băn khoăn cách tính giá cơ sở có hợp lý không? Ai sẽ xác nhận giá cơ sở đó? Cần phải có một cơ quan có đủ khả năng thẩm tra vì số liệu quyết toán của cả một quá trình. Chỉ riêng Petrolimex, dư luận vẫn đặt câu hỏi tại mỗi lần buộc giảm giá xăng, hầu hết anh này kêu đang lỗ. Còn khi lên sàn thì anh lại báo cáo lãi. Có sự gì không minh bạch ở đây?


    . Xin cảm ơn ông.

    Pháp luật TP.HCM
  3. sony_2010

    sony_2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    125
    Yên tâm sang tuần có biến
  4. ruoitrau76

    ruoitrau76 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2006
    Đã được thích:
    2
    các đại lý trung gian được hưởng lợi cao một cách phi lý

    Các bác xem các đại lý này là những ai, trong kinh tế có khái niệm "công ty sân sau" đấy, cũng chính là các bác ấy cả thôi.
  5. chienbinhTECA

    chienbinhTECA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Đã được thích:
    555
    Còn một vấn đề nữa, Petrolimex mua xăng dầu trả chậm 30 ngày, tiền của dân thì thu ngay, tiền toàn để ở PGBANK tính theo lãi không kỳ hạn (vậy PGBANK là sân sau của ai?) liệu Cục quản lý giá, cơ quan quản lý có biết, để hạch toán khoản thu nhập đáng lẽ phải cao hơn rất nhiều này góp phần làm giảm giá thành không? Thưa các nhà quản lý?
  6. tourist123

    tourist123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2010
    Đã được thích:
    0
    pác Lan đã nói rất đúng trọng tâm rồi

    ai là người bảo vệ quyền lợi nhân dân?

    trước đây chúng ta lầm tưởng là cơ quan nhà nước: bộ tài chính, bộ công thương, cục quản lý giá, petrolimex-dnnn --> no no no
    chúng nó đều vì tư lợi, lợi ích nhóm, quan liêu, vô trách nhiệm

    quốc hội ư? chỉ là cơ quan giám sát --> được quyền nói và ........... nói

    AI SẼ BẢO VỆ NHÂN DÂN????
  7. PHANTTVNOL

    PHANTTVNOL Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2009
    Đã được thích:
    40
    Qua căm phu chia mà mua thì có ngay
  8. TrumNoob

    TrumNoob Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Toàn Nghe nói . ko có Bố nào sờ Đầu Thằng PTLM được hay sao ?[-X
  9. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Các cụ mà bới chi phí cộng tới của bọn cty xd thì có mà bới cả ngày rồi mắt lại trợn lên rách hết cả mắt... bây giờ có thêm chú PVOil mới kinh, chiết khấu mới khủng: Xăng 800 đ; DO 1.100đ/lỉt...

    Đọc qua thấy chả cụ nào hiểu gì về cái cơ chế giá, chi phí của bọn xd này, kể cả của Petrovietnam hay Petrolimex. Kít chỗ nào chả thối
  10. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Chốt lại là Chi phí kinh doanh xăng dầu là chi phí cộng tới... doanh nghiệp lớn xây dựng cơ chế giá rồi trình lên Bộ Công thương và Bộ Tài chén... Mà toàn bọn bù nhìn bít đếu gì mà ngoáy với chọt, vả lại, XD là nguồn thu quan trọng của cp và là 1 trong những doanh nghiệp chủ chốt nên đc ưu ái lém....

    Khi nào chưa xới tung và cải tổ lại hệ thống phân phối, cách tính toán chi phí kinh doanh thì cái cơ chế củ chuối này mãi vẫn thế.... lãi lỗ chỉ là chuyện vẽ giấy.. Có giảm lần này thì lần sau nó lại thế..... chả hơn đếch gì đâu.

Chia sẻ trang này